Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá là một quá trình tất yếu tiến lên của mọi quốc gia phù hợp với xu thế chung của lịch sử phát triển của nhân loại. Tại hội nghị Trung ương lần thứ VII khoá VII đồng chí Đỗ Mười phát biểu có đoạn nói "Có thể coi công nghiệp hoá là phương tiện để chuyển tải công nghệ mới vào cuộc sống, để làm được việc này điều quyết định là ở con người. Qua đây chúng ta có thể hiểu sâu sắc rằng nâng cao cả mặt bằng dân trí và đỉnh cao dân trí bồi dưỡng, phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH - HĐH cũng ghi rõ". đào tạo bồi dưỡng và phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước. Đặc biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi và các nhà khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Động viên sự cống hiến của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài góp phần tích cực xây dựng quê hương xứ sở".
Nhu cầu lao động lành nghề, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao là nhu cầu tất yếu phổ biến cho mọi thời đại, nhưng trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì nhu cầu này ngày càng to lớn và bức thiêtài sản để thích ứng kịp thời với những biến đổi mới. Do đó, xu hướng chung của thế giới hiện nay là phải học suốt đời, giáo dục trước, việc làm sau. Vấn đề then chốt để đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh trước hết là chất lượng: chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc mà chất lượng thì không thể tránh khỏi chủ thể tạo ra nó là con người, là trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Mọi tài nguyên đều có hạn, chỉ có sức sáng tạo của con người là vô hạn". Đó là một triết lý. Vì lẽ đó, khi bàn đến chiến lược phát triển kinh tế ở mọi thời đại người ta thường nói đến yếu tố con người, đến vai trò của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Việt Nam ta từ xưa có truyền thống coi trọng người hiền tài, ngày nay càng có nhu cầu to lớn và bức thiết đối với người hiền tài, người lao động có kỹ thuật cao để vươn tới ngang tầm khu vực và thế giới, đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trong cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
Vì vậy cần đánh giá đúng thực trạng tình hình cung và cầu sức lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trên cơ sở đó, phát huy hơn nữa mặt mạnh, bổ khuyết vào mặt yếu để tiếp tục phát triển bền vững.
Đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay" là một lĩnh vực bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn, đa dạng và phức tạp.
Bài viết này chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề nhằm đạt được những mục tiêu sau:
Phân tích, đánh giá về thực trạng đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và những yếu tố cơ bản tác động tới đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong nền kinh tế thị trường.
Khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta trong giai đoạn từ nay đến 2010.
Đề tài bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Chương II: Một số nét chủ yếu về thực trạng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay.
52 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá là một quá trình tất yếu tiến lên của mọi quốc gia phù hợp với xu thế chung của lịch sử phát triển của nhân loại. Tại hội nghị Trung ương lần thứ VII khoá VII đồng chí Đỗ Mười phát biểu có đoạn nói "Có thể coi công nghiệp hoá là phương tiện để chuyển tải công nghệ mới vào cuộc sống, để làm được việc này điều quyết định là ở con người. Qua đây chúng ta có thể hiểu sâu sắc rằng nâng cao cả mặt bằng dân trí và đỉnh cao dân trí bồi dưỡng, phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH - HĐH cũng ghi rõ"... đào tạo bồi dưỡng và phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước. Đặc biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi và các nhà khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao... Động viên sự cống hiến của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài góp phần tích cực xây dựng quê hương xứ sở".
