Ai trong chúng ta cũng từng biết một người mà chỉ sau vài phút bước vào một căn phòng chật ních, đã có thể nói đúng về quan hệ giữa những người trong phòng và cảm giác của họ lúc ấy. Khả năng đọc được thái độ và cảm nghĩ qua hành vi của người nào đó là hệ thống giao tiếp đầu tiên mà con người sử dụng trước khi ngôn ngữ nói phát triển
Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng lời nói chủ yếu được dùng để chuyển tải thông tin, còn ngôn ngữ cơ thể được dùng để trao đổi thái độ giữa người với người và trong một số trường hợp, nó còn được dùng thay cho lời nói.
Bất kể trong nền văn hóa nào thì lời nói cũng gắn bó chặt chẽ với động tác của người phát ngôn. Thậm chí, Birdwhistell còn cho rằng nếu được tập luyện đúng mức thì ta còn có thể hình dung một người đang thực hiện động thái gì thông qua giọng nói của họ hay nhận biệt người ta nói ngôn ngữ nào chỉ bằng cách quan sát điệu bộ.
Ngôn ngữ cơ thể là sự phản ánh trạng thái cảm xúc của một người ra bên ngoài. Mỗi điệu bộ hoặc động thái đều có thể cho thấy cảm xúc của một người vào thời điểm đó.
Thông qua đó chúng ta thấy ngôn ngữ cơ thể thật sự đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt thông tin. Chính vì vậy việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể giúp cho việc giao tiếp đạt nhiều thành công hơn.
43 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ai trong chúng ta cũng từng biết một người mà chỉ sau vài phút bước vào một căn phòng chật ních, đã có thể nói đúng về quan hệ giữa những người trong phòng và cảm giác của họ lúc ấy. Khả năng đọc được thái độ và cảm nghĩ qua hành vi của người nào đó là hệ thống giao tiếp đầu tiên mà con người sử dụng trước khi ngôn ngữ nói phát triển
Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng lời nói chủ yếu được dùng để chuyển tải thông tin, còn ngôn ngữ cơ thể được dùng để trao đổi thái độ giữa người với người và trong một số trường hợp, nó còn được dùng thay cho lời nói.
Bất kể trong nền văn hóa nào thì lời nói cũng gắn bó chặt chẽ với động tác của người phát ngôn. Thậm chí, Birdwhistell còn cho rằng nếu được tập luyện đúng mức thì ta còn có thể hình dung một người đang thực hiện động thái gì thông qua giọng nói của họ hay nhận biệt người ta nói ngôn ngữ nào chỉ bằng cách quan sát điệu bộ.
Ngôn ngữ cơ thể là sự phản ánh trạng thái cảm xúc của một người ra bên ngoài. Mỗi điệu bộ hoặc động thái đều có thể cho thấy cảm xúc của một người vào thời điểm đó.
Thông qua đó chúng ta thấy ngôn ngữ cơ thể thật sự đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt thông tin. Chính vì vậy việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể giúp cho việc giao tiếp đạt nhiều thành công hơn.
Trên cơ sở đó, chúng em viết bài này nhằm mục đích đề cao vai trò của việc vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp và việc nó đã được sử dụng hiện nay như thế nào để từ đó có những bí quyết riêng cho mình trong giao tiếp.
Nội dung của bài này bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Chương 2: Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp hiện nay
Chương 3: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong giao tiếp
Trong quá trình viết bài chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và biết áp dụng những kiến thức được lĩnh hội từ cô giáo bộ môn để áp dụng vào thực tế trong việc giao tiếp. Do năng lực còn hạn chế nên có những sai sót và hạn chế mong cô và bạn đọc thông cảm.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP
1.1. Những vấn đề chung về giao tiếp
1.1.1. Khái niệm và bản chất của giao tiếp
1.1.1.1. Khái niệm
Bản thân mỗi người là một bộ phận của xã hội, xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu các mối quan hệ: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, làm ăn, ngoại giao… Vậy làm thế nào để chúng ta có thể dung hòa được tất cả các mối quan hệ đó? Đó là nhờ có kĩ năng giao tiếp đấy bạn ạ!
- Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩa, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩa của mình và để trao đổi thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà trong đó còn bao hàm rất nhiều các vấn đè khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình như thế nào?
- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định trong xã hội có mục đích và mang tính hệ thống chuẩn mực về hành vi,ngôn ngữ trao đổi thông tin, tình cảm hiểu biết vốn sống… tạo nên những ảnh hưởng, tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau.
1.1.1.2. Bản chất của giao tiếp
Nguồn phát
Xử lý
Phản hồi
Mã hóa
Giải mã
Thông điệp
Thông điệp
Kênh
Mã hóa
Đáp lại
Xử lý
Nguồn thu
Giải mã
Nhiễu
Nhiễu
1.1.2. Chức năng, đặc điểm và vai trò của giao tiếp
- Chức năng:
Truyền đạt thông tin
Nhận thức và đánh giá lẫn nhau
Phối hợp, hành động
Điều chỉnh hành vi
- Đặc điểm:
Tính mục đích
Tính chuẩn mực
- Vai trò:
Trong trao đổi thông tin: Giao tiếp là công cụ, phương tiện để đạt mục đích của hoạt động vì chất lượng và hiệu quả hoạt động tùy thuộc vào mức độ chất lượng của quá trình giao tiếp được tiến hành
Trong trao đổi tình cảm: Giao tiếp có vai trò cơ bản là tạo ra tình cảm gắn bó, thân mật và sự hiểu biết lẫn nhau trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hằng ngày. Là điều kiện tồn tại của xã hội loài người
1.1.3. Phong cách giao tiếp
1.1.3.1. Khái niệm
- Phong cách giao tiếp là hệ thống những lời nói, cử chỉ, điệu bộ, động tác, các ứng xử tương đối ổn định của cá nhân cụ thể với một cá nhân hoặc một nhóm người khác trong hoàn cảnh nhất định, công việc nhất định trong giao tiếp.
- Phong cách bao gồm phong độ, phẩm cách của con người. Là dáng vẻ, sắc thái bề ngoài. Là cách ứng xử giao tiếp thể hiện những phẩm chất về tư tưởng, tình cảm bên trong con người đó.
1.1.3.2. Cấu trúc của phong cách
- Tính chuẩn mực
- Tính ổn định
- Tính linh hoạt
Các loại phong cách giao tiếp:
- Giao tiếp trong công sở:
Tuýt người năng động
Tuýt người ưa thể hiện
Tuýt người nặng về vấn đề phân tích
Tuýt người ôn hòa
- Giao tiếp theo hành vi
Phong cách những người hành động
Phong cách những nhà tổ chức
Phong cách của nhà ngoại giao
Phong cách của những người sáng tạo
- Giao tiếp theo đối tượng tâm lý
Phong cách dân chủ
Phong cách độc đoán
Phong cách tự do
1.1.3.3. Ấn tượng bạn đầu
- Ấn tượng ban đầu về một người nào đó là hình ảnh tổng thể trên cơ sở ta nhìn nhận họ một cách toàn diện qua việc cảm nhận các biểu hiện như: diện mạo, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ…Sau lần tiếp xúc đầu tiên ban đầu, ta sẽ có ấn tượng nhất định về đối tượng của mình.
- Nguyên tắc:
Nguyên tắc 12 :
+ 12 bước chân đầu tiên
+ 12 lời nói đầu
Nguyên tắc 4 phút: Sự thể hiện phong cách ngay từ 4 phút đầu tiên trong buổi đầu gặp gỡ
Nguyên tắc hiệu ứng:
+ Hiệu ứng hào quang
+ Hiệu ứng đồng nhất
+ Hiệu ứng giới tính
+ Hiệu ứng khoảng cách xã hội
+ Hiệu ứng địa lý
1.1.4. Các hình thức
1.1.4.1. Giao tiếp theo tính chính thức của cuộc giao tiếp
- Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp mang tính chất công vụ theo chức trách, theo quy trình đã được quy định trong quy chế, có thể có sự ấn định của pháp luật. Ví dụ như cuộc mít tinh, hội họp, giao ban, đàm phán, học tập…
Vấn đề cần được bàn bạc, trao đổi thường được xác định trước, thông tin cũng được tính toán cân nhắc trước bới các chủ thể nên thông có tính chính xác cao, đáng tin cậy.
Được thực hiện trên một mạng lưới truyền đạt thông tin một cách có hệ thống và được truyền theo 3 hướng:
+ Thông tin truyền từ trên xuống
+ Thông tin đi lên
+ Thông tin cấp ngang
- Giao tiếp không chính thức là hình thức mang tính chất cá nhân, chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau mà không cần phải theo nghi thức, quy định hay sự ràng buộc nào cả
Vẫn tuân theo các thông lệ, quy ước, tập quán thông thường.
