Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳcông nghiệp hóa và mởcửa hội nhập
kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổbiến vì yêu cầu nhập
khẩu rất lớn trong khi khảnăng cạnh tranh của nền kinh tếcòn hạn chế, do đó mức tăng
trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thểbù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu
tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sựyếu kém trong điều tiết kinh
tếvĩmô và hậu quả đối với nền kinh tếrất trầm trọng.
ỞViệt Nam, nhập siêu đã kéo dài liên tục từnhững năm 1990 trởlại đây.Trong suốt
quá trình phát triển kinh tếkéo dài hơn 20 năm, Việt Nam chỉxuất siêu duy nhất một lần
năm 1992.Việc nhập siêu liên tục trong một khoảng thời gian dài nhưvậy đã đểlại nhiều
hệlụy cho nền kinh tế, cũng nhưmang đến nhũng rủi ro có thểgặp phải trong tương lai.
Có thểnói nhập siêu đã trởthành nút thắt của nhiều vấn đềkinh tếvĩmô hiện nay và đã
thu hút sựquan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tếvà
giới doanh nhân cảnước. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Thông qua đềtài, nhóm nghiên cứu hy vọng đưa ra một bức tranh bao quát vềtình
hình nhập siêu của nước ta, các nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu, phân tích đánh giá
các giải pháp kiềm chếnhập siêu của chính phủvà các chuyên gia, từ đó đưa ra kết luận
và các giải pháp của nhóm.
Phương pháp chủyếu nhóm sửdụng là phương pháp phân tích, thống kê.Nghiên cứu
sửdụng rất nhiều thông tin và sốliệu từcác nguồn khác nhau kểcảtrong nước và ngoài
nước. Các sốliệu dùng đểphân tích tình hình nhập siêu được tổng hợp chủyếu từnguồn
đã được Tổng cục thống kê, BộCông thương, BộNgoại giao công bố.
Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương. Chương đầu tiên tập hợp những lý luận cơ
bản vềnhập siêu. Trong chương này, nhóm đưa ra định nghĩa nhập siêu, các yếu tốtác
động đến nhập siêu, những hiệu quảtích cực cũng nhưcác rủi ro nhập siêu có thểgây ra
2
cho nền kinh tếvà một sốbài học kinh nghiệm giải quyết nhập siêu của các nước
ASEAN. Chương thứhai đi sâu vào tình hình xuất nhập khẩu và thực trạng nhập siêu của
Việt Nam. Chương cuối cùng sưu tầm tập hợp các giải pháp kiềm chếnhập siêu của
Chính phủ, các ý kiến, nhận định của chuyên gia và một sốgiải pháp đềxuất của nhóm.
Trong phạm vi thời gian hạn hẹp, nhóm đã rất cốgắng tìm kiếm thông tin đểthực
hiện nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, do giới hạn vềkiến thức và phương
pháp nghiên cứu nên nhóm không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự
đóng góp của hội đồng đánh giá để đềtài này được hoàn thiện hơn
56 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nhập siêu Việt Nam thực trạng giải pháp và nguyên nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập
kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập
khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng
trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu
tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh
tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng.
Ở Việt Nam, nhập siêu đã kéo dài liên tục từ những năm 1990 trở lại đây.Trong suốt
quá trình phát triển kinh tế kéo dài hơn 20 năm, Việt Nam chỉ xuất siêu duy nhất một lần
năm 1992.Việc nhập siêu liên tục trong một khoảng thời gian dài như vậy đã để lại nhiều
hệ lụy cho nền kinh tế, cũng như mang đến nhũng rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.
Có thể nói nhập siêu đã trở thành nút thắt của nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay và đã
thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và
giới doanh nhân cả nước. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Thông qua đề tài, nhóm nghiên cứu hy vọng đưa ra một bức tranh bao quát về tình
hình nhập siêu của nước ta, các nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu, phân tích đánh giá
các giải pháp kiềm chế nhập siêu của chính phủ và các chuyên gia, từ đó đưa ra kết luận
và các giải pháp của nhóm.
Phương pháp chủ yếu nhóm sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê.Nghiên cứu
sử dụng rất nhiều thông tin và số liệu từ các nguồn khác nhau kể cả trong nước và ngoài
nước. Các số liệu dùng để phân tích tình hình nhập siêu được tổng hợp chủ yếu từ nguồn
đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố.
Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương. Chương đầu tiên tập hợp những lý luận cơ
bản về nhập siêu. Trong chương này, nhóm đưa ra định nghĩa nhập siêu, các yếu tố tác
động đến nhập siêu, những hiệu quả tích cực cũng như các rủi ro nhập siêu có thể gây ra
2
cho nền kinh tế và một số bài học kinh nghiệm giải quyết nhập siêu của các nước
ASEAN. Chương thứ hai đi sâu vào tình hình xuất nhập khẩu và thực trạng nhập siêu của
Việt Nam. Chương cuối cùng sưu tầm tập hợp các giải pháp kiềm chế nhập siêu của
Chính phủ, các ý kiến, nhận định của chuyên gia và một số giải pháp đề xuất của nhóm.
Trong phạm vi thời gian hạn hẹp, nhóm đã rất cố gắng tìm kiếm thông tin để thực
hiện nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, do giới hạn về kiến thức và phương
pháp nghiên cứu nên nhóm không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự
đóng góp của hội đồng đánh giá để đề tài này được hoàn thiện hơn.
3
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬP SIÊU
1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan ....................................................................... 5
2. Các yếu tố tác động đến nhập siêu ............................................................................ 5
2.1. Tác động của tỷ giá hối đoái ................................................................................ 5
2.2. Tác động của việc thay đổi thu nhập ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu 7
2.3. Cơ cấu và chu kỳ kinh tế ..................................................................................... 7
2.4. Sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm .................................................... 8
2.5. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch .......................................................................... 9
3. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế ................................................................... 9
3.1. Các tác động tích cực ........................................................................................... 9
3.2. Những rủi ro do nhập siêu ................................................................................ 10
4. Bài học giải quyết tình trạng nhập siêu từ các nước ASEAN ............................... 11
CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM QUA
CÁC NĂM
1. TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU .................................................................................... 13
1.1. Thực trạng nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990- nay ............................................ 13
1.2. Mặt hàng nhập siêu .................................................................................................. 14
1.3. Thị trường nhập siêu ................................................................................................ 17
1.4. Các nhận định về nhập siêu ..................................................................................... 19
1.4.1. Tình hình nhập siêu ........................................................................................ 19
1.4.2. Mặt hàng nhập siêu ........................................................................................ 20
1.4.3. Vấn nạn nhập siêu từ Trung Quốc................................................................ 21
1.5. Nguyên nhân nhập siêu ............................................................................................ 24
1.5.1. Nhà nước .......................................................................................................... 24
1.5.2. Doanh nghiệp .................................................................................................. 26
4
1.5.3. Người dân ........................................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM NHẬP SIÊU VIỆT NAM
1. Giải pháp Nhà nước, Bộ, Ngành năm 2011 ............................................................ 30
2. Giải pháp, nhận định của các chuyên gia ............................................................... 35
3. Các đề xuất của nhóm .............................................................................................. 42
3.1. Các giải pháp ngắn hạn. .................................................................................... 42
3.1.1. Cơ quan nhà nước ....................................................................................... 42
3.1.2. Doanh nghiệp ............................................................................................... 42
3.2. Các giải pháp dài hạn ........................................................................................ 43
3.2.1. Tái cơ cấu nền kinh tế ................................................................................. 43
3.2.2. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam .................................. 44
3.2.3. Gia tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu ......................................................... 45
3.2.4. Xuất khẩu bằng giá CIF, nhập khẩu bằng giá FOB ................................ 46
3.2.5. Phát triển du lịch – ngành “xuất khẩu tại chỗ” ....................................... 47
3.2.6. Thu hút kiều hối .......................................................................................... 48
3.2.7. Đẩy mạnh “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” .................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 53
Tiếng Anh ............................................................................................................... 53
Tiếng Việt ............................................................................................................... 54
5
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
NHẬP SIÊU
1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tham gia trao đổi hàng hóa bởi vì tài
nguyên thiên nhiên ở mỗi quốc gia là không bằng nhau. Quá trình đó gọi là thương
mại quốc tế. Từ thương mại quốc tế hình thành nên hai khái niệm xuất khẩu và nhập
khẩu.Những sản phẩm hay dịch vụ bán cho các nước khác được gọi là xuất khẩu;
ngược lại, những sản phẩm, dịch vụ mua từ các nước khác được định nghĩa là nhập
khẩu. Cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị thể hiện bằng tiền của xuất
khẩu (kim ngạch xuất khẩu) và giá trị thể hiện bằng tiền của nhập khẩu (kim ngạch
nhập khẩu). Sự hiểu biết về cán cân thương mại đã bắt đầu manh nha từ giữa thế kỷ
16 ở châu Âu trong số những người theo trường phái trọng thương. Ví dụ như, trong
cuốn “A Discourse of the Common Weal of this Realm of England”, tác giả
Elizabeth Lamon và William Cunningham đã trích dẫn một câu nói của giới trọng
thương như sau “Chúng ta phải luôn luôn lưu ý rằng ta không bao giờ mua hàng của
những kẻ lạ mặt nhiều hơn ta bán cho họ, bởi vì nếu thế thì ta đã tự làm nghèo mình
đi và làm cho họ giàu lên”.
