Đồ án Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương

Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển và trở thành xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đang làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nền kinh tế thế giới, trong đó có sự thay đổi về thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Bên cạnh nhu cầu ngày càng cao về những sản phẩm hữu dụng nói chung, đặc biệt là tại các nước phát triển, người tiêu dùng còn chú ý đến những sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhãn sinh thái là một trong các biện pháp nhằm thông tin và giáo dục ngư¬ời tiêu dùng về các lợi thế môi tr¬ường của sản phẩm, đồng thời có thể tạo ra các áp lực đòi hỏi và khuyến khích đổi mới dẫn tới việc giảm các tác động môi trư¬ờng trong sản xuất và tiêu thụ. Liệu nhãn sinh thái có thể đóng góp cho việc giảm thiểu sự căng thẳng về môi tr¬ường hay không và giảm đ¬ược bao nhiêu là việc cần đ¬ược đặt ra trư¬ớc khi triển khai chư¬ơng trình. Các tác động của ch¬ương trình cấp nhãn sinh thái còn phụ thuộc rất nhiều vào sự liên quan và tầm quan trọng của các tiêu chí cấp nhãn sinh thái cũng như¬ thị phần của sản phẩm đư¬ợc cấp nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái ở một chừng mực nhất định còn đ¬ược dùng như¬ một hình thức quảng cáo, một công cụ marketing có hiệu quả cho sản phẩm. Trước tình hình trên, nhiều quốc gia nhiều công ty, đã thay đổi chiến lược sản xuất, tạo ra những sản phẩm xanh, ít gây độc hại đến môi trường. Cùng với đó là sự ra đời của các tổ chức làm nhiệm vụ xây dựng tiêu chí, giám định và cấp nhãn sinh thái cho những sản phẩm thân thiện với môi trường. Để quản lý và bảo vệ môi trường, bên cạnh các công cụ pháp luật, truyền thông, nhiều quốc gia đã sử dụng các công cụ kinh tế mang tính mềm dẻo hơn, trong đó sử dụng nhãn sinh thái được xem là một biện pháp thuộc nhóm công cụ kinh tế nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà sản xuất bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Việc tiếp cận trên nhiều quốc gia đã có những quy định về nhãn sinh thái riêng cho mình và trên thực tế, nhãn sinh thái đã trở thành một trong những công cụ kinh tế quan trọng để quản lý môi trường trong các doanh nghiệp có định hướng sản phẩm góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Được biết đến như một vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp và các dịch vụ đi kèm. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự phát triển lâu dài, cân đối, bền vững trong tương lai. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương’’ sẽ góp phần nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu cho Công ty cổ phần Hạt Việt nói riêng và tạo tiền đề cho việc áp dụng đại trà cho các doanh nghiệp khác có cùng ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời góp phần vào công tác bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.

doc149 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU –&— 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển và trở thành xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đang làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nền kinh tế thế giới, trong đó có sự thay đổi về thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Bên cạnh nhu cầu ngày càng cao về những sản phẩm hữu dụng nói chung, đặc biệt là tại các nước phát triển, người tiêu dùng còn chú ý đến những sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhãn sinh thái là một trong các biện pháp nhằm thông tin và giáo dục người tiêu dùng về các lợi thế môi trường của sản phẩm, đồng thời có thể tạo ra các áp lực đòi hỏi và khuyến khích đổi mới dẫn tới việc giảm các tác động môi trường trong sản xuất và tiêu thụ. Liệu nhãn sinh thái có thể đóng góp cho việc giảm thiểu sự căng thẳng về môi trường hay không và giảm được bao nhiêu là việc cần được đặt ra trước khi triển khai chương trình. Các tác động của chương trình cấp nhãn sinh thái còn phụ thuộc rất nhiều vào sự liên quan và tầm quan trọng của các tiêu chí cấp nhãn sinh thái cũng như thị phần của sản phẩm được cấp nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái ở một chừng mực nhất định còn được dùng như một hình thức quảng cáo, một công cụ marketing có hiệu quả cho sản phẩm. Trước tình hình trên, nhiều quốc gia nhiều công ty, đã thay đổi chiến lược sản xuất, tạo ra những sản phẩm xanh, ít gây độc hại đến môi trường. Cùng