Công nghệ thông tin là một trong những ngành khoa học ngày càng
được quan tâm và sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Với những
ưu điểm mạnh có thể ứng dụng được nhiều trong cuộc sống thì công nghệ thông
tin đã giúp cho công việc quản lý được dễ dàng hơn. Để quản lý một công việc
cụ thể của một cơ quan nào đó thì người quản lý cần thực hiện rất nhiều động
tác. Nhờ có các phần mềm thì công việc đó trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Ví dụ như để quản lý được điểm của sinh viên thì người quản lý cần liên
tục cập nhật điểm của sinh viên. Thông tin về sinh viên như: mã sinh viên, giới
tính, năm sinh, quê quán, điểm thi. Công việc đó làm người quản lý rất vất vả.
Với phần mềm quản lý điểm mà chúng tôi nghiên cứu và xây dựng trong bài tập
lớn sau đây sẽ phần nào giúp ích cho người quản lý. Chúng tôi chỉ tạo phần mềm
áp dụng cho khoa CNTT của trường ĐHSP KTHY.
Đây là một đề tài nhỏ của chúg tôi. Vì sự hiểu biết và kinh nghiệm còn
hạn chế nên chắc chắn phần mềm của chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy và các bạn.
37 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 5627 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thiết kế hệ thống Quản Lý Điểm cho Sinh Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Tài
Quản Lý Điểm cho Sinh Viên
Lời nói đầu
Công nghệ thông tin là một trong những ngành khoa học ngày càng
được quan tâm và sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Với những
ưu điểm mạnh có thể ứng dụng được nhiều trong cuộc sống thì công nghệ thông
tin đã giúp cho công việc quản lý được dễ dàng hơn. Để quản lý một công việc
cụ thể của một cơ quan nào đó thì người quản lý cần thực hiện rất nhiều động
tác. Nhờ có các phần mềm thì công việc đó trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Ví dụ như để quản lý được điểm của sinh viên thì người quản lý cần liên
tục cập nhật điểm của sinh viên. Thông tin về sinh viên như: mã sinh viên, giới
tính, năm sinh, quê quán, điểm thi. Công việc đó làm người quản lý rất vất vả.
Với phần mềm quản lý điểm mà chúng tôi nghiên cứu và xây dựng trong bài tập
lớn sau đây sẽ phần nào giúp ích cho người quản lý. Chúng tôi chỉ tạo phần mềm
áp dụng cho khoa CNTT của trường ĐHSP KTHY.
Đây là một đề tài nhỏ của chúg tôi. Vì sự hiểu biết và kinh nghiệm còn
hạn chế nên chắc chắn phần mềm của chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
Phần I: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA BÀI TOÁN .......................................... 4
Khảo sát thực trạng:......................................................................................... 4
Cơ sở dữ liệu của hệ thống. .............................................................................. 5
PHẦN II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG .......................................... 7
Liệt kê các chức năng. ...................................................................................... 7
Biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu. ................................... 9
PHẦN III: MÔ HÌNH THỰC THỂ QUAN HỆ ............................................ 16
I. Các khái niệm của mô hình quan hệ ...................................................... 17
II. Quan hệ và mô hình quan hệ: ................................................................. 18
III. Áp dụng cho bài tập lớn ...................................................................... 19
PHẦN V: THIẾT KẾ FORM ........................................................................ 28
Phần I: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA BÀI TOÁN
I. Khảo sát thực trạng:
Hiện nay, quản lí điểm là một công việc hết sức quan trọng đối với các
trường học. Công việc đó hiện còn đang làm rất thủ công tại một số trường và
chính vì thế mà nó mang lại hiệu quả không cao. Nguồn khảo sát mà chúng tôi
thực tế là khoa công nghệ thông tin của trường ĐHSPKTHY. Hiện nay Khoa vẫn
đang dùng hệ thống quản lí điểm trên Microsoft Excel. Công việc hàng ngày bao
gồm:
Nhập điểm cho sinh viên, sửa chữa thông tin về điểm.
