Sinh viên vận dụng những kiến thức đã học:
+ Quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, quy hoạch chi tiết và thiết kế kỹ thuật.
+ Kết hợp với các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về quy hoạch hệ thống cấp thoát nước và thiết kế các hệ thống cấp thoát nước trong đô thị. Từ đó sinh viên vận dụng vào công tác quy hoạch các hệ thống cấp thoát nước đô thị cho một đô thị quy mô khoảng 270ha theo các điều kiện thực tế và đặc thù của từng khu vực.
Đây là đồ án có tính chất tổng hợp nhằm giúp sinh viên ứng dụng tất cả các kiến thức đã học để thực hiện đầy đủ trình tự công tác quy hoạch hệ thống cấp thoát nước đô thị từ việc nghiên cứu các điều kiện quy hoạch và định hướng quy hoạch, các điều kiện hiện trạng về nguồn cung cấp, mạng lưới hiện hữu.
Sinh viên vận dụng kiến thức của cả quá trình học một cách tổng hợp để triển khai quy hoạch, thiết kế hệ thống cấp thoát nước đô thị theo chuyên ngành đào tạo, tạo kỹ năng cần thiết để có thể độc lập hoặc phối hợp thực hiện các đồ án quy hoạch hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật thực tế sau khi ra trường.
Từ đó có thể thực hiện quy hoạch hệ thống cấp thoát nước cho một hồ sơ quy hoạch một đô thị.
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 7652 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch và tính toán mạng lưới cấp thoát nước xã tân hiệp và xã tân thới nhì huyện Hóc Môn – thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
cdb
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 6
1.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN 6
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG VÀ KHU VỰC QUY HOẠCH 6
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐỒ ÁN 8
1.3.1. Các khu dân cư mới 8
1.3.2. Hệ thống các trung tâm dịch vụ 8
1.3.3. Hệ thống các công trình văn hóa, lịch sử, giải trí 8
1.3.4. Hệ thống các khu công nghiệp 8
1.4. CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA ĐỒ ÁN 11
1.4.1. Các căn cứ pháp lý 11
1.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế 12
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG 13
VỊ TRÍ, PHẠM VI VÀ QUY MÔ KHU VỰC THIẾT KẾ QUY HOẠCH 13
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 13
ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI 13
HIỆN TRẠNG 13
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHU ĐẤT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 17
CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 18
3.1. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC 18
3.2. ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN 18
3.3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC 18
3.4. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 19
NGUYÊN TẮC VẠCH TUYẾN 20
Sơ đồ tính toán thủy lực phương án 1 21
Sơ đồ tính toán thủy lực phương án 2 22
3.6. XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG NƯỚC 23
3.7. THỐNG KÊ LƯU LƯỢNGVÀ BIỂU ĐỒ DÙNG NƯỚC 26
3.8. TÍNH TOÁN THỦY LỰC CẤP NƯỚC 29
Trường hợp giờ dùng nước lớn nhất không có cháy 30
Trường hợp giờ dùng nước lớn nhất có cháy 33
3.9. TÍNH TOÁN DUNG TÍCH ĐÀI NƯỚC VÀ BỂ CHỨA 34
Xác định dung tích đài nước 34
Xác định dung tích bể chứa 38
3.10. TRẮC DỌC TUYẾN ỐNG CẤP NƯỚC 42
3.11. CHI TIẾT NÚT 44
CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA 46
4.1. HIỆN TRẠNG 46
4.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA 46
4.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến 46
