Đồ án Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh

Năng lượng, đặc biệt là điện năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tếxã hội. Điện năng được sản xuất từcác dạng năng lượng khác nhau như: cơnăng của dòng nước, nhiệt năng của than đá, dầu mỏ các nhà máy điện thường được xây dựng tại nơi có các nguồn năng lượng để đảm bảo tính kinh tếvà trong sạch vềmôi trường. Do đó, xuất hiện vấn đềtải điện đi xa và phân phối điện đến nơi tiêu thụ. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã phát sinh sựtổn thất khá lớn. Đây là một bộphận cấu thành chi phí lưu thông quan trọng của ngành điện. Trong các biện pháp nhằm giảm giá thành điện, giảm tổn thất điện năng là một biện pháp quan trọng mang lại hiệu quảkinh tếcao không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với cảxã hội. Thật vậy, ngành điện là ngành độc quyền, nên việc giảm tổn thất điện năng giúp cho nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước được đảm bảo, được sửdụng vào các mục đích khác có lợi hơn. Vềphía doanh nghiệp, sẽkhai thác, sửdụng vào tối ưu nguồn điện, mang lại hiệu quảkinh tếcao cho ngành. Đối với người tiêu dùng, được sửdụng điện với chất lượng cao, giá điện vừa phải, phù hợp với mức sinh hoạt. Từnhiều năm qua, ngành điện đã quan tâm phấn đấu giảm tổn thất điện năng, và đã đạt được những kết quảrất đáng khích lệ. Nhưng ngành Điện là ngành sản xuất kinh doanh chủchốt, ngành động lực cho nền kinh tếquốc dân, đặc biệt trong tình hình đất nước đang thiếu điện nghiêm trọng. Phấn đấu giảm đến thấp nhất tổn thất điện năng trởthành nhu cầu cấp bách không chỉ của ngành điện mà của toàn xã hội. Ngày 31/08/1991,Chủtịch HĐBT đã ra chỉthịsố256 – CT và giao cho BộNăng lượng cùng một sốcơquan chức năng Nhà nước xây dựng và chỉ đạo chương trình giảm tổn thất điện năng. Bộ trưởng BộNăng lượng có quyết định thành lập Ban chủnhiệm chương trình Đồán tốt nghiệp - Đinh ThếLợi – Kinh tếNăng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tếvà quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 2 giảm tổn thất điện năng (TTĐN) của Bộnăng lượng có sựtham gia của Văn phòng Chính phủ, BộKếhoạch và Đầu tư, BộKhoa học- Công nghệvà Môi trường, BộTài chính, BộNội vụ, Toà àn nhân dân tối cao. Dưới sựchỉ đạo trực tiếp của Bộtrưởng BộNăng lượng, Ban chủnhiệm chương trình giảm TTĐN, bộmáy lãnh đạo quản lý của ngành điện TW đến các cơsở, toàn thể CBCNV ngành điện cùng với các tổchức Đảng, chính quyền, đoàn thểcác tỉnh, thành phốvà địa phương trong cảnước đã nỗlực phấn đấu bằng mọi biện pháp kinh tế- kỹthuật, tổchức quản lý, pháp luật, trật tựan ninh, tuyên truyền vận động và cưỡng chế, thực hiện thành công chương trình giảm TTĐN, phấn đấu giảm TTĐN đến mức thấp nhất có thể đạt được. Theo sốliệu tính toán thống kê năm 2003, nếu giảm tổn thất xuống 0,5% thì sẽtiết kiệm được trên 100 triệu KWh, tương đương 5 vạn tấn nhiên liệu tiêu chuẩn không phải đốt và ít nhất tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng cho Nhà nước. Trong quá kinh doanh, truyền tải và phân phối điện năng, có 2 loại tổn thất là: Tổn thất kỹthuật Tổn thất thương mại Nếu nhưtổn thất kỹthuật là tất yếu, thì tổn thất thương mại có thểgiảm đến con sốkhông. Làm thếnào đểgiảm tổn thất điện năng đến mức thấp nhất có thểvẫn là một câu hỏi rất lớn và là mục tiêu hàng đầu của toàn ngành Điện. Tỉnh Quảng Ninh nằm ởvùng biên giới Đông Bắc nước ta, có diện tích tựnhiên gần 5.950 km 2 , dân sốkhoảng 1.004 triệu người và là nơi hội tụ nhiều yếu tốthuận lợi đểtạo đà phát triển kinh tếnhanh, do có trữlượng “vàng đen” lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới