Đồ án Nghiên cứu lớp Điều khiển truy nhập môi trường MAC trong công nghệ WIMAX

Xu hướng phát triển của các mạng thế hệ sau được đặc trưng bởi khả năng hội tụ, tốc độ dữ liệu cao, hỗ trợ nhiều mức chất lượng dịch vụ (QoS) đi đôi với khả năng di động bên trong mạng hoặc giữa các mạng sử dụng các công nghệ khác nhau và giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau. Một khía cạnh quan trọng trong xu hướng phát triển đó là việc chuẩn hóa, cho phép xây dựng kiểu mạng độc lập với thiết bị và khả năng tương tác giữa các kiểu mạng khác nhau ở mức cao. Một công nghệ đang được phát triển đáp ứng được những đặc tính kể trên, được chuẩn hóa bởi tổ chức IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đó là công nghệ IEEE 802.16, thường được gọi là công nghệ WiMAX. WiMAX được thiết kế nhằm mục đích bổ sung vào các công nghệ truy cập không dây hiện tại với ưu điểm tốc độ dữ liệu cao, hỗ trợ QoS linh hoạt, phạm vi phủ sóng rộng và chi phí triển khai thấp trong phạm vi vùng đô thị MAN (Metropolian Access Network). Đồ án này tập trung vào việc nghiên cứu lớp Điều khiển truy nhập môi trường MAC trong công nghệ WIMAX. Đồ án sẽ trình bày những vấn đề cơ bản nhất về công nghệ WiMAX như các chuẩn WiMAX, các kỹ thuật được ứng dụng trong WiMAX, mô hình phân lớp và bảo mật trong WiMAX. Ngoài ra, đồ án cũng giới thiệu một mô hình mô phỏng hoạt động của hệ thống WiMAX nhằm mục đích làm rõ quá trình làm việc của hệ thống WiMAX. Đồ án bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu chung về WiMAX. Chương 2: Các kỹ thuật được sử dụng trong WiMAX. Chương 3: Kiến trúc mạng truy cập WiMAX Chương 4: Kiến trúc bảo mật chuẩn IEEE 802.16. Chương 5: Mô phỏng hoạt động hệ thống WiMAX.

doc84 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu lớp Điều khiển truy nhập môi trường MAC trong công nghệ WIMAX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan nội dung của đồ án này không phải là bản sao chép của bất cứ đồ án hoặc công trình đã có từ trước. MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC CÁC HÌNH VẼ MỤC LỤC CÁC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WiMAX Giới thiệu chương 1 Khái niệm 1 Các chuẩn của WiMAX 5 Chuẩn IEEE 802.16 – 2001 5 Chuẩn IEEE 802.16a 5 Chuẩn IEEE 802.16 – 2004 6 Chuẩn IEEE 802.16e 6 Phổ WiMAX 8 Băng tần đăng ký 8 Băng tần không đăng ký 5GHz 9 Truyền sóng 9 Ưu điểm và nhược điểm của WiMAX 12 Tình hình triển khai WiMAX 14 Tình hình triển khai WiMAX trên thế giới 14 Tình hình triển khai WiMAX thử nghiệm tại Việt Nam 14 Kết luận chương 15 Chương 2: CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG WiMAX Giới thiệu chương 16 Kỹ thuật OFDM 17 Khái niệm 17 Sơ đồ khối OFDM 18 Chuỗi bảo vệ trong hệ thống OFDM 19 Nguyên tắc giải điều chế OFDM 21 Các ưu và nhược điểm của kĩ thuật OFDM 21 Kỹ thuật OFDMA 23 Khái niệm 23 Đặc điểm 23 OFDMA nhảy tần 24 Hệ thống OFDMA 26 Điều chế thích nghi 27 Công nghệ sửa lỗi 28 Điều khiển công suất 28 Các công nghệ anten tiên tiến 28 Phân tập thu và phát 29 Các hệ thống anten thích nghi 30 Kết luận chương 31 Chương 3: KIẾN TRÚC MẠNG TRUY CẬP WIMAX Giới thiệu chương 32 Mô hình tham chiếu 32 Lớp điều khiển truy nhập môi trường (MAC) 34 Kết nối và địa chỉ 35 Lớp con hội tụ MAC 36 Lớp con phần chung MAC 37 Cơ chế yêu cầu và cấp phát băng thông 41 Cơ chế lập lịch dịch vụ và chất lượng dịch vụ (QoS) 43 Lớp con bảo mật 44 Lớp vật lý 44 Kết luận chương 46 Chương 4: KIẾN TRÚC BẢO MẬT CHUẨN IEEE 802.16 Giới thiệu chương 47 Kiến trúc bảo mật 47 Kết hợp bảo mật 49 Giao thức quản lí khóa PKM 49 Quy trình bảo mật 50 Xác thực 51 Trao đổi khóa dữ liệu 53 Mã hóa dữ liệu 54 Hạn chế của kiến trúc bảo mật IEEE 802.16 55 Kết luận chương 56 Chương 5: MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG WiMAX Giới thiệu chương 57 Môi trường mô phỏng 57 Mô phỏng 59 Giả thuyết 59 Kịch bản mô phỏng 60 Phân tích kết quả mô phỏng 61 Hoạt động 61 Tính lượng băng thông được sử dụng trên BS 63 Nhận xét 65 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC Phụ lục A: Giá trị trường Type trong thông báo quản trị lớp MAC Phụ lục B: Giao thức định tuyến DSDV Phụ lục C: Cài đặt NS-2 trên nền Windows 9x/2000/XP sử dụng Cygwin MỤC LỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Minh họa họat động WiMAX [10] 11 Hình 1.2. Truyền sóng trong trường hợp NLOS [10] 11 Hình 2.1. So sánh giữa FDM và OFDM 17 Hình 2.2. Sơ đồ khối hệ thống OFDM 18 Hình 2.3. Khái niệm về chuỗi bảo vệ 19 Hình 2.4. ISI và cyclic prefix 20 Hình 2.5. Tách chuỗi bảo vệ 21 Hình 2.6. ODFM và OFDMA 23 Hình 2.7. Ví dụ của biểu đồ tần số, thời gian với OFDMA 24 Hình 2.8. Biểu đồ tần số thời gian với 3 người dùng nhảy tần a, b, c đều có 1 bước nhảy với 4 khe thời gian 25 Hình 2.9. 6 mẫu nhảy tần trực giao với 6 tần số nhảy khác nhau 25 Hình 2.10. Tổng quan hệ thống sử dụng OFDMA 26 Hình 2.11. Mẫu tín hiệu dẫn đường trong OFDMA 27 Hình 2.12. Bán kính cell quan hệ với điều chế thích nghi 27 Hình 2.13. MISO 29 Hình 2.14. MIMO 30 Hình 2.15. Beam Shaping 30 Hình 2.16. AAS đường xuống 31 Hình 3.1. Mô hình tham chiếu. [5] 32 Hình 3.2. Chức năng các lớp trong mô hình phân lớp chuẩn IEEE 802.16 33 Hình 3.3. Luồng dữ liệu qua các lớp 33 Hình 3.4. Định dạng MAC PDU 37 Hình 3.5. Định dạng của tiêu đề MAC PDU chung 38 Hình 3.6. Định dạng tiêu đề yêu cầu dải thông 40 Hình 4.1. Mô hình kiến trúc bảo mật chuẩn IEEE 802.16 [7] 48 Hình 4.2. Quy trình bảo mật 50 Hình 4.3. Quá trình xác thực SS với BS 51 Hình 4.4. Quá trình trao đổi khóa dữ liệu 53 Hình 4.5. Định dạng payload trước và sau khi mã hóa 55 Hình 5.1. Module WiMAX trong kiến trúc NS-2 [13] 58 Hình 5.2. Kiến trúc mạng mô phỏng 60 Hình 5.3. Các SS gửi yêu cầu ranging 61 Hình 5.4. BS gửi đáp ứng ranging 62 Hình 5.5. SS_2 gửi yêu cầu băng thông 62 Hình 5.6. SS_2 gửi dữ liệu (rtPS) cho BS 63 Hình 5.7. Đồ thị băng thông được sử dụng trên các kênh truyền 63 Hình 5.8. Thông tin trong file ~.tr được import vào excel 64 MỤC LỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tóm tắt các đặc trưng cơ bản các chuẩn WiMAX [6] 8 Bảng 3.1. Các trường tiêu đề MAC chung 39 Bảng 3.2. Các trường tiêu đề MAC yêu cầu dải thông 40 Bảng 3.3. Đặc tả vật lý chuẩn IEEE 802.16 45 CÁC TỪ VIẾT TẮT AAS Advanced Antenna Systems - Các hệ thống anten thích nghi AES Advanced Encryption Standard - Chuẩn mã hóa nâng cao AK Authentication Key - Khóa chứng thực ARQ Automatic Repeat