4.2.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa 48
4.2.3. Tính toán mạng lưới thoát nước mưa 48
CHƯƠNG 5: QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BẨN 55
5.1. ĐỐI TƯỢNG THẢI NƯỚC 55
5.2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC 55
Hiện trạng 55
5.2.2. Đề xuất giải pháp thoát nước 56
5.3. TIÊU CHUẨN THẢI NƯỚC CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG 57
5.4. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TOÀN THỊ TRẤN 57
5.4.1. Lưu lượng nước thải sinh hoạt 58
5.4.2. Lưu lượng tập trung từ nhà công cộng 58
5.5. TÍNH TOÁN THUỶ LỰC TUYẾN CỐNG 63
5.6. TRẮC DỌC TUYẾN CỐNG CHÍNH 1 – TXL 69
5.7.CHI TIẾT HỐ GA 70
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN TRẠM BƠM NƯỚC THẢI 71
6.1. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRẠM BƠM, CÔNG SUẤT TRẠM BƠM VÀ DUNG TÍCH BỂ CHỨA 71
6.1.1. Xác định vị trí trạm bơm 71
6.1.2. Xác định công suất trạm bơm 71
6.1.3 .Tính toán dung tích bể chứa 71
6.2. XÁC ĐỊNH ÁP LỰC CÔNG TÁC BƠM VÀ CHỌN BƠM 73
6.2.1. Xác định áp lực công tác bơm 73
6.2.2. Chọn bơm 74
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH
cdb
BẢNG BIỂU:
Bảng 1: Bảng thống kê số người làm việc trong cơ quan quản lý hành chánh – kinh tế – xã hội 23
Bảng 2: Bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ trong ngày dùng nước lớn nhất 26
Bảng 3: Bảng thống kê lưu lượng dọc đường (trường hợp giờ dung nước lớn nhất không có cháy xảy ra) 29
Bảng 4: Bảng thống kê lưu lượng nút 30
Bảng 5: Bảng thống kê các thông số cấp nước 31
Bảng 6: Bảng thống kê các thông số cấp nước (trường hợp giờ dung nước lớn nhất có cháy xảy ra) 32
Bảng 7: Tính toán dung tích bể chứa 38
Bảng 8: Bảng thống kê các số liệu tính toán (cho hệ thống thoát nước mưa) 49
Bảng 9: Bảng tính toán thủy lực trên từng đoạn cống 52
Bảng 10: Mực nước triều cao và thấp nhất (theo cao độ quốc gia) 54
Bảng 11: Bảng thống kê lưu lượng nước thải từ trường học 58
Bảng 12: Bảng thống kê số người làm việc trong cơ quan quản lý hành chánh – kinh tế – xã hội 59
Bảng 13: Bảng thống kê tổng lưu lượng nước thải 61
Bảng 14: Bảng thống kê lưu lượng nước thải từng giờ trong ngày 61
Bảng 15: Bảng thống kê lưu lượng nước thải theo tuyến cống chính 64
Bảng 16: Bảng thống kê các thông số thủy lực 66
HÌNH ẢNH:
Hình 1: Vị trí khu vực quy hoạch 9
Hình 2.1: Khu vực quy hoạch tổng diện tích 270ha, tổng dân số 21400 dân 12
Hình 2.2: Hiện trạng nhà máy 14
Hình 2.3: Hiện trạng khu nhà ở 14
Hình 2.4: Quốc lộ 22 hiện hữu 15
Hình 2.5: Kênh Xáng hiện hữu 15
Hình 3.1: Vị trí nhà máy cấp nước Tân Hiệp 18
Hình 3.2: Vạch tuyến mạng lưới cấp nước phương án 1 20
Hình 3.3: Vạch tuyến mạng lưới cấp nước phương án 2 21
Hình 3.4: Biểu đồ dùng nước theo giờ trong ngày 27
Hình 4.1: Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa 46
Hình 5.1: Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải phương án 1 55
Hình 5.2: Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải phương án 2 56
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN
Sinh viên vận dụng những kiến thức đã học:
+ Quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, quy hoạch chi tiết và thiết kế kỹ thuật.
+ Kết hợp với các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về quy hoạch hệ thống cấp thoát nước và thiết kế các hệ thống cấp thoát nước trong đô thị. Từ đó sinh viên vận dụng vào công tác quy hoạch các hệ thống cấp thoát nước đô thị cho một đô thị quy mô khoảng 270ha theo các điều kiện thực tế và đặc thù của từng khu vực.