với đó là sự ra đời của các tổ chức làm nhiệm vụ xây dựng tiêu chí, giám định và cấp nhãn sinh thái cho những sản phẩm thân thiện với môi trường. Để quản lý và bảo vệ môi trường, bên cạnh các công cụ pháp luật, truyền thông, nhiều quốc gia đã sử dụng các công cụ kinh tế mang tính mềm dẻo hơn, trong đó sử dụng nhãn sinh thái được xem là một biện pháp thuộc nhóm công cụ kinh tế nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà sản xuất bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Việc tiếp cận trên nhiều quốc gia đã có những quy định về nhãn sinh thái riêng cho mình và trên thực tế, nhãn sinh thái đã trở thành một trong những công cụ kinh tế quan trọng để quản lý môi trường trong các doanh nghiệp có định hướng sản phẩm góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Được biết đến như một vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp và các dịch vụ đi kèm. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự phát triển lâu dài, cân đối, bền vững trong tương lai. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương’’ sẽ góp phần nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu cho Công ty cổ phần Hạt Việt nói riêng và tạo tiền đề cho việc áp dụng đại trà cho các doanh nghiệp khác có cùng ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời góp phần vào công tác bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu đề tài Nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng tiêu chí và đánh giá tiềm năng áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm hạt điều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký xin cấp nhãn sinh thái của các doanh nghiệp khi nhà nước tiến hành đánh giá chứng nhận. Xa hơn nữa là nhằm nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của các công ty nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung. Khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa nhãn sinh thái là một lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế - môi trường chủ yếu có thể được nhận qua việc khai thác mối quan tâm đến môi trường của người tiêu thụ sản phẩm. 3. Nội dung nghiên cứu - Tổng hợp, tham khảo, kế thừa các nghiên cứu, tài liệu liên quan về công cụ nhãn sinh thái và đánh giá vòng đời sản phẩm. - Đánh giá vòng đời sản phẩm cho sản phẩm đối tượng - Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) cho sản phẩm hạt điều. - Đề xuất các tiêu chí đánh giá cho sản phẩm hạt điều. - Khảo sát thực tế và thu thập dữ liệu về Công ty đối tượng và đánh giá thử nghiệm theo tiêu chí đã đưa ra. 4. Phương pháp nghiên cứu Ø Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan từ các sách, giáo trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, trang thông tin điện tử. Ø Phương pháp quan sát: Khảo sát thực tế tại một số nhà máy chế biến hạt điều để đánh giá vòng đời sản phẩm. Ø Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm: Đánh giá vòng đời sản phẩm là phân tích đầu vào, đầu ra cũng như tác động môi trường tiềm ẩn của hệ thống sản phẩm/dịch vụ trong suốt chu trình sống của nó để tìm hiểu rõ hơn mức độ tác động của nó đối với môi trường. Phương pháp này được áp dụng để đề xuất các tiêu chí cụ thể của nhãn sinh thái cho sản phẩm hạt điều. Ø Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi tiến hành việc khảo sát thực tế để thu thập số liệu cụ thể và phân tích tổng hợp các số liệu, tài liệu đã thu thập được từ đó đánh giá khả năng xây dựng chương trình dán nhãn sinh thái cho sản phẩm. Ø Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia: Trao đổi ý kiến với các chuyên gia có kinh nghiệm về nhãn sinh thái, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Sản phẩm ngành chế biến hạt điều được lựa chọn làm đối tượng cho việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng áp dụng nhãn sinh thái vì: - Đây là loại dản phẩm được khá nhiều người biết đến trên thị trường. - Thương hiệu được gắn nhãn sinh thái sẽ có nhiều thuận lợi trong việc quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp và tăng tính cạnh tranh. Dễ dàng hòa nhập thị trường quốc tế. 6. Ý nghĩa thực tiễn Việc áp dụng nhãn sinh thái đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẽ. Cho đến thời điểm này, tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng, việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chí liên quan đến việc áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều vẫn chưa được thực hiện. Đề tài nghiên cứu giúp sản phẩm của các công ty có bước chuẩn bị tốt, đáp ứng phần nào các yêu cầu của tiêu chuẩn cấp nhãn sinh thái của các cơ quan chức năng khi ban hành và đánh giá. Các sản phẩm của công ty dễ dàng đạt được tiêu chuẩn để được cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm của mình. Đáp ứng được xu thế phát triển chung của thế giới. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng thị phần tại thị trường nội địa, cũng như có thể xâm nhập vào những thị trường khó tính, đòi hỏi những sản phẩm hàng hóa không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, tạo tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể tham khảo mô hình này để xây dựng chương trình nhãn sinh thái cho doanh nghiệp mình. 7. Kết cấu đồ án Gồm 4 chương, phần mở đầu và phần kết luận – kiến nghị Chương 1: Tổng quan về nhãn sinh thái Chương 2: Tổng quan về ngành chế biến hạt điều tại Việt Nam và Bình Dương Chương 3: Đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều Chương 4: Áp dụng dán nhãn sinh thái cho sản phẩm nhân hạt điều của Công ty Cổ Phần Hạt Việt Chương 5: Đề xuất các giải pháp nhằm tiến tới đạt được nhãn sinh thái cho Công ty Cổ Phần Hạt Việt CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHÃN SINH THÁI 1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÃN SINH THÁI Từ những năm 1990, người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng từ các nước Châu Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường khi đã ra quyết định mua một sản phẩm nào đó, và họ bắt đầu đặt ra yêu cầu về các sản phẩm mang tính “thân thiện với môi trường”. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà sản xuất chú tâm đến việc tạo ra các sản phẩm “xanh” và dấy lên làn sóng nhãn sinh thái trên toàn thế giới. Nhãn sinh thái (hay cũng gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) có thể được hiểu là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nói một cách khác nhãn sinh thái là sự công bố bằng lời hoặc ký hiệu hay sơ đồ nhằm chỉ rõ các thuộc tính môi trường của sản phẩm và dịch vụ. Qua đó, người tiêu dùng và khách hàng nắm bắt được nhiều thông tin hơn về các tác động của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với môi trường và sức khoẻ con người và họ ngày càng có nhận thức cao hơn đối với những vấn đề môi trường. Những lý do này làm cho ngày càng có nhiều người tiêu dùng muốn chuyển tải những nhận thức của họ sang sự thay đổi về ý thức mua hàng cái mà người ta vẫn dùng là “người tiêu dùng xanh”. Trong những năm gần đây, con người không khỏi lo lắng về những tác động tiêu cực đối với môi trường trong quá trình tạo sản phẩm như cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí...và các vấn đề tiềm ẩn mang tính toàn cầu như mưa axit, lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng lớn, sự biến đổi lớn của khí hậu mà con người không thể lường trước được. Các nhân tố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sức lao động của con người. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà tiêu dùng đã có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, làm giảm các tác động xấu đến môi trường bằng cách đưa ra yêu cầu và chỉ mua những sản phẩm mà họ cho rằng ít có hại cho môi trường và không hại đến sức khỏe của họ. Ví dụ như nhãn sinh thái châu Âu với biểu tượng bông hoa ra đời vào năm 1992, được áp dụng rộng rãi tại 27 nước thành viên liên minh Châu Âu và một số nước khác, ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của hơn 340 triệu người ở châu Âu. Một cuộc nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 2004 cho thấy, người dân sẵn sàng trả thêm từ 10-17% để mua giấy vệ sinh và bột giặt có dán nhãn sinh thái thân thiện với môi trường. Một dạng nhãn sinh thái rất phổ biến khác mà chúng ta có thể thấy rất nhiều ở thiết bị sử dụng điện như máy vi tính, ti-vi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng cho đến đèn huỳnh quang, đó là nhãn tiết kiệm năng lượng Energy star. Để đạt được chuẩn này, các sản phẩm phải có một mức độ tiết kiệm năng lượng nhất định so với các sản phẩm thông thường. Ví dụ đối với ti-vi là 30%, tủ lạnh là 15%, đèn huỳnh quang 75% so với đèn dây tóc… Các tòa nhà đạt chuẩn Energy star phải tiết kiệm ít nhất 15% so với các tòa nhà thông thường. Một cuộc khảo sát khác tại Mỹ năm 2007 cho thấy có đến 62% người dân sẵn lòng trả tiền để mua sản phẩm có biểu