Đồ án Nghiên cứu sử dụng thân lục bình làm giá thể dính bám kết hợp công nghệ bùn hoạt tính trong xử lý nước thải công ty TNHH giấy AFC - Xã Vĩnh Lộc B - huyện Bình Chánh - TP.HCM

Môi trường sống ngày càng suy thoái kéo theo một loạt các hệ lụy cho con người và các hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta. Như một quá trình tất yếu, phát triển kinh tế được xem là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm, su y thoái và cạn kiệt tài nguyên, đe dọa sự sống. Ngày càng nhiều ngành công nghiệp ra đời mang nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu cộng đồng và độ thỏa dụng của họ càng gia tăng thì sức chịu tải của môi trường càng giảm rõ rệt. Nhiều dòng sông được xem là dòng sông chết, nhiều khu dân cư được xem là làng ung thư Đó chính là hệ quả của việc xem nhẹ phát triển công nghiệp mà không quan tâm đến quản lý dòng thải. Và ngành giấy cũng là một vấn đề được quan tâm như vậy. Với đặc tính của một dòng thải giàu chất hữu cơ và khá nguy hại, thì vấn đề xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận được quan tâm đặc biệt khi mà trong giai đoạn hiện nay, các giải pháp quản lý (ISO 14001, Sản xuất sạch hơn ) chưa thể áp dụng nhuần nhuyễn và mang hiệu quả tối ưu bằng các giải pháp kỹ thuật ở nước ta. Vì vậy, nhiều giải pháp thực tiễn đã mang lại hiệu quả trong việc giảm nhẹ tác động của dòng thải ngành sản xuất. Công nghệ sinh học hiếu khí làm được điều đó. Cũng với bản chất là xử lý hiếu khí, nhưng xử lý nước thải bằng quá trình sinh trưởng lơ lửng sẽ mang theo một lượng đáng kể vi sinh vật ra ngoài khi nước thải đã qua xử lý. Do vậy, một trong những biện pháp mang lại hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là nâng cao mật độ vi sinh vật trong hệ thống. Và sinh trưởng dính bám sẽ góp phần đảm bảo điều này. Là quá trình xử lý sinh học trong đó sinh khối tồn tại và phát triển trong môi trường xử lý dưới dạng màng bám vào giá thể - đạt hiệu quả cao và có nhiều lợi điểm trong công nghệ xử lý nước thải do phần lớn vi sinh vật bám vào giá thể nên không bị cuốn ra ngoài. Nhận thức điều đó, tìm kiếm một cơ hội để kết hợp hai quá trình: tăng trưởng lơ lửng và tăng trưởng dính bám là cần thiết và việc tìm kiếm vật liệu làm giá thể vừa rẻ, vừa khả thi cũng hết sức quan trọng. Thân lục bì nh (được phơi khô) - một loại vật phẩm rất phổ biến trong đời sống nông thôn có thể đáp ứng được yêu cầu trên. Từ những nhận thức khoa học và thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu sử dụng thân lục bình làm giá thể dính bám kết hợp công nghệ bùn hoạt tính trong xử lý nước thải công ty TNHH giấy AFC - xã Vĩnh Lộc B - huyện Bình Chánh - TP.HCM” sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải ngành giấy nói riêng, cho các xí nghiệp, các nhà máy nói chung để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm.