Đây là đồ án có tính chất tổng hợp nhằm giúp sinh viên ứng dụng tất cả các kiến thức đã học để thực hiện đầy đủ trình tự công tác quy hoạch hệ thống cấp thoát nước đô thị từ việc nghiên cứu các điều kiện quy hoạch và định hướng quy hoạch, các điều kiện hiện trạng về nguồn cung cấp, mạng lưới hiện hữu.
Sinh viên vận dụng kiến thức của cả quá trình học một cách tổng hợp để triển khai quy hoạch, thiết kế hệ thống cấp thoát nước đô thị theo chuyên ngành đào tạo, tạo kỹ năng cần thiết để có thể độc lập hoặc phối hợp thực hiện các đồ án quy hoạch hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật thực tế sau khi ra trường.
Từ đó có thể thực hiện quy hoạch hệ thống cấp thoát nước cho một hồ sơ quy hoạch một đô thị.
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG VÀ KHU VỰC QUY HOẠCH
Theo quyết định số 123/1998/QĐ-TT của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Hướng phát triển chủ yếu về hướng Bắc và Đông Bắc, gắn với Củ Chi, Hóc Môn, nối với Thuận An – Bình Dương, Biên Hòa bằng đường vành đai III; dọc quốc lộ 22 cũng là đường Xuyên Á nối Tây Ninh, Campuchia với các nước lân cận; bổ sung hướng phát triển về phía Nam, Đông Nam tiến ra biển với các khu Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, khu đô thị mới Nhơn Trạch.
Huyện Hóc Môn có vị trí là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, sau Củ Chi nơi này có vị trí thuận tiện về tiếp cận giao thông:
Nằm trên trục đường Xuyên Á (quốc lộ 22 hiện hữu) là trục đối ngoại cấp quốc gia, thuận tiện lưu thông hàng hóa, kích thích phát triển kinh tế, trao đổi và giao lưu các nền văn hoá trong khu vực.
Nằm trên đường vành đai III nối với Bình Dương, Bình Chánh, khu phía Nam thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây.
Theo chủ trương của thành phố việc xây dựng khu đô thị Tây Bắc Củ Chi với tính chất là đô thị hữu cơ của thành phố Hồ Chí Minh, chức năng chính là công nghiệp, ngoài ra còn những chức năng khác như trung tâm thương mại, trung tâm y tế, trung tâm vui chơi giải trí, trung tâm văn hóa vơi quy mô lớn tập trung có thể phục vụ nhu cầu của đại bộ phận người dân trong khu vực phía Bắc Thành Phố, nhằm giảm áp lực về phía trung tâm nội thành. Do đó, việc hình thành khu đô thị với quy mô khoảng 650 ha tại huyện Hóc Môn không những sẽ là tiền đề để xây dựng khu đô thị Tây Bắc mà còn là khu nối kết đô thị Tây Bắc với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Huyện Hóc Môn là một huyện sống chủ yếu về nông nghiệp, kinh tế chưa phát triển đúng mức, đất rộng, sức lao động dư thừa, đã được Tổng công ty An Phú đề xuất lập dự án Đầu tư Xây dựng Khu Đô Thị Dịch Vụ và cụm Công Nghiệp tại xã Tân Hiệp và xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn với những mặt thuận lợi như sau :
Diện tích đất rộng nên có thể lập dự án đầu tư với quy mô tập trung, giá đền bù ở huyện ngoại thành như Hóc Môn sẽ hợp lý và ổn định, giá thành đầu tư sẽ thấp và phù hợp với những nhà đầu tư trong nước.
Hóc Môn không xa thành phố lắm, sát bên trục lộ giao thông chính (Quốc lộ 22) rất thuận lợi trong việc di dời các nhà xưởng trong nội thành, góp phần giảm áp lực về dân cư và giao thông trong khu vực nội thành.
Thu hút được lực lượng lao động dư thừa, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, góp phần nâng cao đời sống và phát triển kinh tế huyện Hóc Môn, rút ngắn khoảng cách về đời sống và kinh tế giữa Hóc Môn và các quận nội thành.
