Đồ án Thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quadra

Trong quy trình công nghệ hiện đại hiện nay, trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang có một sự phát triển mạnh mẽ. Đó là sự áp dụng quy trình công nghệ điện tử số vào trong điện ảnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay đã giúp được con người trong các lĩnh vực mà trong đó có Điện Ảnh. Các hệ dựng phi tuyến, kỹ xảo, các phần mềm 2D, 3D - Studio ra đời lần lượt và được ứng dụng vào trong thực tế dùng cho quy trình công nghệ điện ảnh hiện đại. Sự lưu trữ và chuyển đổi trên các vật liệu ghi là phim điện ảnh 8mm, 16mm, 35mm và băng từ các cỡ. Các hệ thống dựng trong điện ảnh và truyền hình được thực hiện không mấy khó khăn nhờ kỹ thuật mới này. Còn về chất lượng hình ảnh mà nó đem lại cho ta khi thực hiện chuyển đổi thì rất khả quan. Các tín hiệu đầu vào rất đa dạng có thể là băng từ, đĩa và phim nhựa các cỡ. Đầu ra là các tín hiệu thành phần tương ứng với các tiêu chuẩn của các thể loại thành phần video khác nhau và được ghi trên các vật liệu khác nhau như đĩa CD, DVD, VCD, băng hình, truyền hình có độ nét cao ( HDTV), phim nhựa các cỡ. Quy trình công nghệ điện ảnh hiện đại phát triển giúp ngành điện ảnh nước ta tránh được khả năng tụt hậu quá xa so với thế giới công nghệ. Hiện nay như ta biết có những sản phẩm điện ảnh có giá trị nghê thuật rất cao, nội dung phim rất hay nhưng vấn đề kỹ thuật của phim thì lại kém hơn rất nhiều so với kỹ thuật của nước ngoài. Đó là điều có thể hiểu được khi máy quay phim nhựa của chúng ta cũ hơn máy quay phim nước ngoài bao nhiêu thế hệ máy do đó chất lượng hình ảnh và độ rung hình cho phép cũng không thể so sánh được với phim của các nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan . chú đừng nói đến Mỹ và các nước Tây Âu. Về âm thanh chúng ta cũng khô thể bằng họ khi mà họ đx phát triển lên từ bốn đến 6 đường tiếng trên một bản phim, hay 7 kênh Dolby. Đó là âm thành Sourround, âm thanh vòng, âm thanh lập thể đa chiều. Hay chí ít thì các thiết bị điện tử khác dùng băng từ, đĩa ngày nay họ cũng đã tiến tới hai kênh đường tiếng để có hiệu ứng âm thanh thay cho âm thanh mono truyền thống.

doc78 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quadra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này trước tiên em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội Nói chung và toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế Kỹ Thuật Điện Ảnh nói riêng. Đồng thời em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đên thầy giáo hướng dẫn thực tập, Thầy Đỗ Quốc Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho e hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Từ đầu học kỳ II của năm học 2009-2010, nhà trường và thầy trưởng khoa, NGƯT – TS Nguyễn Xuân Thành đã tạo mọi điều kiện cho em được đi thực tập tại Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Ảnh trong khoảng thời gian từ 19/3 đến 10/5/2010, trước khi bước vào thực tập chính thức tại xưởng kỹ thuật Video và phụ đề phim Negative của Trung tâm. Được đến tham quan và thực hành ở xưởng in tráng của trung tâm Kỹ Thuật Điện Ảnh em mới thấy được tầm quan trọng của việc in tráng và sự phát triển của nền điền điện ảnh Việt Nam. Sau đó, trong khoảng thời gian thực tập chính thức tại tại xưởng kỹ thuật Video và phụ đề phim Negative, được sự chỉ bảo hết sức tận tình của thầy Nguyễn Quốc Dũng em có thể học cách vận hành máy, tháo lắp phim, trực tiếp tìm hiểu trên máy móc thực tế. Bên cạnh đó em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh, chị tại Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Ảnh. Sau gần hai tháng thực tập, các thầy, các