Đồ án Quản lý tốt nghiệp sinh viên

Việc quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên là một yêu cầu thiết yếu của mỗi trường đại học. Để quản lý đồ án và lưu trữ có hiệu quả thì không đơn giản bởi đòi hỏi kỹ năng của người quản lý. Làm sao để vừa có thể kiểm soát được số lượng đề tài của các khóa, các hệ đào tạo khác nhau vừa có thể lưu trữ nó làm tài liệu cho các bạn sinh viên khóa sau đồng thời phân công giảng viên hướng dẫn đồ án một cách hợp lý. Việc quản lý và lưu trữ đồ án trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, bản mềm, sourcecode đồ án thường lưu trên đĩa chiếm diện tích lưu trữ rất lớn. Do đó, khi quản lý hay tìm kiếm mất rất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả công việc đem lại không cao đôi khi còn xảy ra sai sót mất mát dữ liệu không đáng có. Hiện nay công tác quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên của một số trường đại học nói chung và khoa CNTT-Trường đại học Điện Lực nói riêng còn chưa đạt hiệu quả cao. Do đó việc đòi hỏi có một phần mềm chuyên dụng trợ giúp cho công việc quản lý và lưu trữ đồ án tốt nghiệp sinh viên là một nhu cầu tất yếu để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong công việc. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, nền công nghệ thông tin của nước ta cũng đã có phát triển trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực quản lý xã hội khác. Một trong những lĩnh vực mà máy tính được sử dụng nhiều nhất là các hệ thống thông tin quản lý nói chung. Tuy nhiên, hiện nay do quy mô, tính phức tạp của công việc ngày càng cao nên việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý không chỉ là việc lập trình đơn giản mà phải xây dựng một cách có hệ thống. Trong thời gian học tập tại trường đại học Điện Lực nhận biết được sự khó khăn trong việc quản lý và lưu trữ đồ án tốt nghiệp sinh viên của khoa CNTT-Trường đại học Điện Lực chúng em đã thực hiện đề tài: ”Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên” với mong muốn đưa lĩnh vực công nghệ thông tin trở nên thiết thực với cuộc sống và hỗ trợ công tác quản lý và lưu trữ đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực được dễ dàng và chính xác hơn, đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau. Trong đồ án này chúng em sẽ trình bày quá trình tìm hiểu cách quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên của khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực, miêu tả tổng thể bài toán quản lý, các yêu cầu về hệ thống, tài liệu phân tích thiết kế hệ thống. Cập nhật, lưu trữ thông tin đồ án sinh viên khoa CNTT.

doc89 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 5873 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý tốt nghiệp sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Đồ án tốt nghiệp là kết quả của một khóa học và là một thành quả lao động đáng ghi nhận. Để có thể thực hiện và hoàn thành đồ án này, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy, các cô và các bạn khoa công nghệ thông tin trường đại học Điện Lực. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong khoa, cảm ơn các thầy, các cô những người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt ba năm học tại trường đại học Điện Lực để chúng em có thể tự tin khi thực hiện đồ án này. Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Trong thời gian làm đồ án cùng cô, chúng em không những học hỏi được những kiến thức mà còn học hỏi được khả năng làm việc nghiêm túc, độc lập và có trách nhiệm với công việc của mình. Chúng em cũng bày tỏ sự cảm ơn tới anh Đỗ Đức Cường người đã có những đóng góp cho chương trình của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tú đã tạo điều kiện cho chúng em sử dụng dữ liệu từ các khóa sinh viên tốt nghiệp trước để chúng em hoàn thành quy trình kiểm thử cho chương trình được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn các bạn lớp C7Tin những người bạn đồng hành đã nhiệt tình động viên, ủng hộ, giúp đỡ bọn mình trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện đồ án này. Cuối cùng, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ và gia đình những người thân xung quanh đã luôn động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong quá trình học tập. Mặc dù chúng em đã có cố gắng hoàn thiện đồ án trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được sự cảm thông và góp ý của quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 6 năm 2011. Sinh viên thực hiện. Phan Thị Nguyệt. Phạm Thị Thơm. MỤC LỤC LIỆT KÊ CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu MVC Model- View- Controller LINQ Language – Integrated Query SQL Structured Query Language STT Số thứ tự UML Unified Modeling Language DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1Tìm hiểu LINQ 19 Hình 3.2 Mô hình Use case mức tổng quát 27 Hình 3.3 Biểu đồ Use case “Đăng nhập”. 28 Hình 3.4 Biểu đồ hoạt động thực thi Use case “Đăng nhập” 29 Hình 3.5 Biểu đồ trình tự thực thi Use case “Đăng nhập” 30 Hình 3.6 Biểu đồ Use case “Đăng ký” 30 Hình 3.7 Biểu đồ hoạt động thực thi Use case “Đăng ký” 31 Hình 3.8 Biểu đồ trình tự thực thi Use case “Đăng ký” 31 Hình 3.9 Biểu đồ Use case gói “Quản lý đồ án tốt nghiệp” 32 Hình 3.10 Biểu đồ Use case gói “Quản lý đề tài” 32 Hình 3.11 Biểu đồ trình tự thực thi Use case “Thêm đề tài” 33 Hình 3.12 Biểu đồ trình tự thực thi Use case “Sửa đề tài” 34 Hình 3.13 Biểu đồ trình tự thực thi Use case “Xóa đề tài” 35 Hình 3.14 Biểu đồ hoạt động thực thi gói Use case con “Quản lý đề tài” 36 Hình 3.15 Biểu đồ trình tự thực thi Use case “Upload đề tài” 37 Hình 3.16 Biểu đồ trình tự thực thi Use case “Download đề tài” 38 Hình 3.17 Biểu đồ hoạt động thực thi Use case “Thống kê điểm đồ án” 40 Hình 3.18 Biểu đồ trình tự thực thi Use case “Thống kê điểm đồ án” 40 Hình 3.19 Biểu đồ Use Case gói“Quản lý giảng viên” 40 Hình 3.20 Biểu đồ Use Case gói“Quản lý thông tin giảng viên” 41 Hình 3.21 Biểu đồ trình tự thực thi gói Use case con “Quản lý thông tin giảng viên” 42 Hình 3.22 Biểu đồ trình tự thực thi gói Use case “Quản lý thông tin giảng viên” 43 Hình 3.23 Biểu đồ Use Case gói “Tìm kiếm” 43 Hình 3.24 Biểu đồ hoạt động thực thi gói Use case “Tìm kiếm” 45 Hình 3.25 Biểu đồ trình tự thực thi gói Use case “Tìm kiếm” 45 Hình 3.26 Biểu đồ Use case gói “Xem thông tin” 45 Hình 3.27 Biểu đồ hành động thực thi gói Use case “Xem thông tin” 46 Hình 3.28 Mô hình lớp thiết kế gói Use case “ Quản lý và tìm kiếm đồ án” 47 Hình 3.29 Mô hình lớp thiết kế gói Use case “ Quản lý và tìm kiếm giảng viên” 47 Hình 3.30 Mô hình lớp thiết kế gói Use case “ Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên” 48 Hình 3.31 Mô hình quan hệ giữa thực thể. 49 Hình 4.1 Giao diện trang chủ website 58 Hình 4.2 Giao diện kết quả tìm kiếm đề tài 58 Hình 4.3 Giao diện down load đồ án 59 Hình 4.4 Giao diện kết quả tìm kiếm đề tài theo chủ đề 59 Hình 4.5 Giao diện kết quả tìm kiếm giảng viên theo hướng nghiên cứu 60 Hình 4.6 Giao diện xem chi tiết giảng viên 60 Hình 4.7 Giao diện kết quả tìm kiếm giảng viên hướng dẫn 61 Hình 4.8 Giao diện kết quả tìm kiếm sinh viên thực hiện đồ án theo lớp 61 Hình 4.9 Giao diện trang quản lý đồ án tốt nghiệp 62 Hình 4.10 Giao diện thêm mới đề tài 63 Hình 4.11 Giao diện xóa đề tài 63 Hình 4.12 Giao diện quản lý đề tài theo chủ đề 64 Hình 4.13 Giao diện thống kê điểm đồ án theo lớp 64 Hình 4.14 Giao diện xuất điểm đồ án theo lớp 65 Hình 4.15 Giao diện quản lý giảng viên 65 Hình 4.16 Giao diện sửa thông tin giảng viên 66 Hình 4.17 Giao diện tìm thông tin giảng viên theo tên 66 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Danh sách giảng viên bộ môn Công nghệ phần mềm. 13 Bảng 1.2 Danh sách giảng viên bộ môn Khoa học máy tính và các