Đồ án Quy hoạch mạng lưới cấp nước khu tđc tân vĩnh hiệp – xã tân vĩnh hiệp - Huyện tân uyên – tỉnh Bình Dương

Bình Dương với vị trí nằm giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế của cả nước, là điều kiện tốt để phát triển dịch vụ và nền địa chất khá tốt để phát triển công nghiệp. Trong xu thế đó, Khu liên hợp đô thị - dịch vụ - công nghiệp Bình Dương ra đời là sự cố gắn của Đảng bộ Tỉnh và Nhân dân Bình Dương, với mong muốn xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành một đô thị, dịch vụ, công nghiệp hiện đại nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự phát triển toàn diện của tỉnh nhà. Khu liên hợp thực chất là những đô thị mới, đô thị vệ tinh mang tính chất tổng hợp trong đó có cả những khu công nghiệp, dịch vụ giải trí chất lượng cao mặt khác khu liên hợp hàm chứa về mọi chủ trương lớn và thống nhất trong quản lý đầu tư cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Việc lập quy hoạch chi tiết các Khu tái định cư là vấn đề cần thiết và cấp bách sắp xếp tái định cư cho các hộ dân địa phương và là cơ sở để quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật xây dựng khu nhà ở cho các hộ dân di dời.

doc88 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch mạng lưới cấp nước khu tđc tân vĩnh hiệp – xã tân vĩnh hiệp - Huyện tân uyên – tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết tiến hành lập quy hoạch chi tiết các Khu tái định cư: Bình Dương với vị trí nằm giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế của cả nước, là điều kiện tốt để phát triển dịch vụ và nền địa chất khá tốt để phát triển công nghiệp. Trong xu thế đó, Khu liên hợp đô thị - dịch vụ - công nghiệp Bình Dương ra đời là sự cố gắn của Đảng bộ Tỉnh và Nhân dân Bình Dương, với mong muốn xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành một đô thị, dịch vụ, công nghiệp hiện đại nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự phát triển toàn diện của tỉnh nhà. Khu liên hợp thực chất là những đô thị mới, đô thị vệ tinh mang tính chất tổng hợp trong đó có cả những khu công nghiệp, dịch vụ giải trí chất lượng cao…mặt khác khu liên hợp hàm chứa về mọi chủ trương lớn và thống nhất trong quản lý đầu tư cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Việc lập quy hoạch chi tiết các Khu tái định cư là vấn đề cần thiết và cấp bách sắp xếp tái định cư cho các hộ dân địa phương và là cơ sở để quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật xây dựng khu nhà ở cho các hộ dân di dời. Cơ sở lập quy hoạch chi tiết các Khu tái định cư: Quyết định số: 295/CP-CN ngày 19/03/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho UBND tỉnh Bình Dương triển khai xây dựng Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương. Công văn số: 3421/UBSX ngày 04/09/2002 của UBND Tỉnh, V/v thuận chủ trương quy hoạch. Quyết định số: 237/2003/QĐ.UB, ngày 18/09/2003 của UBND tỉnh Bình Dương. V/v phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương. Mục đích nghiên cứu: Đầu tư xây dựng Khu TĐC Tân Vĩnh Hiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân trong khu quy hoạch và nhân dân các vùng lân cận. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: Do hệ thống cấp nước khu vực vẫn chưa có, không đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển của khu tái định cư. - Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu tính toán được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, cách tính toán theo các sách do các chuyên gia đầu nghành viết. Bên cạnh đó thì có tham khảo một số thông tin trên Internet. - Phương pháp xử lý số liệu: Phần mềm xử lý số liệu là: Excel, EPANET sau đó sẽ dùng Autocad để vẽ. - Phạm vi và giới hạn đề tài: Trong phạm vi thực hiện luận văn tốt nghiệp, nhiệm vụ của em là thực hiện Quy hoạch mạng lưới cấp nước Khu tái định cư Tân Vĩnh Hiệp – xã Tân Vĩnh Hiệp – huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương có diện tích 106,4 ha. - Hiệu quả của đề tài mang lại: Khi dự án hoàn thành sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch, đảm bảo sức khõe cho người dân trong khu vực. - Kết cấu của đồ án tốt nghiệp: Gồm có 4 chương: CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG 1. Vị Trí Địa Lý : Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), có toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độ Đông: 106045' - 107067'30". Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương có 1 thành phố, 3 thị xã, 4 huyện. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình Dương, và thời gian tới trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá sẽ được dời về Trung tâm Thành phố mới Bình Dương. 2. Khí Hậu. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt… 3. Tài Nguyên Nước. 3.1. Nước mặt Có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương: Sông Bé: Bắt nguồn từ vùng núi phiá tây của Nam Tây Nguyên ở cao độ 650 - 900m. Sông dài 350km, diện tích lưu vực 7.650km2, chảy qua tỉnh Bình Phước, phần hạ lưu chảy qua Phú Giáo dài khoảng 80km rồi đổ vào sông Đồng Nai. Do lòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều, mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa nước chảy xiết, nên ít có giá trị về giao thông vận tải, nhưng có giá trị về thủy lợi trên một số nhánh phụ lưu như suối Giai ... và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phía Bắc của tỉnh. Sông Đồng Nai: Bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang, ở độ cao 1.700m, chảy qua địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai là một con sông lớn, dài 635km, diện tích lưu vực 44.100km2, tổng lượng dòng chảy bình quân nhiều năm 16,7 tỷ m3/năm. Tổng lượng cát, bùn mang theo là 3,36 triệu tấn/năm, đây là một trong những nguồn cung cấp cát cho nhu cầu xây dựng đang gia tăng trong khu vực kinh tế trọng điểm phiá Nam. Đoạn sông chảy qua địa phận tỉnh thuộc huyện Tân Uyên, dài 90km với lưu lượng trung bình 485m3/s, độ dốc 4,6%. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận tải, khoáng sản, cung cấp nước cho khu công nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với Tân Uyên, một vùng trồng cây công nghiệp và ăn trái quan trọng của tỉnh. Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua vùng đồi núi phiá Tây Bắc huyện Lộc Ninh (Bình Phước) ở cao độ 200 - 250m. Sông Sài Gòn dài 256km, diện tích lưu vực 5.560km2, đoạn chảy qua địa bàn tỉnh từ Dầu Tiếng đến Lái Thiêu dài 143km. Ở thượng lưu sông hẹp, nhưng đến Dầu Tiếng, sông mở rộng 100m và đến thị xã Thủ Dầu Một là 200m. Lưu lượng bình quân 85m/s, độ dốc của sông nhỏ chỉ 0,7%, nên sông Sài Gòn có nhiều giá trị về vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Ngoài ba sông chính, còn có sông Thị Tính (chi lưu của sông Sài Gòn), rạch Bà Lô, Bà Hiệp, Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ... Mật độ kênh rạch trong tỉnh từ 0,4 - 0,8 km/km2, lưu lượng không lớn, dòng chảy nước mặt chỉ tập trung ở các sông suối lớn, còn kênh rạch ở vùng cao có mực nước thấp, thường khô kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng tới cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Tóm lại, tiềm năng nguồn nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm các sông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối lượng nước rất lớn, nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ mưa và chế độ gió mùa nên dòng chảy mặt cũng phân theo hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt, đây là một vấn đề bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà . 3.2. Nước ngầm Nước ngầm tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, được tồn tại dưới 2 dạng là lổ hổng và khe nứt và được chia làm 3 khu vực nước ngầm: Khu vực giàu nước ngầm: Phân bố ở phiá Tây huyện Bến Cát đến sông Sài Gòn; có những điểm ở Thanh Tuyền mực nước có thể đạt đến 250l/s. Khả năng tàng trữ và vận động nước tốt, tầng chứa nước dày từ 15-20m. Khu giàu nước trung bình: Phân bố ở huyện Thuận An (trừ vùng trũng phèn). Các giếng đào có lưu lượng 0,05-0,6l/s. Bề dày tầng chưá nước 10-12m. Khu nghèo nước: Phân bố ở vùng Đông và Đông Bắc Thủ Dầu Một hoặc rải rác các thung lũng ven sông Sài Gòn, Đồng Nai thuộc trầm tích đệ tứ. Lưu lượng giếng đào Q = 0,05-0,40l/s thường gặp Q = 0,1-0,2l/s. 4. Địa Hình Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 - 150. Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m. Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình: - Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 - 10m. - Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 - 30m. - Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao phổ biến từ 30 - 60m. Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ TÂN VĨNH HIỆP – XÃ TÂN VĨNH HIỆP – HUYỆN TÂN UYÊN – TỈNH BÌNH DƯƠNG 1. Hiện Trạng - Điều Kiện Tự Nhiên Kiến Trúc và Xây Dựng: 1.1. Hiện Trạng - Điều Kiện Tự Nhiên: 1.1.1. Vị trí địa lí và giới hạn: Khu đất thiết kế quy hoạch Khu tái định cư Tân Vĩnh Hiệp, thuộc xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, có tứ cận như sau: Phía Bắc giáp: Khu quy hoạch công nghiệp trong khu liên hợp Phía Nam giáp: Đất trung đoàn 1-65F7 và đất dân cư (ngoài quy hoạch) Phía Tây giáp : Đường quy hoạch dự kiến Phía Đông giáp: Đường dân cư hiện hữu. Diện tích toàn bộ khu đất, khu đất tự nhiên là: 1.064.052 m2 1.1.2. Đặc điểm địa hình: Khu đất quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng. Cuối khu đất về phía Nam, có khu vực đất khoảng 12 ha, đã khai thác đất phún và hiện nay khu vực này cũng trũng tạo thành các hồ có vách đứng từ 8 -10m. Trong quy hoạch Khu liên hợp thì tại đây có quy hoạch hồ điều hoà, có tác dụng điều hoà lượng nước mưa trong hai mùa mưa nắng. Thành phần của đất chủ yếu là cát pha sét, bên dưới là đá ong đỏ. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu: Khu vực quy hoạch nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. 1.1.3.1. Nhiệt độ không khí: - Nhiệt độ trung bình : 26.70c/năm - Nhiệt độ tháng cao nhất : 28 .70c/năm (tháng 4). - Nhiệt độ tháng thấp nhất : 25.50c/năm (tháng 12). - Nhiệt độ cao tuyệt đối : 39.50c - Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 16.50c 1.1.3.2. Độ ẩm không khí: - Độ ẩm trung bình năm : 82% - Độ ẩm tháng thấp nhất : 91% (tháng 9) - Độ ẩm tháng cao nhất : 75% (tháng 2) 1.1.3.3. Mưa: - Lượng mưa trung bình : 1.633 mm/năm. - Các tháng mùa mưa 5, 6, 7, 8, 9 và 10 chiếm 92% lượng mưa cả năm. - Tháng 9 có lượng mưa cao nhất trên: 400 mm - Tháng 1 và tháng 2 hầu như không có mưa. - Lượng mưa năm cao nhất: 2.683 mm - Lượng mưa năm thấp nhất: 1.376 mm 1.1.3.4. Nắng: - Số giờ nắng trung bình trong năm: 2.526 giờ. 1.1.3.5. Gió: - Mỗi năm có hai mùa gió đi theo hai mùa mưa và khô. Về mùa mưa, gió thịnh hành Tây - Nam. Về mùa khô có gió Đông - Bắc. Chuyển tiếp giữa hai mùa còn có gió Đông và Đông Nam. - Tốc độ gió trung bình đạt 10-15 m/s, lớn nhất 25-30 m/s ( 90-110 km/h). Khu vực này không chịu ảnh hưởng của bão. 1.1.4. Địa chất công trình: Dựa theo tài liệu của đoàn 500, liên đoàn địa chất 6 xác định cốt địa tầng của khu vực thị xã Thủ Dầu Một như sau: Hệ tầng chánh lưu : ( N23 – QLCL) cát, bộ sét chứa cao lanh. Hệ tầng thứ tư trầm tích hiện đại ( QIV) gồm cát, bộ sét lẫn sỏi hạt. Nhìn chung toàn khu này bị phủ một lớp phù sa cổ thuộc hệ tầng chánh lưu nên địa chất công trình tốt. Việc xây dựng sẽ giảm chi phí lớn về nền móng công trình cũng như nền móng hạ tầng. 2.1. Hiện Trạng - Kiến Trúc và Xây Dựng: 2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất: Hiện trạng khu đất quy hoạch chủ yếu là đất trồng hoa màu và một số nhà tạm. Đây là khu vực nhiều nhà tạm nhất, có khoảng 400-500 căn. 2.1.2. Hiện trạng giao thông: Đa số các tuyến giao thông hiện hữu trong Khu tái định cư là đường mòn đất đỏ có bề rộng từ 1.5m - 4m. Có tuyến đường giao thông nông thôn DH04 (Đường Đồng Cây Viết) đi ngang khu đất. 2.1.3. Hiện trạng cấp điện: Điện sinh hoạt của các hộ dân được lấy từ đường điện chạy dọc tuyến giao thông từ ĐT746 vào. 2.1.4. Hiện trạng cấp - thoát nước: 2.1.4.1. Hiện trạng cấp nước: Khu đất dự kiến xây dựng hiện nay chưa có nguồn cấp nước tập trung, dân cư quanh khu đang sử dụng nước ngầm qua các giếng khoan cá nhân là chủ yếu, với chiều sâu từ 30m trở lên, chất lượng nước tốt. 2.1.4.2. Hiện trạng thoát nước: Địa hình khu vực xây dựng: Có cao độ tương đối bằng phẳng, nước thoát theo địa hình từ cao xuống thấp thoát ra suối Chợ. Thoát nước: Khu vực quy hoạch nằm trong vùng trồng cao su nên phần lớn nước thoát từ nơi cao xuống thấp hoặc thấm xuống đất. 3.1. Đánh Giá Chung: 3.1.1. Thuận lợi Có vị trí thuận lợi vì nằm gần trung tâm thị xã Thủ Dầu Một và tiếp cận với khu Liên hợp Công nghiệp – Dịch Vụ – Đô Thị Bình Dương. Đất trống thuận lợi cho công tác đền bù và san lắp mặt bằng. 3.1.2. Khó khăn Khu đất có hình dáng khá phức tạp ảnh hưởng nhiều đến bố trí cảnh quan và diện tích dành cho giao thông phải lớn để ránh các lô nhà không vuông. 