Phát triển xã hội luôn đi kèm với nhu cầu việc làm ngày càng gia tăng, kéo theo
đó là sự tập trung và gia tăng dân số tại các Thành phố lớn . Từ đó, nhu cầu sinh hoạt,
đi lại của con người cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Cùng với sự phát triển đó, các
phương tiện phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người cũng phát triển và kéo dẫn đến
một hệ quả tất yếu của việc tập trung quá đông dân và phương tiện giao thông tại một
khu vực và gây nên kẹt xe.
Kẹt xe không biết tự lúc nào đã trở thành một “thực tế hiển nhiên” của người dân
Thành Phố Hồ Chí Minh (TP HCM), kẹt xe phổ biến tới nổi khi chúng ta vào
www.Google.com để Search từ khoá này trong vòng 0,11 giây đã có tới khoảng
8.710.000 kết quả. Kẹt xe không phân biệt lớn hay nhỏ , trai hay gái và đã trở thành
một bài toán mà muốn giải được phải cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan
,đơn vị và hơn hết là “văn hoá giao thông” của mỗi người dân.
Nhắc tới kẹt xe, chúng ta thường nghỉ tới hậu quả kinh tế của vấn nạn này, không
khó để thống kê những con số thiệt hại do kẹt xe gây ra đối với nền kinh tế. Thế
nhưng bên cạnh đó, kẹt xe còn gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường và về sức
khoẻ con người nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng.
Trong những năm gần đây số lượng người vào bệnh viện với các chứng bệnh về
đường hô hấp do ô nhiễm không khí ngày càng tăng lên. Tuy đã có nhiều biện pháp
được đề xuất nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí tại các thành phố, đô thị nhưng cho
đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng hơn,
khó khắc phục hơn. Đặc biệt tại các nút giao thông chính trong thành phố, nơi tập
trung số lượng lớn xe vào giờ cao điểm, gây ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí
và tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông và người dân trong
khu vực.
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
2
Chính vì thế đề tài “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả
môi trường” này được thực hiện nhằm cung cấp cho mọi người nhận thức tổng quan,
đầy đủ hơn về vấn nạn kẹt xe, góp phần giúp nhà quản lý thành phố có được những
quyết định đúng đắn và hợp lý trong công tác quản lý đô thị của mình nhằm xây dựng
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng giàu đẹp, văn minh và trong lành.
89 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển xã hội luôn đi kèm với nhu cầu việc làm ngày càng gia tăng, kéo theo
đó là sự tập trung và gia tăng dân số tại các Thành phố lớn . Từ đó, nhu cầu sinh hoạt,
đi lại của con người cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Cùng với sự phát triển đó, các
phương tiện phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người cũng phát triển và kéo dẫn đến
một hệ quả tất yếu của việc tập trung quá đông dân và phương tiện giao thông tại một
khu vực và gây nên kẹt xe.
Kẹt xe không biết tự lúc nào đã trở thành một “thực tế hiển nhiên” của người dân
Thành Phố Hồ Chí Minh (TP HCM), kẹt xe phổ biến tới nổi khi chúng ta vào
www.Google.com để Search từ khoá này trong vòng 0,11 giây đã có tới khoảng
8.710.000 kết quả. Kẹt xe không phân biệt lớn hay nhỏ , trai hay gái và đã trở thành
một bài toán mà muốn giải được phải cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan
,đơn vị và hơn hết là “văn hoá giao thông” của mỗi người dân.
Nhắc tới kẹt xe, chúng ta thường nghỉ tới hậu quả kinh tế của vấn nạn này, không
khó để thống kê những con số thiệt hại do kẹt xe gây ra đối với nền kinh tế. Thế
nhưng bên cạnh đó, kẹt xe còn gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường và về sức
khoẻ con người nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng.
Trong những năm gần đây số lượng người vào bệnh viện với các chứng bệnh về
đường hô hấp do ô nhiễm không khí ngày càng tăng lên. Tuy đã có nhiều biện pháp
được đề xuất nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí tại các thành phố, đô thị nhưng cho
đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng hơn,
khó khắc phục hơn. Đặc biệt tại các nút giao thông chính trong thành phố, nơi tập
trung số lượng lớn xe vào giờ cao điểm, gây ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí
và tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông và người dân trong
khu vực.