reQuest - Tự động lặp lại yêu cầu ATM Asynchronous Transfer Mode AWGN Additive White Gaussian Noise - Nhiễu Gaussian trắng cộng BE Best Effort BER Bit Error Rate - Tỉ lệ lỗi bit BPSK Binary Phase Shift Keying - điều chế pha nhị phân BS Base Station - Trạm gốc CDMA Code Division Multiple Access - Đa truy cập phân chia theo mã CID Connection Identifier - Định danh kết nối CP Cyclic Prefix - Tiền tố vòng CPE Customer Premise Equipment CRC Cyclic Redundancy Check - Kiểm tra lỗi dư vòng DFS Dynamic Frequency Selection – Lựa chọn tần số động FDD Frequency Division Duplex - Ghép kênh phân chia theo tần số FFT Fast Fourier Transform - Chuyển đổi Fourier nhanh GSM Global System for Mobile communications - Hệ thống thông tin di động toàn cầu ICI InterChannel Interference - Nhiễu xuyên kênh IDFT Inverse Discrete Fourier Transform - Biến đổi Fourirer rời rạc ngược IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers - Học Viện của các Kỹ Sư Điện và Điện Tử IFFT Inverse Fast Fourier Transform - Biến đổi Fourier ngược nhanh ISI Inter-Symbol Interference - Nhiễu xuyên ký tự KEK Key Encryption Key LOS Line Of Sight - Tầm nhìn thẳng MAC Media Access Control - Điều khiển truy nhập môi trường MAN Metropolitan Area Network – Mạng đô thị MIMO Multiple Input Multiple Output - Nhiều đầu vào, nhiều đầu ra MISO Multiple Input Single Output - Nhiều đầu vào, một đầu ra MS Mobile Station - Trạm di động NLOS Non–Line-Of-Sight - Không tầm nhìn thẳng nrtPS non–real-time Polling Service OFDM Orthogonal Frequency Division Multiplexing - Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDMA Orthogonal Frequency Division Multiple Access - Đa truy cập ghép kênh chia tần số trực giao PDU Packet Data Unit - Đơn vị gói dữ liệu PKM Privacy and Key Management - Quản lý sự riêng tư và khóa QAM Quadrature Amplitude Modulation - Điều chế biên độ trực giao QoS Quality of Service - Chất lượng dịch vụ QPSK Quadature Phase Shift Keying - điều chế pha trực giao RF Radio Frequency - Tần số vô tuyến rtPS real-time Polling Service SA Security Association – Tập hợp bảo mật SDU Service Data Unit - Đơn vị dữ liệu dịch vụ SLA Service-Level Agreement - Thỏa thuận mức dịch vụ SNR Signal-to-Noise Ratio – Tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu SS Subscriber Station - Trạm thuê bao TDM Time Division Multiplexing – Ghép kênh phân chia theo thời gian TDMA Time Division Multiplexing Access – Đa truy cập phân chia theo thời gian TEK Traffic Encryption Key - Khóa mã hóa lưu lượng UDP User Datagram Protocol UGS Unsolicited Grant Services UMTS Universal Mobile Telephone System WiFi Wireless Fidelity WiMAX Worldwide interoperability for Microwave Access WLAN Wireless Local Area Network – Mạng cục bộ không dây MỞ ĐẦU Xu hướng phát triển của các mạng thế hệ sau được đặc trưng bởi khả năng hội tụ, tốc độ dữ liệu cao, hỗ trợ nhiều mức chất lượng dịch vụ (QoS) đi đôi với khả năng di động bên trong mạng hoặc giữa các mạng sử dụng các công nghệ khác nhau và giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau. Một khía cạnh quan trọng trong xu hướng phát triển đó là việc chuẩn hóa, cho phép xây dựng kiểu mạng độc lập với thiết bị và khả năng tương tác