In bảng điểm, in danh sách Sinh viên đỗ, trượt, đạt học bổng…
Lưu trữ thông tin của các bảng điểm của Sinh viên…
Công việc quản lí còn hết sức thủ công và đòi hỏi nhiều kỹ năng của người
quản lí.
Ví dụ: hàng ngày, khi người quản lí nhập điểm cho sinh viên, tính toán, in danh
sách theo yêu cầu của nhà trường: những sinh viên đỗ trượt, đạt học bổng… thời
gian nhập thông tin mất nhiều, việc theo dõi, thống kê, tổng hợp dễ bị nhầm lẫn,
khó đảm bảo độ tin cậy…
Ngoài ra chúng tôi có tham khảo một số phần mềm của các trên các trang
web của các trường ĐH Nông nghiệp,... Chúng tôi thấy phần mềm của họ rất
tiện ích.
Phần mềm mà chúng tôi xây dựng sẽ dùng để quản lí điểm cho sinh viên
trong một khoa của trường đại học. Cụ thể ở trường ta là khoa công nghệ thông
tin.
Năm nay, theo quy chế 25, cách tính điểm sẽ có một số thay đổi so với các
năm trước. Tuỳ từng môn học mà ta có thể áp dụng cách tính điểm khác nhau:
Với những môn chỉ thực hành: bao gồm điểm ý thức của nhóm thực hành,
Điểm bảo vệ BTL của từng thành viên trong nhóm.
Với những môn chỉ có lý thuyết: bao gồm điểm thi trình lần1, điểm thi
trình lần2, điểm thi kết thúc học phần…
Với những môn vừa lý thuyết vừa thực hành: bao gồm điểm BTL, điểm
thi kết thúc học phần…
Tuỳ từng môn học mà điểm thi kết thúc học phần chiếm bao nhiêu phần
trăm. Nhưng theo quy chế mới, điểm này không được dưới 50% điểm tổng kết.
II. Cơ sở dữ liệu của hệ thống.
Để nắm được yêu cầu của bài toán, chúng ta cần hiểu rõ những thông tin
về cơ sở dữ liệu mà bài toán cần. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra những thông tin mà
phần mềm quản lí điểm cần có như sau:
2.1. Thông tin của sinh viên:
MaSV (mã Sinh Viên), HotenSV (họ tên Sinh Viên), Malop (mã lớp), NS
(năm sinh), Que (quê quán), Giơi (giới tính), Ghichu (ghi chú)…
2.2.Thông tin về Điểm:
MaMon (mã môn học), TenMon (tên môn học), DVHT (đơn vị học trình),
Diemlan1 (điểm thi lần 1), Diemlan2 (điểm thi lan 2), DiemHT (điểm học
trình), DiemBTL (điểm bài tập lớn), DiemRL (điểm rèn luyện)…
2.3. Các thông tin khác:
Quy chế tính điểm mới (ở đây chúng tôi đang xét công thức tính điểm theo
quy chế 25), một số thông tin khác…
Yêu cầu của hệ thống
Để thực hiện những mục tiêu trên chúng tôi thấy phần mềm cần phải đạt
những yêu cần sau:
Việc đăng nhập thông tin và truy nhập thông tin phải hết sức đơn
giản và nhanh chóng.
Đưa ra những danh sách, bảng điểm một cách chính xác và đầy đủ.
Việc thao tác trên máy tính phải đơn giản và dễ sử dụng.
Các thông tin đưa ra phải dễ hiểu và thuận tiệc cho người quản lí
sử dụng máy tính được thuận lợi và an toàn.
Phần mềm quản lí điểm bao gồm các thông tin quản lí có cấu trúc. Qua
phân tích chúng tôi đã đưa ra các giải pháp thích hợp và cụ thể để đưa hệ thống
máy tính vào việc quản lí.
PHẦN II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I. Liệt kê các chức năng.
Qua nghiên cứu công việc quản lí điểm, và đáp ứng các yêu cầu trên
chúng tôi đã liệt kê các chức năng cần thiết mà hệ thống quản lí thông tin cần
phải đáp ứng như sau:
1. Đăng nhập
Đây là phần xác nhận xem người nào là người có thể đăng nhập vào phần
mềm này cũng như việc phân quyền sử dụng cho từng người. Để đăng nhập vào
phần mềm này, bạn phải sử dụng user name, password… của riêng mình để xác
nhận.
