Đồ án Làm thế nào để có một CV tốt

Môn “Kỹ năng làm việc nhóm và học tập” là một môn thiên về kỹ năng và là học phần khá mới mẻ đối với sinh viên khoa Toán-Tin. Trong quá trình tham gia học lớp học phần “Kỹ năng làm việc nhóm và học tập” nhóm Không Tên đã được học thêm nhiều kiến thức và những kỹ năng mới, nhằm phục vụ cho môn học cũng như cho sự phát triển và hoàn thiện cá nhân trong môi trường Đại học. Nhóm đã được thầy tận tình hướng dẫn và góp ý để bài báo cáo nhóm ngày càng thêm hoàn thiện hơn.

doc44 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Làm thế nào để có một CV tốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Khoa Toán-Tin học ba Đồ án: Làm thế nào để có một CV tốt? Học phần: Kỹ năng làm việc nhóm và học tập Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Đức Trọng Nhóm Không tên thực hiện: Phạm Duy Anh 0611006 Đỗ Thị Cát Trâm 0611233 Nguyễn Duy Đoan 0611292 Nguyễn Nhật Kim Trang 0711236 Nguyễn Đặng Ngân Hà 0711313 Đỗ Thị Nga 0711148 Nguyễn Hoàng Quốc 0811300 Nguyễn Hồng Quy 0811137 Tp.HCM – 06/2010 LỜI CẢM ƠN Môn “Kỹ năng làm việc nhóm và học tập” là một môn thiên về  kỹ năng và là học phần khá mới mẻ  đối với sinh viên khoa Toán-Tin. Trong quá  trình tham gia học lớp học phần “Kỹ năng làm việc nhóm và học tập” nhóm Không Tên đã được học thêm nhiều kiến thức và những kỹ năng mới, nhằm phục vụ cho môn học cũng như cho sự phát triển và hoàn thiện cá nhân trong môi trường Đại học. Nhóm đã được thầy tận tình hướng dẫn và góp ý để bài báo cáo nhóm ngày càng thêm hoàn thiện  hơn. Nhóm Không Tên xin gửi lời cám ơn đến PGS.TS Đặng Đức Trọng – GV hướng dẫn bộ môn và tất cả những thành viên trong nhóm đã có những đóng góp để bài báo cáo nhóm thêm hòan chỉnh và ngày hoàn thiện hơn. Tp.HCM, tháng 06 năm 2010. Nhóm sinh viên thực hiện Mục lục Chương I. TÌM HIỂU VỀ CV CV Là Gì? CV: Curriculum Vitae hiểu nôm na là Sơ yếu lí lịch, hay là Sơ lược về bản thân. CV không giống lắm với Sơ Yếu Lí Lịch (SYLL) mà tại Việt Nam hay dùng hiện tại. SYLL có khai cả cha, mẹ, anh em... quê quán, thường trú, tạm trú..., phải có Công An đóng. CV không cần bạn phải khai hết những thông tin cá nhân đó, chỉ chứa các kinh nghiệm làm việc trực tiếp liên quan đến công việc ứng thí. Một văn bản tóm tắt hay liệt kê các kinh nghiệm làm việc và quá trình giáo dục của một cá nhân. Mục đích của CV? CV Là cơ sở để Nhà Tuyển Dụng quyết định Ứng Cử Viên có phù hợp với những vị trí mà Nhà Tuyển Dụng cần hay không Nội Dung Và Cấu Trúc CV Personal details (Thông tin cá nhân) Phần này giúp công ty có thể dễ dàng liên lạc với bạn. Name (Tên): Họ viết trước, tên viết sau. Đối với những nước nói tiếng Anh, tên (first name) viết trước, họ (surname) viết sau. Người ta thường không viết toàn bộ last name bằng chữ in hoa. Address (Địa chỉ): Bạn cần ghi địa chỉ nhà ở, nơi bạn học/ làm việc để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn. Telephone number (số điện thoại): Bạn nên ghi cả mã nước – Ví dụ: Pháp: 33 để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn. Cần ghi cả số điện thoại di động và địa chỉ e-mail nếu bạn có. Dates (Ngày/tháng/năm): Bạn phải chú ý là có một vài nước dùng trật tự tháng/ngày/năm, trong khi các nước khác lại viết theo trật tự ngày/tháng/năm. Để tránh nhầm lẫn, hãy chú ý khi bạn ghi ngày tháng bằng chữ số. Không nhất thiết phải điền tất cả thông tin cá nhân. Ở châu Âu ngày sinh là rất cần thiết vì thế mà CV của nó có cả mục này. Tuy nhiên, vẫn có một số công ty muốn biết bạn đã kết hôn chưa? Nếu