2. Quy Hoạch Chi Tiết Khu Tái Định Cư Tân Vĩnh Hiệp: 2.1. Xác Định Phạm Vi Khu Đất và Quan Hệ Với Khu Vực Xung Quanh: 2.1.1. Phạm vi: - Quy mô dân số dự kiến là : 18.000 người. - Tổng diện tích khoảng: 1.064.052 m2 2.1.2. Quan hệ với khu vực xung quanh: Khu tái định cư Tân Vĩnh Hiệp toạ lạc tại xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Nằm trong khu Liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương. Việc quy hoạch Khu tái định cư nhằm đáp ứng tái định cư cho các hộ dân bị giải toả đền bù và hỗ trợ một phần nhu cầu nhà ở cho người dân trong khu vực. 2.2. Tính Chất và Quy Mô Dân Số Của Khu TĐC: 2.2.1. Tính chất: Đây không phải là một khu ở độc lập mà sẽ gắn với mảng ở trong khu vực và có sự tính toán trong quy hoạch chung của Khu liên hợp Dịch vụ. 2.2.2. Quy mô dân số: Dự kiến phục vụ được khoảng 18.000 người. Tổng cộng: Lô có diện tích: 300m2 : 1.191 lô Lô có diện tích : 100m2 : 2.314 lô 2.3. Bố Cục Quy Hoạch Kiến Trúc: 2.3.1. Phương án cơ cấu quy hoạch: Đất ở : 620.349m2, chiếm 58.3% Đất giao thông : 327.073m2, chiếm 30.73% Đất công trình công cộng : 59.636m2, chiếm 5.60% Đất hành lang công viên cây xanh : 42.464m2, chiếm 3.98% Đất thương mại dịch vụ : 14.630m2, chiếm 1.39% Tổng diện tích khu đất: 1.064.052m2 2.3.2. Quy hoạch tổng mặt bằng phân lô: - Dạng lô có kích thước 5m x 20m - Dạng lô có kích thước 10m x 30m 2.3.3. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc: Được tổ chức phân lô theo dạng ô. Có tổ chức các mãng cây xanh tập trung và cây xanh cho bóng mát theo dọc các lề đường. Đường giao thông được tổ chức theo dạng bàn cờ để các đường giao thông tiếp cận từng lô đất. 2.3.3.1. Vườn hoa, cây xanh: - Cây xanh đường phố: Trên các đường của khu ở đều trồng cây xanh, khoảng cách giữa các cây từ 8 -10m. - Loại cây: Là các loại cây xanh đảm bảo các yêu cầu như: Xanh quanh năm, không có gai, không gây thương hại khi người tiếp xúc. Ngoài ra một số yêu cầu khác cũng quan trọng như màu sắc, có hoa, tán rộng,… 2.3.4. Tổ chức giao thông: - Tận dụng hai trục giao thông số 00 của Khu liên hợp đi ngang qua khu tái định cư. - Mở trục đường chính 00 đi ngang qua Khu quy hoạch Dịch vụ thương mại và kết nối các khu quy hoạch công trình công cộng ( Trường mẫu giáo, công viên,…) tạo cảnh quan đẹp cho khu tái định cư và thuận lợi trong việc phục vụ người dân sinh hoạt cộng đồng. - Từ các trục chính được xem là xương sống của khu quy hoạch, ta tổ chức hệ thống đường dạng bàn cờ tạo điều kiện tốt cho việc phân lô của hộ. 2.4. Bảng cân bằng đất xây dựng: STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (m2) TỶ LỆ (%) 1 Đất ở Đất ở dạng 10m x 30m 620.349 362.280 58.2% 34.1 Đất ở dạng 5m x 30m 231.618 21.72 Đất chung cư thấp tầng 26.451 2.48 2 Đất công trình công cộng 59.636 5.60 3 Đất thương mại – dịch vụ 14.630 1.39 4 Đất công viên cây xanh 42.364 3.98 5 Đất giao thông 327.073 30.73 6 Tổng cộng 1.064.052 100.00% 3. Quy Hoạch Hệ Thống Cấp Nước: 3.1. Mục tiêu cấp nước: - Mục tiêu chính là cung cấp nước sạch cho sinh hoạt trong khu vực dân cư này. - Đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, đúng lưu lượng, đủ áp lực để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của khu vực tuyến ống đi qua và các tuyến ống đấu nối tiếp theo. 3.2. Đối tượng và phạm vi cấp nước: Đối tượng được nghiên cứu cấp nước sạch là toàn bộ người dân trong khu TĐC Tân Vĩnh Hiệp – xã Tân Vĩnh Hiệp – Tân Uyên – Bình Dương. Để đạt được mục tiêu cần tiến hành: - Xây dựng đường ống nước sạch cấp nước được lấy trên đường ống nước D300 trong KLH làm đường ống chính cung cấp cho Khu TĐC. - Xây