2. Trợ giúp
Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ cách sử dụng phần mềm này bạn có thể click
vào phần “trợ giúp” để được hướng dẫn cách sử dụng.
3. Tra cứu
Sau khi đã đăng nhập thành công, đây là phần để bạn tra cứu những thông tin
có liên quan đến điểm của sinh viên.
4. Nhập thông tin
Mỗi phần mềm khi quản lí đều cần có dữ liệu đầu vào. Với phần mềm của
chúng tôi thì yêu cầu nhà quản lí phải nhập những thông tin có liên quan đến
điểm của sinh viên:
Nhập thông tin của sinh viên: MaSV, HotenSV, Malop, Que…
Nhập điểm: Mamon, Tenmon, DVHT, Diemlan1, Diemlan2,
DiemHT...
Nhập công thức tính điểm
5. Xử lí thông tin
Với mỗi yêu cầu khác nhau thì việc xử lí lại khác nhau.
Để tìm kiếm Sinh viên ta có thể tìm kiếm theo tên, ngoài ra có thể tìm
kiếm theo điểm như: điểm trên trung bình hay dưới trung bình, đạt học bổng hay
phải thi lại học lại….
Ta cũng có thể sắp xếp sinh viên theo tên, nhưng cũng có thể sắp xếp
sinh viên theo điêm với các tiêu chí như phần tìm kiếm.
Sửa điểm, chèn, lưu trữ, xoá sinh viên… cũng có thể thực hiện một
cách rõ ràng, đơn giản sau khi đã nhập đủ thông tin của sinh viên.
6. Báo cáo
Phần mềm giúp người quản lí đưa ra được những vấn đề cần báo cáo như
sau:
Báo cáo DSSV theo tên, theo điểm.
Báo cáo DSSV thi lại, học lại…
Báo cáo DS điểm của sinh viên trong từng kỳ, từng khoá học…
Tóm lại, việc phân tích thiết kế hệ thống hết sức quan trọng. Phải lắm rõ
được tình hình cụ thể, đề ra phương hướng giải quyết cụ thể có tính móc nối
thông tin chặt chẽ… thì khi áp dụng phần mềm vào các hệ thống máy tính mới
không xa rời thực tế. Qua nghiên cứu và khảo sát chúng tôi đã xây dựng biểu đồ
phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần
sau.
II. Biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu.
Quản Lí Điểm
1
Đăng
nhập
6
Báo
cáo
5
Xử lí
thông
tin
4
Nhập
thông
tin
2
Trợ
giúp
3
Tra
cứu
Nhập tt SV
5.1. Tìm kiếm In bảng điểm 6.1
4.1.
Hình 1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Người dùng
Báo cáo Xử lí
thông tin
Nhập
thông tin
Đăng
nhập
Tra cứu
Trợ giúp
Người quản lí
Bảng điểm
DSSV
Đăng nhập
Trả lời Trả lời
Đăng nhập
Thông
tin cần
nhập
Yêu
cầu Trả
lời
yêu
cầu
Thông tin cần xử lí
Trả
lời
Yêu
cầu
Thông
tin tra
cứu
Trả
lời
Hình 2. Biểu đồ luồng dữ liệu
Mức 0
Mức 1
Người
tra cứu
Quản lý
điểm
Người
quản lý
Trả lời
5. Xử lý
thông tin
Người tra cứu
Người quản lý
1. Đăng
nhập
Thông tin người dùng
Bảng điểm
DSSV
Thông
tin cần
xử lý
Trả lời
BLD định nghĩa cho chức năng 1.
BLD cho chức năng 2.
Người tra cứu Người quản lý 1.
Đăng nhập
Người tra cứu
2.
Trợ giúp
Yêu cầu
Trả lời
BLD cho chức năng 4.
