Đồ án Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001cho công ty TNHH Hài Mỹ - Huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương

Bước sang thế kỉ XXI, với mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có nhiều cố gắng phát triển kinh tế –hòa nhịp với xu hướng phát triển chung của các nước trong khu vực – và đã đạt được những thành quả to lớn. Trái lại môi trường toàn cầu có chiều hướng biến đổi xấu đi. Chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp lực với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở khắp nơi trên nhiều nước. Bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. Nhiều chiến lược, hoạch định theo những chương trình, mục tiêu của từng quốc gia dang từng bước ngăn chặn, giảm thiểu, cải thiện vấn đề về môi trường. Tiềm lực kinh tế chuyển biến tích cực là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế đất nước nhưng cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới , tăng trưởng kinh tế nhanh thường đi đôi với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu như không có các giải pháp hữu hiệu để quản lý và ngăn chặn. Mặc dù mục tiêu trước mắt là phát triển kinh tế, xây dựng đất nứơc nhưng chúng ta không thể bỏ mặc môi trường vì đó không chỉ là điều kiện sống còn của một quốc gia mà còn của cả nhân loại Trong đường lối phát triển CNH-HĐH đất nước, Đảng và nhà nước đã rất chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, đó là một trong các tiền đề quyết định cho sự phát triển bền vững. Đã có nhiều chiến lược đề ra như áp dụng các công cụ pháp luật hay công cụ kinh tế để quản lý môi trường, một trong những phương pháp hữu hiệu là áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả, hợp nhất với các yêu cầu pháp lý khác nhằm giúp cho các doanh nghiệp đạt được các mục đích về kinh tế và môi trường. Vì vậy, việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, quản lý chất lượng, quản lý về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp, quản lý trách nhiệm xã hội và một số mô hình quản lý khác mang tính đặc thù riêng cho từng lĩnh vực sẽ giúp chúng ta hội nhập dễ dàng, nhanh chóng hơn và tăng khả năng cạnh tranh thương mại lành mạnh, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, môi trường, tiến tới phát triển bền vững. Như vậy, việc áp dụng cùng lúc nhiều hệ thống quản lý đang dần trở nên phổ biến đối với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam. Đứng trước thực tế đó, Công ty TNHH Hài Mỹ là một trong những công ty đạt chứng chỉ ISO 14001, OSHAS 18001 nhận thức được sự cần thiết phải duy trì và cải tiến liên tục hai hệ thống quản lý, đồng thời nghiên cứu đề xuất các giải pháp tích hợp hai hệ thống quản lý. Điều này giúp cho công ty nâng cao hình ảnh của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường với các bạn hàng thương mại và người tiêu dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát quá trình sản xuất. Ngoài ra nó còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự cạn kiện tài nguyên và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Vì lý do đó đề tài "Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001cho công ty TNHH Hài Mỹ - huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương" được thực hiện.

doc154 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2992 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001cho công ty TNHH Hài Mỹ - Huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix DANH MỤC CÁC BẢNG x DANH MỤC CÁC HÌNH xi Tài liệu tham khảo 143 Phụ lục A Phụ lục B DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIL : Alternative Ideas List (Danh sách các ý tưởng thay thế) BS : British Standard (Tiêu chuẩn Anh) EFQM : European Foundation for Quality Management (Cơ sở Châu Âu về quản lý chất lượng) EHS : Environment Health Safety (Môi trường, Sức khỏe, An toàn) EIP : Environment Improvement Program (Chương trình cải tiến môi trường) HSE : Health Safety Environment (Sức khỏe, An toàn, Môi trường) HTQL : Hệ thống quản lý HTQLMT : Hệ thống quản lý môi trường IMS : Integrated Management System (Hệ thống quản lý tích hợp) ISO : International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa) OH&S : Occupational Health and Safety (Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn) OHSAS : Occupational Health and Safety Assessment Series (Hệ thống đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) OEP : Opportunnity Exploitation Plan (Kế hoạch khai thác cơ hội) PCDA : Plan, Do, Check, Action (Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) QCVN : Qui chuẩn Việt Nam QUENSH : Quality, Environment, Safety, & Health (Chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe) RMS : Risk Management System (Hệ thống quản lý rủi ro) RTP : Risk Treatment Plan (Kế hoạch xử lý rủi ro) SA : Social Accountability (Trách nhiệm xã hội) SOA : Statement of Applicability (Tuyên bố về việc áp dụng) WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 10 Bảng 2.3: Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001:2004 nhiều nhất tính đến hết tháng 12/2009 29 Bảng 2.3: Sự tăng trưởng của số chứng chỉ OHSAS 57 Bảng 3.1: Danh mục thiết bị máy móc sử dụng trong công ty 62 Bảng 3.2: Danh mục nhu cầu nguyên liệu sản xuất trong một tháng của công ty 62 Bảng 3.3: Kết quả phân tích nước thải (Nguồn báo cáo giám sát công ty Hài Mỹ) 64 Bảng 3.4: Kết quả phân tích khí thải lò hơi 65 Bảng 3.5: Kết quả chất lượng không khí xung quanh 66 Bảng 3.6: Kết quả đo độ ồn (Nguồn báo cáo giám sát – công ty TNHH Hài Mỹ) 66 Bảng 3.7: Một số khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường tại công ty 81 Bảng 3.8: Đánh giá các nguy cơ và rủi ro 93 Bảng 3.9: Bảng các mục tiêu chỉ tiêu an toàn lao động và phương án hành động 94 Bảng 4.1: So sánh hệ thống tích hợp và không tích hợp 96 Bảng 4.3: Danh sách các tài liệu 116 Bảng 4.4: Bảng phân công biên soạn tài liệu 116 Bảng 4.5: Ví dụ về việc ước tính thời gian biên soạn tài liệu 118 Bảng 5.1: Danh mục tài liệu của công ty 130 Bảng 5.2: Các mục tiêu chỉ tiêu và chương trình hành động Môi trường – Sức khỏe – An toàn của công ty 131 Bảng 5.3: Một số khía cạnh và đành giá tác động EHS của công ty 132 Bảng 5.4: Danh mục các yêu cầu pháp luật về môi trường – sức khỏe – an toàn 136 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tóm tắt bộ tiêu chuẩn ISO 14000 9 Hình 2.2: Caùc böôùc cuûa heä thoáng ISO 15 Hình 2.3: Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001 19 Hình 2.4: Moâ hình heä thoáng quaûn lyù an toaøn vaø söùc khoûe ngheà nghieäp 37 Hình 3.1: Sô ñoà cô caáu toå chöùc cuûa Coâng ty 59 Hình 3.2: Qui trình coâng ngheä saûn xuaát 61 Hình 3.3: Một số dụng cụ PCCC 70 Hình 3.4: Caùc yeâu caàu cuûa loái ñi 71 Hình 3.4: Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải 74 Hình 3.1: Hình thöùc heä thoáng quaûn lyù moâi tröôøng cuûa coâng ty 78 Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường công ty TNHH Hài Mỹ 84 Hình 4.1: Chu trình PDCA 100 Hình 4.2: Heä thoáng quaûn lyù tích hôïp cho moâ hình PDCA 103 Hình 4.3: Minh hoïa quaûn lyù quaù trình döïa treân chu trình Deming 105 Hình 4.4: Heä thoáng quaûn lyù tích hôïp döïa treân caùc yeáu toá 107 Hình 4.5a: Moâ hình IMS theo Karapetrovic vaø Willborn (1998) 109 Hình 4.5b: Moâ hình IMS theo Karapetrovic vaø Willborn (1998) 110 Hình 4.6: Hình EFQM (Nguoàn: EFQM (1998)) 112 Hình 4.7: Moâ hình caûi caùch heä thoáng quaûn lyù theo Renfrew vaø Muir 113 Hình 4.8: Tích hôïp heä thoáng quaûn lyù môùi vaøo heä thoáng quaûn lyù saün coù 115 Hình 4.9: Tích hôïp caùc heä thoáng quaûn lyù ngay töø ñaàu 119 Hình 5.1: Tích hôïp caùc heä thoáng quaûn lyù rieâng reõ saün co 123 Hình 5.2: Sô ñoà toå chöùc ban EHS cuûa coâng ty TNHH Haøi Myõ 125 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Bước sang thế kỉ XXI, với mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có nhiều cố gắng phát triển kinh tế –hòa nhịp với xu hướng phát triển chung của các nước trong khu vực – và đã đạt được những thành quả to lớn. Trái lại môi trường toàn cầu có chiều hướng biến đổi xấu đi. Chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái…nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp lực với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở khắp nơi trên nhiều nước. Bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. Nhiều chiến lược, hoạch định theo những chương trình, mục tiêu của từng quốc gia dang từng bước ngăn chặn, giảm thiểu, cải thiện vấn đề về môi trường. Tiềm lực kinh tế chuyển biến tích cực là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế đất nước nhưng cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới , tăng trưởng kinh tế nhanh thường đi đôi với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu như không có các giải pháp hữu hiệu để quản lý và ngăn chặn. Mặc dù mục tiêu trước mắt là phát triển kinh tế, xây dựng đất nứơc nhưng chúng ta không thể bỏ mặc môi trường vì đó không chỉ là điều kiện sống còn của một quốc gia mà còn của cả nhân loại