Nhu cầu lao động lành nghề, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao là nhu cầu tất yếu phổ biến cho mọi thời đại, nhưng trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì nhu cầu này ngày càng to lớn và bức thiêtài sản để thích ứng kịp thời với những biến đổi mới. Do đó, xu hướng chung của thế giới hiện nay là phải học suốt đời, giáo dục trước, việc làm sau. Vấn đề then chốt để đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh trước hết là chất lượng: chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc mà chất lượng thì không thể tránh khỏi chủ thể tạo ra nó là con người, là trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Mọi tài nguyên đều có hạn, chỉ có sức sáng tạo của con người là vô hạn". Đó là một triết lý. Vì lẽ đó, khi bàn đến chiến lược phát triển kinh tế ở mọi thời đại người ta thường nói đến yếu tố con người, đến vai trò của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Việt Nam ta từ xưa có truyền thống coi trọng người hiền tài, ngày nay càng có nhu cầu to lớn và bức thiết đối với người hiền tài, người lao động có kỹ thuật cao để vươn tới ngang tầm khu vực và thế giới, đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trong cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
Vì vậy cần đánh giá đúng thực trạng tình hình cung và cầu sức lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trên cơ sở đó, phát huy hơn nữa mặt mạnh, bổ khuyết vào mặt yếu để tiếp tục phát triển bền vững.
Đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay" là một lĩnh vực bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn, đa dạng và phức tạp.
Bài viết này chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề nhằm đạt được những mục tiêu sau:
Phân tích, đánh giá về thực trạng đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và những yếu tố cơ bản tác động tới đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong nền kinh tế thị trường.
Khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta trong giai đoạn từ nay đến 2010.
Đề tài bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Chương II: Một số nét chủ yếu về thực trạng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay.
mục lục
Chương I: Cơ sở lý luận về lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 7
1. Tầm quan trọng của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 7
2. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 8
2.1. Một số khái niệm có liên quan và đặc trưng của nó 8
2.2. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 11
3. Các yếu tố tác động đến cung cầu của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. 14
3.1. Các yếu tố tác động đến cung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 14
3.2. Các yếu tố tác động đến cầu 15
Chương II: Một số nét chủ yếu về thực trạng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 17
I. Cung và các nhân tố tác động tới cung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 17
1. Thực trạng về đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 17
1.1. Đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong giai đoạn trước đổi mới (1986) 17
1.2. Trong giai đoạn sau đổi mới 18
2. Một số mặt hạn chế đối với nguồn cung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 19
2.1. Số lượng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 19
2.2. Cơ cấu lực lượng lao động có trình độ cao 19
2.3. Chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 21
II. Cầu và các nhân tố tác động tới cầu 22
1. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và sự phân bố ở nước ta hiện nay. 22
1.1. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 11
1.2. Tình hình phân bố lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay. 23
2. Thực trạng việc làm và sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay 24
2.1. Thực trạng việc làm 24
2.2. Thực trạng sử dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 25
3. Sự dịch chuyển đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và tác động của nền kinh tế thị trường đến sự dịch chuyển 26
3.1. Sự dịch chuyển đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 26
3.2. Tác động của nền kinh tế thị trường đến sự dịch chuyển của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 28
3.3. Ưu nhược điểm của sự dịch chuyển lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 29
4. Nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thời kỳ 1996 - 2000 31
4.1. Về cơ cấu ngành kinh tế 31
4.2. Về cơ cấu thành phần kinh tế 32
4.3. Về cơ cấu công nghệ 32
III. Hệ thống chính sách tác động đến cung cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay 33
1. Chính sách về giáo dục - đào tạo 33
2. Chính sách về tiền lương và đãi ngộ đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. 33
3. Chính sách tuyển dụng, sử dụng và phân bổ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. 35