giữa các kiểu mạng khác nhau ở mức cao. Một công nghệ đang được phát triển đáp ứng được những đặc tính kể trên, được chuẩn hóa bởi tổ chức IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đó là công nghệ IEEE 802.16, thường được gọi là công nghệ WiMAX. WiMAX được thiết kế nhằm mục đích bổ sung vào các công nghệ truy cập không dây hiện tại với ưu điểm tốc độ dữ liệu cao, hỗ trợ QoS linh hoạt, phạm vi phủ sóng rộng và chi phí triển khai thấp trong phạm vi vùng đô thị MAN (Metropolian Access Network). Đồ án này tập trung vào việc nghiên cứu lớp Điều khiển truy nhập môi trường MAC trong công nghệ WIMAX. Đồ án sẽ trình bày những vấn đề cơ bản nhất về công nghệ WiMAX như các chuẩn WiMAX, các kỹ thuật được ứng dụng trong WiMAX, mô hình phân lớp và bảo mật trong WiMAX. Ngoài ra, đồ án cũng giới thiệu một mô hình mô phỏng hoạt động của hệ thống WiMAX nhằm mục đích làm rõ quá trình làm việc của hệ thống WiMAX. Đồ án bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu chung về WiMAX. Chương 2: Các kỹ thuật được sử dụng trong WiMAX. Chương 3: Kiến trúc mạng truy cập WiMAX Chương 4: Kiến trúc bảo mật chuẩn IEEE 802.16. Chương 5: Mô phỏng hoạt động hệ thống WiMAX. Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WiMAX 1.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG WiMAX là một công nghệ cho phép truy cập băng rộng vô tuyến đến đầu cuối như một phương thức thay thế cho cáp và đường dây thuê bao số DSL. WiMAX cho phép kết nối băng rộng vô tuyến cố định, nomadic (người sử dụng có thể di động nhưng cố định trong lúc kết nối), portable (người sử dụng có thể di chuyển với tốc độ chậm) và cuối cùng là di động mà không cần ở trong tầm nhìn thẳng LOS (Line-Of-Sight) trực tiếp với trạm gốc BS (Base Station). WiMAX khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp truy nhập hiện tại, cung cấp một phương tiện truy nhập Internet không dây tổng hợp có thể thay thế cho ADSL và WiFi. Hệ thống WiMAX có khả năng cung cấp đường truyền có tốc độ lên đến 70Mbit/s và với bán kính phủ sóng của một trạm anten phát lên đến 50Km. Mô hình phủ sóng của mạng WiMAX tương tự như mạng điện thoại tế bào. Bên cạnh đó, WiMAX cũng hoạt động mềm dẻo như WiFi khi truy cập mạng. Mỗi khi máy tính muốn truy nhập mạng nó sẽ tự động kết nối đến trạm anten WiMAX gần nhất. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm cơ bản về WiMAX, các chuẩn WiMAX hiện nay, các băng tần có thể sử dụng cho WiMAX, các ưu điểm và lợi ích của WiMAX mang lại, đồng thời là tình hình triển khai WiMAX trên thế giới và tại Việt Nam 1.2. KHÁI NIỆM WiMAX (Worldwide Interoperability of Microwave Access) là hệ thống truy nhập vi ba có tính tương thích toàn cầu dựa trên cơ sở tiêu chuẩn IEEE 802.16 WirelessMAN (Wireless Metropolitan Area Network). Họ 802.16 này đưa ra những tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật nhằm tập trung giải quyết các vấn đề trong mạng vô tuyến băng rộng điểm – đa điểm về giao diện vô tuyến bao gồm: Lớp điều khiển truy cập môi trường (MAC) và lớp vật lý (PHY). WiMAX là một chuẩn không dây đang phát triển rất nhanh, hứa hẹn tạo ra khả năng kết nối băng thông rộng tốc độ cao cho cả mạng cố định lẫn mạng không