bạn không phải là người châu Âu thì phải khai quốc tịch vì có thể một lúc nào đó bạn phải thông báo cho công ty biết bạn cần visa. Job Objective (Mục tiêu nghề nghiệp) Phần này làm cho nhà tuyển dụng chú ý đến mục đích của bạn. Objective là phần quan trọng bởi vì nó cho nhà tuyển dụng biết bạn đang tìm kiếm điều gì với công việc này? Phần Education, Professional experience theo sau phần Objective, bạn cần nêu các kỹ năng hoặc kinh nghiệm hỗ trợ cho Objective. Ví dụ, nếu bạn muốn xin đi dạy ở một trường nào đó, bạn phải thể hiện rằng bạn có những kinh nghiệm liên quan đến dạy học. Education (Trình độ và bằng cấp) Phần này trình bày quá trình học tập và các bẳng cấp mà bạn có. Không nhất thiết phải trình bày toàn bộ quá trình học tập của bản thân. Chỉ nên trình bày những gì hỗ trợ cho phần Objective như bằng cấp, tên trường, các khóa học tham gia, v.v Ví dụ: Đối với bằng cử nhân: - Bachelor of Science, Bachelor of Arts, v.v Đối với bằng thạc sỹ: - Master of Science, Master of Arts, v.v. Professional experience (Kinh nghiệm chuyên môn) Mục đích của phần này là nhằm nhấn mạnh các kỹ năng cần có cho vị trí mà bạn đang tìm. Nên điền ngày, tháng, năm làm việc; tên và địa điểm của công ty; hoạt động của công ty và nhiệm vụ của bạn ở công ty đó là gì? Nhớ liên hệ kinh nghiệm làm việc với mục Objective. Computer skills (Kỹ năng tin học) Nên trình bày chính xác những gì bạn đã làm liên quan đến máy tính, không nên chỉ kể tên các kỹ năng bạn có. Language skills (Các kỹ năng ngôn ngữ) Mục đích của phần này là nhằm làm cho nhà tuyển dụng chú ý đến ngoại ngữ mà bạn biết, vì thế hãy trình bãy rõ các kỹ năng ngôn ngữ mà bạn có. Extracurricular activities (Các hoạt động ngoại khóa) Phần này cho phép bạn thể hiện các kỹ năng như là teamwork (khả năng làm việc nhóm), competitive spirit (tinh thần cạnh tranh), nó bổ sung cho kinh nghiệm làm việc của bạn hoặc thay thế nếu bạn có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc. Reference Phần này cho nhà tuyển dụng biết những người sẽ bảo đảm cho những thông tin mà bạn đưa ra. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ viết được một CV hoàn chỉnh. Chương II. CÁC QUY TẮC VIẾT CV HOÀN HẢO Cố gắng viết bảng tóm tắt lý lịch công tác theo chuẩn từ 2 đến 3 trang giấy. Resume chi tiết, đầy đủ thông tin sẽ rất tốt cho việc tham khảo của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không nên quá dài, và không cần thiết cung cấp các thông tin về đời tư của bạn. Chú trọng vào layout, làm cho rõ ràng và dễ đọc. “Bề ngoài” của bảng tóm tắt lý lịch công tác sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý đến hồ sơ của bạn trong hàng trăm nội dung cùng loại. Ngoài ra, trình bày bố cục là nhằm mục đích sao cho nổi rõ đựơc những thông tin chính yếu bên trong. Do đó, nếu nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc đọc resume của bạn thì chắc chắn bạn sẽ không có cơ hội cho bước tiếp theo. Kiểm tra cấu trúc câu, ngữ pháp và chính tả. Không dùng tiếng lóng! Bạn không thể tìm đựơc việc nếu không biết cách viết 1 cách đàng hoàng, nghiêm chỉnh. Bắt đầu phần kinh nghiệm làm việc bằng vị trí công việc gần đây nhất. Nên lưu ý để kể các mốc thời gian theo đúng trật tự từ mới đến cũ dần. Nếu công ty bạn đã làm việc không được nổi tiếng cho lắm, thì hãy nhớ thêm vào phần chú thích về ngành nghề và hoạt động của họ. Trừ khi công ty bạn nổi tiếng như Coca Cola, Microsoft, Yahoo…, nhà tuyển dụng tương lai sẽ không biết công ty bạn đã làm là như thế nào. Do đó, một ít chú thích