Trong đường lối phát triển CNH-HĐH đất nước, Đảng và nhà nước đã rất chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, đó là một trong các tiền đề quyết định cho sự phát triển bền vững. Đã có nhiều chiến lược đề ra như áp dụng các công cụ pháp luật hay công cụ kinh tế để quản lý môi trường, một trong những phương pháp hữu hiệu là áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả, hợp nhất với các yêu cầu pháp lý khác nhằm giúp cho các doanh nghiệp đạt được các mục đích về kinh tế và môi trường. Vì vậy, việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, quản lý chất lượng, quản lý về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp, quản lý trách nhiệm xã hội và một số mô hình quản lý khác mang tính đặc thù riêng cho từng lĩnh vực sẽ giúp chúng ta hội nhập dễ dàng, nhanh chóng hơn và tăng khả năng cạnh tranh thương mại lành mạnh, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, môi trường, tiến tới phát triển bền vững. Như vậy, việc áp dụng cùng lúc nhiều hệ thống quản lý đang dần trở nên phổ biến đối với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam. Đứng trước thực tế đó, Công ty TNHH Hài Mỹ là một trong những công ty đạt chứng chỉ ISO 14001, OSHAS 18001 nhận thức được sự cần thiết phải duy trì và cải tiến liên tục hai hệ thống quản lý, đồng thời nghiên cứu đề xuất các giải pháp tích hợp hai hệ thống quản lý. Điều này giúp cho công ty nâng cao hình ảnh của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường với các bạn hàng thương mại và người tiêu dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát quá trình sản xuất. Ngoài ra nó còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự cạn kiện tài nguyên và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Vì lý do đó đề tài "Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001cho công ty TNHH Hài Mỹ - huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương" được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001 cho Công ty TNHH Hài Mỹ, nhằm kiểm soát, giảm thiểu ngăn ngừa tai nạn, ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động sản xuất, đồng thời tiếp kiệm chi phí nguồn nhân lực và thời gian cho các hoạt động quản lý của Công ty. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khoa học và khảo sát thực tế, tìm hiểu tất cả các hoạt động sản xuất, quá trình hoạt động của hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp tại công ty TNHH Hài Mỹ, từ đó đề xuất các giải pháp để tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu tài liệu tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007. Khảo sát hoạt động thực tế, cách tổ chức quản lý, các quy trình công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Hài Mỹ. Thu thập tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007 của công ty. Phân tích cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007. Đề xuất mô hình và một số tài liệu của hệ thống quản lý tích hợp nhằm mục đích giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm, rủi ro phát sinh từ các hoạt động sản xuất, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian cho các hoạt động quản lý của công ty. Phương pháp nghiên cứu Mô hình quản lý PDCA Phương pháp luận dựa vào khung mô hình chung là PDCA của Deming P D A C Lập kế hoạch (Plan) Thực hiên (Do) Kiểm tra (Check) Hành động (Act) Phương pháp thu thập tài liệu Tìm hiểu tài liệu tổng quan về các hệ thống quản lý và các dữ liệu về công ty TNHH Hài Mỹ có liên quan phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Thu thập tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004, hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007 của công ty. Phương pháp khảo sát Khảo sát hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường, an toàn lao động và hai hệ thống quản lý đang vận hành tại công ty. Phương pháp phân tích và tổng hợp Tất cả các số liệu, tài liệu được tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét. Các dữ liệu sau khi thu thập được, qua phân tích đánh giá và từ đó đề xuất các giải pháp tích hợp cho hai hệ thống quản lý của công ty. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty cùng ngành, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có những biện pháp, kế hoạch phát triển lâu dài nhằm đạt được sự tin cậy của khách hàng không những về chất lượng sản phẩm mà còn về chất lượng môi trường và an toàn lao động,…Do đó việc áp dụng hai hay nhiều hệ thống quản lý là điều tất yếu. Bên cạnh đó, nếu một công ty áp dụng nhiều hệ thống quản lý thì phải tuân thủ các yêu cầu tương tự nhau của nhiều tiêu chuẩn một cách riêng biệt khi vận hành, dễ làm phức tạp hệ thống quản lý. Do đó, nếu tích hợp sẽ giảm sự trùng lặp gây khó khăn cho người sử dụng, tăng cường hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, thời gian đánh giá và áp dụng. Qua mấy năm gần đây, tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 ngày càng thâm nhập vào hoạt động quản lý của các doanh nghiệp tại Việt Nam và đã phát huy rõ những tác dụng tích cực. Vấn đề cần đặt ra là cần được nghiên cứu nhằm tích hợp hai hay nhiều hệ thống nhằm tối ưu hóa trong quản lý doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO OHSAS 18001 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Lịch sử hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn Hội nghị thượng đỉnh về môi trường của Liên Hợp Quốc được tiến hành từ ngày 03 tháng 06 đến ngày 14 tháng 06 năm 1992 tại Rio De Janeiro, cũng như Hội nghị bàn tròn tại Uragoay (1993) của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu Dịch (GATT) và nhiều hội nghị quốc tế khác về môi trường, đều thấy rằng bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu là vấn đề khẩn cấp, tiêu chuẩn hóa quốc tế việc quản lý môi trường sẽ là một đóng góp tích cực, quan trọng vào mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và bãi bỏ hàng rào thuế quan trong thương mại. Vì vậy, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) với mong muốn hài hòa các tiêu chuẩn quản lý môi trường của các nước trên phạm vi thế giới, nhằm mục đích thuận tiện trong buôn bán quốc tế và đẩy mạnh quá trình cải thiện sự thực hiện bảo vệ môi trường ở các công ty sản xuất, nên tháng 1-1993 đã thành lập Ban kỹ thuật 207 (TC.207) để xây dựng một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý môi trường gọi là ISO 14000. Số các nước tham gia vào Uỷ ban kỹ thuật 207 ngày càng tăng, có đến 64 nước tham dự cuộc họp lần đầu tiên tổ chức vào tháng 6 năm 1995 - gần 60% tổng số các thành viên của ISO. Các nước tham gia Ban kỹ thuật TC 207 có thể là thành viên chính thức hoặc là thành viên quan sát. Nước có thành viên quan sát không có quyền bầu cử song có quyền tham dự các cuộc họp và được thông báo bằng thư tín (nước VN đang là thành viên quan sát). Chỉ có các thành viên chính thức mới tham gia xây dựng tiêu chuẩn và có quyền bỏ phiếu thông qua các dự thảo tiêu chuẩn đó (mỗi nước bỏ 1 phiếu). Những dự thảo tiêu chuẩn đạt 80% phiếu tán thành sẽ được xem là thông qua. TC 207 bao gồm các đại diện chính thức của các tổ chức công nghiệp, các tổ chức tiêu chuẩn, tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quốc tế. Phần lớn các đại biểu là từ các nước Tây Âu, Canada và Mỹ. Các đại diện từ các nước đang phát triển tới nay chưa có mặt tại các cuộc họp của TC 207. Kết quả là các tiêu chuẩn đã được soạn thảo bước đầu theo tinh thần công nghiệp hoá. Về mặt nội dung TC 207 được chia ra thành 6 Tiểu ban (TB) mỗi Tiểu ban chịu trách nhiệm về một lĩnh vực quản lý môi trường cụ thể: Tiểu ban 1 (SC1): Các hệ thống quản lý môi trường; Tiểu ban 2 (SC2): Kiểm toán môi trường; Tiểu ban 3 (SC3): Ghi nhãn hiệu môi trường; Tiểu ban 4 (SC4): Đánh giá hoạt động môi trường; Tiểu ban 5 (SC5): Đánh giá chu trình sống; Tiểu ban 6 (SC6): Phạm trù và định nghĩa Tiểu ban chịu trách nhiệm về việc ra quyết định chính thức để cho phép một Dự thảo công tác (WD), có được vị trí một Dự thảo của toàn Ban (CD). CD được chuyển tới các thành viên lấy ý kiến và bỏ phiếu thông qua và để đăng ký nó như là một dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (DIS). Cần có 80% phiếu thuận để một tài liệu có thể chuyển sang bước tiếp theo. Mỗi nước thành viên tham gia sẽ có một phiếu bầu. Khi tiêu chuẩn đó được chấp thuận là một tiêu chuẩn ISO, nó được phổ biến tới các nước thành viên để chấp thuận nó như là tiêu chuẩn quốc gia của mình. Trong tiến trình đạt được sự nhất trí về việc phê chuẩn một dự thảo, các Tiểu ban phải xem xét lại một loạt các ý tưởng và các cách tiếp cận có mâu thuẫn. Những triển vọng từ các nước, các ngành công nghiệp khác nhau hoặc thậm chí từ các công ty riêng lẻ phản ánh không chỉ sự khác nhau về văn hoá mà còn những kinh nghiệm khác nhau đối với các vấn đề môi trường và các lợi ích cá nhân của các thành viên tham gia. Các đoàn đại biểu của các quốc gia cũng có quan tâm tới việc bảo vệ các tiêu chuẩn quốc gia hiện có của mình. Phần lớn thành phần các đoàn đại biểu các quốc gia không cân xứng tới