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
2
Chính vì thế đề tài “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả
môi trường” này được thực hiện nhằm cung cấp cho mọi người nhận thức tổng quan,
đầy đủ hơn về vấn nạn kẹt xe, góp phần giúp nhà quản lý thành phố có được những
quyết định đúng đắn và hợp lý trong công tác quản lý đô thị của mình nhằm xây dựng
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng giàu đẹp, văn minh và trong lành.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài tạo điều kiện cho người đọc nắm được hiện trạng giao thông và ô nhiễm
không khí tại quận Bình Thạnh TP.HCM và qua đó đề ra một số biện pháp khắc phục
và khống chế tình trạng ô nhiễm không khí trong địa bàn này.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tìm hiểu các vấn đề môi trường do kẹt xe gây ra. Hiện trạng ô nhiễm không khí
và tiếng ồn tại quận Bình Thạnh TP.HCM.
Thống kê và đánh giá nồng độ bụi tại các nút giao thông tại quận Bình Thạnh
TP.HCM (bao gồm: Vòng xoay Hàng Xanh, ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện biên
Phủ).
Đề xuất một số biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khi và tiếng ồn
tại quận Bình Thạnh TP.HCM
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Giới hạn về nội dung
Các vấn đề môi trường liên quan đến vấn nạn kẹt xe và ảnh hưởng của nó đối với
con người.
Thu thập số liệu và khảo sát nồng độ các chất khí gây ô nhiễm.
Đề xuất những biện pháp khống chế và khắc phục ô nhiễm.
Giới hạn về không gian
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
3
Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông và ảnh hưởng của nó
đối với con người sống và sinh hoạt tại quận Bình Thạnh TP.HCM.
Giới hạn về thời gian
Ngày giao đồ án: 11/11/2010
Ngày nộp đồ án: 08/03/2011
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tổng hợp thông tin: tổng hợp các thông tin nghiên cứu có liên
quan đến đề tài, các tài liệu nghiên cứu trước nay và thời gian gần nhất.
- Phương pháp nghiên cứu kế thừa: nghiên cứu những kiến thức trong các tài
liệu liên quan và kế thừa những kiến thức đó.
- Phương pháp khảo sát thực địa: tham quan khảo sát hiện trường thực tế, để thu
được những nguyên nhân gây kẹt xe, hậu quả môi trường và những hình ảnh về kẹt
xe trên địa bàn quận Bình Thạnh.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: nhờ sự góp ý của các chuyên gia
về những vấn đề liên quan đến đề tài, để xác định hướng đi đúng cho đề tài.
- Thu thập thông tin từ mạng internet, với nhiều website khác.
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN KẸT XE
1.1 TỔNG QUAN VỀ KẸT XE
1.1.1. Kẹt xe là gì?
Kẹt xe là việc tập trung quá nhiều phương tiện giao thông tại cùng một thời
điểm và cùng một khu vực khiến các phương tiện di chuyển khó khăn hoặc không di
chuyển được.
1.1.2. Nguyên nhân gây kẹt xe
Khi được hỏi đâu là nguyên nhân gây kẹt xe, khảo sát thực tế khoảng gần
60 người thì đã có rất nhiều ý kiến đưa ra (Phụ lục A). Nhưng có thể tổng hợp lại
thành các ý kiến chung sau đây:
- Do chính sách phát triển đô thị:
+ Việc người dân, công chức dồn về trung tâm vào giờ cao điểm sáng và ra
khỏi trung tâm vào buổi chiều là bởi các đô thị vệ tinh, trung tâm hành chính, dịch vụ
chưa rải đều trên địa bàn TP.HCM.
+ Việc đầu tư cho xe buýt quá lớn trong khi diện tích, số km đường không tăng
đã biến xe buýt trở thành tác nhân gia tăng nạn kẹt xe. Một hình ảnh thường thấy,
những dòng xe buýt không khách gây kẹt cứng giữa dòng người đi xe máy.
