Đồ án Quy hoạch mạng thông tin di động GSM

Thuật ngữ "Thông tin di động" đã có từ lâu và được hiểu như là có thể thực hiện một cách lưu động trong quá trình thông tin. Thông tin di động có thể thực hiện được nhiều dịch vụ di động như: thoại, truyền số liệu, nhắn tin v.v. Trước đây mạng lưới thông tin di động chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự, nghiệp vụ cảnh sát và ngày nay nó đã được thương mại hoá và được đưa vào sử dụng rộng rãi. Mạng viễn thông tổ ong là một trong những ứng dụng của kỹ thuật viễn thông có nhu cầu lớn nhất và phát triển nhanh nhất . Ngày nay nó chiếm số phần trăm lớn và không ngừng tăng trong toàn bộ các thuê bao trên thế giới. Trong tương lai lâu dài các hệ thông thông tin tổ ong sử dụng kỹ thuật số đầy triển vọng sẽ thành phương thức thông tin vạn năng. Khái niệm “cellular” bắt đầu từ cuối những năm bốn mươi với Bell. Thay cho mô hình quảng bá với máy phát công suất lớn và anten cao, là những Cell diện tích bé có máy thu phát BTS (Base Tranceiver Station) công suất nhỏ, khi các cell ở cách nhau đủ xa thì có thể sử dụng lại cùng một tần số. Tháng 12/1971 người ta đưa ra hệ thống cellular kỹ thuật tương tự, FM ở dải tần số 850 MHz, tương ứng là sản phẩm thương nghiệp AMPS (tiêu chuẩn của Mỹ) ra đời năm 1983. Đến đầu những năm chín mươi, thế hệ đầu tiên của thông tin di động cellular đã bao gồm hàng loạt hệ thống ở các nước khác nhau: Ở châu Âu tồn tại một hệ thống tổ ong tương tự lớn như NMT (Nordic MobiTelephone - Điện thoại di động Bắc Âu) và TACS (Total Access Comunication system - hệ thống thông tin thâm nhập toàn bộ) ở vương quốc Anh, NAMTS v.v. Các nước Tây Âu cũng cung cấp các dịch vụ tổ ong. Tuy nhiên, các hệ thống này không thoả mãn được nhu cầu ngày càng tăng, trước hết về dung lượng. Mặt khác, các tiêu chuẩn hệ thống không tương thích nhau (chỉ sử dụng được trong nước) làm cho sự chuyển giao không đủ rộng như mong muốn (ra ngoài biên giới). Từ tình trạng này rõ ràng là cần có một hệ thống chung để sử dụng điện thoại di động rộng rãi trên toàn châu Âu. Những vấn đề trên đặt ra cho thế hệ thứ hai thông tin di động cellular phải giải quyết. Một sự lựa chọn được đặt ra: kỹ thuật tương tự hay kỹ thuật số. Các tổ chức tiêu chuẩn hoá chọn kỹ thuật số. GSM (Groupe Specical Mobile - Nhóm đặc trách về di động hay Global System for Mobile communication - hệ thống thông tin di động toàn cầu) với tiêu chuẩn viễn thông tổ ong số toàn châu Âu mới sẽ giải quyết sự hạn chế dung lượng hiện nay, thực chất dung lượng sẽ tăng 2-3 lần nhờ việc sử dụng tần số tốt hơn và kỹ thuật ô nhỏ, do vậy số thuê bao được phục vụ sẽ tăng lên. GSM là tiêu chuẩn điện thoại di động số toàn châu Âu do ETSI (europan Telecomunication Standard institute - Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu) quy định và là một tiêu chuẩn chung. Nghĩa là các thuê bao di động có thẻ sử dụng các máy điện thoại di động của họ trên toàn Châu Âu. Lưu lượng (Roaming) ở châu âu là hoàn toàn tự động. bạn có thể đem máy điện thoại của mình khi đi du lịch và sử dụng nó ở một nước khác. Hệ thống sẽ tự động cập nhập thông tin về vị trí của bạn cho hệ thốngtại nhà của bạn. Bạn cũng có thể gọi đi và nhận cuộc gọi đến mà người gọi không cần biết vị trí của bạn. Ngoài tính lưu động quốc tế, tiêu chuẩn GSM còn cung cấp một số tính năng như thông tin số liệu tốc độ cao, faxcimile và dịch vụ thông báo ngắn. Các máy điện thoại di động sẽ nhỏ hơn và tiêu thụ ít công suất hơn các thế hệ trước của chúng. Tiêu chuẩn GSM được thiết kế để có thể kết hợp với ISDN và tương thích (chừng nào còn phù hợp ) với môi trường di động. Nhờ vậy tương tác giữa hai tiêu chuẩn này được đảm bảo. GSM bắt đầu phát triển từ 1982 khi các nước Bắc Âu gửi đề nghị đến CEPT (Conference of european Postal and Telecommunications Administrations - Hội nghị các cơ quan quản lý viễn thông và bưu chính châu Âu) để qui định một dịch vụ viễn thông chung châu Âu ở tần số 900 MHz. Trong những năm 1982 - 1985 người ta bàn luận về nên xây dựng một hệ thống số hay tương tự. Năm 1985 người ta quyết định xây dựng hệ thống số. Trước hết kỹ thuật số bảo đảm chất lượng cao hơn trong môi trường nhiễu mạnh và khả năng tiềm tàng về một dung lượng lớn hơn. Bước tiếp theo là lựa chọn giữa giải pháp băng hẹp và băng rộng. Năm 1986 một cuộc kiểm tra ngoài hện trường đã được tổ chức tại Pari, các hãng khác nhau đã đua tài với các giải pháp của mình. Cho đến nay thông tin di động GSM đã được phát triển ra toàn cầu. ở Việt nam hệ thống thông tin di động số GSM được đưa vào từ năm 1993, hiện nay đang được Công ty GPC và VMS khai thác rất hiệu quả.

doc95 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch mạng thông tin di động GSM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên