Đồ án Nghiên cứu starter của nấm mốc Actinomucor elegans và bước đầu ứng dụng trong sản xuất chao với quy mô công nghiệp

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu vềthực phẩm không dừng lại ở ăn ngon mà còn phải an toàn và dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các sản phẩm và phương pháp sản xuất sản phẩm thực phẩm đáp ứng nhu cầu trên là cấp thiết. Chao là sản phẩm được sửdụng rất phổbiến thì vấn đềchất lượng an toàn thực phẩm của chao cũng được đặt lên hàng đầu. ỞViệt Nam, nhìn chung việc sản xuất chao vẫn chưa phát triển thành quy mô công nghiệp. Hầu hết phần nhiều vẫn sản xuất theo lối thủcông với những thiết bị đơn giản, nơi sản xuất không hợp vệsinh, sửdụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chếbiến đơn sơ, sửdụng mốc chao tựnhiên, .Theo cách này, chất lượng sản phẩm không thểkiểm soát được và không ổn định, sựxâm nhập của vi sinh vật sẽlàm hỏng sản phẩm và sinh độc tố, cuối cùng làm thay đổi giá trịdinh dưỡng và hương vịsản phẩm, không đem lại hiệu quảkinh tế. Chính vì vậy việc nghiên cứu sản xuất viên mốc chao và ứng dụng vào sản xuất của chúng tôi với đềtài : “Nghiên cứu starter của nấm mốc Actinomucor elegans và bước đầu ứng dụng trong sản xuất chao với quy mô công nghiệp” sẽ đưa nhóm thực phẩm truyền thống này lên một tầm cao mới.

pdf51 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu starter của nấm mốc Actinomucor elegans và bước đầu ứng dụng trong sản xuất chao với quy mô công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm không dừng lại ở ăn ngon mà còn phải an toàn và dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các sản phẩm và phương pháp sản xuất sản phẩm thực phẩm đáp ứng nhu cầu trên là cấp thiết. Chao là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến thì vấn đề chất lượng an toàn thực phẩm của chao cũng được đặt lên hàng đầu. Ở Việt Nam, nhìn chung việc sản xuất chao vẫn chưa phát triển thành quy mô công nghiệp. Hầu hết phần nhiều vẫn sản xuất theo lối thủ công với những thiết bị đơn giản, nơi sản xuất không hợp vệ sinh, sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chế biến đơn sơ, sử dụng mốc chao tự nhiên,….Theo cách này, chất lượng sản phẩm không thể kiểm soát được và không ổn định, sự xâm nhập của vi sinh vật sẽ làm hỏng sản phẩm và sinh độc tố, cuối cùng làm thay đổi giá trị dinh dưỡng và hương vị sản phẩm, không đem lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy việc nghiên cứu sản xuất viên mốc chao và ứng dụng vào sản xuất của chúng tôi với đề tài : “Nghiên cứu starter của nấm mốc Actinomucor elegans và bước đầu ứng dụng trong sản xuất chao với quy mô công nghiệp” sẽ đưa nhóm thực phẩm truyền thống này lên một tầm cao mới. -2- Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, nhìn chung việc sản xuất chao vẫn chưa phát triển thành quy mô công nghiệp, hầu hết chao vẫn được sản xuất theo lối thủ công quy mô nhỏ với những thiết bị đơn giản, lên men tự nhiên… Theo cách này, chất lượng sản phẩm không ổn định, năng suất không thể kiểm soát được và quan trọng nhất là không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo cách sản xuất chao truyền thống với phương pháp lên men tự nhiên sẽ có nhiều mốc tạp nhiễm, sự xâm nhập của vi sinh vật sẽ làm hỏng sản phẩm và sinh độc tố, cuối cùng làm thay đổi giá trị dinh dưỡng, hương vị sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và không đem lại hiệu quả kinh tế. Trước đây, cũng có những nghiên cứu nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất chao nhưng chỉ ở dạng mốc bột bào tử, thời gian bảo quản thấp, số lượng bào tử thấp và còn lẫn nhiều mốc tạp. Chính vì vậy việc nghiên cứu starter của mốc Actinomucor elegans và bước đầu ứng dụng vào sản xuất chao với quy mô công nghiệp sẽ đưa nhóm thực phẩm truyền thống lên một tầm cao mới. Viên mốc chứa số lượng lớn bào tử nấm mốc Actinomucor elegans thuần chủng, thời gian bảo quản dài giúp ta lên men nhanh, nâng cao năng suất nhằm tiết kiệm thời gian tiền bạc và đặc biệt là sản phẩm chao đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo hương vị đặc trưng quen thuộc của sản phẩm truyền thống. Việc nghiên cứu này sẽ đưa ngành sản xuất chao trên quy mô công nghiệp và trên hết là chúng ta vẫn bảo tồn được nét văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC: 1.2.1 Trong nước: Khoa công nghệ thực phẩm và đồ uống - Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh – 2002 - Nguyễn Ánh Tuyết đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tối ưu hóa quá trình sản xuất chao khi dùng chế phẩm nấm mốc Mucor” -3- Viện công nghệ sinh học- Cần Thơ – Nguyễn Văn Thành – 2008 - đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sản xuất giống starter vi sinh vật để cải tiến qui trình sản xuất chao truyền thống ở ĐBSCL”. 1.2.2 Ngoài nước: Ph.D.thesis Wageningen University Wageningen – the Netherland, 2003- Bei - Zhong Han, “Characterization and Product Innovation of Sufu – A Chinese Fermented Soybean Food” China Light Industry Press, Beijing - Wang, R-Z & Du, X-X eds - 1998 – “The Production of Sufu in China” . 1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: - Nghiên cứu quy trình sản xuất giống starter của nấm mốc Actinomucor elegans: + Khảo điều kiện tối ưu để nuôi cấy nấm mốc Actinomucor elegans. + Khảo sát môi trường tốt nhất để giữ bào tử nấm mốc Actinomucor elegans. + Ứng dụng nghiên cứu quy trình sản xuất viên mốc chao + Khảo sát thời gian bảo quản của viên mốc chao. + Ứng dụng viên mốc vào quy trình sản xuất chao. -4- Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHỦNG NẤM MỐC Mucor: Năm 1929, Wai đã phân lập được một loại mốc thuộc dòng Mucor, và ông đặt tên là Mucor sufu (mốc chao). Ông tin rằng mốc này do nguồn gốc rơm rạ mà ra, vì người ta thường dùng rơm rạ để ủ chao. Giống được sử dụng sản xuất chao rộng rãi nhất Actinomucor elegans và mucor spp.[11] Giống Mucor thuộc lớp Zygomycetes (ngành phụ nấm tiếp hợp), nang bào tử kín hình cầu, đường kính khoảng 40µm, là vi sinh vật hiếu khí, sợi nấm có phân nhánh, có bào tử túi.[5] Nhìn chung, sợi nấm của giống Mucor dày hơn của giống Rhizopus. Vì thế, giống Mucor tạo một lớp màng dày và bám chặt vào bề mặt chao. Nhiệt độ phát triển của Mucor khoảng 25–30°C. [11] * Điều kiện nuôi cấy Actinomucor elegans: [12] - Độ ẩm tương đối của không khí: 90 - 95% - Ảnh hưởng của không khí: có O2 - Ảnh hưởng của nhiệt độ: 25 - 300C - Thời gian nuôi nấm mốc: 3 - 4 ngày 2.2 GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU LÀM VIÊN MỐC: 2.2.1 Bã đậu nành: [2] Bã đậu nành (có khi gọi là bã đậu) là một phế phẩm của các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành… Bã đậu nành chứa loại protein chất lượng thấp, bằng khoảng 50% protein tinh chất; giá trị tự nhiên của nó dưới 50% so với protein thịt gà. Hình 2.1: Nấm Actinomucor elegans -5- 2.2.2 Bột mì: [4] Bột mì là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì bằng quá trình nghiền. Trong quá trình này vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp (ra thành phẩm là bột mì). + Độ axit của các axit béo không quá 50mg KOH cần để trung hòa axit béo tự do trong 100g bột tính theo chất khô. + Protein: hàm lượng protein không thấp hơn 7,0%, tính theo chất khô. + Độ ẩm: độ ẩm của sản phẩm không vượt quá 15,5%. + Cỡ hạt: Bột mì không nhỏ hơn 98% lượng bột lọt qua rây có kích thước lỗ 212 milimicron (N-70). + Kim loại nặng: Trong bột mì không được phép có kim loại nặng với số lượng gây nguy hiểm cho con người. + Dư lượng chất trừ sinh vật hại phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép theo quy định. 2.2.3 Bột gạo:[4] Thành phần Tỷ lệ (%) Chất khô 89 Protein thô 48 Chất xơ thô 0,3 Bảng 2.1: Thành phần chính của bã đậu nành Hình2.2: Bã đậu nành Hình 2.3: Bột mì Hình 2.4: Bột gạo -6- Bột gạo ngon phải mịn không lẫn tạp chất, trắng, khó bị chua và thoảng hương thơm của gạo chất lượng tốt. Với thành phần chủ yếu là carbohdrat (>80%) nên bột gạo chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể qua lượng carbohydrat với mức năng lượng 175kcal/50g (tinh bột gạo 82%). 2.2.4 Cám gạo:[15] Trong quy trình xay xát và chế biến gạo, sau khi thu được sản phẩm chính là gạo thì còn một sản phẩm phụ có giá trị khá cao đó là cám gạo. Từ lâu cám gạo được các nhà máy xay xát thu hồi và bán như là một sản phẩm chính chỉ sau gạo. Cám được thu hồi dưới hai dạng là cám khô và cám ướt. Cám gạo thường có dạng bột, mềm và mịn. Cám gạo chiếm khoảng 10 - 12% khối lượng lúa chưa xay xát. Cám là hỗn hợp của lớp vỏ ngoài của hạt gạo và lớp aloron. Những thành phần được thu hồi khi khi xay xát và chế biến gạo và được gọi chung là cám. Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của cám gạo Thành phần Khối lượng/100g Calori (KJ) Tổng số lipit (g) Chất béo bảo hòa (g) Chất xơ tiêu hóa được (g) Carbohydrat (g) Đường (g) Protein (g) Vitamin E (mg) Vitamin B6 (mg) 316 21 4 21 28 0,9 13,3 4,9 4,1 Hình 2.5: Cám gạo -7- 2.3 GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT CHAO: 2.3.1 Đậu nành:[2] Đậu nành có tên khoa học là Glycine Max Merril. Đậu nành có nhiều màu sắc khác nhau. Trong đó đậu nành màu vàng là loại tốt nhất được trồng và sử dụng nhiều. Hạt đậu nành gồm ba bộ phận: - Vỏ hạt chiếm 8% trọng lượng hạt. - Phôi chiếm 2%. - Tử diệp chiếm 90%. Bảng 2.3: Thành phần hóa học của hạt đậu nành Thành phần Tỷ lệ Protein (%) Dầu (%) Tro (%) Hydratcarbon (%) Hạt đậu nành nguyên 100 40,0 21,0 4,9 34,0 Tử diệp 90,3 43,0 23,0 5,0 29,0 Vỏ hạt 8 8,8 1,0 4,3 86,0 Phôi 2,4 41,1 11,0 4,4 43,0 Trong thành phần hóa học của đậu nành, thành phần protein chiếm một tỷ lượng rất lớn. Thành phần acid amin trong protein của đậu nành ngoài methyonine và tryptophane còn có các acid amin khác với số lượng khá cao tương đương lượng acid amin có trong thịt. Hình 2.6: Đậu nành -8- Bảng 2.4: Thành phần acid amin trong đậu nành: [6] Acid amin Hàm lượng (%) Isoleucine 1,1 Leucine 7,7 Lysine 5,9 Methionine 1,6 Cysteine 1,3 Phenylalanine 5,0 Treonine 4,3 Tryptophan 1,3 Valine 5,4 Histidine 2,6 Trong protein đậu nành, globuline chiếm 85 – 95% ngoài ra còn có một lượng như albumin, một lượng không đáng kể prolamin và glutenlin. Đậu nành là loại hạt giàu chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid, muối khoáng và vitamin. Chính vì thế, đậu nành là một nguồn thực phẩm quan trọng và được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Mỹ, Brazil. Ở Việt Nam, đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và Nam. 2.3.2 Đậu phụ: [2] Đậu phụ là một sản phẩm được sản xuất từ đậu nành. Đậu phụ không chỉ được sản xuất tại Việt Nam mà còn được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và cả ở các nước châu Âu như Hà Lan, Pháp, … Đậu phụ có nhiều dạng khác nhau, chính vì thế mà cũng có tên gọi khác nhau. Tất cả các dạng và tên gọi khác nhau trên đều chia làm 3 loại: đậu phụ mềm, đậu phụ cứng và đậu phụ lụa. Hình 2.7: Đậu phụ -9- Trong đó đậu phụ mềm được sản xuất nhiều nhất ở nước ta. Trung Quốc sản xuất cả 3 loại. Nhật bản sản xuất nhiều loại đậu phụ lụa. Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của 3 loại đậu phụ Thành phần dinh dưỡng Đậu phụ cứng Đậu phụ mềm Đậu phụ lụa Calories (KJ) 120 86 72 Protein (g) 13 9 9,6 Carbohydrate (g) 3 2 3,2 Chất béo (g) 6 5 2,4 Chất béo no (g) 1 1 - Cholesterol 0 0 0 Natri (mg) 9 8 30 Chất xơ (g) 1 - - Canxi (mg) 120 130 40 Sắt (mg) 8 7 1 Tuy nhiên, đậu phụ cũng là sản phẩm trung gian để sản xuất chao. Bánh đậu phụ dùng để sản xuất chao có một số yêu cầu nghiêm ngặc hơn các loại đậu phụ dùng để ăn. Tiêu chuẩn bánh đậu dùng sản xuất chao tốt nhất có thành phần: - Hàm lượng nước 68 - 72%. - pH= 6 - 6.5 - Không chứa vi sinh vật tạp và vi sinh vật kỵ khí. Ã Quá trình sản xuất đậu phụ: dùng tác động cơ học để phá vỡ cấu trúc tế bào của hạt đậu, giải phóng các thành phần có trong hạt đồng thời dùng nước làm dung môi hòa tan các chất đó thành dung dịch huyền phù. Sau đó lợi -10- dụng tính chất hòa tan khác nhau giữa các chất, dùng phương pháp lọc để tách lấy 1 dung dịch nhũ tương trong đó chủ yếu là chất đạm tan globulin. Từ dung dịch này, dựa vào tính chất đông tụ của globulin, thông qua các điều kiện pH, điện tích, nhiệt độ, … kết tủa chúng lại thành các hoa đậu rồi ép định hình thành bánh đậu phụ. 2.3.3 Muối: [15] Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ. Muối dùng trong sản xuất tương thường là Natri Clorua, khi pha vào nước không có vị chát. 2.2.4 Nước: [9] Nước dùng trong sản xuất tương có độ cứng trung bình 8 – 17 (1 độ cứng tương đương 10mg CaO/lít hay 7,19mg MgO/lít nước). Các chất khoáng và các chất hữu cơ khác không được quá 500 – 600mg/l. Lượng vi sinh vật không được quá 20 – 100/cm3 nước. 2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY NẤM MỐC ACTINOMUCOR ELEGANS: 2.4.1 Oxygen:[2] Actinomucor elegans là vi sinh vật hoàn toàn hiếu khí, chỉ phát triển bình thường khi đầy đủ oxy. Oxygen là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi vận chuyển điện tử khi hô hấp hiếu khí và còn dùng oxygen để tổng hợp sterol và các acid béo không bão hòa. Để đáp ứng điều kiện nuôi này môi trường nuôi phải xốp, rãi thành lớp không dày quá 2,5 – 3cm, phòng nuôi phải thoáng. Theo thực nghiệm, để thỏa Hình 2.8 : Muối -11- mãn cho sự hô hấp của Actinomucor elegans trong toàn bộ chu kỳ phát triển cứ 1 kg môi trường cần khoảng 1,7m3 không khí. 2.4.2 Nhiệt độ:[11] Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và hình thành enzyme của Actinomucor elegans là khoảng 25 – 30oC. Cần giữ cho nhiệt độ môi trường không xuống dưới 25oC và không cao quá 36oC. Trong phạm vi nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng của nấm mốc, vì phản ứng xúc tác nhờ enzyme cũng giống như các phản ứng hóa học nói chung, khi nhiệt độ tăng lên 100C tốc độ phản ứng sẽ tăng gấp đôi. Vì các phản ứng trong tế bào đều tăng cho nên toàn bộ hoạt động trao đổi chất sẽ tăng lên khi nhiệt độ cao hơn, và nấm mốc sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Lúc nhiệt độ tăng lên đến một mức độ nhất định thì nhiệt độ càng tăng tốc độ sinh trưởng càng giảm. Khi nhiệt độ tăng quá cao nấm mốc sẽ chết. Khi nhiệt độ quá cao sẽ gây ra sự biến tính của enzym, của các thể vận chuyển và các protein khác. Màng sinh chất sẽ bị tổn thương vì hai lớp lipid sẽ bị hòa tan. Do đó, mặc dù ở nhiệt độ càng cao các phản ứng xúc tác tiến hành càng nhanh nhưng do các nguyên nhân nói trên mà tế bào bị tổn thương đến mức khó hồi phục và dẫn đến việc ức chế sinh trưởng. 