về công ty sẽ giúp các nhà tuyển dụng mới hiểu hơn về quy mô công ty, lĩnh vực mà bạn đã từng có kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật thông tin trên bảng tóm tắt lý lịch công tác của bạn. Mỗi khi bạn thay đổi nhiệm vụ công việc, hoặc có những thành tựu mới…, hãy cập nhật các thông tin đó vào resume của bạn. Đây là cách tiết kiệm thời gian tuyệt vời nếu bạn cần dùng CV để ứng tuyển ngay cho 1 công việc mới. Ngoài ra, nếu không cập nhật liên tục, thì vài năm sau, khi cần chỉnh lại resume, bạn có nguy cơ quên một vài chi tiết quan trọng. Chỉnh sửa resume cho phù hợp với từng vị trí bạn ứng tuyển và giữ lại bản copy để tham khảo nếu cần. Không nên dùng cùng 1 resume cho tất cả các công việc ứng tuyển. Nên làm nổi rõ những chi tiết mà bạn thấy phù hợp nhất với vị trí đang nộp hồ sơ. Bạn cũng không cần liệt kê quá chi tiết các công việc thông thường nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội ở một vị trí có yêu cầu cao! Không “ăn cắp” công việc của người khác. Hãy trung thực khi kể về các thành tích công việc của mình. Không nên “mượn” của người khác, hoặc biến thành tích tập thể thành của riêng cá nhân. Chắc rằng địa chỉ mail của bạn nhìn nghiêm túc và chuyên nghiệp. Cố gắng chọn một địa chỉ mail nghiêm túc, tránh dùng những email “ấn tượng” như changhoangtucodon@y.com, emgaimienque@g.com, bloodrose@y.com.... Những địa chỉ email kiểu này sẽ đánh mất cảm tình của nhà tuyển dụng với bạn ngay lập tức. Lưu lại và gởi bảng tóm tắt lý lịch công tác ở định dạng PDF (nếu có thể) để đảm bảo thông tin không bị thay đổi. Bạn đã dành rất nhiều thời gian để “tút” layout cho đẹp đẽ, ngay hàng thẳng lối. Tuy nhiên, nếu gửi bằng file word, có khả năng trục trặc ở máy hoặc thao tác của nhà tuyển dụng có thể làm lệch cách trình bày rất chăm chút của bạn. Ngoài ra, những file bằng tiếng Việt còn có nguy cơ không đọc được do lỗi hoặc thiếu font. Do đó, hãy lưu resume của mình thành file PDF để phòng ngừa các “tai nạn” này. Đừng quên lưu lại bảng tóm tắt lý lịch công tác với tên của bạn. Hãy tưởng tượng có biết bao nhiêu tên hồ sơ đơn giản kiểu như ‘Resume.doc’ mà chắc chắn HR manager sẽ bỏ qua? Việc lưu với tên của bạn cũng giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng lưu trữ, sắp xếp thông tin của bạn vào máy họ. Không đưa ra quá nhiều thông tin – chỉ nên là các thông tin cần thiết. Không một ai muốn biết về giải thưởng bạn đã giành được ở lớp mẫu giáo, nhưng họ rất muốn biết về quá trình làm việc trước đây của bạn. Chương III. NHỮNG SAI LẦM KHI VIẾT CV Đưa ra những thông tin không rõ ràng, không cần thiết "Khi không có việc gì để làm, tôi biểu diễn các màn ảo thuật. Tôi yêu thích các ứng dụng của năng lượng mặt trời, các công nghệ độc đáo, và có nhiều thứ đề làm với sóng phát thanh. Tôi yêu quý động vật, thích nhảy dù vào các kì nghỉ, tôi mong sớm được trải nghiệm những môn thể thao mới." Hay "Tôi có ý định học tiếp hai bằng đại học và nhận thêm ba chứng chỉ nữa trong lĩnh vực máy tính. Khi rảnh rỗi, tôi làm việc trên máy vi tính và làm nhiều việc khác cùng bạn gái." Tập trung quá nhiều những chi tiết vụn vặt Khi dự án tôi tham gia gần đến hạn chót, tôi đã rất lo lắng và cố gắng hoàn thành công việc. Nhưng ngay sau khi lỗi cuối cùng trong hệ thống được sửa, tôi bị sa thải. Và tôi thực sự khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới. Có lẽ do sếp cũ của tôi đã cung cấp những thông tin về tôi cho các nhà tuyển dụng khác khiến tôi không thể tìm được việc." Thể hiện sự thiếu lạc quan