Quy hoạch khu dân cư kèm theo tái định cư, gắn liền với khu công nghiệp là phương án tối ưu không gây xáo trộn cho đời sống của người dân có đất bị đền bù giải tỏa tại khu vực thực hiện dự án. Mặt khác, với khu dân cư được quy hoạch hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho huyện Hóc Môn có cơ sở sắp xếp lại những khu nhà ở không đúng quy hoạch, chỉnh trang lại nội thị huyện Hóc Môn. Bên cạnh đó phục vụ cho nhu cầu nhà ở cho cán bộ công nhân viên của khu công nghiệp, tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp cũng có được căn nhà thật sự là của mình.
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
Phân tích mối liên hệ giữa khu đất với toàn đô thị :
1.3.1. Các khu dân cư mới:
Phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh có đô thị mới Thủ Thiêm với diện tích khoảng 700 ha theo quy hoạch là đô thị mang tính môi trường, hiện đại, bền vững. Tận dụng điều kiện sông rạch tự nhiên tạo môi trường sống trong lành.
Phía Nam có đô thị mới Nam Sài Gòn với tổng diện tích 2600 ha với 21 khu chức năng phát triển. Cũng được quy hoạch theo tiêu chí môi trường tự nhiên được tận dụng tối đa, tổ chức hình thức ở cao cấp với nhiều loại hình nhà cư trú.
Phía Đông với việc quy hoạch mở rộng những khu dân cư thuộc Bình Tân, Tân Phú và một phần của Bình Chánh.
Riêng phía Bắc ngoại trừ khu đô thị Tây Bắc Củ Chi đã được phê duyệt thì tại Hóc Môn các khu dân cư còn ở quy mô nhỏ và phân tán.
1.3.2. Hệ thống các trung tâm dịch vụ của Thành phố được tổ chức theo hướng đa tâm, gồm trung tâm hành chính, giáo dục, lịch sử văn hóa, thương mại tại trung tâm và mở rộng về phía Quận 2, Nam Sài Gòn, dọc xa lộ Hà Nội ngã tư An Sương gần với Quốc Lộ 22 và Tân Kiên – Bình Chánh gần với Quốc Lộ 1A.
1.3.3. Hệ thống các công trình văn hóa, lịch sử, giải trí :
- Sân golf Quận 2, thảo cầm viên bố trí tại phía Bắc Quận 9 các khu du lịch như Suối Tiên, các công viên nước và công viên Đầm Sen.v.v…
- Các trung tâm sinh hoạt văn hóa thanh thiếu niên, vui chơi giải trí, thể dục thể thao bố trí gắn với sông rạch, hồ nước kết hợp thành nhưng không gian xanh ở địa bàn các Quận 9, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn.
1.3.4. Hệ thống các khu công nghiệp.
Hệ thống các khu công nghiệp được bố trí theo hướng cải tạo các khu công nghiệp hiện có cho phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, đồng thới phát triển thêm một số khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu công nghệ cao làm tiền đề phát triển kinh tế để cạnh tranh và hội nhập.
Một số khu công nghiệp: Khu chế xuất Tân Thuận, Nhà Bè ở phía Nam; khu chế xuất Linh Trung ở Thủ Đức; khu công nghiệp Tân Tạo ở huyên Bình Chánh phía Đông; khu công viên phần mềm Quang Trung ở Quận 12; khu công nghiệp Tân Phú Trung ở Củ Chi.v.v.. cùng hệ thống các khu công nghiệp sạch phân tán trong các khu dân cư.