Ưu điểm: tạo nên không khí thân tình, đầm ấm, nhẹ nhàng, cởi mở và thoải mái tạo điều kiện những người tham gia cùng biểu lộ được hành vi, suy nghĩ của mình.
Nhược điểm: nếu không kiểm soát được có thể gây nhiễu, dẫn đến đối xử thiên vị, bất công, gây mất đoàn kết nội bộ, thậm chí có thể làm ly tán lòng người, hủy hoại tổ chức.
1.1.4.2. Giao tiếp theo tính chất tiếp xúc của cuộc giao tiếp
- Giao tiếp trực tiếp: là giao tiếp trong đó các chủ thể giao tiếp trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với nhau
Nhưng có thể bị giới hạn về mặt không gian và dễ bị chi phối bởi bối cảnh giao tiếp và tâm lý những người giao tiếp
Nên tạo một hình ảnh đẹp trong lần gặp gỡ đầu tiên và hãy luôn tìm hiểu trước thông tin của đối tác.
- Giao tiếp gián tiếp: là loại hình giao tiếp trong đó các chủ thể tiếp xúc với nhau thông qua phương tiện trung gian như văn bản, thư từ, sách báo, điện thoại…
Không bị giới hạn bởi không gian giao tiếp nên không bị chi phối bởi bối cảnh
Nhưng chủ thể không có cơ hội được thể hiện mình qua những hành động trực tiếp hay có thể biết đối tác đang ở đâu, làm gì,…,vẻ mặt của nhau
Giao tiếp trực tiếp
Giao tiếp gián tiếp
1.1.4.3. Giao tiếp theo phân loại vị thế
- Giao tiếp ở thế mạnh:
Mục đích: nêu bật lên những ưu điểm của mình để tiếng nói có trọng lượng và không bị phản bác
Thường là lãnh đạo một đất nước, doanh nghiệp, một nhóm hay một tập thể
- Giao tiếp theo vị thế yếu: Thường mang tâm lý tiêu cực dẫn đến những hạn vi hạn chế như lời nói không rõ ràng, câu nói không mạch lạc.
- Giao tiếp theo vị thế cân bằng:
Luôn có thái độ cởi mở, thân thiện, bình đẳng, tự do, thường cùng nhau bàn bạc, thương lượng để đạt mục tiêu chung trên tinh thần hợp tác giữa các bên.
Thường thuộc về nhữ ng người nhìn cuộc sống như một sự hợp tác chứ không có ăn thua.
Nhưng cũng là một kiểu né tránh xảy ra khi các bên đều không quan tâm đến vấn đề giao tiếp
1.1.4.4. Giao tiếp theo khoảng cách tiếp xúc
- Khoảng cách xã giao: Là hình thức các chủ thể hiểu rõ vị trí của mình để tạo một khoảng cách phù hợp. Đây được gọi là giao tiếp ngoại giao, thích hợp khi giao tiếp với những người lạ, ở chốn đông người.
- Khoảng cách xã hội:
Thực hiện cuộc giao tiếp từ 1,2m đến 4m, khoảng cách này gần gũi hơn khoảng cách xã giao.
Dành cho các nhà lãnh đạo gặp nhân viên, giữa giáo viên và học sinh,…
- Khoảng cách cá nhân:
Giữa 2 hay nhiều người đã quen biết nhau trong một thời gian nhất định nào đó.
Khoảng cách giao động từ 0,45m đến 1,2m khi tham gia các buổi tiệc. Riêng ở phương Tây có thể tăng lên từ 0,6m đến 1,3m.
Tạo ấn tượng tốt với người được giao tiếp, tạo sự thoải mái và an toàn trong tiếp xúc giữa các bên
- Khoảng cách riêng tư:
Là dạng giao tiếp thân mật, các chủ thể có tình cảm sâu nặng
Khoảng cách là từ 15cm đến 45cm có khi đến còn 0cm
1.1.4.5. Giao tiếp theo phương diện giao tiếp
- Giao tiếp ngôn ngữ:
Chức năng:
+ Chỉ nghĩa
+ Khái quát hóa
+ Thông báo
Phân loại:
+ Ngôn ngữ nói
+ Ngôn ngữ viết
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: có 6 biểu hiện
Ngôn ngữ thân thể
Đặc điểm cơ thể
Tính chất giọng nói
Vẻ bề ngoài
Sử dụng không gian và thời gian trong giao tiếp
Đồ vật
- Phương tiện kỹ thuật trong giao tiếp: là phương tiện mang tính gián tiếp
1.2. Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ cơ thể
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng những buổi diễn thuyết, bữa tiệc hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ lời nói.
Không phải lúc nào con người ta cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình. Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà cả bằng ngôn ngữ cơ thể.
Ngôn ngữ cơ thể có thể giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Những cử chỉ, hành động, nét mặt, thậm chí cách đi đứng của bạn cũng có thể bộc lộ khá nhiều suy nghĩ, giúp đồng nghiệp và bạn bè hiểu rõ thông điệp bạn muốn truyền đến họ hơn. Đặc biệt, nếu bạn là 1 nhà lãnh đạo hoặc người nổi tiếng, mỗi cử chỉ hành động của bạn sẽ được rất nhiều người chú ý. Có 1 số đã dùng những cử chỉ, hành động độc đáo trở thành đặc trưng cho chính họ.
Ngôn ngữ cơ thể là các cử chỉ hành động của cơ thể như nét mặt, cách nhìn, điệu bộ,và khoảng cách giao tiếp.
1.2.2. Các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể
Trong những nét dặc trưng góp phần vào thế mạnh của ngôn ngữ như một công cụ để truyền đạt thông tin là đặc tính tượng trưng, sử dụng những từ ngữ để thay thế cho một điều gì đó vượt xa hơn so với ý nghĩa thực của chúng. Để đánh giá đúng đặc tính này của ngôn ngữ, chúng ta cần nghiên cứu dấu hiệu và biểu tượng và phân biệt chúng.
Một dấu hiệu là bất cứ những gí chúng ta sử dụng để ám chỉ hay nhắc đến như một dấu hiệu, một điều gì đó
Với mỗi một dấu hiệu ngôn ngữ, theo nguyên lí chung của việc thành lập, một dấu hiệu có hai mặt:
- Mặt biểu hiện (hình thức tín hiệu)
- Mặt được biểu hiện (nội dung tín hiệu)
Mặt hình thức của dấu hiệu là những dạng âm thanh khác nhau mà trong quá trình nói năng con người đã thiết lập nên mã cụ thể cho mình, đó chính là đặc trưng âm thanh cụ thể của từng ngôn ngữ.
Còn mặt nội dung (cái được biểu hiện) là những thông tin, những thông điệp về những mảnh khác nhau của thế giới hiện tại mà con người đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức để phân cắt tư duy, phân cắt thực tại.
Mối liên hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là mối liên hệ rất đặc trưng của ngôn ngữ. Đặc trưng này thể hiện ở chỗ: mỗi một cái biểu hiện luôn chỉ có một cái được biểu hiện tương ứng. Khi mối liên hệ 1 – 1 này bị cắt đứt thì các quá trình giao tiếp sẽ bị ảnh hưởng hoặc không thể thực hiện được…
1.2.3. Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Phương tiện ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trọng giao tiếp nhưng theo kết quả điều tra gần đây, ngôn ngữ được truyền đạt bằng lời nói hay chữ viết chỉ chiếm 20%, 80% còn lại được biểu đạt bằng ngôn ngữ cơ thể.
Nó phản ánh chân thật và đầy đủ các mối quan hệ do đó không chỉ giúp con người hiểu được nhau mà còn giúp hoàn thiện các mối quan hệ đó.
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng những buổi diễn thuyết, bữa tiệc hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp cử chỉ.
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP HIỆN NAY
2.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp xã hội
2.1.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để “bắt chước” khi tạo mối quan hệ
“Bắt chước” hành động của những người khác khi phù hợp. Chúng ta thường bị thu hút bởi những người có ngoại hình hay cử chỉ giống mình; vì vậy, nếu bạn muốn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với ai đó, hãy “bắt chước” hành động của họ.