4. Những chính sách về phát triển kinh tế thị trường 36
Chương III: một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta hiện nay 37
I. Một số nhận xét cơ bản qua đánh giá thực trạng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở nước ta 37
II. Khuyến nghị một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 38
A. Những giải pháp thuộc về GD - ĐT 39
1. Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 39
2. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục - đào tạo, tăng cường phát hiện bồi dưỡng và đào tạo nhân tài 40
3.Phải gấp rút đào tạo một lực lượng chuyên gia dẫn đầu trong từng ngành, lĩnh vực, đặc biệt là những ngành mũi nhọn 40
4. Đa dạng hoá nguồn cung ứng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 41
5. Tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế để trao đổi khoa học với nước ngoài nhằm nâng cao tri thức cho các nhân tài và người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 41
B. Những giải pháp nhằm sử dụng, tuyển dụng, phân bổ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 42
1. Các ngành các cấp các đơn vị sản xuất kinh doanh phải nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 42
2. Đa dạng hoá cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 42
3. Thực hiện tốt khâu tuyển dụng lao động vào khu nvực Nhà nước một cách chặt chẽ và nghiêm túc 43
4. Tạo điều kiện và môi trường làm việc, sinh hoạt thuận lợi để lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao phát huy tối đa năng lực làm việc của mình 43
C. Các giải pháp thuộc về chính sách Nhà nước 44
1. Tiến hành rà soát lại để tiếp tục hoàn thiện chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp và cơ quan để có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với tài năng và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nói chung 44
2. Chính sách đầu tư 45
3. Các chính sách khác. 45
D. Các giải pháp khác 46
Kết luận 49
Tài liệu tham khảo 51
chương I
cơ sở lý luận về lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
1. Tầm quan trọng của lực lượng lao động có trình dodọ chuyên môn kỹ thuật cao.
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn tiếp tục đổi mới phát triển một bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá, mở cửa và đang phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Chúng ta đã là thành viên chính thức của ASEAN, dang cùng thế giới bước vào thế kỷ 21 trong xu hướng ngày càng khu vực hoá, quốc tế hoá.
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên vi tính, điện tử, thông tin, sinh học, hoá học, vật lý siêu dẫn... làm cơ sở phát triển. Chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại, trước hết là những khâu quyết định để khỏi bị tụt hậu, phải tạo ra nguồn cung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cần thiết và đủ cho những mũi nhọn đã được lựa chọn, những ngành công nghiệp với công nghệ cao. Phải tạo nội lực mạnh mẽ để hoàn nhập với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Thông qua hoà nhập mà làm cho nội lực thêm mạnh, bảo đảm sự phát triển đi lên theo đúng quy luật. Nội lực đó chính là con người, là nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Bởi vì chúng ta đã biết con người là nhân tố quyết định, là động lực to lớn nhất, là chủ thể sáng tạo mọi nguồn của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Vì vậy, nếu phát huy cao độ nhân tố con người thì sẽ tạo nên một đất nước luôn phồn vinh giàu có. Khi đã đánh giá vai trò của con người chúng ta coi con người là vốn quý nhất thì người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao lại là vốn quý nhất của những vốn quý nhất. Đó là chân lý phổ biến xưa kia cũng vậy, ngày nay cũng vậy và sau này cũng vậy.
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không chỉ là vốn quý của bản thân người đó mà còn là vốn quý của đơn vị sử dụng, của dân tộc, của quốc gia. Lao động có trình độ chuyê môn kỹ thuật cao là lực lượng sản xuất, là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng bảo vệ tổ quốc, là quân chủ lực thực hiện các quốc sách hàng đầu, là xúc tác nâng cao tiềm lực về mặt bằng trí tuệ của các tầng lớp nhân dân.
Một tấm bia ở Văn Miếu ta đã khắc "Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước ta tăng tiến mạnh mẽ, phồn vinh. Khi yếu tố này yếu kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm... những người tài giỏi là một sức mạnh quan trọng đối với một đất nước".
Nếu nhìn ra thế giới, chúng ta sẽ thấy được vai trò của người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao lớn lao như thế nào, nó luôn là động lực hàng đầu trong quá trình tăng trưởng và hiện đại hoá nền kinh tế. Không có đất nước nào phát triển mà không cần đến đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động này tỷ lệ thuận với sự phồn vinh, giàu có của mỗi đất nước. Vì vậy nó là trung tâm của sự quan tâm chú ý, là nguồn tài nguyên quý giá nhất mà tất cả các quốc gia cần phải khai thác.
2. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
2.1. Một số khái niệm có liên quan và đặc trưng của nó.
a. Thị trường lao động.
Thị trường theo nghĩa hẹp là nơi tiếp xúc giữa người bán và người mua, là tổng hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Theo nghĩa rộng là biểu hiện thu gọi của quá trình thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các Công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và các quyết định của các công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được trung hoà bằng sự điều chỉnh của giá cả.
Thị trường lao động là một tất yếu của nền kinh tế thị trường. Cái cần mua và bán ở đây là sức lao động - một loại hàng hoá đặc biệt, nó không giống bất cứ một loại hàng hoá thông thường nào, bởi vì bản thân nó trước hết là có giá trị sử dụng. Người lao động có thể là người chủ sử dụng chính sức lao động của bản thân hoặc có thể bán sức lao động cho người khác.
b. Lao động.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu của bản thân và xã hội, là hoạt động gắn liền với sự hình thành và phát triển của loài người. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nên lao động được coi là hoạt động chủ yếu, là quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người. Nhờ đó, từ nhiều thế kỷ nay đã hình thành bộ môn khoa học riêng chuyên nghiên cứu về lao động gọi là khoa học lao động.
c. Sức lao động.
Sức lao động là khả năng về trí lực và thể lực của con người để tiến hành lao động (được hiểu như là khả năng lao động).
Khả năng về thể lực bao gồm khả năng sinh công của cơ bắp và khả năng chịu đựng các yếu tố bất lợi đến sức khoẻ do tải trọng công việc cũng như các yếu tố có hại của điều kiện lao động, được quyết định bởi các tố chất bẩm sinh của cơ thể, quá trình rèn luyện và môi trường điều kiện sống. Khả năng về trí lực bao gồm khả năng hoạt động của trí óc, khả năng vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, khả năng sáng tạo, tác phong, kỷ luật nghề nghiệp..., khả năng ứng xử trong quan hệ lao động. Khả năng về trí lực được quyết định bởi di truyền và các yếu tố bẩm sinh của cơ thể; quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, điều kiện sống và môi trường tự nhiên xã hội.
d. Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên một địa phương, một ngành hay một vùng. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội.
e. Nguồn lao động.
Nguồn lao động là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ luật lao động).
f. Lực lượng lao động.
Lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động là bộ phận hoạt động của nguồn lao động.
g. Việc làm.
Việc làm là mọi hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm.
Người có việc làm là người làm việc trong mọi lĩnh vực ngành nghề, đang hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, mang lại thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội.
h. Thất nghiệp.
Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm với mức tiền công không thấp hơn mức lương tối thiểu hiện hành. Thất nghiệp là do cung cầu lao động vượt quá hoặc không phù hợp về cơ cấu với cầu về lao động, làm cho một bộ phận người lao động không tìm được việc làm.
k. Lao động có đào tạo.
Lao động có đào tạo là lao động có những thể chất cần thết được thông qua một hoặc nhiều đào tạo về trình độ chuyên môn, tay nghề... và có thể đảm nhiệm những công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
m. Lao động không có đào tạo hay lao động phổ thông.
Lao động không có đào tạo là lao động có khả năng lao động nhưng không được đào tạo qua bất kỳ một trường lớp nào, họ chỉ làm được những công việc giản đơn mà không cần tới trình độ chuyên môn, tay nghề.
n. Lao động kỹ thuật.
Lao động kỹ thuật là lao động được thừa nhận có những thể chất cần thiết, có sự hiểu biết kỹ năng trong lao động do được đào tạo chuyên môn và tích luỹ kinh nghiệm trong thực tế để thực hiện công việc theo nguyên tắc với công nghệ, trang thiết bị, công cụ riêng nhằm đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, an toàn...
o. Lao động phức tạp.
Lao động phức tạp là lao động kỹ thuật có kỹ năng và kỹ sảo đặc biệt thông qua đào tạo hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, đảm nhận được những công việc rất phức tạp, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của kỹ thuật công nghệ.
p. Lao động giản đơn.