Với lợi thế vị trí của Hóc Môn trong mối tương quan với các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh về các mặt dân cư, công nghiệp hệ thống các công trình dịch vụ, thuận lợi về giao thông và hiện trạng sử dụng đất xây dựng nêu ở trên, thì nơi đây thích hợp cho việc quy hoạch thành một đô thị dịch vụ và cụm công nghiệp có đầy đủ các chức năng có thể phục vụ nhu cầu cho dân cư trong khu vực ngoài ra còn thu hút lao động từ trung tâm thành phố với một môi trường sống được tổ chức hợp lý. Trong đó khu dân cư bố trí đa dạng: nhà ở cao tầng kết hợp với thương mại dịch vụ, nhà biệt thự, nhà liên kế phố. Khu công nghiệp tập trung kết hợp với các công trình dịch vụ đô thị cấp thành phố, như trung tâm thương mại, vui chơi giải trí ..v..v với các công viên ven sông với mục đích bảo vệ hệ sinh thái, phục vụ tốt chất lượng sống của dân cư trong đô thị.
Để đảm bảo quỹ đất cho việc phát triển của khu dân cư và công nghiệp trên địa bàn, việc lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 tại khu vực là cần thiết cho việc quản lý quỹ đất. Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên đất và hướng dẫn các đầu tư phát triển đúng phương hướng dự kiến quy hoạch đã xác định.
Hình 1: Vị trí
khu vực
quy hoạch
1.4. CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA ĐỒ ÁN
1.4.1. Các căn cứ pháp lý :
Căn cứ văn bản số 3960/UB-CNN ngày 18/11/2002 của UBND TP về việc cho phép lập quy hoạch cụm Dân Cư – Công Nghiệp xã Tân Hiệp – Tân Thới Nhì (650 ha).
Căn cứ quyết định số 14 QĐ/HĐQT ngày 10/3/2002 của Tổng Công ty An Phú về việc ủy quyền cho Cty dịch vụ sản xuất An Phú làm chủ đầu tư dự án để đầu tư xây dựng cụm dân cư – công nghiệp xã Tân Hiệp – Tân Thới Nhì – Huyện Hóc Môn.
Căn cứ QĐ số 844/QĐ-TTg ngày 31/7/2003 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001 – 2005) tại Tp.HCM.
Căn cứ văn bản số 2294/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 15/9/2003 của bộ Tài Nguyên Môi Trường về việc thực hiện bồi thường đất xây dựng khu công nghiệp huyện Hóc Môn.
Căn cứ văn bản số 1306/CP-CN ngày 29/9/2003 của Chính phủ về việc thu hồi đất để tổ chức giải phóng mặt bằng ở Tp.HCM.
Căn cứ công văn số 1082/CV-NN-KHTC ngày 5/12/2003 của sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn về san lắp kênh trong khu công nghiệp và dân cư tại xã tân Thới Nhì – Tân Hiệp – Huyện Hóc Môn.
Căn cứ quyết định số 573/QĐ-UB ngày 12/02/2004 của UBND Thành phố về thu hồi, tạm giao đất cho Tổng công ty An Phú để tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng và chuẩn bị đầu tư xây dựng khu công nghiệp và dân cư tại xã Tân Hiệp – Tân Thới Nhì – Huyện Hóc Môn.
Căn cứ công văn số 118/CV-UB ngày 23/02/2004 của UBND huyện Hóc Môn về việc thỏa thuận quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 cụm dân cư – công nghiệp xã Tân Hiệp – Tân Thới Nhì – Huyện Hóc Môn.
Căn cứ quyết định số 51/QĐ/TCT ngày 04/3/2004 của Tổng công ty An Phú về giao cho công ty dịch vụ sản xuất An Phú làm chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp – dân cư tại xã Tân Hiệp – Tân Thới Nhì – Huyện Hóc Môn.
Căn cứ văn bản số 2499/QHKT-QH ngày 30/7/2004 của sở Quy Hoạch – KiếnTrúc về việc ý kiến quy hoạch khu công nghiệp và dân cư tại xã Tân Hiệp – Tân Thới Nhì – Huyện Hóc Môn quy mô 650 ha.
1.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế:
Tiêu chuẩn 33-2006: Tiêu chuẩn cấp nước đô thị.
Giáo trình cấp nước đô thị của TS. Nguyễn Ngọc Dung.
Qui chuẩn Xây Dựng Việt Nam, tập 1 – 1997.
“ Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng “ ban hành theo quyết định số 498/BXD – GĐ ngày 18/09/1996 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng.
“ Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng “ , TCVN 5308 – 91.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
2.1. VỊ TRÍ, PHẠM VI VÀ QUY MÔ KHU VỰC THIẾT KẾ QUY HOẠCH
Khu vực quy hoạch xây dựng c nằm về hai phía và giáp Quốc lộ 22 đoạn từ ngã ba Hồng Châu đến Cầu Bông, cách trung tâm TP HCM khoảng 20km về phía Tây bắc thuộc các xã Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn. Phạm vi thiết kế quy hoạch được xác định như sau:
- Bắc giáp : kênh cầu Xáng. - Đông giáp : nhà máy nước Tân Hiệp.
- Nam giáp : kênh Trung Ương - Tây giáp : kênh An Hạ.
Khu vực quy hoạch có diện tích khoảng 270ha (ranh đất lấy cách kênh An Hạ khoảng 100m, đã trừ diện tích dự kiến xây dựng đường Vành Đai III).
Hình 2.1: Khu vực quy hoạch tổng diện tích 270ha, tổng dân số 21400 dân
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Địa hình : khu đất tương đối bằng phẳng
Khí hậu : nằm trong khu vực Tp.HCM là vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ bình quân 29,5oC.
Nhiệt độ cao nhất : tháng 5 (40oC).
Nhiệt độ thấp nhất : tháng 12 (13,8oC).
Khí hậu nhiệt đới chia làm hai mùa rõ rệt
Nắng từ tháng 12 ¸ tháng 4.
Mưa từ tháng 4 ¸ tháng 11.
Độ ẩm bình quân 75%.
Cao nhất vào tháng 9: 90%.
Thấp nhất vào tháng 3: 65%.
Lượng mưa trung bình trong năm là 159 ngày đạt 1.949mm (trong khoảng từ 1.392 ¸ 2.318mm).
Bức xạ : tổng lượng bức xạ mặt trời
Trung bình : 11,7kcal/cm2/tháng
Cao nhất : 14,2kcal/cm2/tháng
Thấp nhất : 10,2kcal/cm2/tháng
Lượng bốc hơi khá lớn trong năm là 1.350mm, trung bình 37mm/ngày.
Gió : thịnh hành vào mùa khô
Gió Đông – Nam : chiếm 30 ¸ 40%
Gió Đông : chiếm 20 ¸ 30%
Gió: thịnh hành vào mùa mưa:
Gió Tây – Nam : chiếm 20 ¸ 30%
2.3. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
Dân cư đang sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu.
2.4. HIỆN TRẠNG
Kiến trúc : Chủ yếu tập trung thành từng cụm, hầu hết là nhà trệt xây gạch, mái ngói, tole thuộc dạng cấp 4. Trong khu vực thiết kế quy hoạch có tổng số hộ khoảng 1305 hộ và 8 công ty, nhà máy đống trên địa bàn (có phụ lục kèm theo)
Hương lộ 65B : phía Đông rộng 4 – 5m
Hương lộ 65 : phía Đông rộng 5m
Hình 2.2: Hiện trạng khu nhà máy
Hình 2.3: Hiện trạng khu nhà ở
Giao thông :
Quốc lộ 22 : xuyên qua giữa khu đất rộng 120m
Tỉnh lộ 90B : phía Bắc rộng 10m
Tỉnh lộ 90 : phía Tây rộng 20m
Hình 2.4: Quốc lộ 22 hiện hữu
Cấp nước :
Chỉ có mạng ống nước dọc theo Quốc lộ 22, khu vực còn lại nước sinh hoạt thường dùng là nước giếng.
Thoát nước :
Trong phạm vi thiết kế chưa có hệ thống thoát nước. Nuớc mưa thoát theo địa hình tự nhien ra kênh An Hạ, kênh Xáng.