trong bản CV "Thưa các ông/các bà, nên nhớ tôi đã trượt một số môn vì vậy tôi không nhận được bằng." Tài liệu tham chiếu không rõ ràng và hợp pháp "Frank C. Peterson có bằng tiến sĩ về toán học và vật lý. Ông là con người thú vị cả trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tôi ước ông có thể làm việc cùng chúng ta". "Nếu bạn gọi điện cho sếp cũ của tôi, anh ta sẽ nói cho bạn biết những kỹ thuật của tôi được sử dụng trong Bone Crunch Football và Master Blasstoff." Quá vội vàng khi gửi CV "Hãy giúp tôi gửi bản CV này đến các nhà tuyển dụng hàng đầu. Tôi đã gửi đến 50 - 70 công ty, nhưng hình như chưa ai nhận ra giá trị của nó." "Xin chào John, lâu lắm rồi chúng ta mới nói chuyện với nhau. Tôi vừa xin nghỉ việc tại Johnson and Johnson. Trên tờ báo hôm nay tôi tìm thấy một vị trí rất thú vị. Tôi gửi cho anh bản CV của tôi và muốn biết anh nghĩ gì. Hi vọng là mọi chuyện đều tốt đẹp." Quá tự cao về bản thân "Mục đích của tôi rất đơn giản. Có được công việc trong công ty của ông. Tất nhiên tôi không phải là ứng cử viên duy nhất, nhưng có lẽ tôi là người rất phù hợp với vị trí này. Tôi là một chuyên gia về lĩnh vực truyền thông, từng làm việc tại trường học ở California. Tôi nghĩ sớm muộn anh sẽ biết đến tiếng tăm của tôi." Lỗi chính tả Đây được coi là một lỗi rất nghiêm trọng, thể hiện sự không cẩn thận. Bạn cũng nên biết một điều, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là ấn tượng quan trọng nhất. Với một bản CV đầy lỗi chính tả, các nhà tuyển dụng cũng đánh giá phần nào tính cách chủ nhân của nó. Những kinh nghiệm làm hạ thấp bản thân "Tôi có kinh nghiệm trong việc sắp xếp bàn ghế trong rất nhiều hoạt động của trường, rửa bát, đặp bát và thìa vào bồn rửa, loại bỏ thức ăn thừa..." Có những kinh nghiệm nâng cao giá trị của bạn, nhưng những kinh nghiệm kiểu như trên bạn vẫn định đưa vào lý lịch của bạn thì thật là tồi tệ. Thông tin cá nhân "Tôi sẽ đợi cho đến khi có được một vị trí thích hợp. Tôi năm nay đã 42 tuổi, có một vợ xinh đẹp và hai đứa con tuyệt vời. Tôi yêu Chúa Jesu với tất cả trái tim của mình". Nói xấu sếp cũ và đồng nghiệp "Sếp cũ của tôi là một tên ngốc. Các đồng nghiệp thì thật khó chịu. Tôi nghĩ công ty đó sẽ khó có khả năng tiến xa hơn." Thật là tồi tệ đó là cảm nhận của nhà tuyển dụng khi phải đọc một bản CV như vậy. Chắc chắn họ sẽ suy nghĩ liệu khi anh ta đi xin một công việc mới, anh ta có nói điều tương tự về công ty của mình không. Và như vậy, bạn khó có thể được họ chấp nhận. Không xác định được đối tượng “người đọc” Resume là bản tự thuật mọi điều về bản thân bạn nhưng không có nghĩa rằng nó được viết dành cho bạn. Trước khi viết bạn cần định hướng được đối tượng sẽ đọc resume của bạn. Đó chính là những sếp tương lai của bạn và bản resume này chính là công cụ giúp bạn chứng tỏ cho họ thấy kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn của bạn rất phù hợp với yêu cầu họ đưa ra. Không sử dụng được những từ “then chốt” Những từ ngữ “then chốt” này chính là bộ mặt của resume, nó giúp có cái nhìn tổng quát về nội dung của resume. Bạn có thể tìm ra những từ, cụm từ “cốt lõi” này bằng cách xem lại bản thông tin tuyển dụng của công ty đó. Những từ, cụm từ bạn thấy xuất hiện hơn 2 lần đó là những từ quan trọng và chứa đựng thông tin chủ yếu mà nhà tuyển dụng muốn ứng viên lưu tâm. Nói về tương lai thay vì nói về hiện tại Một điểm lợi rõ ràng của việc cập nhật thường xuyên resume đó là bạn không bỏ lỡ bất cứ kỹ năng và kết quả làm việc mới nào. Ví dụ, chỉ 5 năm trước