+ Các thủ tục hành chính còn quá nhiều, thừa làm cho lượng người phải ra
đường tăng. Một ví dụ, việc mua bán một chiếc xe máy chưa đầy năm triệu đồng
nhưng người mua và bán phải đi chứng thực, công chứng, sang tên, đổi chủ ở khắp
các phường, quận, cơ quan chức năng.
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
5
- Do hạ tầng:
+ TP.HCM đã mở rộng, cải tạo nhiều trục giao thông cửa ngõ quan trọng. Nhiều
tuyến đường như Cộng Hòa, Trường Chinh... được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mở
rộng thêm nhiều làn xe nhưng giờ đây vẫn trong tình trạng quá tải.
+ Tốc độ phát triển đường không theo kịp quá trình đô thị hóa ở nhiều khu vực.
Quỹ đất dành cho giao thông quá thấp trong khi số xe tăng đột biến hàng năm. Ngoài
ra mỗi ngày có khoảng 500.000 xe hai bánh và 60.000 xe bốn bánh từ các địa phương
khác vào thành phố.
+ Trong lúc các loại phương tiện cơ giới đường bộ gia tăng quá nhanh, hạ tầng
giao thông đã không đáp ứng kịp yêu cầu, việc quy hoạch phân luồng tuyến cho các
loại xe ôtô lại không gắn với tình hình thực tế đã dẫn tới tình trạng gia tăng kẹt xe.
+ Góp phần gây kẹt xe còn có việc thi công trên mặt đường, các điểm đào chắn
dọc đường Quốc lộ 13, Trần Bình Trọng, Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa hoặc dọc
theo bờ kênh Nhiêu Lộc, ... rào chắn án ngữ gây ách tắc giao thông ít nhất cũng đã cả
năm nay, người dân đã phải kêu trời và dư luận cũng đã nhiều lần lên tiếng nhưng
ngành chủ quản vẫn dửng dưng.
Hình 1- 1. Kẹt xe do xe bus và sự tập trung vào TP.HCM làm việc (nguồn Internet)
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
6
+ Tại các tuyến đường có đường sắt chạy ngang cũng vậy, mỗi ngày có khoảng
16 chuyến tàu khách đến và đi từ ga Sài Gòn, cộng với hàng chục đầu kéo về ga để
bảo dưỡng sửa chữa cũng gây thêm ùn tắc...
+ Hệ thống cầu, đường bộ trên địa bàn bị quá tải. Cạnh đó, việc đồng loạt triển
khai thi công các dự án công trình hạ tầng giao thông (dự án Đại lộ Đông Tây, cải
thiện môi trường nước...) trên nhiều trục đường làm cho tình hình giao thông càng
thêm căng thẳng.
- Do ý thức của người tham gia giao thông:
+ Ý thức của người tham gia lưu thông chưa cao, chưa hình thành được thói
quen tôn trọng “văn hoá giao thông” cũng góp phần rất lớn vào vấn nạn kẹt xe. Việc
không chấp hành luật lệ giao thông: vượt đèn đỏ, lấn tuyến sang hướng ngược chiều
và rẽ ngang dọc tại các giao lộ mà đặc biệt là xe mô tô đã khiến cho tình trạng kẹt xe
thêm nghiêm trọng.
+ Việc thiếu vắng đội ngũ hướng dẫn giao thông tại các điểm thường xuyên xảy
ra ún tắt hoặc các điểm xảy ra tai nạn cũng góp phần vào tình trạng kẹt xe.
Hình 1-2. Ý thức giao thông của người lưu thông và người điều
khiển giao thông
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
7
1.1.3.Các khu vực thường kẹt xe ở Thành phố Hồ Chí Minh
1. Vòng xoay ngã tư An Sương thường xuyên kẹt xe vào các giờ thấp điểm, sau
9 giờ đến 16 giờ, do lượng xe tải quá lớn
2. Ngã ba Âu Cơ - Cách mạng tháng Tám, ngã tư Cách mạng tháng Tám - Tân
Kỳ Tân Quý và kéo dài đến ngã ba Tân Kỳ Tân Quý - Cộng Hòa hình thành nên
mạng kẹt xe liên hoàn vào cả giờ cao điểm và thấp điểm.