Khi gặp gỡ mọi người trong lần đầu tiên, giống như hành động của đa số các loài khác vì lý do sinh tồn, chúng ta thường tìm hiểu nhanh xem họ có thái độ tích cực hay tiêu cực đối với chúng ta. Chúng ta làm việc này bằng cách nhìn lướt nhanh qua cơ thể người khác để xem họ có cử động hoặc làm điệu bộ giống chúng ta hay không. Việc con người bắt chước ngôn ngữ cơ thể của nhau là một cách để được hòa nhập, được chấp nhận và để tạo ra mối quan hệ, nhưng thường thì chúng ta không hề ý thức được chúng ta đang làm việc đó
Ngay từ lúc từ nhỏ chúng ta đã “băt chước” những cử chỉ của bố mẹ hay người thân trong gia đình, ngoài nhu cầu cơ bản là học hỏi thì thực chất chúng ta làm việc để có thể hòa nhập vào mọi người, không muốn bị cảm giác lạc lõng. Đó cũng chính là một trong những bản năng của con người từ lúc mới sinh ra.
Và ngay cả khi chúng ta đã lớn, cũng thường xuyên bắt chước ngay cả khi chúng ta không biết được điều đó để tránh bị lạc lõng hay để cố gắng chiếm lấy lòng của ban giám khảo như hình bên.
Tuy nhiên, nên nhớ điều quan trọng là phải “bắt chước” một cách tinh tế và khéo léo. Nếu thực hiện nó một cách lộ liễu hoặc lặp lại quá nhiều sẽ khiến người khác khó chịu và có cảm giác bị xúc phạm.
Thay cho lời nói, hành vi bắt chước hàm ý: “Hãy nhìn tôi này, tôi không giống như anh. Tôi với anh có cùng cảm nghĩ và quan điểm”. Điều này giải thích tại sao khán giả tại các buổi chiều diễn nhạc rock thường đồng loạt nhảy nhót, vỗ tay hoặc tạo “làn sóng tay”. Sự đồng bộ với đám đông làm tăng cảm giác an toàn trong lòng những người tham gia.
Khi một người nói “chung nhịp đập” hoặc “cảm thấy hợp gu” lúc ở gần người khác thì họ không hề biết là mình đang nói đến sự bắt chước và cách cư xử đồng bộ. Ví dụ, tại nhà hàng, người ta có thể không muốn ăn hoặc uống một mình chỉ vì sợ mình khác người. Khi gọi món ăn, có thể mỗi người sẽ bắt chước những người khác bằng cách hỏi: “Anh sẽ ăn gì?” Đây là một trong những lý do tại sao nhạc nền được ngân lên trong một cuộc hẹn hè lại vô cùng hiệu quả, nhạc làm cho cặp nam nữ hòa hợp với nhau.
2.1.2. Giao tiếp bằng mắt là nhân tố quan trọng quyết định thành công của giao tiếp xã hội
Giữ tiếp xúc bằng mắt. Đôi mắt là bộ phận có khả năng biểu hiện cảm xúc nhiều nhất trong cơ thể con người. Nó là biểu hiện của sự tôn trọng và chú ý đồng thời cho người đối diện biết rằng “Tôi quan tâm đến anh/ chị hơn bất kì thứ gì lúc này”.
Lịch sử luôn chứng minh chúng ta luôn bị thu hút bởi đôi mắt và chúng tác động đến hành vi của chúng ta. Sự tiếp xúc bằng mắt điều chỉnh cuộc trò chuyện, cho ta ai là người đang trội hơn: “Anh khinh thường tôi”, đồng thời góp phần hình thành những manh mối khiến người ta nghi ngờ kẻ nói dối: “Hãy nhìn vào mắt tôi khi anh nói điều đó!”
Khi nói chuyện trực diện, chúng ta hãy nhìn vào mặt người đối diện. Vì vậy, các dấu hiệu bằng mắt là một phần quan trọng để nhận biết thái độ và suy nghĩ của họ. Khi gặp mặt lần đầu tiên người ta thường nhanh chóng đưa ra hàng loạt nhận xét về nhau mà phần lớn dựa vào những gì họ thấy. Nếu tránh nhìn vào mắt người đối diện, bạn có thể sẽ bị đánh giá là không trung thực, đang lo lắng hoặc không quan tâm. Họ cũng có thể cho rằng bạn nghĩ mình ở địa vị cao hơn nên không thèm giao tiếp bằng mắt. Như hình bên ánh mắt của hai nguyên thủ lảng tránh trong khi tay làm cử chỉ giống hệt như nhau.