2. Các yếu tố tác động đến nhập siêu
2.1. Tác động của tỷ giá hối đoái
Theo các quan niệm truyền thống, tỷ giá ảnh hưởng rất nhiều đến nhập siêu vì nó
ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên
thị trường quốc tế. Khi giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của
hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ
hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá giảm sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu
và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.Ngược lại, khi
6
tỷ giá tăng lên, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu
ròng tăng lên.
Có thể nói theo quan điểm truyền thống, tỷ giá là nguyên nhân chính của tình
trạng nhập siêu. Tuy nhiên, gần đây, rất nhiều các bài nghiên cứu của các học giả
trên thế giới đã chứng minh, thực chất, tỷ giá không có hoặc có rất ít mối liên hệ với
thâm hụt thương mại hay nhập siêu trong thực tế.
Trong một nghiên cứu so sánh ASEAN-5 (Malaysia, Singapore, Thailand,
Philippines và Indonesia) vớiNhật Bản (2003), các tác giả đã đi đến kết luận rằng dù
đã có rất nhiều lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại,
nghiên cứu của họ đã cho thấy vai trò của tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại
của 5 nước ASEAN đã bị phóng đại quá nhiều. Trước khi thực hiện nghiên cứu,
người ta đã hy vọng rằng việc giảm giá đồng tiền tại 5 nước ASEAN so với đồng
Yên Nhật sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho việc cải thiện cán cân thương mại của
5 nước này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, thực tế, cán cân thương mại của 5
nước tiếp tục thâm hụt từ năm 1986 đến năm 1995 (ngoại trừ Indonesia không quan
sát rõ được xu hướng), sau đó mới bắt đầu tăng dần. Nhóm tác giả kết luận rằng tỷ
giá hối đoái không thể được dùng như là một biện pháp chính để điều chỉnh cán cân
thương mại của 1 nước.
Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Micheal Hoffman (2005) cũng đã thách thức
quan niệm truyền thống về việc liệu có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và nhập
siêu hay không.Sau khi so sánh tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Mỹ từ
năm 1973 đến năm 2003, ông đưa ra 2 kết luận. Thứ nhất, tỷ giá hối đoái không là
nguyên nhân dẫn đến nhập siêu.Thứ hai, việc nhập siêu sẽ không dẫn đến sự mất giá
của đồng USD.
Nói tóm lại, việc tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến nhập siêu hay không hiện
nay vẫn còn nhiều tranh luận.Tuy nhiên, trước mắt, có thể kết luận rằng tỷ giá hối
7
đoái không phải là nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu.Vì vậy, để có cái nhìn toàn
diện hơn về nhập siêu không thể chỉ nhìn vào chính sách tỷ giá.
2.2. Tác động của việc thay đổi thu nhập ở nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu
Những thay đổi trong tổng thu nhập quốc dân ở nước khác cũng như trong nước
có ảnh hưởng quan trọng đến cán cân thương mại và nhập siêu của nước đó. Nếu
tổngthu nhập quốc dân ở một nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào nước đó
sẽ cao hơn. Một số những nhu cầu đó có thể được đáp ứng bởi một nước khác và
làm tăng kim ngạch xuất khẩu ở nước xuất khẩu, từ đó làm giảm nhập siêu của nước
xuất khẩu (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). Ngược lại, nếu thu
nhập quốc dân ở nước ngoài giảm, xuất khẩu sang các nước này cũng sẽ giảm, từ đó
làm tăng nhập siêu ở nước xuất khẩu.
Tương tự, tổng thu nhập quốc dân trong nước tăng sẽ khiến nhu cầu hàng hóa và
dịch vụ tăng, từ đó làm tăng nhập khẩuvà tăng nhập siêu.Mặt khác, nếu thu nhập
quốc dân giảm, nhập khẩu sẽ giảm và làm giảm nhập siêu.
2.3. Cơ cấu và chu kỳ kinh tế
Trong bài viết “Nhập siêu kéo dài: Tỷ giá hay cơ cấu kinh tế?” đăng trên Thời
báo Kinh tế Sài gòn, tác giả có đưa ra một nguyên nhân chính nữa của nhập siêu là
do cơ cấu kinh tế không hợp lý.Theo đó ông cho rằng thông thường khi chọn ngành
trọng điểm thường phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số
kích thích nhập khẩu. Tuy nhiên thực tế cho thấy một số ngành có tỷ trọng vốn đầu
tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp và chỉ số kích thích nhập khẩu cao bất
thường. Những nhóm ngành này hầu hết nằm ở khu vực công nghiệp và xây dựng.