3. Từ trục đường Cách mạng tháng Tám kéo dài đến các ngã sáu Công trường
Dân Chủ, ngã tư Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, ngã sáu Phù Đổng Thiên
Vương, ngã tư Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo... Theo ông Đậu An Phúc, Phó
trưởng phòng quản lý giao thông, Sở GTCC, để giảm kẹt xe trên trục đường này, tới
đây sẽ cấm xe ô tô từ các đường nhánh trên rẽ trái vào trục đường Cách mạng tháng
Tám.
4. Cụm đường Nguyễn Thị Minh Khai - Cao Thắng - Nguyễn Thiện Thuật -
Điện Biên Phủ thường kẹt xe vào giờ cao điểm sáng và chiều. Tới đây sẽ cấm xe ô tô
đi hai chiều, chỉ còn một chiều theo hướng rẽ tay phải để hình thành nên một ô hình
chữ nhật
5. Cụm đường Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị, Ngã năm chuồng chó, Hoàng
Minh Giám (công viên Gia Định) – Nguyễn Kiệm thường kẹt vào giờ cao điểm buổi
sáng.
6. Trục đường Phan Đăng Lưu với các điểm kẹt xe vào mọi lúc là khu vực chợ
Bà Chiểu kéo dài đến ngã tư Phú Nhuận, ngã ba Hoàng Văn Thụ – Hồ Văn Huê
7. Trục đường Lý Thường Kiệt với các điểm kẹt ở khu vực chợ Tân Bình, ngã
ba Thành Thái, ngã tư Tô Hiến Thành - Lữ Gia
8. Bùng binh Cây Gõ kéo dài đến vòng xoay Phú Lâm thường kẹt vào ban ngày
do lượng xe buýt từ bến xe Chợ Lớn ra vào liên tục.
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
8
9. Cụm trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh thường kẹt mọi lúc kéo
dài từ vòng xoay Hàng Xanh kéo dài ra đến bến xe miền Đông qua đến ngã tư Bình
Triệu.
10. Khu vực Chợ Lớn với các điểm thường kẹt vào ban ngày là vòng xoay Phan
Đình Phùng, trục đường Hải Thượng Lãn ông, Hậu Giang là những điểm kẹt xe mới
sau khi hàng loạt công trình Đại lộ Đông Tây, dự án môi trường nước được triển khai
với việc dựng hàng rào, cấm lưu thông trên các tuyến Châu Văn Liêm, Trần Hưng
Đạo, dỡ cầu Chà Và.
( :đánh dấu 10 khu vực thường kẹt xe trên địa bàn TP.HCM)
1.2. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1.2.1. Ô nhiễm không khí (ÔNKK) là gì?
Bên cạnh các thành phần chính của không khí, bất kỳ một chất nào ở dạng rắn,
lỏng, khí được thải vào không khí với nồng độ vừa đủ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
con người, gây ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng, phát triển của động vật, thực vật,
phá huỷ vật liệu, làm giảm cảnh quan đều gây nên ô nhiễm môi trường, hay nói khác
Hình 1-3. Các điểm thường kẹt xe ở TP.HCM
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
9
đi là không khí đó đã bị ô nhiễm (PGS.TS Đinh Xuân Thắng(2007). Giáo trình ô
nhiễm không khí, nhà xuất bản đại học quốc gia, TP.HCM)
1.2.2 Phân loại nguồn ô nhiễm không khí
Có nhiều cách phân loại nguồn ô nhiễm không khí khác nhau nhưng theo
PGS.TS Đinh Xuân Thắng, chúng ta có thể phân loại như sau:
- Dựa vào nguồn gốc phát sinh:
Nguồn tự nhiên: là khí thoát ra từ các hoạt động tự nhiên của núi lửa, động đất,
bụi tạo thành do bão cát, sự phân tán của phấn hoa, sự phân tán của phấn hoa,
mùi hôi của các quá trình phân huỷ sinh học.
Nguồn nhân tạo: là các nguồn ô nhiễm do con người tạo nên. Nó bao gồm các
nguồn cố định và nguồn di động.
