Đồ án Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp long thành, đề xuất giải pháp quản lý theo hướng khu công nghiệp phát triển xanh bền vững

Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta có sựra đời của mô hình khu công nghiệp (KCN). Mô hình này đã không ngừng phát triển vềsốlượng và chất lượng . Vai trò của KCN trong sựphát triển kinh tế đất nước là rất lớn, Nó đã góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước, thu hút vốn đầu tư, kỹthuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thếgiới, tạo điều kiện tăng trưởng GDP nhanh chóng và vững chắc, tạo việc làm, phất triển KCN theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quảsửdụng các nguồn lực khác, hình thành các khu đô thịmới và giảm bớt khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị. KCN là mô hình phù hợp đểthực hiện cơchếquản lý ” một cửa tại chỗ” và hội nhập quốc tếkhông chỉnhằm thu hút đầu tưnước ngoài , mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tưtrong nước hoạt động . Bên cạnh những thành tựu đáng trân trọng ấy các KCN tại Việt Nam nếu không có một quy hoạch tổng thểnhằm giảm thiểu sựô nhiễm, tác động đến môi trường thì sẽ không thểbền vững. KCN Long Thành cũng không thoát khỏi hệlụy trên, nếu công tác quản lý môi trường không chặt chẽ, không khoa học. Nhưvậy đòi hỏi tất cảcác doanh nghiệp hoạt động trên KCN đều hưởng ứng, thực hiện BVMT một cách tựgiác, đồng bộdưới sựgiảm sát của Ban quản lý môi trường KCN Long Thành.

pdf64 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2477 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp long thành, đề xuất giải pháp quản lý theo hướng khu công nghiệp phát triển xanh bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 1  Phần mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta có sự ra đời của mô hình khu công nghiệp (KCN). Mô hình này đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng . Vai trò của KCN trong sự phát triển kinh tế đất nước là rất lớn, Nó đã góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, tạo điều kiện tăng trưởng GDP nhanh chóng và vững chắc, tạo việc làm, phất triển KCN theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác, hình thành các khu đô thị mới và giảm bớt khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị. KCN là mô hình phù hợp để thực hiện cơ chế quản lý ” một cửa tại chỗ” và hội nhập quốc tế không chỉ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài , mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước hoạt động . Bên cạnh những thành tựu đáng trân trọng ấy các KCN tại Việt Nam nếu không có một quy hoạch tổng thể nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm, tác động đến môi trường thì sẽ không thể bền vững. KCN Long Thành cũng không thoát khỏi hệ lụy trên, nếu công tác quản lý môi trường không chặt chẽ, không khoa học. Như vậy đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên KCN đều hưởng ứng, thực hiện BVMT một cách tự giác, đồng bộ dưới sự giảm sát của Ban quản lý môi trường KCN Long Thành. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài điều tra khảo sát quản lý môi trường KCN Long Thành nhằm đưa ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp quản lý môi trường theo hướng KCN xanh và bền vững. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 2  Nhằm định hướng phát triển KCN Long Thành theo hướng KCN xanh, KCN bền vững. Vì vậy vấn đề ở đây cần phải khảo sát, nắm được những vấn đề môi trường còn tồn tại tại KCN. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra khảo sát môi trường tại KCN Long Thành : Thu thập thông tin về hoạt động sản xuất và tình hình BVMT. Thu thập thông tin kết quả đo đạc chất lượng môi trường (không khí, đất, nước) Thu thập thông tin tình hình phát sinh và xử lý chất thải của các Công ty tại KCN Long Thành. Phương pháp so sánh. Nhận định môi trường KCN Long Thành Tìm hiểu một số KCN xanh đang hoạt động. 5. Ý nghĩa khoa học, kinh tế, xã hội. Dưới áp lực các KCN và KCX ra đời như một tất yếu khách quan nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán. Thế nhưng, sự ra đời của các KCN- KCX nó chỉ dung hòa một phần nào đó của mâu thuẫn trên. Bản thân nó lại nảy sinh ra những mâu thuẫn mới. Sự mất cân đối về sinh thái, sự gia tăng áp lực của con người lên môi trường, sự biến đổi cấu trúc xã hội , những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng, đến rác thải công nghiệp … vì vậy, quản trị môi trường KCN cần thiết được đặt ra nhằm giảm thiểu các sự cố môi trường xảy ra. Việc quản lý KCN một cách hợp lý và tổ chức tốt sẽ tạo thuận lợi cho sự vận hành và phát triển KCN theo hướng bền vững. Việc phát triển KCN xanh bền vững mang lại một số lợi ích :  Giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng, bảo hiểm và xử lý đồng thời giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường.  Cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và môi trường, tạo được ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 3   Gia tăng thu nhập cho từng nhà máy nhờ giảm mức tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế phẩm/ phế liệu hay vật liệu thải bỏ của nhà máy 6. Kết quả đạt được của đề tài Đề tài đã nêu lên hiện trạng môi trường KCN Long Thành , một số hướng khắc phục tình trạng một số vấn đề bấc cập môi trường của KCN. Qua đó đề tài đã định hướng phát triển cho KCN Long Thành theo hướng xanh bền vững. 7. Kết cấu của luận văn Khảo sát Hiện trạng môi trường KCN Long Thành, khảo sát, thống kê hiện trạng bảo vệ môi trường, đề xuất hướng khắc phục cho vấn đề bấc cập. Nội dung gồm 5 chương Chương 1: Khái quát tổng quan về KCN Long Thành Chương 2: Hiện trạng môi trường của KCN Long Thành Chương 3: Đánh giá Công Tác quản lý môi trường Chương 4 :Định hướng phát triển KCN Long Thành phát triển xanh bền vững Chương 5: Kết luận LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 4  Hình 1.1: KCN Long Thành Chương 1 Khái quát về KCN Long Thành Tỉnh Đồng Nai 1.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế Tỉnh Đồng Nai 1.1.1.Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1.Vị trí địa lý Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2007 là 2.281.705 người, mật độ dân số: 386,511 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2007 là 1,162% (theo số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:  Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.  Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.  Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước.  Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.  Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 5  Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. 1.1.1.2. Địa hình Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau: a. Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính: - Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại. - Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng. b.Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám. c. Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 6  huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét. Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc 15o chiếm khoảng 8%. Trong đó: Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc < 8o, đất đỏ hầu hết < 15o Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao. 1.1.1.3.Khí hậu Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). - Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. - Nhiệt độ bình quân năm 2008 là: 25,9oC. - Số giờ nắng trung bình trong năm 2008 là: 2.286 giờ. - Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.080,1mm phân bố theo vùng và theo vụ. - Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng,... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. - Độ ẩm trung bình năm 2008 là 82%. - Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2008 là: 109,67m. - Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2008: 112.80m. 1.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội 1.1.2.1. Dân số: Tổng dân số tỉnh Đồng Nai tính đến đầu năm 2009 là: 2.483.211 người. - Trong đó: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 7  + Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 825.335 người; Nông thôn là: 1.657.876 người. + Phân theo giới tính: Nam: 1.232.182 người; Nữ: 1.251.029 người. - Tỷ lệ sinh của tỉnh trong năm 2008 là: 15,24‰ - Tỷ lệ chết của tỉnh trong năm 2008 là: 4,43‰ - Tỷ lệ tăng tự nhiên trong năm 2008 là: 10,81‰ 1.1.2.2.Văn hóa xã hội: Một số số liệu về văn hoá - xã hội sơ bộ năm 2008 như sau: - Số cơ sở y tế sơ bộ năm 2008 là: 202 cơ sở. - Số giường bệnh sơ bộ năm 2008 là: 4.575 giường. - Số cán bộ ngành y sơ bộ năm 2008 là: 3.394 người. - Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong năm 2008 đạt tỷ lệ 115,03%. - Số học sinh phổ thông năm học 2008 là: 439.000 học sinh. - Số giáo viên phổ thông năm học 2008 là: 19.107 giáo viên. - Số người được giải quyết việc làm trong năm 2008 là: 87.994 người. 1.2.Tổng quan về KCN Long Thành THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP LONG THÀNH  Chủ đầu tư : Công ty Cổ Phần Sonadezi Long Thành  Địa chỉ trụ sở chính : Khu công nghiệp Long Thành, Xã Tam An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. Điện thoại : 061.3514493; Fax : 061.3514499 Website: Emai:longthanhiz@sonadezi.com.vn Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng Giám đốc  Cán bộ môi trường : Lê Hồng Hải – Nhân viên phòng Dự án LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 8   Các ngành nghề kinh doanh chính:  Khảo sát, thiết kế, đầu tư, xây dựng, quản lý kinh doanh dịch vụ hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà ở, nhà cho thuê.  Tư vấn cho các Doanh nghiệp về lập, triển khai dự án kinh doanh.  Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.  Cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho ngoại quan (chỉ hoạt động khi có đủ giấy phép theo quy định của pháp luật).  Kinh doanh nhà nghỉ, du lịch lữ hành nội địa, khu vui chơi giải trí.  Kinh doanh kho bãi, vận chuyển.  Kinh doanh các dịch vụ điện, nước, thông tin liên lạc, khí đốt.  Quản lý chất thải công nghiệp.  Kinh doanh các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển khu dân cư, khu đô thị.  Dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quản cáo bất động sản, quản lý bất động sản.  Kinh doanh xăng, dầu (không kinh doanh tại trụ sở). 1.2.1.Vị trí địa lý KCN KCN Long Thành: Thuộc địa bàn Xã Tam An và An Phước, huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và là địa phương tập trung rất nhiều khu công nghiệp của cả nước.  Phía Tây Bắc giáp Quốc lộ1  Phía Đông Bắc giáp Quốc lộ 15 A  Phía Tây Nam giáp Quốc lộ 51 ( điểm giao lộ giữa Đồng Nai- TP. Hồ Chí Minh- Vũng Tàu).  Diện tích KCN Long Thành : 488ha Trong đó  Diện tích đất công nghiệp:257 ha,  Diện tích đất dịch vụ : 80ha,  Cây xanh và công trình công cộng : 151 ha LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 9  1.2.2.Tình hình sử dụng đất của KCN Bảng 1: Thống kê đất sử dụng trong KCN Long Thành stt Chức năng sử dụng đất Quy hoạch Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất xây dựng Xí nghiệp công nghiệp (đấ dụng cho thuê) 303,35 62,16 2 Đất xây dựng nhà điều hành và dịch vụ 31,06 6,36 3 Đất công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng 11,29 2,31 4 Đất cây xanh 65,54 13,43 5 Đất giao thông và bãi đậu xe 72,38 14,84 6 Đất cách ly đường điện 4,38 0,90 Tổng cộng 488 100%  Diện tích đất của KCN đã cho thuê : 214,60249 ha (tính đến 10/6/2010)  Diện tích nhà xưởng đã cho thuê : 2,775 ha (tính đến 10/6/2010) 1.2.3.Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng  Cung cấp điện : Nguồn cấp điện từ nguồn điện quốc gia thông qua trạm biến áp trung gian: trạm 110/22kV-63MVA Tam An. Lưới điện khu vực do công ty điện lực Đồng Nai đầu tư và cung cấp trực tiếp đến các nhà máy trong KCN.  Cung cấp nước: Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành phân phối trực tiếp đến các doanh nghiệp từ nguồn nước do Công ty TNHH MTV Xây dựng cấp nước Đồng Nai cung cấp với công suất tối đa là 35.000m3/ngày.đêm, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng như trong quá trình sản xuất của các nhà máy trong KCN Long Thành khi lấp đầy.  Giao thông nội bộ: Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội bộ hoàn chỉnh trong khu công nghiệp với tổng chiều dài khoảng 22 km.  Thoát nước mưa, nước thải: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 10   Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với nước thải. Các tuyến thoát nước được bố trí dọc các trục đường, xả trực tiếp ra sông hồ theo địa hình tự nhiên. Cống sử dụng kết hợp giữa cống tròn, cống hộp bằng bê tông cốt thép, đường kính cống từ 400 – 2.000 mm, tổng chiều dài đường ống khoảng 37.000m.  Hệ thống thu gom nước thải sử dụng cống bê tông ly tâm, đường kính cống từ 300 – 600 mm, tổng chiều dài đường ống khoảng 25.000m. Công suất của tuyến ống thu gom nước thải theo tính toán thiết kế là 20.000m3/ngày.  Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Long Thành:  Giai đoạn 1 đã được xây dựng và vận hành với công suất 5.000m3/ngày.đêm. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2009 “nước thải công nghiệp”, cột B (Kq = 0,9 – nguồn tiếp nhận là rạch Bà Chèo; Kf = 1,0).  Giai đoạn 2 đã được xây dựng hoàn thành và đang trong giai đoạn vận hành thử với công suất 5.000m3/ngày.đêm, nâng tổng công suất xử lý hiện nay lên 10.000 m3/ngày.đêm. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2009 “nước thải công nghiệp”, cột B (Kq = 1,0 – xả vào rạch Bà Chèo và ra nguồn tiếp nhận là sông Đồng Nai; Kf = 0,9).  Cây xanh thảm cỏ:  Diện tích đất KCN trồng cây xanh thảm cỏ: 65,54 ha (chiếm 13,43%).  Trong đó, tính đến tháng 6/2010, Công ty đã thực hiện trồng cây xanh thảm cỏ trên diện tích 40,7 ha. Diện tích cây xanh này chủ yếu là cây xanh phân tán, được trồng dọc các đường giao thông và được chăm sóc thường xuyên nhằm tạo cảnh quan cho khu công nghiệp. Phần diện tích đất còn lại hiện là các khu đất trồng tràm, tre, trúc hiện hữu nằm trong phân khu công viên cây xanh theo quy hoạch của KCN. Hiện tại, Công ty chưa đầu tư tại phân khu chức năng này nên diện tích cây trồng hiện hữu vẫn giữ nguyên trạng. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 11  1.3. KCN Xanh Long Hậu: Nhận thức được sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường khu công nghiệp đến môi trường xung quanh, do đó, lãnh đạo Long Hậu luôn ưu tiên cho những dự án vì môi trường. KCN Long Hậu nằm trong khu quy hoạch tổng thể Cảng Hiệp Phước rộng gần 4.000ha. Cách Cảng Container Trung Tâm Sài Gòn (SPCT) và Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước 3km, cách Trung Tâm TP.HCM 20 km và cách Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 12km. Khu công nghiệp Long Hậu đã dành đến 20% quỹ đất cho việc trồng cây xanh, tạo cảnh quan trong lành, xanh mát. Với thông điệp bảo vệ môi trường, Dọc theo các con đường từ vỉa hè vào đến hàng rào của Doanh nghiệp với chiều rộng 16m, KCN Long Hậu đã dành ra 10m cho việc trồng cây xanh, trong đó khoảng cách giữa các cây bóng mát là 8m/cây và dãy cây xanh 3m/cây. Bên cạnh đó, Khu công nghiệp còn dành 2ha quỹ đất để làm vườn ươm nhằm phục vụ nhu cầu cây xanh cho các dự án đang triển khai Long Hậu đã mạnh dạn đầu tư và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 5.000 m3/ ngày đêm, đầu tư trạm trung chuyển chất thải rắn và thường xuyên mở các lớp huấn luyện, tập huấn cho các doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm về bảo vệ môi trường và các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn thải. Long Hậu là KCN đầu tiên trong toàn Tỉnh Long An nhận giấy phép xả thải ra môi trường vớ Ý thức trong việc nâng cao trách nhiệm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề về môi trường, Công ty cổ phần Long Hậu đã mạnh dạn đầu tư và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý chất thải lỏng, nhà máy xử lý chất thải rắn ngay trong những ngày đầu hoạt động của toàn bộ hệ thống nhà máy sản xuất trong Khu công nghiệp Long Hậu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khu dân cư, khu trung tâm thương mại trong thời gian tới.i tiêu chuẩn nước thải sau xử lý đạt loại A. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 12  Tháng 9.2009, khu công nghiệp Long Hậu được tổ chức TUV Rheinland (Đức) công nhận đạt chứng chỉ ISO 14001:2004 về quản lý môi trường. Tháng 10/2010, Khu công nghiệp Long Hậu nhận được cúp vàng “Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cấp. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 13  Chương 2 Hiện trạng môi trường KCN Long Thành 2.1. Thông tin hiện trạng hoạt động của KCN Long Thành Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp trong KCN: Tổng số doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trong KCN Long Thành là 75 doanh nghiệp. Trong đó: Đang hoạt động: 58 doanh nghiệp Đang xây dựng : 06 doanh nghiệp Chưa triển khai: 12 doanh nghiệp Ngừng hoạt động: 1 doanh nghiệp( do hết hạn hợp đồng thuê nhà xưởng) Tổng số lao động tại KCN Long Thành khoảng 7.990 người (Nguồn : phiếu cung cấp thông tin của các doanh nghiệp trong năm 2010) 2.2. Tình hình xả thải tại KCN Long Thành 2.2.1.Hiện trạng môi trường nước thải 2.2.1.1.Tình hình sử dụng nước Lượng nước sử dụng: tổng lượng nước sử dụng (tính bình quân 05 tháng đầu năm 2010, không bao gồm nước sử dụng của các doanh nghiệp đang thi công xây dựng )của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Long Thành là 10.297,39m3/ngày. Bảng 2. Thống kê lượng nước cấp sử dụng các doanh nghiệp trong KCN Long Thành: Thời gian(năm 2010) Lượng nước sử dụng M3/tháng M3/ngày Tháng 1 340.070 11.335,67 Tháng 2 224.350 7.478,333 Tháng 3 347.113 11.570,43 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 14  Tháng 4 322.269 10.742,3 Tháng 5 310.806,5 10.360,22 Bình quân 308.921,7 10.360,39 2.2.1.2.Lượng nước thải phát sinh Nước thải phát sinh từ KCN Long Thành do hoạt động của các doanh nghiệp và đơn vị quản lý hạ tầng trong KCN. Nước thải công nghiệp do 02 loại chính là nước thải sản xuất (quá trình sản xuất có sử dụng nước và phát sinh nước thải ) và nước thải sinh hoạt Nước thải phát sinh từ KCN Long Thành do hoạt động của các doanh nghiệp và đơn vị quản lý hạ tầng trong KCN. Nước thải công nghiệp do 02 loại chính là nước thải sản xuất (quá trình sản xuất có sử dụng nước và phát sinh nước thải) và nước thải sinh hoạt (quá trình sản xuất không sử dụng nước, nước thải phát sinh do hoạt động sinh hoạt của CB-CNV).  Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của người lao động như nấu ăn, vệ sinh cá nhân, …. Thành phần ô nhiễm chính có trong nước thải như: pH, cặn lơ lửng (SS), ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD5), phốt phát (PO43-), amoni (N-NH3), dầu mỡ động thực vật, Coliform…  Nước thải sản xuất: phát sinh từ quy trình sản xuất của các doanh nghiệp có sử dụng nước trong khâu sản xuất đang hoạt động trong KCN với các nguồn ô nhiễm chính như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvan l2.pdf
  • docbia.doc
  • pdfbia.pdf
  • docxCAM ON.docx
  • pdfCAM ON.pdf
  • docxDanh mục bảng.docx
  • pdfDanh mục bảng.pdf
  • docxdanh muc tu viet tat.docx
  • pdfdanh muc tu viet tat.pdf
  • docxĐề cương luan van.docx
  • pdfĐề cương luan van.pdf
  • docxluanvan l2.docx
  • docxnhan xet GVHD.docx
  • pdfnhan xet GVHD.pdf
  • docxphuluc.docx
  • pdfphuluc.pdf
  • docxtailieuthamkhao.docx
  • pdftailieuthamkhao.pdf
Tài liệu liên quan