chú, các anh, chị đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu cần thiết cũng như chỉ bảo, hướng dẫn cho em biết được cách sử dụng, quy trình hoạt động, thu thập những kiến thức thực tế để củng cố lại hệ thống kiến thức đã được học trong trường lớp, giúp em có thể hoàn thiện tốt đồ án tốt nghiệp của mình một cách thuận lợi. Nhân đây em xin gửi lời cám ơn đến các người thân trong gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên, ủng hộ, giúp đỡ em trong xuốt quá trình thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! I.1. Lời giới thiệu Trong quy trình công nghệ hiện đại hiện nay, trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang có một sự phát triển mạnh mẽ. Đó là sự áp dụng quy trình công nghệ điện tử số vào trong điện ảnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay đã giúp được con người trong các lĩnh vực mà trong đó có Điện Ảnh. Các hệ dựng phi tuyến, kỹ xảo, các phần mềm 2D, 3D - Studio ra đời lần lượt và được ứng dụng vào trong thực tế dùng cho quy trình công nghệ điện ảnh hiện đại. Sự lưu trữ và chuyển đổi trên các vật liệu ghi là phim điện ảnh 8mm, 16mm, 35mm và băng từ các cỡ. Các hệ thống dựng trong điện ảnh và truyền hình được thực hiện không mấy khó khăn nhờ kỹ thuật mới này. Còn về chất lượng hình ảnh mà nó đem lại cho ta khi thực hiện chuyển đổi thì rất khả quan. Các tín hiệu đầu vào rất đa dạng có thể là băng từ, đĩa và phim nhựa các cỡ. Đầu ra là các tín hiệu thành phần tương ứng với các tiêu chuẩn của các thể loại thành phần video khác nhau và được ghi trên các vật liệu khác nhau như đĩa CD, DVD, VCD, băng hình, truyền hình có độ nét cao ( HDTV), phim nhựa các cỡ. Quy trình công nghệ điện ảnh hiện đại phát triển giúp ngành điện ảnh nước ta tránh được khả năng tụt hậu quá xa so với thế giới công nghệ. Hiện nay như ta biết có những sản phẩm điện ảnh có giá trị nghê thuật rất cao, nội dung phim rất hay nhưng vấn đề kỹ thuật của phim thì lại kém hơn rất nhiều so với kỹ thuật của nước ngoài. Đó là điều có thể hiểu được khi máy quay phim nhựa của chúng ta cũ hơn máy quay phim nước ngoài bao nhiêu thế hệ máy do đó chất lượng hình ảnh và độ rung hình cho phép cũng không thể so sánh được với phim của các nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan .. chú đừng nói đến Mỹ và các nước Tây Âu. Về âm thanh chúng ta cũng khô thể bằng họ khi mà họ đx phát triển lên từ bốn đến 6 đường tiếng trên một bản phim, hay 7 kênh Dolby. Đó là âm thành Sourround, âm thanh vòng, âm thanh lập thể đa chiều. Hay chí ít thì các thiết bị điện tử khác dùng băng từ, đĩa ngày nay họ cũng đã tiến tới hai kênh đường tiếng để có hiệu ứng âm thanh thay cho âm thanh mono truyền thống. Vậy tại sao quy trình công nghệ điện ảnh lại phát triển? Ngày xưa khi nền khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì những ứng dụng của kỹ thuật đện tử số vào điện ảnh và truyền hình còn rất hạn chế, nguồn băng từ dùng trong truyền hình rất hiếm. Người ta phải dùng phim nhựa để quay, khi về họ in tráng rồi nhờ máy chiếu lên màn ảnh. Sau đó dùng camera thu lại. Tế bào quang điện biến tín hiệu quang thành tín hiệu điện đưa vào bộ trộn sóng và phát lên truyền hình. Trong quy trình đó xuất hiện một số nhược điểm sau Qua cả một khâu in tráng rất cầu kỳ, tốn kém người làm biên tập gặp rất nhiều khó khăn không như dùng băng từ quay về là có thể biên tập được ngay và phát trực tiếp dễ dàng. Một nhược điểm nữa là phương pháp trên vẫn chưa khắc phục được sự đồng bộ của tần số chiếu phim nhựa và tần số phát của truyền hình. Ngày nay với sư phát triển của khoa học kỹ thuật. Quy trình công nghệ điện ảnh hiện đại ra đời cho phép khắc phục những thiếu sót đó và