Khi một quốc gia lựa chọn các nhóm ngành này làm ngành trọng điểm thì sẽ góp
phần làm tăng nhập siêu.
8
Chu kỳ kinh tế cũng có ảnh hưởng đến nhập siêu. Ở những quốc gia phát triển
thiên về xuất khẩu, cán cân thương mại sẽ tăng trong quá trình mở rộng kinh tế. Lý
do là do quốc gia này xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn là nhập khẩu hàng hóa.Ngược
lại, với những quốc gia phát triển dựa vào nhu cầu nội địa, cán cân thương mại sẽ có
xu hướng giảm trong quá trình phát triển do những quốc gia này cần phải nhập khẩu
nhiều hàng hóa hơn bình thường để phục vụ cho sự tăng trưởng.
2.4. Sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm
Trên thời báo kinh tế Sài Gòn, tác giả Nguyễn Trí Bảo đã đưa ra một cách nhìn
khác về nhập siêu. Theo ông, thâm hụt tài khoản vãng lai (chủ yếu là nhập siêu)
chính là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, bởi vì thâm hụt tài khoản
vãng lai và chênh lệch tiết kiệm - đầu tư (S-I) về nguyên tắc đều được bù đắp bằng
khoản vay nợ ròng trên thị trường vốn quốc tế. Qua đó, ông giải thích vì sao sự mất
cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm dẫn đến nhập siêu.
Thứ nhất, với mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư (investment-led growth) phổ
biến ở các nước đang phát triển thì để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, đầu tư luôn ở
mức rất cao trong thời gian dài trong khi tiết kiệm nội địa tăng không đủ để đáp ứng
nhu cầu đầu tư.
Thứ hai, nhập siêu hay tiết kiệm thấp hơn đầu tư còn do hiệu quả kinh tế của các
khoản đầu tư đặc biệt là đầu tư công thấp thể hiện qua hệ số ICOR luôn ở mức cao.
Hiệu quả thấp ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiết kiệm và để duy trì tăng trưởng cao
dựa vào đầu tư đương nhiên quốc gia nhập siêu phải đi vay.
Thứ ba, một trong những nguyên nhân chính làm cho mức tiết kiệm trong nước
thấp là thâm hụt ngân sách cao và kéo dài nhiều năm. Thâm hụt ngân sách cao và
kéo dài không chỉ làm trầm trọng thêm vấn nạn nhập siêu mà còn làm tăng lạm phát
kỳ vọng, tác động xấu tới ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.
9
Ba nguyên nhân trên dẫn đến sự thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và lượng tiết kiệm
trong nước.Lượng thiếu hụt chủ yếu được bù đắp bằng dòng vốn từ bên ngoài như
FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp.Khi những dòng vốn này được đưa vào một nước
thì chúng được đăng ký là nhập khẩu, vì thế làm gia tăng tình trạng nhập siêu.
2.5. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch
Một nghiên cứu của IMF đã chứng minh các biện pháp bảo hộ mậu dịch của một
quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến nhập khẩu của quốc gia đó, mà khi nhập khẩu
thay đổi thì nhập siêu cũng thay đổi theo. Tác giả của nghiên cứu đã sử dụng mô
hình ước đoán kinh tế lượng để đo lường ảnh hưởng của các rào cản mậu dịch lên
nhập khẩu của các nước trên thế giới. Kết quả cho thấy sự hiện diện của thuế quan
đã làm giảm đáng kể lượng nhập khẩu. Cụ thể hơn, thuật toán ước lượng của họ cho
thấy khi nhu cầu nội địa không thay đổi, nếu thuế quan tăng 1% thìnhập khẩu của
một quốc gia sẽ giảm 2%. Ngoài thuế quan, các rào cản phi thuế quan phổ biến nhất
cũng được nghiên cứu.Các tác giả chứng minh rằng ảnh hưởng của rào cản phi thuế
quan như các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, các biện pháp bảo hộ độc
quyền cũng như các biện pháp bảo hộ về kỹ thuật đềulàm giảm sút sản lượng nhập
khẩu.
3. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế
3.1. Các tác động tích cực
Khi nói về nhập siêu, thông thường người ta chỉ cho rằng đây là hiện tượng
không tốt cho nền kinh tế.Tuy nhiên, một số nhà kinh tế nhận định rằng nhập siêu
cũng mang lại một số lợi ích.