dựng mạng lưới đường ống phân phối bên trong khu dân cư. 3.3. Nguồn nước cấp: Theo biên bản họp ngày 15/10/2003, V/v thông qua tóm tắt quy hoạch tổng thể cấp nước sạch các khu đô thị và công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Khu quy hoạch sử dụng nước cấp từ đường ống cấp nước Þ300 trong khu liên hợp làm đường ống chính cung cấp cho khu tái định cư. 3.3.1. Hệ thống cấp nước chữa cháy: Dựa vào các tuyến ống cấp nước chính cho cả khu bố trí các trụ lấy nước chữa cháy Þ100 ở các điểm thuận tiện lấy nước với bán kính phục vụ trên dưới 150m. Ngoài ra khi có sự cố cháy, cần phải gọi xe chữa cháy chuyên dùng để hổ trợ 3.4. Thống kê ban đầu: Thiết kế mạng lưới cấp nước cho Khu quy hoạch và lập biện pháp thi công cho thiết kế, với các số liệu sau: - Diện Tích Tự Nhiên: + Diện tích mặt bằng tổng thể của khu quy hoạch là: 1.064.052 (m2) Trong đó: + Đất ở: 620.349 (m2) , chiếm 58,3% + Đất giao thông: 327.073 (m2) , chiếm 30,73% + Đất công trình công cộng: 59.636 (m2) , chiếm 5,60% + Đất hành lang công viên cây xanh: 42.464 (m2) , chiếm 3,98% + Đất thương mại dịch vụ: 14.630 (m2) , chiếm 1,39% - Dân Cư: - Tổng số dân trong khu quy hoạch là: 18.000 người - Tiêu chuẩn dùng nước bình quân cho người dân là : 200 (l/người/ngđ) (theo TCVN 33:2006) CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC KHU TÁI ĐỊNH CƯ TÂN VĨNH HIỆP – XÃ TÂN VĨNH HIỆP – HUYỆN TÂN UYÊN – TỈNH BÌNH DƯƠNG I. Cơ Sở Số Liệu Phục Vụ Cho Việc Tính Toán: - Theo Công văn số 4284/UB.SX ngày 28/10/2002 của UBND Tỉnh Bình Dương, V/v lập quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước sạch Tỉnh Bình Dương. + Quy hoạch quy mô dân số khu TĐC Tân Vĩnh Hiệp: 18.000 người. + Diện tích khu quy hoạch: 1.064.052 m2 106,4 ha + Tiêu chuẩn cấp nước: 200 l/người.ngàyđêm.( Theo TCXDVN 33 : 2006 ) + Tỉ lệ dân số được cấp nước: 99%.( Theo TCXDVN 33 : 2006 ) + Tầng cao xây dựng của khu quy hoạch: 2 – 3 tầng. Bảng 2.1. Bảng thống kê đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước Số TT Đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước Giai đoạn 2010 2020 I. Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, khu du lịch, nghỉ mát a) Nước sinh hoạt: - Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày): + Nội đô + Ngoại vi - Tỷ lệ dân số được cấp nước (%): + Nội đô + Ngoại vi b) Nước phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hoả,…); Tính theo % của (a) c) Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị; Tính theo % của (a) d) Nước khu công nghiệp (lấy theo điều 2.4-Mục 2 TCXDVN 33 : 2006 e) Nước thất thoát; Tính theo % của (a+b+c+d) f) Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước; Tính theo % của (a+b+c+d+e) 165 120 85 80 10 10 22¸ 45 < 25 7 ¸10 200 150 99 95 10 10 22¸ 45 < 20 5 ¸ 8 Bảng 2.2. Bảng bậc tin cậy của hệ thống cấp nước Đặc điểm hộ dùng nước Bậc tin cậy của hệ thống cấp nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATN QUOC 09HMT04.doc
  • dwgCHI TIET.dwg
  • netDA TVH co chay.NET
  • netDA TVH.net
  • pdfDATN QUOC 09HMT04.pdf
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • dwgmat bang - chi tiet KHU TDC TVH.dwg
  • dwgMAT BANG TONG THE.dwg
  • docNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.doc
  • pptxthuyet trinh.pptx
  • dwgVACH TUYEN.dwg
Tài liệu liên quan