pdf95 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu sử dụng thân lục bình làm giá thể dính bám kết hợp công nghệ bùn hoạt tính trong xử lý nước thải công ty TNHH giấy AFC - Xã Vĩnh Lộc B - huyện Bình Chánh - TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường sống ngày càng suy thoái kéo theo một loạt các hệ lụy cho con người và các hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta. Như một quá trình tất yếu, phát triển kinh tế được xem là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, đe dọa sự sống. Ngày càng nhiều ngành công nghiệp ra đời mang nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu cộng đồng và độ thỏa dụng của họ càng gia tăng thì sức chịu tải của môi trường càng giảm rõ rệt. Nhiều dòng sông được xem là dòng sông chết, nhiều khu dân cư được xem là làng ung thư…Đó chính là hệ quả của việc xem nhẹ phát triển công nghiệp mà không quan tâm đến quản lý dòng thải. Và ngành giấy cũng là một vấn đề được quan tâm như vậy. Với đặc tính của một dòng thải giàu chất hữu cơ và khá nguy hại, thì vấn đề xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận được quan tâm đặc biệt khi mà trong giai đoạn hiện nay, các giải pháp quản lý (ISO 14001, Sản xuất sạch hơn…) chưa thể áp dụng nhuần nhuyễn và mang hiệu quả tối ưu bằng các giải pháp kỹ thuật ở nước ta. Vì vậy, nhiều giải pháp thực tiễn đã mang lại hiệu quả trong việc giảm nhẹ tác động của dòng thải ngành sản xuất. Công nghệ sinh học hiếu khí làm được điều đó. Cũng với bản chất là xử lý hiếu khí, nhưng xử lý nước thải bằng quá trình sinh trưởng lơ lửng sẽ mang theo một lượng đáng kể vi sinh vật ra ngoài khi nước thải đã qua xử lý. Do vậy, một trong những biện pháp mang lại hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là nâng cao mật độ vi sinh vật trong hệ thống. Và sinh trưởng dính bám sẽ góp phần đảm bảo điều này. Là quá trình xử lý sinh học trong đó sinh khối tồn tại và phát triển trong môi trường xử lý dưới dạng màng bám vào giá thể - đạt hiệu quả cao và có nhiều lợi điểm trong công nghệ xử lý nước thải do phần lớn vi sinh vật bám vào giá thể nên không bị cuốn ra ngoài. Nhận thức điều đó, tìm kiếm một cơ hội để kết hợp hai quá trình: tăng trưởng lơ lửng và tăng trưởng dính bám là cần thiết và việc tìm kiếm vật liệu làm giá thể vừa rẻ, vừa khả thi cũng hết sức quan trọng. Thân lục bình (được phơi khô) - một loại vật phẩm rất phổ biến trong đời sống nông thôn có thể đáp ứng được yêu cầu trên. Từ những nhận thức khoa học và thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu sử dụng thân lục bình làm giá thể dính bám kết hợp công nghệ bùn hoạt tính trong xử lý nước thải công ty TNHH Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 2 giấy AFC - xã Vĩnh Lộc B - huyện Bình Chánh - TP.HCM” sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải ngành giấy nói riêng, cho các xí nghiệp, các nhà máy nói chung…để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm. 1.2 MỤC ĐÍCH - Đánh giá khả năng sử dụng thân lục bình làm giá thể trong xử lý nước thải ngành sản xuất bột giấy và giấy. - Đánh giá khả năng xử lý nước thải ngành sản xuất bột giấy và giấy bằng công nghệ bùn hoạt tính. - Xác định hiệu quả xử lý COD, SS, pH trong nước thải của sản xuất bột giấy và giấy. 1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Giá thể: thân lục bình phơi khô. - Nước thải: vì việc ứng dụng công nghệ xử lý chung cho một ngành công nghiệp rất khó khăn, do mỗi nhà máy có đặc trưng riêng về công nghệ, nguyên vật liệu sản xuất, … nên thành phần và tính chất nước thải thường khác nhau. Do đó, nước thải được sử dụng trong nghiên cứu là nước thải được lấy từ hố thu nước thải của Công ty TNHH giấy AFC đặt tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM. 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tiến hành phân tích các chỉ tiêu đầu vào của nước thải sản xuất giấy sau khi lấy từ Công Ty TNHH Giấy AFC – Xã Vĩnh Lộc B – Huyện Bình Chánh – TP.HCM. - Tiến hành chạy mô hình thí nghiệm và phân tích các chỉ tiêu đầu ra với các chế độ tải trọng khác nhau để tìm ra khoảng nồng độ xử lý tối ưu nhất đối với giá thể nghiên cứu. - Đưa ra các số liệu mà thân lục bình có khả năng xử lý đối với loại nước thải ngành sản xuất giấy và bột giấy. 1.5 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Phương pháp xây dựng mô hình mô phỏng bể phản ứng với kích thước nhỏ - Phương pháp phân tích chỉ tiêu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu - Phương pháp đánh giá, kiểm tra 1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 3 - Mô hình trong phòng thí nghiệm - Ứng dụng với bể sinh học hiếu khí - Áp dụng cho nước thải giấy Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 4 Công nghiệp giấy và bột giấy đã có từ hàng nghìn năm trước đây khi giấy còn được làm từ cây cói và được coi là một phương tiện riêng dùng trong việc truyền tải thông điệp giữa các thủ lĩnh. Và thế kỷ 20 được xem là giai đoạn cải tiến tinh vi cho nền công nghiệp này như sự phát triển của công nghệ sản xuất bột nghiền, công nghệ nấu bột liên tục, tẩy bột liên tục nhiều giai đoạn, tráng giấy trên máy xeo, máy xeo lưới đôi… Ngày nay giấy đã được sử dụng rộng rãi với số lượng lớn làm nguyên liệu đóng gói, cho các mục đích vệ sinh và là phương tiện thông tin không thể thiếu trong các hoạt động xã hội. Lượng sử dụng giấy dao động từ trên 300 kg/người.năm ở các vùng công nghiệp phát triển cao đến dưới 10 kg/người.năm ở các vùng đang phát triển trên thế giới. Giấy đặt nền móng cho quá trình phát triển, có ý nghĩa quyết định đối với khả năng đọc và viết và rất quan trọng trong việc tăng cường trao đổi văn hoá và kinh doanh. Nghành công nghiệp giấy và bột giấy nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ, hiện đứng thứ 5 trong nền kinh tế của chúng ta và được xếp thứ 3 trong tốc độ phát triển của nền kinh tế. Xét riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nghành công nghiệp giấy được chia thành hai hình thức hoạt động sản xuất: - Các hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất : nguyên liệu chủ yếu ở các cơ sở sản xuất này là giấy thải các loại và các chất phụ gia khác như tinh bột, nhựa thông, nhựa PE, phèn… Các cơ sở này ít gây ô nhiễm đến môi trường vì trong quy trình sản xuất giấy tái sinh không thải ra dịch đen là loại nước thải sau nấu giấy. - Các nhà máy, công ty sản xuất giấy có quy mô điển hình như: + Công ty TNHH SX&TM Thuận Tiến gồm 3 phân xưởng, toạ lạc tại lô 2 đường 1 KCN Tân Tạo, điện thoại: 7540194, 7540192, 8558744 . Công ty chuyên kinh doanh bao bì các loại, sản phẩm chính là giấy gói, giấy vệ sinh, giấy photo,…. Nguồn nguyên liệu chính: Lồ ô, tre, bột giấy nhập và các nguyên liệu phụ gia, hố chất tẩy trắng… + DNTN Thương mại Minh Kim Long, cũng thuộc KCN Tân Tạo nhưng ở địa chỉ lô 3 đường B, điện thoại: 7505592, 7505594. Doanh nghiệp này chuyên kinh doanh các mặt hàng bao bì, sản phẩm chính là sản xuất giấy cuộn, giấy vệ sinh và giấy bao bì. Nguyên liệu: Bột giấy, giấy vụn các loại và một số nguyên liệu phụ trợ. Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 5 + Công ty TNHH Bao bì Tấn Thành toạ lạt tại lô III 24 cụm 4, đường 19/5A Nhóm CN III KCN Tân Bình, điện thoại: 8155314, 8155369. Công ty chuyên kinh doanh bao bì các loại, sản phẩm chính là bao bì nhựa, giấy và hộp giấy. Nguyên liệu: nhựa, giấy vụn, thùng làm từ bìa lượn sóng cũ và các nguyên liệu phụ gia, hoá chất… + Công ty TNHH Bao bì Giấy Vạn Hưng, địa chỉ: lô 6 đường 2, KCN Tân Tạo, điện thoại: 7508232, 7505250. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bao bì, sản phẩm chính là thùng carton, bao bì hộp. Nguyên liệu sản xuất: Giấy vụn các loại và một số nguyên liệu phụ trợ… + Công ty TNHH SX-TM Hồng Trung Phát, địa chỉ: M3 KCN Lê Minh Xuân, số điện thoại: 7660586. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng giấy và bao bì, sản phẩm chủ yếu là giấy duplex, giấy cuộn, bao bì carton. Nguyên liệu: Bột giấy, giấy vụn, thùng làm từ bìa lượn sóng cũ và các nguyên liệu phụ gia, hố chất… + Nhà máy giấy Xuân Đức gồm ba phân xưởng toạ lạc tại quận Thủ Đức, có diện tích mặt bằng tổng cộng 27069 m2. Sản phẩm chính của nhà máy là sản xuất bột giấy, giấy carton, giấy duplex. + Nguyên liệu: Lồ ô, tre, dăm đủa, các loại giấy vụn và các nguyên liệu phụ trợ sản xuất giấy… + Nhà máy giấy Mai Lan – 129 Aâu Cơ – quận Tân Bình, tổng diện tích mặt bằng: 11700 m2. Nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm: Giấy vệ sinh cuộn, băng giấy vệ sinh, khăn giấy, khăn thơm… Nguyên liệu: Lồ ô, bông phế, bột giấy, giấy vụn… Qua sơ lược các công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất giấy tại Tp Hồ Chí Minh, ta có thể nhận thấy rất ít các công ty sản xuất bột giấy từ nguyên liệu gỗ, nếu có sản xuất các dạng giấy trắng dùng trong photo thì đa phần đều nhập nguyên liệu bột giấy từ nơi khác. Điều này một phần vì công đoạn sản xuất bột giấy, tẩy trắng bột đòi hỏi quy mô nơi sản xuất phải lớn, các quy trình, thiết bị tiên tiến giá thành cao. Phần khác nước thải từ công đoạn nấu tạo ra dịch đen và nước thải sau nấu ở công đoạn tẩy trắng rất khó xử lý dễ gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay hầu hết các nhà máy sản xuất giấy trong thành phố chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả, nhiều công ty sản xuất giấy xây dựng hệ thống xử lý nước Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 6 thải không hướng đến bảo vệ môi trường chỉ nhằm mục đích đối phó với các cơ quan quản lý môi trường khi đến kiểm tra. 2.1. Quy trình công nghệ của nhà máy sản xuất giấy 2.1.1. Các hệ thống nghiền bột giấy và tẩy giấy: Sợi lấy từ gỗ, các thực vật ngoài gỗ (tre, nứa, bã mía, rơm rạ), vải hoặc giấy dùng rồi (các sợi tái sinh), hình thành cho tất cả các loại giấy và bìa giấy. Trong tất cả các nguyên liệu dạng sợi này, các sợi được gắn kết với độ chắc chắn nhiều, ít khác nhau, để sản xuất giấy trước hết cần phải phân loại các loại sợ riêng theo từng loại. Sau đó, cần phải xử lý sợi để có được các thuộc tính mong muốn, như độ sáng và phải được làm sạch để loại bỏ các tạp chất và các chất dư thừa. Các hoạt động thường được thực hiện qua quá trình phân loại sợi, rửa và tẩy ở nhiệt độ cao. Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 7 Xöõ lyù sôï nguyeân lieäu Nghieàn boät (thu hoài) Röûa Saøng loïc Xeo giaáy Phôi saáy Taåy Chaát thaûi raén Chaát khí vaø hôi nöôùc Chaát hoaø tan, hoaù chaát dö thöøa Chaát thaûi raén Chaát hoaø tan Chaát thaûi raén Chaát hoaø tan Hoaù chaát dö thöøa Sôïi nguyeân lieäu Hoaù chaát Naêng löôïng nöôùc Naêng löôïng Hoaù chaát Naêng löôïng Hoaù chaát dö thöøa Naêng löôïng Naêng löôïng Nöôùc, hoaù chaát Hình 2.1 Quá trình xeo giấy Trong quá trình phân loại sợi, lignin gắn kết các sợi với nhau, trong gỗ, hoặc thảo mộc được hòa tan bằng hóa học, hoặc được phân huỷ bằng cơ học. Mức độ hòa tan tuỳ thuộc vào nguyên liệu và cường độ xử lý. Sau khi phân loại sợi, bột giấy được rửa sạch để loại bỏ chất hòa Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 8 tan (và để thu gom chất hòa tan này dưới dạng càng cô đặc càng tốt), trước khi các tạp chất rắn được loại bỏ trong việc sàng lọc. Trong nghiền bột hóa học, dung dịch nước có chất hòa tan cần phải tiếp tục được cô đặc sau khi rửa sạch, và sau đó đem đốt trong lò đốt, hoặc nồi hơi, để thu hồi nhiệt năng và các chất bột giấy. Sau khi vận hành nghiền bột, bột giấy, giấy thường có màu tối hoặc là do bản thân màu của nguyên liệu, hoặc do bột giấy đổi màu trong quá trình nghiền bột. Đối với nhiều ứng dụng trong sản xuất, cần thiết phải khử màu bằng cách tẩy trắng. Tuỳ theo loại bột giấy, có thể tẩy trắng bằng cách thuỷ phân, hoặc hòa tan chất có màu (chủ yếu là các lignin tồn lưu), hoặc bằng cách cải biến chất liệu. Cách tẩy thứ nhất có thể dùng chlorine, hypochlorine, chlorine dioxide và oxygen. Cách tẩy thứ 2 chủ yếu ứng dụng cho bột giấy cơ học, hoặc bột giấy tái chế và có thề dùng peroxides, hoặc giảm bớt các tác nhân tẩy, như dithionites. Các dòng thải có chứa nhiều chất dinh dưỡng, dưới dạng các muối vô cơ gốc nitrogen và photphorite, từ nguyên liệu sợi và các hóa chất quy trình công nghệ. Ngoài ra, có các nồng độ ion kim loại thấp (gốc từ nguyên liệu sợi, từ các hóa chất sử dụng và thiết bị) và các chất tồn lưu của các hóa chất hữu cơ, được sử dụng trong quy trình công nghệ, bao gồm các tác nhân chống bọt, slimicides và các tác nhân kiểm soát hắc ín. 2.1.1.1. Nghiền bột giấy bằng sợi tái chế: Trong nhiều năm qua, việc sử dụng sợi tái chế để sản xuất bột giấy và xeo giấy đã trở nên phổ biến, việc sử dụng loại vật liệu này trong thời gian gần đây đã tăng lên đáng kể. Bột giấy để sản xuất các vật liệu làm hộp và giấy gói, có thể làm từ bất kỳ một loại sợi thứ cấp nào mà không cần phân loại nhiều. Máy nghiền cơ học được sử dụng để nghiền giấy trộn nước và chuyển hóa thành một hỗn hợp đồng nhất, có thể bơm được như nước. Các chất nhiễm bẩn nặng như cát, sỏi, được loại bỏ khi chảy lơ lửng trong hệ thống máng, tại đây các chất nặng sẽ lắng xuống và lấy ra khỏi hệ thống theo định kỳ. Để sản xuất bột làm giấy in ấn, cần phải bổ sung các công đoạn trong hệ thống nghiền bột. Lựa chọn chất thải tại nguồn có ý nghĩa quan trọng để có thể tránh phân loại tốn nhiều công tại nhà máy. Các chủng loại giấy nâu và giấy màu không tẩy, đều không thích hợp vì các yêu cầu Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 9 tẩy trắng rất cao. Giấy in trắng như giấy báo cũ thường rất sẵn và phải tẩy mực để sản xuất loại giấy in. trong công nghệ tẩy mực, cần phải bổ sung các tác nhân kiềm, hóa chất tẩy ở công đoạn nghiền bột. 2.1.1.2. Nghiền cơ học và ứng suất vật liệu cao: Trong nghiền bột cơ học, các sợi chủ yếu bị tách rời nhau do lực cơ học trong máy nghiền hoặc thiết bị tinh chế. Quy trình công nghệ nguyên thuỷ là gia công gỗ tròn bằng đá, ở đây gỗ cây được ép bằng đá nghiền quay tròn. Công nghệ này đòi hỏi có cây gỗ, do cách xử lý, và bột giấy làm ra có độ dai tương đối thấp. Có thể tẩy các loại bột giấy cơ học và có ứng suất vật liệu cao, bằng máy tinh chế, hoặc bằng hệ thống tẩy riêng. Trước đây công đoạn tẩy, bột giấy được xử lý để khử bỏ các kim loại nặng, là các chất sẽ gây xúc tác phân huỷ tác nhân tẩy; việc xử lý này thường được thực hiện với các tác nhân tạo phức. 2.1.1.3. Nghiền bột giấy hóa học và bán hóa học: Nguyên liệu sợi đựơc xử lý với hóa chất ở nhiệt độ và áp lực cao. Mục đích của cách xử lý này nhằm hòa tan hoặc làm mềm thành phần chính của chất lignin liên kết các sợi trong nguyên liệu với nhau, đồng thời gây nên sự phá huỷ càng ít càng tốt đối với thành phần xenlulo của sợi. Cách xử lý này có thể được tiến hành trong nồi áp suất, có thể hoạt động theo chế độ liên tục hoặc từng mẻ. 2.1.2. Tẩy bột giấy hóa học: Mục đích của việc tẩy bột giấy hóa học là khử và làm sáng màu lignin màu tồn dư, tồn đọng trong bột giấy sau khi nấu và để tẩy mà không gây tổn hao quá mức đến độ dai hay hiệu quả của bột giấy. 2.1.3. Quá trình xeo giấy: Tác động gây ô nhiễm chính của quy trình công nghệ xeo giấy là thải vào các thuỷ vực một lượng nước rất lớn. Các chất lơ lửng trong dòng thải có thể tạo ra lớp phủ đáy sông và giết chết các hệ động, thực vật tự nhiên. Nhu cầu oxy hóa dòng thải, cả BOD và COD, cũng có thể làm Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 10 cạn kiệt các mức oxy hòa tan trong nước sông, làm cho cá và đời sống các loại thuỷ sinh khác bị tổn thương. Khối lượng dòng thải của nhà máy giấy và hàm lượng chất rắn lơ lửng của dòng thải này, chủ yếu liên quan đến vận hành của hệ thống xeo giấy. Tuy nhiên, chất hữu cơ hòa tan, và đặc trưng là số lượng BOD và COD của dòng thải, liên quan trực tiếp tới nguồn cấp sợi và hoạt động của quá trình nghiền bột, trước khi vận hành hệ thống trong nhà máy giấy. Việc bổ sung các hóa chất (chủ yếu dưới dạng các tinh bột) trong hệ thống xeo giấy, sẽ ảnh hưởng tới số lượng BOD/COD, nhưng tác động này thường không đáng kể. Các chất hữu cơ được thải qua các công đoạn của một nhà máy giấy phát sinh từ vận hành nghiền bột hóa học tổng hợp, hoặc tạo ra từ quy trình giấy loại, thâm nhập trực tiếp vào hệ thống của nhà máy giấy và đi ra theo dòng thải của nhà máy giấy. Trong một nhà máy giấy không phải là nhà máy tổng hợp, quá trình tái nghiền bột nguyên liệu sợi dạng bột cục khô, sẽ bổ sung BOD/COD vào hệ thống nhà máy giấy, lượng bổ sung này tùy thuộc vào lượng của các chất đó trong bột giấy. 2.2 Hiện trạng môi trƣờng ngành công nghiệp giấy Công nghiệp giấy và bột giấy là ngành công nghiệp phức, tăng cường tiêu thụ năng lượng và nước cao. Các vấn đề môi trường chính của ngành công nghiệp này gặp phải là các dòng thải nhiễm bẩn và các khí có mùi hôi thối. Hầu hết nước của dây chuyền công nghệ được xả ra thành dòng thải, tải theo các hóa chất dư thừa từ dây chuyền công nghệ công nghệ và