dây di động. Hai phiên bản của WiMAX được đưa ra như sau: Fixed WiMAX (WiMAX cố định): Dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.16-2004, được thiết kế cho loại truy nhập cố định và lưu động. Trong phiên bản này sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM (Orthogonnal Frequency Division Multiple) hoạt động trong cả môi trường nhìn thẳng – LOS (line-of-sight) và không nhìn thẳng – NLOS (Non-line-of-sight). Sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn này hiện tai đã được cấp chứng chỉ và thương mại hóa. Mobile WiMAX (WiMAX di động): dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.16e, được thiết kế cho loại truy cập xách tay và di động. về cơ bản, tiêu chuẩn 802.16e được phát triển trên cơ sở sửa đổi tiêu chuẩn IEEE 802.16-2004 để tối ưu cho các kênh vô tuyến di động, cung cấp khả năng chuyển vùng – handoff và chuyển mạng – roaming. Tiêu chuẩn này sử dụng phương thức đa truy cập ghép kênh chia tần số trực giao OFDMA (Orthogonnal Frequency Division Multiple Access) – là sự phối hợp của kỹ thuật ghép kênh và kỹ thuật phân chia tần số có tính chất trực giao, rất phù hợp với môi trường truyền dẫn đa đường nhằm tăng thông lượng cũng như dung lượng mạng, tăng độ linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên, tận dụng tối đa phổ tần, cải thiện khả năng phủ sóng với các loại địa hình đa dạng. WiMAX đã được phát triển và khắc phục được những nhược điểm của các công nghệ truy cập băng rộng trước đây, cụ thể: Cấu trúc mềm dẻo: WiMAX hỗ trợ các cấu trúc hệ thống bao gồm điểm – đa điểm, công nghệ lưới (mesh) và phủ sóng khắp mọi nơi. Điều khiển truy nhập môi trường – MAC, phương tiện truyền dẫn hỗ trợ điểm – đa điểm và dịch vụ rộng khắp bởi lập lịch một khe thời gian cho mỗi trạm di động (MS). Nếu có duy nhất một MS trong mạng, trạm gốc (BS) sẽ liên lạc với MS trên cơ sở điểm – điểm. Một BS trong một cấu hình điểm – điểm có thể sử dụng anten chùm hẹp hơn để bao phủ các khoảng cách xa hơn. Chất lượng dịch vụ QoS: WiMAX có thể được tối ưu động đối với hỗn hợp lưu lượng sẽ được mang. Có 4 loại dịch vụ được hỗ trợ: dịch vụ cấp phát tự nguyện (UGS), dịch vụ hỏi vòng thời gian thực (rtPS), dịch vụ hỏi vòng không thời gian thực (nrtPS), nỗ lực tốt nhất (BE). Triển khai nhanh, chi phí thấp: So sánh với triển khai các giải pháp có dây, WiMAX yêu cầu ít hoặc không có bất cứ sự xây dựng thiết lập bên ngoài. Ví dụ, đào hố để tạo rãnh các đường cáp thì không yêu cầu. Ngoài ra, dựa trên các chuẩn mở của WiMAX, sẽ không có sự độc quyền về tiêu chuẩn này, dẫn đến việc cạnh tranh của nhiều nhà sản xuất, làm cho chi phí đầu tư một hệ thống giảm đáng kể. Dịch vụ đa mức: Cách thức nơi mà QoS được phân phát nói chung dựa vào sự thỏa thuận mức dịch vụ (SLA - Service-Level Agreement) giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng cuối cùng. Chi tiết hơn, một nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp các SLA khác nhau tới các thuê bao khác nhau, thậm chí tới những người dùng khác nhau sử dụng cùng MS. Cung cấp truy nhập băng rộng cố định trong những khu vực đô thị và ngoại ô, nơi chất lượng cáp đồng thì kém hoặc đưa vào khó khăn, khắc phục thiết bị số trong