dài với các nước bạn Trung Quốc, trong đó có cửa khẩu Móng Cái thông thương, sầm uất hàng hoá, Có cảng biển Cái Lân nhiều tầu bè qua lại. Quảng Ninh còn là điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và Quốc tế đến thăm quan, nghỉmát quanh năm với khu du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu, Trà Cổ Đặc biệt có Vịnh Hạ Đồán tốt nghiệp - Đinh ThếLợi – Kinh tếNăng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tếvà quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 3 Long nổi tiếng xinh đẹp, một di sản văn hoá thếgiới. Đây là cơhội để điện lực Quảng Ninh khai thác lợi thế, đẩy mạnh công tác kinh doanh điện năng. Nhưng bên cạnh đó, Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp nên trong quá trình truyền tải và phân phối điện đến hộtiêu thụkhông thể tránh khỏi tổn thất. Được sựgiúp đỡtận tình của thầy giáo Th.S VũViệt Hùng, của cán bộ phòng kinh doanh Công ty điện lực I, Điện lực Quảng Ninh và cùng với sựlỗ lực cốgắng của bản thân tôi chọn đềtài “ Một sốgiải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh”. Qua đềtài này, trước hết tôi mong muốn tổng hợp được những kiến thức đã được học trong những năm qua và đóng góp được một phần nào đó trong việc giải quyết những vướng mắc trong công tác giảm TTĐN của Điện lực Quảng Ninh. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đềtài gồm 04 chương: Chương I: Cơsởcủa vấn đềquản lý tổn thất Điện năng trong ngành Điện Chương II: Giới thiệu chung về Điện lực Quảng Ninh và phụtải khu vực Chương III: Phân tích tình hình tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh giai đoạn 2000 – 2004 Chương IV: Một sốgiải pháp nhằm giảm tổn thất Điện năng ở điện lực Quảng Ninh

pdf94 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 1 LỜI MỞ ĐẦU Năng lượng, đặc biệt là điện năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Điện năng được sản xuất từ các dạng năng lượng khác nhau như: cơ năng của dòng nước, nhiệt năng của than đá, dầu mỏ… các nhà máy điện thường được xây dựng tại nơi có các nguồn năng lượng để đảm bảo tính kinh tế và trong sạch về môi trường. Do đó, xuất hiện vấn đề tải điện đi xa và phân phối điện đến nơi tiêu thụ. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã phát sinh sự tổn thất khá lớn. Đây là một bộ phận cấu thành chi phí lưu thông quan trọng của ngành điện. Trong các biện pháp nhằm giảm giá thành điện, giảm tổn thất điện năng là một biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với cả xã hội. Thật vậy, ngành điện là ngành độc quyền, nên việc giảm tổn thất điện năng giúp cho nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước được đảm bảo, được sử dụng vào các mục đích khác có lợi hơn. Về phía doanh nghiệp, sẽ khai thác, sử dụng vào tối ưu nguồn điện, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành. Đối với người tiêu dùng, được sử dụng điện với chất lượng cao, giá điện vừa phải, phù hợp với mức sinh hoạt. Từ nhiều năm qua, ngành điện đã quan tâm phấn đấu giảm tổn thất điện năng, và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Nhưng ngành Điện là ngành sản xuất kinh doanh chủ chốt, ngành động lực cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong tình hình đất nước đang thiếu điện nghiêm trọng. Phấn đấu giảm đến thấp nhất tổn thất điện năng trở thành nhu cầu cấp bách không chỉ của ngành điện mà của toàn xã hội. Ngày 31/08/1991, Chủ tịch HĐBT đã ra chỉ thị số 256 – CT và giao cho Bộ Năng lượng cùng một số cơ quan chức năng Nhà nước xây dựng và chỉ đạo chương trình giảm tổn thất điện năng. Bộ trưởng Bộ Năng lượng có quyết định thành lập Ban chủ nhiệm chương trình Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 2 giảm tổn thất điện năng (TTĐN) của Bộ năng lượng có sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Toà àn nhân dân tối cao. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Ban chủ nhiệm chương trình giảm TTĐN, bộ máy lãnh đạo quản lý của ngành điện TW đến các cơ sở, toàn thể CBCNV ngành điện cùng với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các tỉnh, thành phố và địa phương trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu bằng mọi biện pháp kinh tế- kỹ thuật, tổ chức quản lý, pháp luật, trật tự an ninh,…tuyên truyền vận động và cưỡng chế, thực hiện thành công chương trình giảm TTĐN, phấn đấu giảm TTĐN đến mức thấp nhất có thể đạt được. Theo số liệu tính toán thống kê năm 2003, nếu giảm tổn thất xuống 0,5% thì sẽ tiết kiệm được trên 100 triệu KWh, tương đương 5 vạn tấn nhiên liệu tiêu chuẩn không phải đốt và ít nhất tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng cho Nhà nước. Trong quá kinh doanh, truyền tải và phân phối điện năng, có 2 loại tổn thất là: Tổn thất kỹ thuật Tổn thất thương mại Nếu như tổn thất kỹ thuật là tất yếu, thì tổn thất thương mại có thể giảm đến con số không. Làm thế nào để giảm tổn thất điện năng đến mức thấp nhất có thể vẫn là một câu hỏi rất lớn và là mục tiêu hàng đầu của toàn ngành Điện. Tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng biên giới Đông Bắc nước ta, có diện tích tự nhiên gần 5.950 km2, dân số khoảng 1.004 triệu người và là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà phát triển kinh tế nhanh, do có trữ lượng “vàng đen” lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới dài với các nước bạn Trung Quốc, trong đó có cửa khẩu Móng Cái thông thương, sầm uất hàng hoá, Có cảng biển Cái Lân nhiều tầu bè qua lại. Quảng Ninh còn là điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và Quốc tế đến thăm quan, nghỉ mát quanh năm với khu du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu, Trà Cổ…Đặc biệt có Vịnh Hạ Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 3 Long nổi tiếng xinh đẹp, một di sản văn hoá thế giới. Đây là cơ hội để điện lực Quảng Ninh khai thác lợi thế, đẩy mạnh công tác kinh doanh điện năng. Nhưng bên cạnh đó, Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp nên trong quá trình truyền tải và phân phối điện đến hộ tiêu thụ không thể tránh khỏi tổn thất. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S Vũ Việt Hùng, của cán bộ phòng kinh doanh Công ty điện lực I, Điện lực Quảng Ninh và cùng với sự lỗ lực cố gắng của bản thân tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh”. Qua đề tài này, trước hết tôi mong muốn tổng hợp được những kiến thức đã được học trong những năm qua và đóng góp được một phần nào đó trong việc giải quyết những vướng mắc trong công tác giảm TTĐN của Điện lực Quảng Ninh. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 04 chương: Chương I: Cơ sở của vấn đề quản lý tổn thất Điện năng trong ngành Điện Chương II: Giới thiệu chung về Điện lực Quảng Ninh và phụ tải khu vực Chương III: Phân tích tình hình tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh giai đoạn 2000 – 2004 Chương IV: Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất Điện năng ở điện lực Quảng Ninh. Đây là một vấn đề có ý nghĩa kinh tế lớn về kinh tế và xã hội nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp. Trong một thời gian ngắn thực tập, tìm hiểu với trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và phương pháp luận. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dậy của thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn đọc để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG NGÀNH ĐIỆN I.1 - Ngành điện và vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân I.1.1 - Đặc điểm chung của ngành điện Ngành điện là một ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đến năm 2010 phải vượt qua được tình trạng nước nghèo và kém phát triển xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện mục tiêu trọng đại này, ngành điện phải đi trước một bước. Trong bất cứ tình huống nào điện cũng phải bảo đảm cho yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tất cả các nước phát triển đều dựa trên cơ sở điện khí hoá. Khi khoa học càng phát triển thì vai trò của điện khí hoá càng rõ nét. Điện năng là một sản phẩm đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Khi tiêu thụ, điện năng được chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác nhau như: nhiệt năng, cơ năng, quang năng,…thoả mãn các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong xã hội. Chính vì tính chất đặc biệt của sản phẩm điện nên quá trình sản xuất kinh doanh cũng có những khác biệt so với những lĩnh vực kinh doanh khác. Trong kinh doanh hàng hoá thông thường, khâu đầu tiên là mua và nhận hàng còn khâu cuối cùng là bán và xuất hàng. Còn trong kinh doanh điện Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 5 năng, khâu đầu tiên chính là quá trình ghi điện đầu nguồn (do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam bán ) và khâu cuối cùng chính là quá trình ghi điện từ các đồng hồ đo điện tại từng nhà hoặc hiện trường của khách hàng. Do việc mua và bán diễn ra đồng thời và ở nhiều nơi nên không thể quan sát toàn diện và rất khó khăn cho quá trình quản lý. Về phương tiện đo đếm cũng mang tính chất đặc biệt, ở những ngành kinh doanh thông thường, người bán có thể dùng phương tiện đo đếm chung để cân, đong, đo đếm hàng hoá cho khách hàng, còn trong kinh doanh điện năng, đồng hồ đo điện là phương tiện đặc biệt dùng để đo lường lượng điện khách hàng đã tiêu thụ tương tự như cân, thước đo,…và mỗi khách hàng phải dùng đồng hồ riêng, nên tầm quản lý rộng và hết sức khó khăn. Vì thế, chất lượng và kỹ thuật đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện bán ra. Khác với những loại hàng hoá thông thường, sản phẩm điện được khách hàng tiêu thụ trước sau một thời gian mới ghi nhận và tính toán lượng điện năng khách hàng đã tiêu dùng. Quá trình ghi nhận số liệu điện năng tiêu dùng đó được chuyên biệt hoá thành công tác ghi điện. Vì vậy, trong kinh doanh bán điện xuất hiện nhu cầu cần phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ quá trình ghi điện. Thời điểm lập hoá đơn, thu tiền và tiêu thụ hàng hoá trong kinh doanh điện cũng mang tính chất đặc thù. Đối với những hàng hoá thông thường, hầu như chỉ sau khi tập hợp hoá đơn, xuất kho và thu tiền, khách hàng mới được tiêu dùng hàng hoá. Còn đối với sản phẩm điện, khách hàng tiêu dùng xong mới lập hoá đơn và thu tiền, trong khi đó phải bỏ ra chi phí lưu thông trước. Nếu thu nhanh được tiền, tức là quay nhanh vòng vốn kinh doanh. Chính vì vậy, trong kinh doanh điện xuất hiện nhu cầu quản lý chặt khâu thu tiền và rút ngắn thời gian khách hàng nợ. Giá cả trong kinh doanh điện năng cũng khác nhau. Với hàng hoá thông thường, giá mua hàng và giá bán hàng do thị trường quyết định. Còn trong Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 6 kinh doanh điện, một mặt do điện năng là một loại vật tư kỹ thuật có tính chiến lược, mặt khác do nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nên Nhà nước còn phải có những điều tiết nhất định, trong đó có giá