mức, hoặc là một số toàn các đại diện về tiêu chuẩn quốc gia, một số toàn các cố vấn hoặc một số khác lại toàn đại diện các ngành công nghiệp. Vì các Dự thảo của toàn Ban hiện có có xu hướng thay đổi cho tới khi đạt được văn bản tiêu chuẩn cuối cùng của mình, các ý tưởng chính của loạt các tiêu chuẩn ISO 14000 có"thể được tổng kết trên cơ sở của những tài liệu này. Loạt các tiêu chuẩn ISO 14000 có thể chia ra làm 2 loại: Loại quản lý: gồm 3 loại tiêu chuẩn Hệ thống quản lý môi trường (EMS) Kiểm toán môi trường (EA) Đánh giá thực thi môi trường (EPE) Loại quá trình thiết kế: gồm 2 loại tiêu chuẩn Nhãn sinh thái (nhãn môi trường ) (EL) Đánh giá chu trình sống (LCA) Mục đích Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm, đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp. ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả. ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một các cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức. ISO 14000 cung cấp cơ sở cho việc hoà nhập các tiêu chuẩn hiện có cũng như các nỗ lực trong tương lai trong lĩnh vực này, nhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế. ISO 14000 hỗ trợ việc "bảo vệ môi trường cân đối với những nhu cầu kinh tế xã hội" bằng cách đảm bảo cho các tổ chức có được công cụ để đạt được và cải thiện về biện pháp trong hoạt động môi trường. Lợi ích khi thực hiện ISO 14000 Về mặt thị trường : Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng, Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường, Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh. Về mặt kinh tế : Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý, Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên, Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường, Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường, Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn, Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp, Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra. Về mặt quản lý rủi ro: Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra, Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm, Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường. Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận: Được sự đảm bảo của bên thứ ba, Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại, Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia theo hai hệ thống là đánh giá về tổ chức và đánh giá về sản phẩm bao gồm sáu lĩnh vực: Hệ thống đánh giá về tổ chức bao gồm ba lĩnh vực: Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System) Kiểm toán môi trường (Environmental Auditting) Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance Evaluation) Hệ thống đánh giá về sản phẩm bao gồm ba lĩnh vực: Ghi nhãn hiệu môi trường (Environmental Labelling) Đánh giá chu trình vòng đời của sản phẩm (Life Cycle Assessment) Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (Environmental Aspect Product Standard). Hình 2.1: Tóm tắt bộ tiêu chuẩn ISO 14000 KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG (EA) HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (EMS) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (EPE) ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC GHI NHÃN HIỆU MÔI TRƯỜNG (EL) ÑAÙNH GIAÙ CHU TRÌNH SOÁNG CUÛA SAÛN PHAÅM (LCA) CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM (EAPS) ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ISO 14000 – BỘ TIÊU CHUẨN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được tóm tắt như sau: Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng với triết lý chung là “cung cấp các công cụ cho phép tổ chức có thể thiết kế, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý môi trường mà hệ thống này đáp lại sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát được tiến trình thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu nâng cao kết quả hoạt động môi trường của tổ chức do bản thân tổ chức đó đặt ra” (Sheldon, 2006). Tính đến năm 2007, các tiểu ban và nhóm công tác đã phát triển và hoàn thiện gần 30 tiêu chuẩn thuộc bộ ISO 14000. Danh sách các tiêu chuẩn được liệt kê trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 STT Tiêu chuẩn số Tên tiêu chuẩn 1 ISO Guide 64:1997 Hướng dẫn lồng gh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoidung.doc
  • docBIA-lieu.doc
  • pdfBIA-lieu.pdf
  • docnhiemvu.doc
  • pdfnhiemvu.pdf
  • pdfnoidung.pdf
  • docphu luc-ok.doc
  • pdfphu luc-ok.pdf
Tài liệu liên quan