những vùng mật độ thấp nơi mà các nhân tố công nghệ và kinh tế thực hiện phát triển băng rộng rất thách thức. Tính tương thích: WiMAX được xây dựng để trở thành một chuẩn quốc tế, tạo ra sự dễ dàng đối với người dùng cuối cùng để truyền tải và sử dụng MS của họ ở các vị trí khác nhau, hoặc với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Tính tương thích bảo vệ sự đầu tư của một nhà vận hành ban đầu vì nó có thể chọn lựa thiết bị từ các nhà đại lý thiết bị. Di động: IEEE 802.16e bổ sung thêm các đặc điểm chính hỗ trợ khả năng di động. Những cải tiến lớp vật lý OFDM (ghép kênh phân chia tần số trực giao) và OFDMA (đa truy nhập phân chia tần số trực giao) để hỗ trợ các thiết bị và các dịch vụ trong một môi trường di động. Những cải tiến này, bao gồm OFDMA mở rộng được, MIMO (Multi In Multi Out - nhiều đầu vào nhiều đầu ra), và hỗ trợ đối với chế độ idle/sleep và handoff, sẽ cho phép khả năng di động đầy đủ ở tốc độ tới 160 km/h. Mạng WiMAX di động cho phép người sử dụng có thể truy cập Internet không dây băng thông rộng tại bất cứ đâu có phủ sóng WiMAX. Hoạt động NLOS: Khả năng họat động của mạng WiMAX mà không đòi hỏi tầm nhìn thẳng giữa BS và MS. Khả năng này của nó giúp các sản phẩm WiMAX phân phát dải thông rộng trong một môi trường NLOS. Phủ sóng rộng hơn: WiMAX hỗ trợ động nhiều mức điều chế, bao gồm BPSK, QPSK, 16QAM, 64QAM. Khi yêu cầu với bộ khuếch đại công suất cao và hoạt động với điều chế mức thấp (ví dụ BPSK hoặc QPSK). Các hệ thống WiMAX có thể phủ sóng một vùng địa lý rộng khi đường truyền giữa BS và MS không bị cản trở. Mở rộng phạm vi bị giới hạn hiện tại của WLAN công cộng (hotspot) đến phạm vi rộng (hotzone). Ở những điều kiện tốt nhất có thể đạt được phạm vi phủ sóng 50 km với tốc độ dữ liệu bị hạ thấp (một vài Mbit/s), phạm vi phủ sóng điển hình là gần 5 km với CPE (NLOS) trong nhà và gần 15km với một CPE được nối với một anten bên ngoài (LOS). Dung lượng cao: Có thể đạt được dung lượng 75 Mbit/s cho các trạm gốc với một kênh 20 MHz trong các điều kiện truyền sóng tốt nhất. Tính mở rộng: Chuẩn 802.16 -2004 hỗ trợ các dải thông kênh tần số vô tuyến (RF) mềm dẻo và sử dụng lại các kênh tần số này như là một cách để tăng dung lượng mạng. Chuẩn cũng định rõ hỗ trợ đối với TPC (điều khiển công suất phát) và các phép đo chất lượng kênh như các công cụ thêm vào để hỗ trợ sử dụng phổ hiệu quả. Chuẩn đã được thiết kế để đạt tỷ lệ lên tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn người sử dụng trong một kênh RF. Hỗ trợ nhiều kênh cho phép các nhà chế tạo thiết bị cung cấp một phương tiện để chú trọng vào phạm vi sử dụng phổ và những quy định cấp phát được nói rõ bởi các nhà vận hành trong các thị trường quốc tế thay đổi khác nhau. Bảo mật: Bằng cách mã hóa các liên kết vô tuyến giữa BS và MS, sử dụng chuẩn mã hóa tiên tiến AES, đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu trao đổi qua giao diện vô tuyến. Cung cấp cho các nhà vận hành với sự bảo vệ mạnh chống lại những hành vi đánh cắp dịch vụ. 1.3. CÁC CHUẨN CỦA WiMAX 1.3.1. Chuẩn IEEE 802.16 - 2001 Chuẩn IEEE 802.16-2001 được hoàn thành vào tháng 10/2001 và được công bố vào 4/2002, định nghĩa đặc tả kỹ thuật giao diện