Lao động giản đơn là lao động có được đào tạo nhưng không chuyên sâu, họ chỉ đảm nhận được những công việc giản đơn không cần kỹ năng kỹ sảo đặc biệt.
q. Hiệu quả lao động.
Hiệu quả lao động là lượng giá trị do người lao động sáng tạo ra trong một đơn vị thời gian lao động.
2.2. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
a. Khái niệm về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
Người ta chia lao động ra làm nhiều loại như lao động giản đơn, lao động phức tạp, lao động trí óc, lao động chân tay...Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là loại lao động để chỉ những người lao động có trình độ cao, lao động có chuyên môn kỹ thuật, là tầng lớp, trí thức, lao động khoa học kỹ thuật, công nhân bậc cao lành nghề....
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là lao động được thừa nhận có những thể chất cần thiết, có được trí thông minh và sự giáo dục cần thiết và đã được sự khéo léo và những trí thức yêu cầu để thực hiện công việc theo những định chuẩn đầy đủ về an toàn, số lượng và chất lượng.
Theo như luật giữ lao động thương binh xã hội của bộ lao động thương binh xã hội định nghĩa.
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có kỹ năng và kỹ xảo đặc biệt thông qua đào tạo hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm được những công việc rất phức tạp, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của kỹ thuật công nghệ, có khả năng truyền nghề và dạy nghề.
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao bao gồm những người có trình độ cao đẳng, đại học, trên Đại học, Trung học chuyên nghiệp và công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
b. Đặc điểm của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
b1. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được kết tinh trong mọi sản phẩm hàng hoá (sản phẩm hàng hoá phải có hàm lượng công nghệ cao) là yếu tố quyết trịnh trong cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao bao gồm lao động thể lực và lao động trí óc. Trong nền sản xuất xã hội, lao động thể lực và lao động trí óc được kết hợp chặt chẽ giữa hai loại lao động và trong cùng một người lao động. Nói cách khác, mọi lao động đều có ý thức, có mục đích lấy chất lượng làm hàng đầu, dù bằng thể lực hay trí óc là chủ yếu thì đạt trình độ mới cao, mới mong đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh. Bởi vì muốn sản phẩm đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì trong sản phẩm phải có hàm lượng trí tuệ cao. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không chỉ giàu cho mình, mà còn cho mọi người, cho xã hội. Quốc gia nào có nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì quốc gia ấy thêm sức mạnh, xã hội nào có nhiều lao động có trình độ thì xã hội đó văn minh.
b2. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là lao động thể hiện chí thông minh, sự sáng tạo, kỹ năng, kỹ sảo của con người trong quá trình lao động.
Sản phẩm của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là sản phẩm quý giá đưa lại lợi ích to lớn, có tác động mạnh đến sản xuất, công tác và phát triển kinh tế xã hội. Rõ ràng người công nhân có trình độ cao tiếp thu được dễ dàng kỹ thuật tiên tiến, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, với số lượng nhiều hơn người khác có trình độ thấp, có lợi cho bản thân, làm lợi cho doanh nghiệp, cơ quan. Người kỹ sư, người quản lý có trình độ cao thì giảng giải, điều hành được công nhân và mọi người lao động khác đạt và vượt yêu cầu về năng xuất, chất lượng hiệu quả. Người thầy giáo có trình độ cao thì mở rộng kiến thức sâu sắc cho người học, đào tạo ra những thế hệ giỏi giang, làm nhân tố tích cực và năng động trong lực lượng sản xuất xã hội. Nhà khoa học có trình độ cao mới tổng kết được thực tiễn đa dạng một cách đúng đắn, cung cấp được thông tin và kiến giải khách quan có cơ sở khoa học cho Nhà nước, hoặc cho đơn vị sử dụng lựa chọn giải pháp phù hợp, mới có được những phát sinh sáng chế có giá trị cao.
b3. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là loại lao động cần được đào tạo và