Người quản lý 4.2. Nhập điểm
4.3. Nhập công
thức tính điểm
4.1. Nhập
thông tin SV
DSSV
Bảng điểm
Các công thức mới
Điểm
Thông tin về Sinh Viên
BLD định nghĩa cho chức năng 5
Kết quả
Người quản lý
5.1.
Tìm kiếm
5.3.
Sửa đổi
DSSV
Bảng điểm
Bảng điểm
Kết quả
Kết quả
5.2.
Sắp xếp
Tìm kiếm theo mã
Tìm kiếm theo tên
Sắp xếp theo điểm
Sắp xếp theo tên
Sửa đổi điểm
Kết quả
PHẦN III: MÔ HÌNH THỰC THỂ QUAN HỆ
Trước hết ta định nghĩa là mô hình thực thể quan hệ:
Mô hình thực thể quan hệ: là mô hình dùng để biểu diễn các cơ sở dữ
liệu, trong đó cơ sở dữ liệu bao gồm các thưc thể (entity) và mối quan hệ
(relation).
Mô hình thực thể quan hệ biểu diễn một cách hệ thống các khái niệm
(những ý niệm lôgic).
I. Các khái niệm của mô hình quan hệ
Mô hình quan hệ xuất phát từ ba khái niệm cơ bản: thực thể, liên kết và
thuộc tính.
- Thực thể (entity): thực thể là một đối tượng, vật thể cụ thể hay trừu tượng,
tồn tại thực sự và khá ổn định trong thế giới thực, mà ta muốn phản ánh nó trong
hệ thống thông tin.
-Thuộc tính (attribute/ propepty): là một giá trị dùng để mô tả đặc điểm một
khía cạnh nào đó của các thưc thể.
- Thuộc tính được phân ra làm nhiều loại như sau:
Thuộc tính đơn (simple attribute): chỉ có thể mô tả một đặc tính. Ví
dụ như: MSV, NS.
Thuộc tính tổng hợp (composite attribute):là thuộc tính có thể mô tả
nhiều thuộc tính .Ví dụ thuộc tính họ và tên.
Thuộc tính đơn trị (simple value attribute):là thuộc tính duy nhất mà
mỗi thực thể có.
Thuộc tính đa trị (multi value attribute): là thuộc tính có thể lặp lại
ứng với mỗi thực thể. Ví dụ như sđt, email (một người có thể có nhiếu sđt,
email).
Thuộc tính dẫn xuất (perived attribute): là thuộc tính có thể được
suy từ cái khác. ví dụ như điểm trung bình, tổng số.
- Liên kết (association): Một liên kết là một sự gom nhóm các thực thể trong
đó mỗi thực thể có một vai trò nhất định.
II. Quan hệ và mô hình quan hệ:
- Mô hình quan hệ cho ta biết mối quan hệ giữa các thực thể, cho ta có cái
nhìn rõ hơn về các thực thể.
- Mối quan hệ: là sự liên kết giữa các thực thể với nhau.
Quy trình xây dựng mô hình E- R
Bước 1: Liệt kê các đăc trưng của nó, chính xác hoá và lựa chọn thông tin của
các hồ sơ.
Bước 2: Đã có một danh sách các thuộc tính được chính xác hoá, chọn lọc
- Tìm thực thể và các thuộc tính của nó:
- Loại các thuộc tính được chon khỏi danh sách các thuộc tính.
Bước 3: Xác định các mối quan hệ giữa các thực thể dã xác định ở bước 2.
Bước 4: Vẽ sơ đò mô hình E-R và xác định bản số cho các thực thể tham gia
vào trong các quan hệ. trước hết vẽ thực thể, sau đó vẽ mối quan hệ.
Bước 5: Chuẩn hoá sơ đồ và thu gọn sơ đồ. Sau khi vẽ sơ đồ ta có thể chuẩn
hoá sơ đồ nếu trong đó có các thuộc tính lặp.