chất lượng hình ảnh đã được nâng cao rõ rệt. Sự đồng bộ ăn khớp nhau và nhất là sự chuyển đổi thể loại lưu giữ tín hiệu trên vật liệu ghi một cách dễ dàng, nhanh chóng. Giữa băng từ, phim nhựa các cỡ, đĩa VCD, CD – rom, thực hiện chuẩn nén hình ảnh MPEG. Đó là cách chuyển hóa và ứng dụng một cách hài hóa giữa điện nahr và truyền hình nhờ các thiết bị điện tử, tin học, điện tử số. Truyền hình phát triển mạnh mẽ nhờ ứng dụng các thiết bị của khoa học kỹ thuật hiện đại. Sự phát triển nhảy vọt cua kỹ thuật điện tử số kéo theo truyền hình phát triển lên một mức cao hơn nhờ đó áp dụng tất cả những thiết bị của ngành vô tuyến điện tử mới ra đời vào các khâu trong quá trình sản xuất chương trình do đó hiệu quả hình ảnh và âm thanh được cải tiến rõ rệt. Các hệ dựng phi tuyến, dựng kỹ sảo với tốc độ cực nhanh. Vì vậy để cho điện ảnh phim nhựa cũng phát triển được thì giữa ảnh điện ảnh và truyền hình phải có sự kết hợp chuyển hóa được các thể loại vật liệu ghi cho nhau. Nhờ ứng dụng cải tiến thiết bị điện tử dùng để dựng hình sẵn có của ngành truyền hình. Áp dụng vào trong việc dựng phim làm kỹ sảo bằng máy vi tính chuyên dụng. Sau đó chuyển đổi bắn tín hiệu qua phim nhựa. Dựng bản phim điện ảnh theo bản phim video chuẩn đã dựng từ trước, giảm được thời gian và sự tốn kém vô ích. Các này rất nhanh và rất ưu việt nó có thê giúp cho điện ảnh và truyền hình trao đổi được các sản phẩm cần thiết như phim điện ảnh hoặc như các chương trình phim của truyền hình có thể chuyển qua phim nhựa để mang đi chiếu ở các rạp hay quan trọng hơn nữa là có thể chỉnh sửa và tu sửa lại những bản phim nhựa mang những tài liệu quý về khoa học và lịch sử. I.2. Lý do chọn đề tài Hệ thống của quy trình công nghệ điện ảnh hiện đại có cấu tạo gồm nhiều cấu hình chuyên dùng, mỗi khối cấu hình có nhiều chức năng khác nhau và trong đó có nhiều thiết bị riêng biệt. Mỗi khấu hình và các thiết bị trong khối đều được kiểm tra và tự động hóa nhờ chức năng của máy tính chuyên dụng. Mỗi khối cấu hình được nối mạng hai chiều thuận ngược trong tổng thống nhất của hệ thống quy trình công nghệ điên ảnh. Hệ thống quy trình công nghệ điện ảnh được khép kín từ khâu quay, dựng kỹ sảo, tạo hiệu quả hình ảnh, hiệu chỉnh chất lượng hình tiếng và cuối cùng cho ra các sản phẩm gồm các thể lạo phim nhựa, phim video và video CD chất lượng cao. Để đạt được những công nghệ phim 3 chiều và chất lượng âm thanh lập thể điều kô thể thiếu được là sự chuyển đổi từ phim nhựa sang bản phim điện tử để dựng và làm kỹ sảo trên máy tính chuyên dụng vì vậy em chọn đồ án tìm hiểu về thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quada để hiểu sâu hơn về quá trình chuyển đổi đó mà em mới được nghe và học qua trong suốt quá trình theo học tại trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Ảnh, qua những ý kiến tham khảo, đóng góp của Thầy Cô và bạn bè và đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của tất cả các chú, bác, ảnh chị trong xưởng Kỹ Thuật Video và phụ đề phim Negative của Trung Tâm. Em đã được tiếp xúc và nghiên cứu về thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quadra và hiểu biết thêm về một số thiết bị chuyển đổi Telecine khác. Trong khóa luận tốt nghiệp này em xin trình bày đồ án của mình với đề tài: “ Thiết bị chyển đổi Telecine FDL Quadra”. Trong đó em chỉ chú trọng đi sâu vào hai hệ thống sau: Hệ thống quang học chiếu sáng và hệ thống cơ khí vận chuyển phim. Em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để đồ án của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn I.3: Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đồ án tốt nghiệp của em là tìm hiểu cấu tạo, chức năng và hoạt động của thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quadra đặc biệt đi sâu vào hệ thống quang học chiếu sáng và hệ thống cơ khí vận chuyển phim. Hệ thống chuyển đổi quang điện và các chuẩn đầu ra của thiết bị cũng được em nói đến để làm rõ thêm về hai hê thống chính trong đồ án. Ngoài ra trong đồ án em còn tìm hiểu thêm một số thiết bị chuyển đổi Telecine khác, để tìm ra cách cải tiến và xu hướng phát triển của các thế hệ thiết bị chuyển đổi Telecine. I.4: Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. I.4.1: Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đồ án là thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quadra mà Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Ảnh đang khai thác và sử dụng. I.4.2: Phạm vi nghiên cứu Do thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quadra có rất nhiều bộ phận chức năng mà do thời gian nghiên cứu có hạn nên trong đồ án tốt nghiệp của mình em chỉ tập chung nghiên cứu về hai hệ thống đó là Hệ thống quang học chiếu sáng và hệ thống cơ khí vận chuyển phim. I.5: Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đồ án này em đã nghiên cứu rất kỹ về cấu tạo cũng như chức năng và nguyên lý hoạt động của hai hệ thống quang học chiếu sáng và hệ thống quang học vân chuyển phim của thiết bị chuyển đổi FDL Quadra. Bên cạnh đó đi cùng việc dịch tài liệu về thiết bị và quan sát trên thực tế em đã rút ra được nhiều bộ phận quan trọng khác cần nói đến như bộ cảm biến CCD, động cơ Servo, một số chuẩn tín hiệu video. Những bộ phận đó để giúp ta hiểu thâm về hoạt động và cơ cấu chính của thiết bị đang nghiên cứu. Trong quá trình viết đồ án em cũng đã tham khảo ý kiến của các thầy và anh chị phòng ban để tìm hiểu hoạt động và chức năng của một số thiết bị chuyển đổi Telecine khác để tìm ra hướng giải quyết của thiết bị hiện tại và biện pháp nâng cấp cũng như xu hướng pháp triển của thiết bị và đồ án sau này. I.6: Kết cấu của đồ án tốt nghiệp Đồ án tốt nghiệp của em gồm 4 phần chính như sau; A. Phần mở đầu: I.1. Lời giới thiệu I.2. Lý do chọn đề tài I.3: Mục đích nghiên cứu. I.4: Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. I.4.2: Phạm vi nghiên cứu I.5: Phương pháp nghiên cứu I.6: Kết cấu của đồ án tốt nghiệp B. Phần nội dung: Gồm 3 chương CH¦¥NG I : C¥ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG CỦA THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỔI TELECINE I.1 Lịch sử của thiết bị chuyển đổi Telecine và các phương pháp chuyển đổi khung hình cho phù hợp giữa truyền hình và điện ảnh I.I.1 Lịch sử của thiết bị chuyển đổi Telecine I.I.2 Các phương pháp được đưa ra I.I.3 Một số chuẩn băng, phim nhựa, video và nhược điểm của quá trình chuyển phim sang băng I.I. 3.A: Các dạng tín hiệu video tương tự. I.I. 3.B. Các dạng tín hiệu video số. I.I. 3.C: Các tiêu chuẩn định dạng tín hiệu video. I.I.4.A1 Điểm qua về truyền hình chất lượng cao HDTV I.I.4.A2 Một số chuẩn băng, phim nhựa, video hiện hành I.I.5 Phương pháp quét tia điện tử và nghuyên lý làm việc của thể loại máy TELECINE I.I.5.a Phương pháp quét tia điện tử I.I.5.b Nghiên cứu nguyên lý làm việc của thể loại máy TELECINE A. Chức năng và nhiệm vụ của máy A.1 Chức năng A.2 Nhiệm vụ B. Giới thiệu chung về thiết bị chuyển đổi FDL Quadra và một số thiết bị chuyển đổi Telecine khác B.1 Giới thiệu về thiết bị chuyển đổi FDL Quadra CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG QUANG HỌC, HỆ THỐNG CƠ KHÍ VẬN CHUYỂN PHIM VÀ TÌM HIỂU MỘT SỐ HỆ THỐNG KHÁC CỦA THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỔI TELECINE QUADRA II.I Tồng quát về các khối cấu tạo của thiết bị chuyển đổi TELECINE Quadra II.I.1 Sơ đồ và tính năng của các khối chung