Hình 2.5:
Kênh Xáng hiện hữu
Keânh thuûy lôïi phuïc vuï töôùi tieâu noâng nghieäp
Cấp điện : dọc theo khu đất có mạng điện và các lưới hạ thế.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHU ĐẤT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
Vị trí dự kiến đầu tư xây dựng khu Đô thị dịch vụ và cụm công nghiệp xả tân Hiệp và xã Tân Thới Nhì – huyện Hóc Môn phù hợp với hướng phát triển không gian đô thị chủ đạo của Thành phố về phía Tây Bắc.
Thuận lợi về giao thông:
+ Giao thông bộ : trục đường chính của dự án là Quốc lộ 22 (từ Tp.HCM đi Campuchia). Đoạn đường đi ngang qua khu đất được mở rộng 120m và đường vành đai III.
+ Giao thông thuỷ : phía Tây và Bắc khu đất là Kênh An Hạ, kênh Cầu Xáng. Đây là tuyến vành đai đường thuỷ thành phố phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá, giao thông hành khách.
Đất đai còn đủ rộng (4.470 ha) cho khả năng phát triển lâu dài.
Đất nông nghiệp (năng suất thấp, do nước nhiễm phèn) chiếm tỷ lệ lớn sẽ thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng mới. Chi phí đền bù giải tỏa ít tốn kém.
Các cơ sở kỹ thuật hạ tầng (nhà máy nước Tân HIệp ở phía Đông với công suất 300.000 m3/ngđ) có khả năng đáp ứng được giai đoạn đầu tư ban đầu.
Hệ thống kênh rạch nhiều, lại chưa bị ô nhiễm sẽ là một điều kiện rất tốt về thiên nhiên và môi trường sống cho khu đô thị công nghiệp.
CHƯƠNG 3: QUY HOAÏCH HỆ THỐNG CAÁP NÖÔÙC
3.1. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC
- Nước dùng cho ăn uống sinh hoạt của người dân bao gồm: nước ăn uống, tắm giặc, vệ sinh cá nhân và các nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt khác…v..v..
- Nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch.
- Nước cấp cho công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp.
-Nước tưới bao gồm: nước tưới đường, rửa đường, nước tưới quảng trường đã hoàn thiện, nước tưới cây xanh đô thị, vườn hoa trong công viên…
- Nước cấp cho các công trình công cộng bao gồm: trường học, trụ sở cơ quan hành chính, trạm y tế, khách sạn…
- Nước dùng để dự phòng bổ sung cho lượng nước bị thất thoát rò rỉ trên mạng lưới.
- Nước dùng để chữa cháy .
- Nước dùng cho bản thân nhà máy.
3.2. ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN
- Nguồn nước mặt:Nguồn nước mặt hiện tại ở khu đô thị là các con kênh có chiều rộng 25-40m: kênh cầu Xáng hướng về phía Bắc 300m, kênh Trung Ương về phía nam 500m, kênh An Hạ về phía tây 300m. Tuy nhiên các con kênh có trữ lượng nước không dồi dào và thường ô nhiễm vào mùa khô.
- Hiện trạng chỉ có mạng ống nước dọc theo Quốc lộ 22, khu vực còn lại nước sinh hoạt thường dùng là nước giếng.
- Nguồn nước cấp chủ yếu của thị trấn hiện tại từ nhà máy nước Tân Hiệp có công suất 300.000m3/ngày đêm. Vị trí ở phía Đông cách đô thị khoảng 1km.
3.3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC
Hiện trạng: Nguồn cấp nước cho thị trấn hiện tại là nguồn nước từ hệ thống cấp nước có mạng ống nước dọc theo Quốc lộ 22. các khu vực còn lại nước sinh hoạt thường dùng là nước giếng.
Giải pháp cấp nước: Khu đô thị được cấp nước từ nhà máy nước Tân Hiệp có công suất 300.000m3/ngày đêm. Vị trí ở phía Đông cách đô thị khoảng 1km.. vị trí này có các đặc điểm sau:
Lấy đủ lượng nước yêu cầu cho trước mắt và tương lai.
Thu lượng nước tốt và thuận tiện cho việc bảo vệ vệ sinh nguồn nước.
Đủ đất, địa chất, và địa hình để xây dựng hệ thố