Nguồn cố định bao gồm: các nguồn từ các quá trình đốt khí thiên nhiên, đốt
dầu, củi, trấu…, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp…
Nguồn di động: là khí thải từ các quá trình giao thông như khí thải của xe cộ,
máy bay, tàu hoả…
- Dựa vào tính chất hoạt động:
Ô nhiễm do quá trình sản xuất: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp…
Do giao thông vận tải: ôtô, xe máy, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ…
Ô nhiễm do sinh hoạt: các quá trình sử dụng nhiên liệu (dầu than củi…) để thắp
sáng, nấu nướng…
Ô nhiễm do các quá trình tự nhiên: đó là sự phân huỷ các chất hữu cơ do vi sinh
vật gây nên mùi hôi, bão cát, núi lửa, động đất…
- Dựa vào bố trí hình học:
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
10
Điểm ô nhiễm: ống khói các nhà máy, các nhà máy, thiết bị sản xuất cụ thể (các
nguồn cố định).
Đường ô nhiễm: các quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải
(xe cộ, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ…)
Vùng ô nhiễm: khu chăn nuôi lớn, khu tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp…
1.2.3. Hiện trạng ô nhiễm không khí ở một số đô thị tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị, thành phố lớn của nước ta đang là
vấn đề được xã hội quan tâm. Theo kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu, trong số các
nguồn gây ô nhiễm, nguồn do giao thông vận tải ở nước ta chiếm một tỉ lệ lớn
khoảng 70%. Trị số nồng độ trung bình ngày của bụi tổng số TSP, bụi dưới 10m
PM10 và khí NO2 tại một số nút giao thông lớn ở TP Hồ Chí Minh đều vượt tiêu
chuẩn cho phép. Với tốc độ tăng hàng năm về xe máy 1518%, về ô tô 810% như
hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí tại các nút giao thông của TP Hồ Chí Minh cũng
như các thành phố lớn khác trong cả nước trong những năm tới chắc chắn sẽ còn
nghiêm trọng hơn.
Theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng),
cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí xảy ra tại hầu hết các đô thị trong vùng
và các tuyến quốc lộ, những nơi có mật độ xây dựng và giao thông cao ở Việt Nam.
* Hiện trạng chất lượng không khí tại một số đô thị loại I
Các đô thị loại I được lựa chọn phân tích trong báo cáo này bao gồm Tp. Hải
Phòng, Tp. Huế và Tp. Đà Nẵng. Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí tại
các đô thị nêu trên đã bắt đầu bị ô nhiễm, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không cao như
tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Các thông số CO, NO2, SO2, Pb nhìn chung đều nằm
trong giới hạn QCVN. Tuy nhiên, bụi tổng số và tiếng ồn tại hầu hết các điểm quan
trắc ở cả 3 thành phố đều xấp xỉ hoặc lớn hơn QCVN.
* Hiện trạng chất lượng không khí tại một số đô thị loại II
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
11
Các đô thị loại II được lựa chọn phân tích trong phần này bao gồm Thái
Nguyên, Hạ Long, Việt Trì, Biên Hoà, Nha Trang (các đô thị loại II). Chất lượng môi
trường không khí của các đô thị này đều có dấu hiệu ô nhiễm ở những mức độ khác
nhau và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp
trên địa bàn. Đặc trưng nhất là vấn đề ô nhiễm bụi. Các thành phần khí độc hại khác
như CO, NO2, SO2 mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép nhưng cũng đã có những dấu
hiệu ô nhiễm cục bộ.
Các thành phố lớn ở nước ta chưa từng xảy ra thảm hoạ nào về ÔNKK. Tuy
nhiên, không vì thề mà chúng ta chủ quan vì các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của
con người đã làm mức độ ÔNKK tăng lên rất cao và chứa đựng nhiều nguy cơ tiền
ẩn.. Tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn, nồng độ chất ô nhiễm vượt quá mức
cho phép rất nhiều lần. Gần đây chúng ta đã phát hiện có mưa axit ở Cà Mau, Bạc
Liêu và có thể ở nhiều nơi khác mà chúng ta chưa biết đến.