III. Áp dụng cho bài tập lớn
Bài tập của chúng tôi nghiên cứu về quản lý điểm của sinh viên, cụ thể là
của sinh viên khoa CNTT của trường ĐHSPKTHY. Những thực thể quan hệ
trong bài tập lớn gồm có:
tblsinhvien ( masv, hoten, nsinh, gioitinh, quequan)
tblđiem ( masv, mamon, diemthi, diemthilai, ghichu)
tbl monhoc ( mamon, tenmonhoc, donvihoctrinh)
tblnguoiquanly ( tenNQT, username, password, quyenhan)
Các thuộc tính này có mối liên hệ với nhau để giúp cho người quản lý có thể
quản lý điểm với một số chức năng sau:
Nhập thông tin cho sinh viên với các đặc tính liên quan chính là các
thuộc tính của các trường dữ liệu trong bảng sinhvien và điem.
Xử lý thông tin liên quan đến sinh viên như: quê quán, năm sinh của
sinh viên, các thông tin về điểm thi của sinh viên.
Người quản lý có thể in thông tin của sinh viên với các đặc tính đó.
Người quản trị phải đăng nhập username, password tương ứng với mỗi sinh viên.
Để giúp cho người quản lý có thể thực hiện được những chức năng trên thì
các thực thể quan hệ trên phải có những mối quan hệ liên kết với nhau. Đó chính
là mối quan hệ E/R, từ đó ta có bảng mô tả liên kết giữa các thuộc tính.
Từ đó ta có bảng liên kết, mô hình thực thể liên kết E/R mô tả mối quan hệ
giữa các thuộc tính như sau:
Môn Học
Mã môn học
Tên môn học
Lớp
Mã Lớp
Tên Lớp
Bảng Điểm
Mã SV
Tên SV
Mã Lớp
Mã môn học
Điểm lần I
Điểm lần II
Điểm KThúc
Tổng điểm
Mã nhà QLý
Kỳ
Sinh Viên
Mã Sinh Viên
Tên Sinh Viên
Năm sinh
Giới tính
Quê
Mã Lớp
Mã môn học
Học
Tra
cứu
Có
Gồm
Có
1
In
*
1
1 *
*
*
*
1
*
Lược đồ dữ liệu theo mô hình E/A
Chú ý:
- Chỉ có người quản lí mới có quyền thay đổi thông tin trên bảng điểm. Sinh viên
chỉ được đăng nhập và tra cứu thông tin.
- Các trường gạch chân là từ khóa
PHẦN IV: THIẾT KẾ FILE DỮ LIỆU
Qua nghiên cứu từ biểu đồ luồng dữ liệu đến biểu đồ E/A, chúng tôi đã
đưa ra các file cơ sở dữ liệu sau cho phần mềm quản lí của mình.
III.1.BangDiem.
File này có chức năng lưu trữ thông tin về điểm của Sinh viên.
STT Tên các trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Ý nghĩa
1 MaSV Char 10 Mã sinh viên
2 TenSV Varchar 50 Tên sinh viên
3 MaQL Char 10 Mã người Quản lý
4 Dieml1 Int 4 Điểm thi lần 1
5 Dieml2 Int 4 Điểm thi lần 2
6 Diemkt Int 4 Điểm thi kết thúc học phần
7 Diemtk Int 4 Điểm tổng kết
8 Ky Char 10 Học kỳ mấy
9 Malop Char 10 Mã lớp
10 Mamh Char 10 Mã môn học
III.2. BangSinhVien.
File này có chức năng lưu trữ thông tin cá nhân của Sinh viên.
STT Tên các trường Kiểu dữ liệu Kích thước Ý nghĩa
1 MaSV Char 10 Mã sinh viên
2 TenSV Varchar 50 Tên sinh vien
3 Malop Char 10 Mã lớp
4 Mamh Char 10 Mã môn học
5 NS Datetime 8 Năm sinh
6 Que Varchar 50 Quê quán
7 Ghichu Varchar 50 Ghi chú
III.3. BangMonHoc
File này có chức năng lưu trữ thông tin về các môn học.
STT Tên các trường Kiểu dữ liệu Kích thước Ý nghĩa
1 Mamh Char 10 Mã môn học
2 Tenmh Varchar 50 Tên môn học
III.4. BangLop.