hệ thống thông tin 13 Bảng 3.1 Mô tả Use case “Đăng nhập” 29 Bảng 3.2 Mô tả Use case “Đăng ký” 30 Bảng 3.3 Mô tả Use case “Thêm đề tài” 33 Bảng 3.4 Mô tả Use case “Sửa đề tài” 34 Bảng 3.5 Mô tả Use case “Xóa đề tài” 35 Bảng 3.6 Mô tả Use case “Upload đề tài” 37 Bảng 3.7 Mô tả Use case “Download đồ án” 38 Bảng 3.8 Mô tả Use case “Thống kê điểm đồ án” 39 Bảng 3.9 Mô tả gói Use case “Quản lý thông tin giảng viên” 41 Bảng 3.10 Mô tả Use case “Tìm kiếm” 44 Bảng 3.11 Mô tả Use case “Xem thông tin” 46 Bảng 3.12 Bảng đề tài 50 Bảng 3.13 Bảng chủ đề 50 Bảng 3.14 Bảng hướng dẫn 51 Bảng 3.15 Bảng phản biện 51 Bảng 3.16 Bảng hội đồng 51 Bảng 3.17 Bảng giảng viên 52 Bảng 3.18 Bảng đơn vị 52 Bảng 3.19 Bảng hướng nghiên cứu 53 Bảng 3.20 Bảng thực hiện nghiên cứu 53 Bảng 3.21 Bảng Khoa 53 Bảng 3.22 Bảng Sinh viên 54 Bảng 3.23 Bảng lớp 54 Bảng 3.24 Bảng bậc đào tạo 55 Bảng 3.25 Bảng hệ đào tạo 55 Bảng 3.26 Bảng khóa đào tạo 55 Bảng 3.27 Bảng địa điểm học 55 PHẦN MỞ ĐẦU Việc quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên là một yêu cầu thiết yếu của mỗi trường đại học. Để quản lý đồ án và lưu trữ có hiệu quả thì không đơn giản bởi đòi hỏi kỹ năng của người quản lý. Làm sao để vừa có thể kiểm soát được số lượng đề tài của các khóa, các hệ đào tạo khác nhau vừa có thể lưu trữ nó làm tài liệu cho các bạn sinh viên khóa sau đồng thời phân công giảng viên hướng dẫn đồ án một cách hợp lý. Việc quản lý và lưu trữ đồ án trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, bản mềm, sourcecode đồ án thường lưu trên đĩa …chiếm diện tích lưu trữ rất lớn. Do đó, khi quản lý hay tìm kiếm mất rất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả công việc đem lại không cao đôi khi còn xảy ra sai sót mất mát dữ liệu không đáng có. Hiện nay công tác quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên của một số trường đại học nói chung và khoa CNTT-Trường đại học Điện Lực nói riêng còn chưa đạt hiệu quả cao. Do đó việc đòi hỏi có một phần mềm chuyên dụng trợ giúp cho công việc quản lý và lưu trữ đồ án tốt nghiệp sinh viên là một nhu cầu tất yếu để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong công việc. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, nền công nghệ thông tin của nước ta cũng đã có phát triển trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực quản lý xã hội khác. Một trong những lĩnh vực mà máy tính được sử dụng nhiều nhất là các hệ thống thông tin quản lý nói chung. Tuy nhiên, hiện nay do quy mô, tính phức tạp của công việc ngày càng cao nên việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý không chỉ là việc lập trình đơn giản mà phải xây dựng một cách có hệ thống. Trong thời gian học tập tại trường đại học Điện Lực nhận biết được sự khó khăn trong việc quản lý và lưu trữ đồ án tốt nghiệp sinh viên của khoa CNTT-Trường đại học Điện Lực chúng em đã thực hiện đề tài: ”Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên” với mong muốn đưa lĩnh vực công nghệ thông tin trở nên thiết thực với cuộc sống và hỗ trợ công tác quản lý và lưu trữ đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực được dễ dàng và chính xác hơn, đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau. Trong đồ án này chúng em sẽ trình bày quá trình tìm hiểu cách quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên của khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực, miêu tả tổng thể bài toán quản lý, các yêu cầu về hệ thống, tài liệu phân tích thiết kế hệ thống. Cập nhật, lưu trữ thông tin đồ án sinh viên khoa CNTT. Nội dung của đồ án: Đồ án trình bày quy trình xây dựng một bài toán quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên bao gồm tìm hiểu thực trạng quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực, từ đó đi vào phân tích thiết kế hệ thống để đưa ra một sản phẩm phần mềm có các chức năng cần thiết, cấu trúc đồ án này gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan về Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực. Chương 2: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình sử dụng Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống. Chương 4: Lập trình xây dựng và mô tả hệ thống Kết luận và hướng phát triển đề tài. Đối tượng nghiên cứu: Các quá trình quản lý đồ án, lưu trữ, thống kê, tìm kiếm đồ án, qua đó xây dựng chương trình quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình được áp dụng quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI QUẢN LÝ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN KHOA CNTT- TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC Trong chương này, chúng em trình bày tổng quan về đề tài: Mục đích và yêu cầu đặt ra khi xây dựng phần mềm quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên cho khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực. Quá trình khảo sát quy trình quản lý đồ án của khoa hiện nay, từ đó đưa ra phương pháp giải quyết bài toán Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên. 1.1 Mục đích, yêu cầu đặt ra khi xây dựng phần mềm Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực 1.1.1 Giới thiệu về khoa CNTT- trường đại học Điện Lực Khoa CNTT trường Đại học Điện lực được thành lập ngày 02/05/2002 theo Quyết định số 487EVN/CĐĐL – TCHC của Hiệu trưởng nhà Trường. Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin với các nhiệm vụ sau: - Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin có trình độ kỹ sư, cử nhân phục vụ sự nghiệp phát triển của ngành điện và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin cho các ngành đào tạo khác trong trường đại học Điện lực . - Tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - Tham gia đào tạo nhân lực chuyên sâu về Công nghệ thông tin. - Nghiên cứu, phát triển, triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, mạng Internet. - Nghiên cứu – phát triển các sản phẩm và dịch vụ thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin phục vụ sự phát triển của ngành điện lực. - Nghiên cứu các phương pháp công nghệ mới ứng dụng vào việc triển khai sản xuất phần mềm. - Thực hiện các dịch vụ tư vấn nghiên cứu khả thi cho các đề án lớn về CNTT. Cơ sở vật chất Toàn bộ phòng học thực hành đều được đặt tại nhà A (cơ sở 1) và nhà C (cơ sở 2), với tổng số máy hiện có lên tới gần 200 máy. Phòng học thực hành rộng rãi, thoáng mát được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh. Sơ đồ phòng máy được bố trí hiện đại, đẹp mắt, thuận tiện cho việc thực hành của sinh viên. Cấu hình máy tính mạnh, tốc độ xử lý cao được nối mạng Internet. Giờ học lý thuyết được minh họa bằng máy chiếu giúp sinh viên tiếp thu bài một cách trực quan, sinh động. Hiện nay khoa có 5 phòng máy tính, trong đó: cơ sở 1 có các phòng A201, A202, M302; cơ sở 2 có các phòng: C201, C202. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức Khoa CNTT – trường Đại học Điện lực có hai bộ môn chính Bộ môn Công nghệ phần mềm Bộ môn Khoa học máy tính và các hệ thống thông tin Ban chủ nhiệm khoa: Tiến sĩ: Nguyễn Hữu Quỳnh Trưởng khoa Thạc sĩ: Lê Tấn Đức Phó trưởng khoa Danh sách giảng viên: Bộ môn Công nghệ phần mềm: TT Họ và tên Học hàm, học vị Vị trí công tác 1 Nguyễn Hữu Quỳnh TS Trưởng bộ môn 2 Hoàng Đỗ Thanh Tùng TS Giảng viên 3 Nguyễn Trung Hiếu TS Giảng viên 4 Nguyễn Trường Thắng TS Thỉnh giảng 5 Bùi Khánh Linh ThS Giảng viên 6 Nguyễn Thị Hồng Khánh ThS Giảng viên 7 Nguyễn Thị Ngọc Tú ThS Giảng viên 8 Lê Thị Trang Linh ThS Giảng viên 9 Lê Mạnh Hùng KS Giảng viên 10 Vũ Đức Minh CN Giảng viên Bảng 1.1 Danh sách giảng viên bộ môn Công nghệ phần mềm. Bộ môn Khoa học máy tính và các hệ thống thông tin: TT Họ và tên Học hàm, học vị Vị trí công tác 1 Nguyễn Thị Thu Hà NCS Trưởng bộ môn 2 Ngô Quốc Tạo PGS, TS Chuyên