Để giữ được giao tiếp bằng mắt một cách đúng đắn mà không phải nhìm chăm chăm vào người đối diện hoặc gây ra sự khó chịu cho họ, lời khuyên đưa ra là tiếp xúc bằng mắt trong khoảng thời gian từ 1 đến 10 giây một lần sau đó lắng nghe. Có thể tập trung mắt lâu hơn trong khi lắng nghe người đối diện nói.
Đôi mắt là dấu hiệu quan trọng trong thời gian hẹn hò và mục đích trang điểm mắt là nhằm nhấn mạnh sức biểu cảm của đôi mắt. Nếu một phụ nữ bị cuốn hút bởi người đàn ông đó. Dấu hiệu này giúp anh ta giải mã chính xác thái độ của cô gái mà không cần tường tận điệu bộ. Đây là lý do tại sao các cuộc hẹn hò lãng mạn ở những nói có ánh sang mờ ảo thường rất thành công, bởi lúc ấy, con người của hai người đều giãn ra và tạo được ấn tượng là cả hai cùng quan tâm đến nhau
2.1.3. Sử dụng ngôn ngữ bằng tay trong giao tiếp của người Khuyết tật
Người khiếm thính cũng muốn được đóng góp cống hiến cho xã hội, ngôn ngữ cử chỉ chính là một phương tiện hiệu quả cho họ.
Đây thực sự là loại ngôn ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Không như trước đây chỉ có những người bị khuyết tật mới sử dụng mà bây giờ rất nhiều người bình thường cũng đang học loại hình ngôn ngữ này để có thể giao tiếp với thể giới người khuyết tật.
Điếc” có nghĩa là gì?
Nếu bạn hét lớn hết mức có thể, âm thanh đo được khoảng 80 đêxiben. Chỉ những người không thể nghe tiếng hét như vậy mới thực sự được xem là người Điếc. Người bị mất thính lực ít hơn được xem như “nghe kém”.
Làm thế nào để giao tiếp với người khiếm thính?
Cách người Khiếm thính giao tiếp thường phụ thuộc vào thời gian bị mất thính lực của họ. Những người sinh ra là người Điếc hoặc mất thính lực trước khi bắt đầu học nói thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Những người bị mất thính lực sau khi đã học nói thường sẽ giao tiếp bằng lời nói và đọc tính hiệu môi.
Không nên cho rằng vì một người Điếc có đeo máy trợ thính, anh ta có thể nghe được điều bạn đang nói. Anh ta chỉ có thể nghe được những âm thanh đặc biệt hay tiếng động nền.
Làm thế nào để có thể nhận biết người tôi đang giao tiếp là người Khiếm thính?
Mất thính lực thường được coi như là “khuyết tật ẩn” vì thế có thể không có cách nào biết một người bị mất thính lực nặng. Những người bị điếc sâu có thể không đeo máy trợ thính.
Một vài người Khiếm thính có mang thẻ ghi thông tin vắn tắt về cách giao tiếp với người khiếm thính. Nếu có ai đó đưa cho bạn một trong những cái thẻ như vậy, bạn nên biết rằng người mang thẻ bị mất thính lực và có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn.
Lời nói của người Khiếm thính có thể nghe hơi lạ. Âm lượng của giọng nói có thể không thích hợp hay họ phát âm một vài từ nghe rất lạ. Cần nhớ rằng người Khiếm thính không thể nghe giọng nói của chính họ và vài người Khiếm thính đã học nói chưa bao giờ nghe được một từ đơn giản nào cả.
Một cách khác cho thấy một người có thể là người Khiếm thính nếu người đó dùng tay để viết ra những yêu cầu. Những người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu không nói chuyện thì thường hay chuẩn bị viết và giấy.
Làm thế nào để giao tiếp với người Khiếm thính?
Trước hết, hãy xem người Khiếm thính đó giao tiếp như thế nào. Nếu họ hỏi bạn bằng lời nói, chắc chắn rằng họ sẽ cần nghe bằng đọc tín hiệu môi khi bạn trả lời.
- Hãy nhìn thẳng vào người khiếm thính, nếu nhìn sang chỗ khác người khiếm thính sẽ không thấy môi của bạn.
- Nói rõ ràng chậm rãi
- Đừng hét to
- Bảo đảm rằng phía sau lưng bạn không có ánh đèn sáng chói có thể làm cho người khiếm thính khó nhìn thấy khuôn mặt của bạn.
-