mua và giá bán điện. Bên cạnh đó, bán điện cho khách hàng còn được điều chỉnh bởi mục đích sử dụng ( dùng cho sinh hoạt và hộ gia đình, dùng cho sản xuất và cơ quan hành chính sự nghiệp hay dùng để chạy bơm thuỷ lợi, tưới tiêu nước phục vụ sản xuất công nghiệp,…) và sản lượng điện mà khách hàng tiêu thụ. Biểu 01: Giá bán lẻ điện sinh hoạt Định mức sử dụng Giá điện (đồng/ kwh) Đã có VAT Chưa có VAT 100 kwh đầu tiên 605 550 50 kwh tiếp theo 990 900 50 kwh tiêu thụ sau đó 1.331 1.210 100 kwh tiêu thụ tiếp theo 1.474 1.340 Từ kwh thứ 301 trở đi 1.540 1.400 Theo biểu giá trên, đối với điện bán lẻ sinh hoạt, khách hàng càng mua nhiều điện thì càng phải trả giá cao hơn, khác với các loại sản phẩm hàng hoá khác là càng mua nhiều càng được khuyến khích, giảm giá, có thưởng,… Nói cách khác, hiện nay khách hàng sử dụng điện sinh hoạt chưa được khuyến khích tiêu thụ điện năng. Đối với hàng hoá thông thường, hàng hoá lưu kho lâu ngày có thể bị hư hỏng, biến chất nhưng thường vẫn tồn tại ở những dạng có thể quan sát được. Ngược lại, trong kinh doanh bán điện, có một lượng điện tổn thất mà chúng ta không thể thấy được, bao gồm tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 7 thuật. Nếu như tổn thất kỹ thuật là tất yếu, phụ thuộc và tình trạng lưới điện thì tổn thất phi kỹ thuật là hoàn toàn do chủ quan của những người làm công tác sản xuất kinh doanh: bị ăn cắp điện, tính toán điện năng trên hoá đơn sai,…tuy nhiên, điều khó khăn là phân biệt được chính xác hai loại tổn thất này vì hầu như không bao giờ biết được có tổn thất phi kỹ thuật hay không? Điện năng vừa là tư liệu sản xuất vừa là tư liệu tiêu dùng. Sản phẩm điện đặc biệt ở chỗ, nó ít có khả năng lựa chọn khách hàng. Các hộ tiêu dùng rất đa dạng, từ những hộ tiêu thụ vài kWh/ tháng đến những hộ tiêu thụ vài triệu kWh/ tháng. Điện luôn gắn bó với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thân thiết trong sinh hoạt hàng ngày của toàn xã hội. Tính chất đặc biệt trong kinh doanh điện năng cho thấy quản lý kinh doanh điện năng thực sự là một ngành lớn và phức tạp. Mọi chiến lược kinh doanh luôn phải xuất phát từ những đặc thù đó thì mới mang lại năng xuất và hiệu quả tối ưu cho ngành điện: tăng doanh thu để tăng lợi nhuận nhưng phải đảm bảo tiết kiệm điện đến mức tối đa. I.1.2- Vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân Năng lượng mà đặc biệt là điện năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Việc phát triển ngành điện luôn phải đi trước một bước và đã được Nhà nước ta nhiều năm nay rất quan tâm. Đại hội Đảng lần thứ IX đã định ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000- 2004: “phát huy mọi nguồn lực để phát triển sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá…tập trung sức cho mục tiêu đạt tốc độ phát triển kinh tế bình quân từ 7- 8%…”.Để thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên, Đại hội Đảng lần thứ IX cũng nêu rõ “ngành Điện phải tăng nhanh nguồn điện, hoàn thành và xây dựng một số cơ sở phát điện lớn để tăng thêm khoảng 45 –50 tỷ KWh điện công suất huy động đến năm 2005 và gối đầu khoảng 70-80 tỷ KWh cho giai đoạn 2005-2010”. Đồng bộ với nguồn, có chính sách và biện pháp tích cực, hữu hiệu để sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm. Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 8 Từ phương hướng và nhiệm vụ nêu trên, qua thực tế, giúp ta thấy rõ được rằng sản phẩm điện là giá trị đầu vào, nó tham gia, có mặt trong tất cả các hoạt động kinh tế – xã hội của cả nước; giá thành điện ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành các loại sản phẩm của nền kinh tế; lượng điện năng có liên quan mật thiết đến chất lượng các loại sản phẩm có quy trình sản xuất sử dụng điện. Thật vậy, ở lĩnh vực kinh tế, điện năng giúp cho sản xuất công nghiệp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, giảm bớt sức lao động của con người. Đặc trưng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại hoá là tự động hoá. Muốn tự động hoá, các nhà máy phải chạy bằng điện. Điện năng giúp cho việc đảm bảo tưới tiêu, thuỷ lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ, điện là thành phần không thể thiếu để đẩy mạnh hoạt động này phát triển. Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, điện phục vụ cho các công trình công cộng, phục vụ chiếu sáng sinh hoạt, cung cấp thông tin, nâng cao dân trí, góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội, giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Tóm lại, điện năng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân cả nước nói chung và vùng sâu, vùng xa, miền núi nói riêng. Do đó, ngành điện phải nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách phải đầu tư nhiều thiết bị kỹ thuật thích hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu dùng điện của các phụ tải. I.2 - Yêu cầu cơ bản của việc quản lý kinh doanh điện năng I.2.1- Nội dung công tác truyền tải và kinh doanh điện năng Công tác kinh doanh trong ngành điện bao gồm các nội dung: * Truyền tải điện từ Nhà máy sản xuất điện đến các trạm hạ áp, trạm biến áp rồi đến các hộ tiêu dùng. * Ký kết hợp đồng cung ứng sử dụng điện. Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 9 * Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng. * Đặt và quản lý công tơ. * Ghi chỉ số điện năng tiêu thụ. * Làm hoá đơn. * Thu tiền điện. * Phân tích kết quả kinh doanh điện năng. Sơ đồ 01: Sơ đồ biểu diễn tiến trình công tác kinh doanh điện năng. I.2.2- Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện năng Việc quản lý quá trình truyền tải và phân phối điện năng phải đạt được một số yêu cầu cơ bản: ThiÕt kÕ vμ x©y dùng c«ng tr×nh Hîp ®ång cung øng sö dông ®iÖn B¸n ®iÖn Ghi ®iÖn Ho¸ ®¬n Thu tiÒn KW tù dïng vμ tæn thÊt trong truyÒn t¶i KW tæn thÊt trong ph©n phèi vμ k doanh ®iÖn C¸p ®iÖn míi Ng©n hμng C©n ®èi gi÷a cung vμ cÇu QuyÕt to¸n ®iÖn n¨ng KW ph©n phèi KW th−¬ng phÈm Ng©n hμng thanh to¸n (§èi víi hé sö dông ®iÖn c¬ quan) Đồ án tốt nghiệp - Đinh Thế Lợi – Kinh tế Năng lượngK44 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 10 * Điện năng phải cung cấp liên tục. Mất điện sản xuất sẽ bị đình trệ. Mất điện đột ngột, thiết bị và sản phẩm có thể bị hư hỏng. Điện cung cấp cho các hộ tiêu dùng với yêu cầu đủ số lượng, chất lượng và thời gian. * Bảo đảm tính an toàn cho sản xuất và tiêu thụ đối với thiết bị tiêu thụ điện: điện áp cung cấp phải ổn định, tần số dòng điện phải ổn định. Vì hệ thống điện là một hệ thống khép kín và thống nhất, có tính đồng bộ cao từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nếu chỉ cần một khâu nào đó trong dây truyền sản xuất bị sự cố thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống. * Bảo đảm công tác quản lý trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng: giảm lượng tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối kinh doanh điện năng. Nếu khâu quản lý tốt sẽ giảm được chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành của 1kWh điện, dẫn đến giảm giá bán điện, tạo điều kiện cho việc hạ chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất và giảm chi phí cho các hộ tiêu dùng điện sinh hoạt, góp phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển và nâng c
Tài liệu liên quan