tượng Energy star. Việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng được thể hiện dưới hình thức nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì. Để đảm bảo uy tín, các nhà sản xuất thường đưa sản phẩm của mình cho bên thứ ba cấp nhãn. Các nước trên thế giới đã thành lập chương trình cấp nhãn, chuyên cấp nhãn hiệu theo yêu cầu này của nhà sản xuất, từ đó chương trình nhãn sinh thái ra đời. 1.2. KHÁI NIỆM NHÃN SINH THÁI Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó. Nhãn sinh thái là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểu tương đối phổ biến như sau: Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng thế giới (WB) thì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v… Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa: Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm. Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác. Dù hiểu theo phương diện nào, nhãn sinh thái là danh hiệu dành cho các sản phẩm ít có tác động tiêu cực đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời từ lúc khai thác nguyên nhiên liệu, đến sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ các sản phẩm đó. Về bản chất, nhãn sinh thái là thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm nhằm khuyến khích nhu cầu tiêu thụ và cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ ít gây tác động tiêu cực đến môi trường, do đó thúc đẩy các quá trình cải thiện chất lượng môi trường. Mục tiêu chung của nhãn sinh thái là nhằm khuyến khích nhu cầu tiêu thụ và cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ ít gây tác động xấu đến môi trường, do đó có vai trò quan trọng trong thúc đẩy việc cải thiện môi trường. 1.3. PHÂN LOẠI NHÃN SINH THÁI Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, có thể chia nhãn sinh thái thành 3 loại gọi tắt là loại I, loại II, loại III với các yêu cầu cụ thể được nêu trong bộ tiêu chuẩn ISO 14024:1999; ISO 14021: 1999; ISO 14025: 2000. 1.3.1.Chương trình nhãn sinh thái loại I (ISO 14024): Là chương trình tự nguyện, dựa trên các tiêu chí của bên thứ ba nhằm cấp chứng nhận uỷ quyền sử dụng nhãn môi trường cho các sản phẩm thể hiện được sự thân thiện với môi trường nói chung theo loại hình cụ thể dựa trên việc xem xét chu trình sống của sản phẩm. Việc dán nhãn phải được bên thứ ba công nhận (không phải do nhà sản xuất hay các đại lý bán lẻ thực hiện), dựa trên phương pháp đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Chu trình sống là các giai đoạn kế tiếp và liên kết với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ khi tiếp cận nguyên liệu thô hoặc từ khi phát sinh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đến khi thải bỏ cuối cùng). Theo tiêu chuẩn này thì các sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu khác nhau và thường phụ thuộc vào mức độ khắt khe của tiêu chuẩn và vào cơ quan quản lý tiêu chuẩn. Đến nay, Nhãn loại I là loại được áp dụng phổ biến hơn cả, với khoảng trên 40 quốc gia tham gia với các tên gọi khác nhau như: Dấu Xanh (Green Seal) ở Mỹ; Sự lựa chọn Môi trường (Environmental choice); Biểu trưng sinh thái ở Canada; Oxtrâylia, Niu Di Lân...; Dấu sinh thái (Ecomark) ở Nhật; Ấn Độ....; Nhãn xanh (Green Mark/Label) ở EU; Hàn Quốc, Sigapo; Thái Lan... Bảng 1.1- Một số nước trên thế giới áp dụng chương trình nhãn sinh thái loại I TT Tên nước Tên nhãn Năm ban hành 1 Đức Thiên thần xanh 1977 2 Canada Sự lựa chọn của môi trường 1988 3 Nhật Bản Nhãn sinh thái 1989 4 Các nước Bắc Âu Thiên nga trắng 1989 5 Mỹ Con dấu xanh 1989 6 Thụy Điển Sự lựa chọn tốt cho môi trường 1990 7 Ấn Độ Nhãn sinh thái 1991 8 Hàn Quốc Nhãn sinh thái 1992 9 Liên minh Châu Âu Bông hoa Châu Âu 1993 Nguồn: www.ecolabelindex.com Tại 4 nước dẫn đầu là Mỹ, Canada, Nhật và Hàn Quốc, có khoảng 20 - 30% sản phẩm có hoạt động môi trường tốt nhất được cấp giấy chứng nhận nhãn môi trường loại I. Tại Việt Nam, khái niệm "Nhãn môi trường" vẫn còn khá xa lạ với người sản xuất và người tiêu dùng. 1.3.2.Chương trình nhãn sinh thái loại II (ISO 14021): Nhãn môi trường kiểu II là sự tự công bố về môi trường mang tính chất thông tin. Là giải pháp môi trường do các nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc bất cứ ai khác được lợi nhờ công bố môi trường không có sự tham gia của cơ quan chứng nhận. Do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho mình, đôi khi còn được gọi là “Công bố xanh”, có thể công