không gian WirelessMAN™ cho các mạng vùng đô thị. Đặc điểm chính của IEEE 802.16 – 2001: Giao diện không gian cho hệ thống truy nhập không dây băng rộng cố định họat động ở dải tần 10 – 66 GHz, cần thỏa mãn tầm nhìn thẳng. Lớp vật lý PHY: WirelessMAN-SC. Tốc độ bit: 32 – 134 Mbps với kênh 28 MHz. Điều chế QPSK, 16 QAM và 64 QAM. Các dải thông kênh 20 MHz, 25 MHz, 28 MHz. Bán kính cell: 2 – 5 km. Kết nối có định hướng, MAC TDM/TDMA, QoS, bảo mật. 1.3.2. Chuẩn IEEE 802.16a Vì những khó khăn trong triển khai chuẩn IEEE 802.16, hướng vào việc sử dụng tần số từ 10 – 66 GHz, một dự án sửa đổi có tên IEEE 802.16a đã được hoàn thành vào tháng 11/2002 và được công bố vào tháng 4/2003. Chuẩn này được mở rộng hỗ trợ giao diện không gian cho những tần số trong băng tần 2–11 GHz, bao gồm cả những phổ cấp phép và không cấp phép và không cần thoả mãn điều kiện tầm nhìn thẳng. Đặc điểm chính của IEEE 802.16a như sau: Bổ sung 802.16, các hiệu chỉnh MAC và các đặc điểm PHY thêm vào cho dải 2 – 11 GHz (NLOS). Tốc độ bit: tới 75Mbps với kênh 20 MHz. Điều chế OFDMA với 2048 sóng mang, OFDM 256 sóng mang, QPSK, 16 QAM, 64 QAM. Dải thông kênh có thể thay đổi giữa 1,25MHz và 20MHz. Bán kính cell: 6 – 9 km. Lớp vật lý PHY: WirelessMAN-OFDM, OFDMA, SCa. Các chức năng MAC thêm vào: hỗ trợ PHY OFDM và OFDMA, hỗ trợ công nghệ Mesh, ARQ. 1.3.3. Chuẩn IEEE 802.16 - 2004 Tháng 7/2004, chuẩn IEEE 802.16 – 2004 hay IEEE 802.16d được chấp thông qua, kết hợp của các chuẩn IEEE 802.16 – 2001, IEEE 802.16a, ứng dụng LOS ở dải tần số 10 - 66 GHz và NLOS ở dải 2 - 11 GHz. Khả năng vô tuyến bổ sung như là “beam forming” và kênh con OFDM. 1.3.4. Chuẩn IEEE 802.16e Đầu năm 2005, chuẩn không dây băng thông rộng 802.16e với tên gọi Mobile WiMAX đã được phê chuẩn, cho phép trạm gốc kết nối tới những thiết bị đang di chuyển. Chuẩn này giúp cho các thiết bị từ các nhà sản xuất này có thể làm việc, tương thích tốt với các thiết bị từ các nhà sản xuất khác. 802.16e họat động ở các băng tần nhỏ hơn 6 GHz, tốc độ lên tới 15 Mbps với kênh 5 MHz, bán kính cell từ 2 – 5 km. WiMAX 802.16e có hỗ trợ handoff và roaming. Sử dụng SOFDMA, một công nghệ điều chế đa sóng mang. Các nhà cung cấp dịch vụ mà triển khai 802.16e cũng có thể sử dụng mạng để cung cấp dịch vụ cố định. 802.16e hỗ trợ cho SOFDMA cho phép số sóng mang thay đổi, ngoài các mô hình OFDM và OFDMA. Sự phân chia sóng mang trong mô hình OFDMA được thiết kế để tối thiểu ảnh hưởng của nhiễu phía thiết bị người dùng với anten đa hướng. Cụ thể hơn, 802.16e đưa ra hỗ trợ cải tiến hỗ trợ MIMO và AAS, cũng như các handoff cứng và mềm. Nó cũng cải tiến các khả năng tiết kiệm công suất cho các thiết bị di động và các đặc điểm bảo mật linh hoạt hơn. 802.16 802.16-2004 802.16-2005 Tình trạng Hoàn thiện vào tháng 12-2001 Hoàn thiện vào tháng 6-2004 Hoàn thiện vào tháng 12-2005 Dải tần 10-66 GHz 2-11 GHz 2-11 GHz cho cố định; 2-6 GHz cho di động Ứng dụng Cố định, tầm nhìn thẳng (LOS) Cố định, không nhìn thẳng (NLOS) Cố định và di động, không nhìn thẳng (NLOS) Cấu trúc lớp MAC Điểm – đa đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung do an.doc
  • namUGS-RTPS.nam
  • tclUGS-RTPS.tcl
  • trUGS-RTPS.tr