Các nhà kinh tế này khẳng định nhập siêu dịch chuyển sản xuất của thế giới đến
những nơi có năng suất cao nhất, và nó cho phép quốc gia giữ mức tiêu dùng như cũ
trong khi vẫn gia tăng đầu tư trong suốt chu kỳ kinh tế. Theo quan điểm này, cán
cân thương mại bị thâm hụt dẫn đến nhập siêu khi những doanh nghiệp hay chính
10
phủ của một nước đầu tư nhiều vào nguồn vốn vật chất. Việc đầu tư này sẽ mở rộng
cơ sở hạ tầng, tăng thêm công suất khai thác nguồn lực tự nhiên và ứng dụng các
công nghệ mới.Lượng tiền cần cho đầu tư bị thiếu hụt được bù đắp bằng cách vay
mượn trên thị trường tài chính quốc tế.Như thế, việc vay mượn quốc tế sẽ giúp cho
một quốc gia có thể đầu tư thêm mà không gây ành hưởng đến lượng tiêu thụ hiện
tại.Khi những khoản vay mượn này được hoàn trả trong tương lai, cán cân thương
mại sẽ được cải thiện và tiến đến mức thặng dư.Như vậy, nhập siêu có thể là một
dấu hiệu của một nền kinh tế thịnh vượng đang trên đà phát triển.
3.2. Những rủi ro do nhập siêu
Trong khi một lượng nhập siêu vừa phải có tác dụng kích thích nền kinh tế, thì
nhập siêu lâu dài mang đến nhiều rủi ro.
Thứ nhất, trong ngắn hạn nhập siêu có thể giảm lượng sản phẩm tiêu thụ được vì
nó làm giảm tổng chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ nội địa, và làm giảm GDP tiềm
năng khi nó hướng lao động và vốn ra khỏi những hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu để chuyển sang những lĩnh vực khác có năng suất thấp hơn.
Thứ nhì, trong dài hạn, nhập siêu kéo dài làm giảm lượng đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển, do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng năng suất và GDP.
Thứ ba, nhập siêu làm cho mức lương và lợi nhuận của các ngành công nghiệp
xuất nhập khẩu giảm sút, trong khi mức lương và lợi nhuận của các ngành khác
trong nền kinh tế gia tăng. Không giống như việc GDP bị giàm sút hay tăng trưởng
kinh tế bị đình trệ, điều này chỉ khiến cho thu nhập được dịch chuyển sang các
thành phần khác nhau trong nền kinh tế chứ không hoàn toàn bị mất đi. Tuy nhiên,
việc dịch chuyển này nếu quá lớn sẽ để lại hậu quả chính trị cũng như xã hội
nghiêm trọng.
11
Thứ tư, nhập siêu có thể dẫn đến sự không ổn định của nền kinh tế khi quá phụ
thuộc vào nước ngoài. Nếu các nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài vì lý do nào
đó ngừng việc kinh doanh thì quốc gia nhập siêu dễ rơi vào khủng hoảng. Ở nhiều
nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, việc vay nợ và thanh toán không sử
dụng đồng nội tệ dễ dẫn đến khoản tiền thanh toán tăng lên khi đồng nội tệ yếu đi.
Tình hình còn có thể tệ hơn khi tăng trưởng kinh tế gặp vấn đề hay khi lượng dự trữ
ngoại hối quốc gia cạn kiệt.
Ở các nước đang phát triển, có những nghiên cứu cho thấy nhập siêu cao dẫn đến
lạm phát cao.Do nhập khẩu máy móc và thiết bị nguyên nhiên liệu là chủ yếu, nên
có thể lạm phát tăng cao là do hiệu quả sản xuất thấp, chi phí sản xuất và giá thành
không giảm nhiều nhờ những máy móc thiết bị đã nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nhập siêu kéo dài khiến cho các khoản nợ của một quốc gia trở nên
trầm trọng vì ngoài tiền vốn, quốc gia đó còn phải chịu thêm phần lãi suất.
4. Bài học giải quyết tình trạng nhập siêu từ các nước ASEAN
Ba quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan và Philippines đã nỗ lực vươn lên
để thay thế các quốc gia ngoài châu Á trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu hàng hóa
lớn nhất vào Trung Quốc những năm gần đây.
Trong đó, Malaysia sớm thâm nhập thị trường Trung Quốc từ đầu thập kỷ 1990
với kim ngạch xuất khẩu 852 triệu Đô la Mỹ và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu sang
thị trường này (thập kỷ 1990 tăng bình quân 20,46%/năm, trong khi xuất khẩu ra thị
trường thế giới nói chung chỉ tăng 12,80%/năm), cho nên quy mô xuất khẩ