sợi hòa tan. Trong quá trình nghiền bột giấy phương pháp hóa học, ở nhà máy nào có được hệ thống thu hồi hiệu quả, thì sẽ thu hồi đạt tới 100% hóa chất từ khâu tẩy, được thải ra. tuy nhiên, trong các quy trình công nghệ làm bột giấy cơ học và quy trình công nghệ sợi tải chế, thì mọi hóa chất đã dùng, đều bị thải ra. 2.2.1. Phát tán khí thải: 2.2.1.1. Phát tán khí thải tại các nhà máy giấy dùng nguyên liệu rừng: Mùi hôi là vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu thường gặp ở các nhà máy giấy Kraft. Quá trình này tạo ra hydro sulphide nặng mùi, mercaptan methyl,dymetyi sulphide và Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 11 dimethydmphide. Các hợp phần này đôi khi còn được gọi là tổng lượng suy giảm sulfua. Clo nguyên tử và clo dioxide phát tán với lượng nhỏ từ các công đoạn khác nhau của một phân xưởng tẩy, như các máy tuyển, các tháp nước, các lỗ thông hơi bể chứa, và các cống rãnh. Nói chung các nồng độ này không đáng kể nhưng các khí thải là có mùi hôi và khó chịu. Tuy nhiên, hydro sulfida, cũng như clo và clo dioxide là cực kỳ độc và từng là nguyên nhân của nhiều tai nạn. Các khí oxit của cả sulfur và nitrogen và có thể phát tán với số lượng khác nhau từ các điểm cụ thể trong hệ thống làm giấy kraft. Nguồn khí thải sulfua dioxide chính là các lò nung thu hồi, do sự có mặt của sulfur trong dịch đã dùng, được sử dụng làm nhiên liệu. Sulfur trioxide đôi khi được phát tán khi dầu nhiên liệu được sử dụng như nhiện liệu phụ trợ. Loại khí thải có mùi hôi khác do các hydrocacbon tạo ra, khi kết hợp với các cấu thành chiết xuất từ gỗ, như tecpen, các axít béo và các axít rosin, cũng như các chất có trong nhiên liệu, dùng ở các khâu chế biến và chuyển hóa. Tuy nhiên hàm lượng cũng không cao 2.2.1.2. Các khí thải sinh ra của các nhà máy giấy dùng phế liệu nông nghiệp: Trong các nhà máy giấy nhỏ, ô nhiễm không khí chủ yếu xảy ra ở hai nguồn: các bể ngâm và các nồi hơi. Nguồn thứ ba có thể là các thiết bị sản xuất và giữ điện. Chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bay hơi, hơi nước, ngoài ra còn có các chất sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu. Các khí phát tán có thể chia thành khí thải từ dây chuyền công nghệ và các khí thải từ khâu đốt nhiên liệu. Các khí phát tán vào không khí từ quy trình nghiền bột giấy, bắt nguờn từ các hệ thống thu hồi để nấu trong các nhà máy bột giấy hóa học sử dụng sulfat, xút hoặc sulfit. Các nhiên liệu sử dụng trong công nghiệp bột giấy là nhiên liệu sinh học (phụ phẩm gỗ, vỏ cây và bùn cặn), than đá, dầu và khí. 2.2.2. Chất thải rắn: Chất thải rắn được sinh ra dưới dạng bùn, tro, chất thải gỗ, các chất loại bỏ, cát từ tấm sàng lọc, từ các tấm sàng lọc và các bộ làm sạch ly tâm. Nguồn chính của chất thải rắn là bùn cặn trong nước thải do quá trình lắng đọng và xử lý sinh học dòng thải. Chất thải từ vỏ cây và gỗ chiếm một lượng đáng kể, nhưng thường được dùng để đốt. Tro sinh ra từ các nồi hơi cũng đáng Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn SVTH: Mã Thị Kim Phượng Trang 12 kể. Các chất thải khác là các chất loại bỏ ở các tấm sàng lọc và các bộ làm sạch ly tâm, và các chất khác. Lượng chất thải nguy hiểm do ngành c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3.nội dung.pdf
  • pdf1.nhiem vu do an.pdf
  • pdf2.mục lục.pdf
  • pdf4.PHỤ LỤC.pdf
Tài liệu liên quan