Ngay từ bay giờ, chúng ta phải có những nhìn nhận nghiêm túc và những
hành động cụ thể về vấn đề ÔNKK để tránh những hậu quả về môi trường đáng tiếc
có thể xảy ra. Đặc biệt là tại các Thành phố lớn mà các Khu công nghiệp nhằm
hướng tới sự phát triển bền vững.
1.2.3.1. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Những kết quả quan trắc đáng tin cậy nhất thời gian gần đây (2007) tại trạm
khí tượng Láng Hạ (Hà Nội) do Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Đồng bằng Bắc Bộ
thực hiện cho thấy, trung bình trong một mét khối không khí ở Hà Nội có: 80 µg (mi-
crô gram) bụi khí PM10, vượt tiêu chuẩn quy định 50 µg/m3; bụi khí SO2 cũng vượt
tiêu chuẩn châu Âu 20 µg/m3; nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép
2,5lần.
- Ô nhiễm bụi: Tại khu vực nội thành, chất lượng môi trường không khí có
biểu hiện suy thoái. Số liệu quan trắc qua các năm ghi nhận: Nồng độ bụi tăng rõ rệt
và đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Khảo sát tại một số tuyến đường lớn như Giải
Phóng, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật và Phạm Văn Đồng cho thấy, người đi xe
Đồ án tốt nghiệp – Khoá 2009 GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
Khoa: Môi trường và Công nghệ sinh học SVTH: Đỗ Minh Tiến
Tên đề tài: “Nghiên cứu vấn nạn kẹt xe ở quận Bình Thạnh và hậu quả môi trường”
12
máy chịu tác động ô nhiễm không khí nhiều nhất. Nồng độ bụi đối với người đi
phương tiện này là: 580 (µg/m3), người đi bộ: 495 (µg/m3), ôtô con 408 (µg/m3), xe
buýt: 262 (µg/m3). Nồng độ CO đối với người đi xe máy là: 18,6 (ppm), đi bộ: 8,5
(ppm); ôtô con 18,5 (ppm), xe buýt 11,5(ppm). Đặc biệt, tại các nút giao thông, nồng
độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-2,5 lần, điển hình là Ngã tư Kim Liên đường
Giải Phóng, nồng độ bụi cao hơn 2-3 lần so với tiêu chuẩn cho phép 0,2 mg/m3.
Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cũng
cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên
tục, vượt quá chỉ tiêu cho phép 2,5-4,5 lần. Trong đó, gia tăng đặc biệt mạnh là các
khu vực: Từ Liêm, Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động. ô nhiễm không khí ở Hà Nội
chủ yếu là do bụi từ đường bộ, bụi thứ cấp của các phương tiện vận tải tham gia giao
thông và của hoạt động xây dựng.
- Ô nhiễm khí độc hại SO2, CO, NO2: Theo số liệu của Sở Tài nguyên, Môi
trường và Nhà đất Hà Nội, nồng độ khí SO2, NO2, CO trong các khu dân cư đô thị ở
nội và ngoại thành đều nhỏ hơn tiêu chuẩn, tức là chưa có hiện tượng ô nhiễm khí
độc hại. Tuy nhiên, ở một số nút giao thông lớn trong thành phố như Ngã Tư Sở, Ngã
Tư Vọng, Ngã tư Kim Liên… nồng độ CO đang có xu hướng tăng và ở mức xấp xỉ
giới hạn cho phép. Nguyên nhân của tình trạng này là do lưu lượng xe tham gia giao
thông quá lớn, chất lượng xe lưu hành không đảm bảo 59% số xe máy lưu hành tại
Hà Nội không đạt tiêu chuẩn về khí thải và hiện tượng tắc nghẽn xảy ra thường
xuyên tại các nút giao thông. Khi xảy ra ách tắc, vận tốc của các phương tiện giao
thông dừng ở mức 5 km/h, thậm chí bằng 0. Trong tình trạng này, xe máy và ô tô con
sẽ thải ra một lượng khí CO nhiều gấp 5 lần; xe buýt, xe tải nhiều gấp 3,6 lần so với
khi chạy ở tốc độ 30 km/h
- Hoạt động sản xuất công nghiệp: Với tốc độ t