2.4.3 Độ ẩm của môi trường:[2] Độ ẩm của môi trường tốt nhất cho sự hình thành enzyme của nấm mốc là 55 - 58%. Độ ẩm môi trường thích hợp sự hình thành bào tử là khoảng 45%. Cần giữ cho độ ẩm môi trưởng không bị giảm trong quá trình phát triển. 2.4.4 Độ ẩm tương đối của không khí:[2] Độ ẩm từ 80% trở lên đến bão hòa đều thích hợp cho nấm mốc. Trong phòng nuôi cần giữ cho độ ẩm không khí bão hòa để tránh cho môi trường khỏi khô. Độ ẩm thích hợp của nấm mốc Acticnomucor elegans là từ 90 – 95 %. 2.4.5 pH:[11] Thích hợp cho Actinomucor elegans là môi trường acid yếu 5,5 – 6,5. Các môi trường tự nhiên như bã đậu nành… thường có sẵn pH ở khoảng này nên không cần điều chỉnh. -12- Khi pH trong tế bào chất có sự biến hóa đột ngột sẽ làm phá vỡ màng sinh chất hoặc làm ức chế hoạt tính của enzyme hay proteine chuyển màng, do đó làm tổn thương đến vi sinh vật. Sự biến đổi pH của môi trường sẽ làm thay đổi trạng thái điện ly của phân tử các chất dinh dưỡng, làm hạ thấp khả năng sử dụng chúng của nấm mốc. 2.4.6 Áp suất: [2] Phần lớn nấm mốc có thể sống ở những nơi có áp suất không khí là 1 atm (atmosphere) và không chịu ảnh hưởng rõ rệt gì của áp suất này. 2.4.7 Nồng độ Muối:[11] Wang (1967) đã nghiên cứu khả năng tiết enzyme protease của hệ nấm mốc khi nó được phát triển trên môi trường đậu nành. Kết quả chỉ có một phần nhỏ enzyme này được vi sinh vật tiết ra vào trong dịch lọc môi trường, còn phần lớn protease đều nằm ở bề mặt của hệ sợi. pH tối thích cho enzyme protease là 3.0–3.5. Khi hình thành các enzyme cố định trên hệ sợi, nếu thêm NaCl hay các muối ion hóa vào môi trường nuôi cấy, các muối này sẽ tách một số enzyme ra khỏi bề mặt hệ nấm. Khi nồng độ NaCl lên đến 0.3M, lượng protease được giải phóng là cực đại. Các hợp chất không có khả năng ion hóa như urea, glucose, và sucrose sẽ không thích hợp cho quá trình tách rửa protease. Do đó, có thể kết luận rằng các enzyme protease đã liên kết với bề mặt hệ nấm bằng các liên kết ion. Trong quá trình giải phóng các enzyme này, sẽ không có sự tham gia của các phản ứng hóa sinh, bởi vì quá trình tách rửa này diễn ra nhanh chóng ngay cả ở 0°C. Vì vậy, nếu vi sinh vật được cấy trên một môi trường không có muối, sẽ chỉ có một phần nhỏ protease có mặt trong dịch lọc môi trường cấy, còn hầu hết các enzyme này sẽ nằm dính với hệ sợi. Khi nấm mốc phát triển trong môi trường có chứa muối, không những có thể phục hồi được một lượng lớn hoạt tính của enzyme trong dịch lọc mà còn làm tăng cao tổng hoạt tính của protease, vì quá trình tách liên tục protease khỏi bề mặt hệ nấm sẽ làm cho vi sinh vật có thể tổng hợp được nhiều enzyme protease hơn. -13- Khi nghiên cứu, nấm mốc được phát triển trên môi trường có nồng độ muối thấp, do đó các protease sẽ bám trên hệ sợi, từ đó ta có thể nghiên cứu vị trí của các enzyme trước khi được tách ra, và có thể hiểu được quá trình ngâm muối trong lên men chao. Giải phóng các protease cố định trên bề mặt hệ nấm. Trong quá trình lên men chao, nấm mốc được cố định trên bề mặt khối tàu hủ, nhưng hệ nấm không thể thâm nhập sâu vào khối này, mặt khác các enzyme của nấm mốc tiết ra không phải là enzyme ngoại bào, do đó mà chúng chỉ liên kết lỏng lẻo với hệ nấm bằng các liên kết ion. Vì vậy, các enzyme này dễ dàng bị tách rửa bởi Natri Clorua hay các dung dịch muối ion khác, từ đó các protease này sẽ thấm vào đậu hủ đã lên mốc và tiến hành phân giải protein. -14- Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT STARTER MỐC Actinomucor elegans 3.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 3.1.1 Nguyên liệu : - Giống Actinomucor elegans được lấy từ Phân viện Công nghiệp Thực phẩm TP HCM. - Bột gạo. - Bột mì. - Bã đậu nành. - Cám gạo ,… 3.1.2 Hóa chất sử dụng: Hóa chất chúng tôi sử dụng là tinh khiết, đảm bảo tính chính xác, sai số trong giới hạn cho phép: - Polyphosphate - Natri clorua (NaCl) - Cồn 900 - Agar - Natri hydroxit (NaOH) - Bạc nitrat (AgNO3) - Kali cromat (K2Cr2O4) - Erther khan - Acid sunphuric (H2SO4) - Acid perchloric (HClO4) - Formol - Phenolphtalein... -15- 3.1.3 Thiết bị - dụng cụ thí nghiệm: Thiết bị tiệt trùng, tủ sấy, tủ cấy, tủ ấm, kính hiển vi, cân phân tích, máy đo pH, dụng cụ cất đạm, dụng cụ chiết béo, một số dụng cụ thí nghiệm thông thường khác tại phòng thí nghiệm Vi Sinh và Hóa Lý, thuộc Khoa Công Nghệ Hoá Học Thực Phẩm – Trường Đại Học Lạc Hồng. 3.2. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU: * Thuyết minh sơ đồ: Mốc giống sau khi nhận về chúng tôi cho cấy chuyền sang ống nghiệm chứa môi trường Malt đặc, khoảng 3-4 ngày cấy chuyền chúng tôi tiến hành nhân giống nấm mốc vào các loại môi trường khác nhau, khảo sát loại môi trường thích hợp để nhân giống nấm mốc. Sau khi chọn được môi trường thích hợp thì tiến hành khảo sát môi trường và cách tối ưu giữ bào tử nấm mốc. Mốc giống Môi trường giữ bào tử mốc Nhân giống Trộn đều Tạo hình Sấy Viên mốc -16- 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.3.1 Phương pháp nuôi cấy và nhân giống vi sinh vật: [7] 3.3.1.1 Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật: * Chuẩn bị môi trường: - Malt sau khi xay được trộn với nước (tỷ lệ 1:4), sau đó đem đun cách thủy 40 - 450C khoảng 30 phút, tiếp theo nâng nhiệt độ lên 70 - 750C và duy trì khoảng 30 phút, trong quá trình đun cần khuấy đều. - Lọc dung dịch trên, thu được dung dịch trong, cân 1,5 - 2% agar cho vào, khuấy đều và đun sôi. - Sau đó rót nóng vào ống nghiệm (hoặc đĩa Petri) bịt kín ống nghiệm bằng bông không thấm và đem tiệt trùng ngay ở 1210C trong 30 phút. - Sau khi tiệt trùng, đối với thạch nghiêng cần đặt ống nghiêng khi môi trường còn nóng và để yên cho tới khi nguội. - Bảo quản môi trường đã đông đặc trong tủ lạnh ở vị trí lật ngược. * Gieo cấy và nuôi vi sinh vật: - Chuẩn bị ống nghiệm chứa mốc giống và ống nghiệm chứa môi trường mới. - Cầm que cấy ở tay thuận và tiệt trùng que cấy bằng cách hơ trên ngọn lửa đèn cồn đến khi que nóng đỏ. - Mở nắp ống nghiệm gốc kẹp nút bông, hơ nút bông và miệng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Luôn giữ miệng ống nghiệm đang mở nằm nghiêng và gần ngọn lửa đèn cồn. - Tiếp theo làm tương tự với ống sẽ cấy chuyền. - Sau đó sử dụng que cấy chạm nhẹ vào lên bề mặt thạch của ống nghiệm gốc để lấy vi sinh vật và chuyển sang môi trường mới. - Rút que cấy ra và hơ trên ngọn lửa đèn cồn để vô khuẩn. -17- - Hơ lần lượt miệng ống nghiệm và nút bông qua ngọn lửa đèn cồn sau đó đậy ống nghiệm lại. - Sau đó dán nhãn lên ống môi trường mới được gieo cấy bao gồm: tên vi sinh vật,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBAO_CAO_NCKH.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH.pdf