trong hầu hết các resume ứng viên đều viết ra những mục tiêu trong tương lai của họ ngay phần đầu. Giờ đây, vị trí đó được thay thế bằng bản tóm tắt về sự nghiệp của ứng viên. Tóm tắt đó cho nhà tuyển dụng cái nhìn tổng quát về bạn, những gì bạn đã làm hơn là những gì bạn dự định làm. Trong đó bạn nên nhấn mạnh về kinh nghiệm có được từ những vị trí làm việc trước đây và điểm mạnh của bạn. Không đọc và sửa lại trước khi gửi đi Những lỗi đánh máy và ngữ pháp có thể xuất hiện trong resume của bạn trong quá trình bạn hoàn thành nó. Nếu bạn không đọc và sửa lại các lỗi đó thì với một bản resume đầy lỗi như vậy bạn đã thất bại trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nói không đúng sự thật “Thêm mắm dặm muối” là hành động phổ biến của các ứng viên khi viết đơn xin việc nhưng chúng lại hiếm khi tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng như người viết mong muốn. Họ biết rằng khi bạn viết kinh nghiệm: “có khả năng quản lý, chăm sóc trẻ” nghĩa là bạn từng là “người trông trẻ”. Không khó để kiểm tra lại những thông tin bạn đã ghi và bạn sẽ bị “mất điểm” ngay lập tức nếu họ phát hiện bất cứ thông tin nào trong hồ sơ của bạn là không xác thực. Không định hướng được cách trình bày Trước khi nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn, họ đã có sẵn khái niệm về một resume tốt trong đầu. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bản resume đã phải cho họ cảm giác muốn đọc chỉ bởi cách trình bày. Phải chắc chắn rằng khi nhìn vào bản resume của bạn phải được bố cục theo từng chấm to đầu dòng, tạo khoảng trống rộng rãi giữa mỗi đoạn và những phụ đề nhỏ phải ghi đậm hơn những thông tin thông thường. Chương IV. NGHIÊN CỨU CÔNG TY MUỐN GỞI CV Tại sao Tìm hiểu nhà tuyển dụng Đừng để CV và thư xin việc của bạn quá lộn xộn hoặc quá rập khuôn theo khuôn mẫu có sẵn. CV và thư xin việc nên là một cách để khẳng định đặc điểm cá nhân của bạn và là lời giải thích tốt nhất cho câu hỏi vì sao nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn và chọn bạn chứ không phải là người khác. Trước khi viết CV, bạn nên dành thời gian tìm hiểu kĩ về nhà tuyển dụng. Bạn càng hiểu nhiều về công ty và vị trí ứng tuyển ấy, bạn càng có cách viết CV và đơn xin việc thật phù hợp với yêu cầu của họ và khả năng bạn chiến thắng càng cao. Ngày nay công nghệ thông tin và internet bùng nổ, bạn hoàn toàn có thể ngồi ở nhà hoặc ở công ty cũ để tìm hiểu về nhà tuyển dụng qua website riêng của họ hoặc hỏi ý kiến bạn bè người thân (những người từng biết về đơn vị tuyển dụng đó). Đừng đặt bút viết CV mà trong đầu bạn hoàn toàn không có một chút thông tin gì về nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên ghi sâu vấn đề quan trọng rằng: Bạn cần phải thể hiện bạn có thể đem đến cái gì cho nhà tuyển dụng, chứ không phải là những gì mà nhà tuyển dụng có thể đem đến cho bạn. Một CV hoàn hảo phải nhấn mạnh được những kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên. Bạn ghi điểm với họ chính ở những hiểu biết về những điều mà nhà tuyển dụng đang kì vọng ở ứng viên mới. Hãy tìm hiểu kỹ nhà tuyển dụng như đầu bếp hiểu thực khách Đôi khi có những dịp chúng ta dùng bữa tối tại những nhà hàng sang trọng, chất lượng các món ăn tại đây tất nhiên là trên cả tuyệt vời và cảm giác thì không thể nào quên được. Bên cạnh đó, khung cảnh thơ mộng cùng với bầu không khí yên tĩnh càng tạo thêm sức hấp dẫn khó tả cho món ăn. Nếu so sánh nhà tuyển dụng như những thực khách khó tính, các ứng viên xin việc với vai trò là đầu bếp