gia 3 Phạm Văn Ất PGS, TS Thỉnh giảng 4 Nguyễn Văn Vinh TS Thỉnh giảng 5 Đặng Thu Hiền TS Thỉnh giảng 6 Nguyễn Tùng Linh ThS Giảng viên 7 Vũ Văn Định NCS Giảng viên 8 Nguyễn Quỳnh Anh ThS Giảng viên 9 Trần Sơn Hà ThS Giảng viên 10 Lê Tấn Đức ThS Giảng viên 11 Trần Thị Minh Thu ThS Giảng viên 12 Phạm Đức Hồng ThS Giảng viên 13 Ngô Ngọc Thành KS Giảng viên Bảng 1.2 Danh sách giảng viên bộ môn Khoa học máy tính và các hệ thống thông tin. 1.2 Khảo sát quy trình Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực. 1.2.1 Quy trình nghiệp vụ đang được sử dụng ở khoa CNTT- Trường Đại học Điện Lực Công tác Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT – Trường Đại học Điện Lực hiện nay do cô Nguyễn Thị Ngọc Tú thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban chủ nhiệm khoa. Hàng năm, sau mỗi kỳ làm và bảo vệ đề tài tốt nghiệp của sinh viên, người quản lý Đồ án tốt nghiệp sinh viên phải lưu lại các tài liệu liên quan và các thông tin của đồ án tốt nghiệp để làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau. Quy trình quản lý các thông tin đồ án Sau khi buổi bảo vệ của các bạn sinh viên kết thúc người quản lý đồ án phải lưu lại tất cả các thông tin và tài liệu liên quan của mỗi đồ án. Thông tin được lưu lại bao gồm: quyển báo cáo được lưu lại trong Khoa theo danh sách lớp, sourcecode của đồ án được lưu trữ trên các đĩa CD đi kèm trong mỗi quyển báo cáo, điểm của đồ án như: điểm giáo viên hướng dẫn, điểm giáo viên phản biện, điểm hội đồng bảo vệ của mỗi sinh viên được được lưu theo lớp trên các file Excel. Tuy nhiên, bản mềm đồ án của các bạn sinh viên vẫn chưa được lưu trữ lại. Quy trình quản lý sinh viên làm đồ án Trong quá trình này, người quản lý cập nhật thông tin chi tiết của các bạn sinh viên đã làm đồ án tương ứng như: Họ tên sinh viên, địa chỉ, email, lớp, đề tài đã làm,..v.v. Quy trình quản lý giảng viên hướng dẫn và giảng viên phản biện đề tài Ứng với mỗi một đề tài, người quản lý sẽ cập nhật lại thông tin của các giảng viên hướng dẫn và giảng viên phản biện đề tài đó như: Tên giảng viên, đơn vị, học vị, chức vụ, hướng nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu của từng giảng viên đó là gì… Hội đồng bảo vệ Căn cứ vào mỗi đồ án, người quản lý sẽ cập nhật các thông tin của hội đồng bảo vệ chấm điểm cho đồ án đó. Các thông tin cần cập nhật bao gồm: Chủ tịch hội đồng, số thành viên và nhận xét về đồ án của hội đồng đó. 1.2.2 Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình Quản lý Đồ án tốt nghiệp sinh viên tại khoa CNTT- Trường Đại học Điện Lực Khoa CNTT- Trường Đại học Điện Lực có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý và cộng với đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt huyết, có trình độ cao, chuyên môn sâu, nhiệt tình trong công việc đây là những yếu tố thuận lợi giúp cho việc quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên trở lên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do nhu cầu mở rộng mạng lưới đào tạo mà Khoa có nhiều bậc đào tạo, hệ đào tạo với rất nhiều lớp khác nhau. Cho nên việc quản lý và lưu trữ đồ án từng khóa, từng hệ đào tạo…làm tài liệu cho các bạn sinh viên khóa sau là khó khăn cho người quản lý. Hơn nữa việc lưu trữ của Khoa vẫn là thủ công, nên việc mất mát và hỏng dữ liệu là không tránh khỏi được. 1.3 Bài toán Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực. Từ việc khảo sát hiện trạng Quản lý Đồ án tốt nghiệp sinh viên Khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực như trên, chúng ta cần thấy đưa ra một bài toán Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên với: Lưu trữ thông tin đồ án tốt nghiệp Là các quy trình đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ Quản lý Đồ án tốt nghiệp sinh viên -Các loại biểu mẫu về thông tin đồ án, danh sách giảng viên hướng dẫn đề tài. Danh sách hội đồng bảo vệ và