File này có chức năng lưu trữ thông tin về các lớp học.
STT Tên các trường Kiểu dữ liệu Kích thước Ý nghĩa
1 Malop Char 10 Mã lớp
2 Tenlop Varchar 50 Tên lớp
III.5. BangQL
File này có chứ năng lưu trữ thông tin cá nhân của người Quản Lý.
STT Tên các trường Kiểu dữ liệu Kích thước Ý nghĩa
1 MaQL Char 10 Mã nhà quản lý
2 TenQL Varchar 50 Tên người quản lý
3 Password Char 20 Mã đăng nhập của
người quản lý
III.6. BangHocKy
File này có chức năng lữu trữ thông tin về từng kỳ học.
STT Tên các trường Kiểu dữ liệu Kích thước Ý nghĩa
1 Hocky Byte 8 Học kỳ
2 Nam Datetime 4 Năm học
Ta có Biểu đồ quan hệ:
PHẦN V: THIẾT KẾ FORM
Tiếp theo chúng ta phải thiết kế form cho chương trình sao cho hệ thống
hoạt động có hiệu quả. Như vậy chúng ta phải thiết kế sao cho giao diện giữa
người và máy thật tốt, sử dụng dễ dàng, thuật tiện cho người trực tiếp quản lý
phần mềm. Ngoài ra còn phải đảm bảo cho hệ thống vận hành tốt, không bị trục
trặc về thông tin, hạn chế sai sót trong các thao tác kỹ thuật.
Vì phần mềm thiết kế rất nhiều from nên chúng tôi chỉ đưa ra đại diện
một vài form sử dụng trong chương trình:
Thiết kế form ban đầu khi chạy phần mềm:
Chức năng của các nút lệnh:
Tên nút lệnh Ý nghĩa Sự kiện
Đăng nhập
Đăng nhập để vào hệ thống Click
Thoát
Ra khỏi hệ thống Click
Trợ giúp
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Click
Thiết kế form cho chức năng đăng nhập:
Các chức năng của nút lệnh:
Tên nút lệnh Ý nghĩa Sự kiện
Quay lại
Quay về form giao diện người dùng Click
Đồng ý đăng nhập vào hệ thống Click
Đồng ý
Thiết kế from cho chức năng nhập thông tin:
Chức năng của các nút lệnh:
Tên các nút lệnh Ý nghĩa Sự kiện
Lưu lại
Lưu thông tin vừa đăng nhập Click
Quay về form trước đó Click
Quay lại
Nhập mới
Nhập thông cho sinh viên mới Click
Thiết kế form cho chức năng xử lý thông tin:
Chức năng của các nút lệnh:
Tên các nút
lệnh
Ý nghĩa Sự kiện
Tìm kiếm
Cho phép tìm kiếm thông tin về sinh viên
Tìm kiếm theo tên, theo mã…
Click
Sắp xếp
Cho phép sắp xếp danh sách theo danh sách
sinh viên theo tên, theo điểm…
Click
Sửa đổi
Cho phép chèn, them, xóa, sửa… thông tin Click
Quay lại
Quay lại form trước đó Click
Thoát
Thoát khỏi hệ thống Click
Thiết kế form cho chức năng tìm kiếm
Chức
năng của
các nút
lệnh:
Tên các nút lệnh Ý nghĩa Sự kiện
Quay lại
Quay về form trước đó Click
Đồng ý
Đồng ý tìm kiếm Click
Bảng phân công công việc của từng thành viên trong nhóm thực hiện:
ST Tên thành viên Công việc thực hiện Đánh giá của giáo viên
T
1
Hoàng Thị Thắm
Phân tích yêu cầu người
dùng, và vẽ biểu đồ Phân
cấp chức năng và biểu đồ
luồng dữ liệu. (Phần I + II
trong bài tập lớn)
2
Nguyễn Thị Ninh
Mô hình thực thể quan hệ,
thiết kế file dữ liệu. (Phần
III +IV trong bài tập lớn)
3
Trần Thị Tuyết
Thiết kế giao diện và xử lí
form. (Phần V trong bài
tập lớn)