lại càng cần phải hiểu rõ thực khách của mình hơn bao giờ hết để có thể thành công khi xin việc. Nhà tuyển dụng - Những thực khách khó tính Nhà tuyển dụng xét trên phương diện tình huống trên cũng giống như những thực khách khó tính. Họ yêu cầu đầu bếp (Ứng viên) phải có khả năng chế biến những món ăn thật sự ngon, khác biệt và được trình bày bắt mắt. Không những thế, các món ăn còn phải phù hợp với khẩu vị của từng thực khách (Văn hóa của Doanh nghiệp). Thật vậy, nhà tuyển dụng cần tìm được những ứng viên có đủ kĩ năng, chuyên nghiệp và phù hợp với văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp. Ứng viên – Những đầu bếp thật sự cần kinh nghiệm và thấu hiểu thực khách Nếu nói nhà tuyển dụng chính là những thực khách khó tính thì giờ đây các ứng viên lại đang đảm nhiệm vai trò là đầu bếp. Nhiệm vụ của họ là là phải thể hiện được hết những sở trường, điểm mạnh của mình. Các đầu bếp cần phải chọn mua đúng nguyên liệu và chế biến món ăn với những kỹ thuật điêu luyện, điều này tạo ra sự đánh giá tốt từ các thực khách. Bên cạnh đó, các ứng viên cũng cần phải tìm hiểu trước thật kỹ về nhà tuyển dụng để có thể chế biến món ăn sao cho thật sự phù hợp với “khẩu vị” của đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, các ứng viên cũng không được quên làm cách nào để tạo cho nhà tuyển dụng luôn có cảm giác “thèm ăn” bằng cách không ngừng tập luyện thật tốt kĩ năng phỏng vấn và giao tiếp nằm nắm vững được các diễn biến sắp xảy ra. Sự lựa chọn giữa chế biến “thức ăn nhanh” hay “sành điệu” Hiện nay, có nhiều ứng viên có thói quen giống như các đầu bếp đang làm việc tại các nhà hàng bán thức ăn nhanh. Họ “quăng” đại hồ sơ vào bất cứ vị trí nào đang tuyển mà không dành thời gian để tìm hiểu về công ty mà họ ứng tuyển. Ứng viên cũng không quan tâm đến “khẩu vị” khác nhau của các nhà tuyển dụng. Và dĩ nhiên, họ cũng sẽ không có sự chuẩn bị, trau chuốt những hồ sơ thật sự ấn tượng trước khi tham gia phỏng vấn. Và thế là đã có những trường hợp để lỡ mất những cơ hội việc làm tốt và ổn định lâu dài. Khi ngày mới bắt đầu, có bao giờ bạn tự hỏi chính mình “Bạn sẽ chế biến món ăn thật ngon như một đầu bếp “sành điệu” với sự chuẩn bị chu đáo hay như những món ăn nhanh dùng trong một thời gian ngắn”. Câu trả lời vẫn còn tùy thuộc vào các bạn. www.SAGA.vn - Quách Thiện Toàn & Hoàng Quân (www.talentvietnam.com) Kinh nghiệm rút ra cho cá nhân. Nghiên cứu công ty kĩ trước khi viết CV Tìm hiểu kỹ nhu cầu nhà tuyển dụng. Chọn các viết CV phù hợp Nên viết CV theo các riêng của mình Chương V. TÂM LÝ NHÀ TUYỂN DỤNG Trước hết, bạn nên nhớ rằng ông chủ mà bạn đang đối mặt trong đợt tuyển dụng cũng là một người dưới quyền một số người khác và những ông chủ lớn này lựa chọn họ để giao phó cho một trách nhiệm nào đó. Hành động, thái độ của họ bị trách nhiệm chi phối. Và họ nghĩ tới trách nhiệm đó trước hết khi họ tuyển một nhân viên mới. Cho nên, họ bận tâm nhất đến các vấn đề như bạn có thể giúp họ được tới mức nào? Bạn có thể trút một phần trọng trách của họ cho bạn không? Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn đã có những kinh nghiệm gì tức là họ muốn biết có thể giao phó cho bạn công việc gì, phải chỉ bảo thêm cho bạn những gì? Bạn học nghề có lâu không? Tự thích nghi có nhanh không? Có sẵn sàng nghe lời chỉ bảo để cải thiện không? Còn khi nhà tuyển dụng hỏi bạn từ trước đến nay đã làm những công việc gì, trong bao lâu, tức là họ muốn biết bạn có thoả hiệp dễ dàng với người khác không, hay là luôn l
Tài liệu liên quan