giảng viên phản biện đề tài, danh sách điểm đồ án của sinh viên. -Lưu trữ được thông tin bản mềm và Sourcecode đồ án làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau. -Thông tin tra cứu, tìm kiếm dữ liệu đồ án phục vụ cho công tác quản lý. Thao tác trên dữ liệu toàn văn - Quy trình cập nhật, truy nhập dữ liệu trên mỗi đồ án. - Quy trình quản lý các giảng viên hướng dẫn và các giảng viên phản biện đề tài. - Quá trình cập nhật danh sách những sinh viên làm đồ án. - Quá trình cập nhật hội đồng bảo vệ. - Thao tác tìm kiếm theo tên đề tài, người hướng dẫn, năm bảo vệ, điểm bảo vệ, … Phân quyền người dùng Đối với người dùng, hệ thống cho phép người dùng tra cứu tất cả các thông tin liên quan đến đồ án tốt nghiệp một cách nhanh chóng giảm thiểu được thời gian tìm kiếm thủ công. Hệ thống có giao diện dễ sử dụng, thân thiện với người dùng. Hệ thống cho phép người dùng truy cập thường xuyên, đòi hỏi chương trình tổ chức cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin của đồ án sao cho tối ưu hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa sai sót và mất mát dữ liệu. Mục tiêu xây dựng phần mềm Quản lý Đồ án tốt nghiệp sinh viên cho khoa: - Tổ chức thống nhất một hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm lưu trữ thống nhất toàn bộ dữ liệu. - Cập nhật, tìm kiếm, thống kê, lưu trữ đồ án tốt nghiệp sinh viên. Đối tượng người sử dụng Hệ thống Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên ngoài việc phục vụ cho công tác nghiệp vụ của người lý đồ án tốt nghiệp sinh viên của Khoa, còn phục vụ công tác tra cứu thông tin đồ án của các giáo viên và các bạn sinh viên khoa CNTT các khóa sau muốn làm tài liệu tham khảo. 1.4 Những ưu nhược điểm của phần mềm Ưu điểm: Với phần mềm Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên khoa CNTT- Trường đại học Điện Lực người quản lý đồ án của khoa có thể cập nhật thông tin đồ án một cách đầy đủ, nhanh chóng, và tiết kiệm được thời gian. Người dùng có thể truy xuất, tra cứu thông tin đồ án theo các tiêu chí mà mình quan tâm. Mỗi một đồ án có rất nhiều thông tin liên quan như sinh viên làm đồ án, giáo viên hướng dẫn, giáo viên phản biện, hội đồng chấm thi, điểm cho đồ án, ...; Khi đó nhờ sự hỗ trợ của hệ thống, người quản lý sẽ rất dễ dàng trong việc quản lý, theo dõi, cập nhật những thông tin đó mà không phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm như công việc quản lý thủ công trước kia. Nhược điểm: Phần mềm chưa có chức năng quản lý đánh giá điểm cho giảng viên theo đồ án sinh viên mà mình hướng dẫn. Đây sẽ là hướng phát triển của đề tài. 1.5 Kết luận chương 1 Trong chương này, chúng em đã trình bày những khảo sát về quy trình quản lý đồ án tốt nghiệp tại khoa CNTT – Trường Đại học Điện Lực. Dựa trên quy trình này, chúng em đã phân tích bài toán và xây dựng chương trình quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên của khoa CNTT bằng công nghệ web (được trình bày chi tiết ở các chương sau). Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thật của các sinh viên khóa trước và được cung cấp bởi khoa CNTT- trường Đại học Điện Lực. CHƯƠNG 2:TÌM HIỂU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH SỬ DỤNG Trong chương này em sẽ trình bày lý thuyết và ngôn ngữ lập trình sử dụng để cài đặt và xây dựng chương trình cho bài toán Quản lý Đồ án tốt nghiệp sinh viên. Cụ thể, hệ thống được cài đặt trên nền Web, sử dụng ngôn ngữ ASP.Net MVC với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2008. 2.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008 SQL server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBOMS) hay còn được gọi là Realational Database Mannagement Systems. Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu, mà dữ liệu bên trong nó được tổ chức thành các bảng. Các bảng được tổ chức bằng cách nhóm dữ liệu theo cùng chủ đề và có chứa