bố bằng lời văn, biểu tượng hoặc hình vẽ lên sản phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định. Công bố loại này phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như: phải chính xác và không gây nhầm lẫn, được minh chững và được kiểm tra, xác nhận, tương ứng với sản phẩm cụ thể và chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp hoặc đã định, không gây ra sự diễn giải sai… Còn đối với việc lựa chọn biểu tượng đặc trưng dựa trên cơ sở chúng đã được thừa nhận hoặc sử dụng rộng rãi, ví dụ như vòng Mobius, dùng cho các công bố về hàm lượng tái chế hoặc tái chế được. 1.3.3.Chương trình nhãn sinh thái loại III (ISO 14025): Nhãn môi trường kiểu III là chương trình tự nguyện được lượng hoá bằng các dữ liệu về sản phẩm dưới các loại chỉ tiêu do Bên thứ ba có trình độ chuyên môn về sản phẩm định trước và dựa trên sự đánh giá chu trình sống của sản phẩm và được một bên thứ ba có trình độ chuyên môn khác xác nhận. Bao gồm các thông tin định lượng về sản phẩm dựa trên đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Mục đích chính là cung cấp dữ liệu môi trường được định lượng và có thể được dùng để thể hiện sự so sánh giữa các sản phẩm. Cũng giống với nhãn kiểu I là việc công bố phải được bên thứ ba công nhận nhưng các thông số môi trường của sản phẩm còn phải được thông báo rộng rãi trong báo cáo kỹ thuật. ö Điểm chung của ba loại này là đều phải tuân thủ các nguyên tắc được nêu trong tiêu chuẩn ISO 14020: 1998 (TCVN ISO 14020:2000), trong đó kiểm soát mấu chốt các thông tin đưa ra phải khoa học, chính xác và dựa trên kết quả của quá trình đánh giá vòng đời sản phẩm, các thủ tục phải không cản trở cho hoạt động thương mại quốc tế. ö Trong cả ba loại nhãn sinh thái trên, thì nhãn sinh thái loại I có ưu thế hơn cả, do có khả năng phổ biến rộng rãi, minh bạch, và độ tin cậy cao, dễ tạo ra thúc đẩy việc bảo vệ môi trường. Trong thực tế, nhãn sinh thái loại I ngày càng chiếm ưu thế và được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. 1.4. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ÁP NHÃN SINH THÁI 1.4.1. Mục đích chung Nhằm đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng thế giới, tạo nên môi trường sinh thái trong sạch, lành mạnh, từ đó tạo đà cho phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sống cộng đồng. 1.4.2. Mục đích cụ thể Nhãn sinh thái cung cấp các thông tin rõ ràng về đặc tính môi trường, khía cạnh môi trường cụ thể của các sản phẩm hoặc dịch vụ. Người tiêu dùng có thể sử dụng các thông tin trên trong việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, từ những thông tin môi trường giới thiệu, cộng đồng có thể thay đổi nâng cao kiến thức của mình về môi trường, về sự biến đổi thành phần tính chất môi trường dưới tác động của con người, đến hoạt động của hệ thống kinh tế, từ đó có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Mục đích của việc áp nhãn sinh thái là khuyến khích sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Điều đó có ý nghĩa nhãn sinh thái là một lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế, môi trường chủ yếu có thể được nhân qua việc khai thác mối quan tâm đến môi trường của người tiêu thụ sản phẩm. Nhãn sinh thái ra đời giúp cho người tiêu dùng nhận biết được những tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, để từ đó đưa ra sự lựa chọn của mình. Nếu sản phẩm được cấp nhãn sinh thái càng ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn thì điều đó chứng tỏ nó đã khuyến khích các công ty thay đổi quá trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường và yêu cầu của người tiêu dùng, hay nói một cách khác là đạt được kết quả sản xuất và tiêu dùng bền vững. 1.5. CÁC NGUYÊN TẮC KHI CẤP NHÃN SINH THÁI Khi tiến hành một chương trình dán nhãn môi trường cho một sản phẩm, cần phải đảm bảo theo các nguyên tắc chung là: Chương trình cấp nhãn sinh thái phải được xây dựng và quản lý theo nguyên tắc tự nguyện. Công bố môi trường và nhãn sinh thái phải chính xác có thể kiểm tra xác nhận được, thích hợp không hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN TOT NGHIEP - Hoa vien.doc
  • docBM05-QT04-DT Phieu giao de tai.doc
  • docDANHMC~1.DOC
  • docDANHMC~2.DOC
  • docDANHMC~3.DOC
  • docDANHMC~4.DOC
  • docLICMN~1.DOC
  • docLOI CAM ÐOAN.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNVN_NH~1.DOC
  • docTAILIE~1.DOC
  • doctrang bia.doc
Tài liệu liên quan