của các máy TELECINE II.I.2 Sơ đồ và cấu tạo của Thiết bị chuyển đổi TELECINE Quadra II.II Hệ thống quang học của thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quadra II.III Hệ thống cơ khí vận chuyển phim của thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quadra II.III. Chuyển đổi tín hiệu từ quang sang điện, cảm biến CCD. CHƯƠNG III : NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM RÚT RA QUA NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỔI TELECINE FDL QUADRA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THIẾT BỊ TELECINE HIỆN ĐẠI III.1 Những ưu và nhược điểm rút ra qua nghiên cứu thiết bị chuyển đổi Telecine FDL Quadra III.1.a. Kỹ thuật số ứng dụng trong thiết bị chuyển đổi Telecine III.1.b. Ưu điểm của các thiết bị chuyển đổi Telecine hiện nay III.1.c. Nhược điểm của các thiết bị chuyển đổi Telecine hiện nay Bộ phận quyết định chất lượng hình ảnh – hướng giải quyết C: Phần kết luận CH¦¥NG I C¥ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG CỦA THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỔI TELECINE I.1 Lịch sử của thiết bị chuyển đổi Telecine và các phương pháp chuyển đổi khung hình cho phù hợp giữa truyền hình và điện ảnh I.I.1 Lịch sử của thiết bị chuyển đổi Telecine Khi ngành truyền hình phát triển cộng theo sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật khiến các người sản xuất chương trình truyền hình nhận ra rằng họ cần nhiều hơn những chương trình truyền hình trực tuyến. Bằng cách chuyển đổi từ phim nhựa sang băng từ họ có thể làm được rất nhiều: Họ có thể lưu trữ dưới dạng đĩa VCD, băng từ và chỉnh sửa nó theo mục đích của mình. Tiền thân của công nghệ chuyển đổi hình ảnh từ phim nhựa sang băng từ là phương pháp chuyển đổi trực tiếp. Người ta chiếu phim nhựa lên màn ảnh và dùng Camera thu lại trên băng. Cách chuyển đổi này được thực hiện khi công nghệ truyền hình bắt đầu phát triển và nó được sử dụng rất nhiều vì khi đó các vật liệu ghi hình từ tính rất hiếm, nên có thể làm được các chương trình truyền hình người ta thường sử dụng các phim nhựa để quay mang về in tráng sau đó dùng máy chiếu chiếu lên màn ảnh. Dùng Camera thu lại và phát sóng lên truyền hình. Đó chính là phương pháp chuyển đổi cổ điển nhất và là cơ sở để ra đời các thiết bị Telecine. I.I.2 Các phương pháp được đưa ra Hình 1: thiết bị chuyển đổi Telecine Thay vì việc chọn lọc một đầu ra chuẩn cho việc chuyển đổi từ phim sang băng thì người ta quyết định đưa ra một giải pháp mới “ chuyển hình ảnh từ phim nhựa sang một bản phim điện tử chuẩn”. Bản phim này đảm bảo được các tính chất ảnh số tạm thời như bản phim nhựa gốc, có chứa toàn bộ những chi tiết hình ảnh thực nhờ lộ sáng ở tốc độ 24h/s. Để là bản phim cho phim nhựa, tín hiệu video cũng phải được quét vào ở tốc độ 24h/s. Tuy nhiên sự khác biệt khung hình giữa phim và truyền hình ( phim 24 khung hình/s còn truyền hình 25 – 30 khung hình/s ) nghĩa là chỉ cần chiếu một bộ phim lên truyền hình sẽ có sự nhấp nháy và có sự thay đổi giữa khung hình phim và truyền hình. Nguyên lý cơ bản nhất để điều chỉnh hiện tượng khuyết hình còn tồn tại cho các chuẩn phim nhựa có mặt hiện nay đó là quét từng dòng theo chiều ngang phim và từ cạnh trên xuống cạnh đáy khuôn hình theo chiều dọc. Bản phim điện tử sẽ được dùng trong suốt quá trình hiệu chỉnh màu, độ mịn hạt và tu sửa, ổn định hình và nếu có thể cả trong quy trình dựng sao cho đạt mục đích cuối cùng tại hộp chuyển đổi: đầu ra của bản video theo tiêu chuẩn yêu cầu. Tại bộ chuyển đổi người ta có thể bật công tắc lựa chọn hệ video cần sang tương ứng với các hệ đang được sử dụng. Biện pháp được đưa ra cho việc chêng lệch giữa các khung hình tỷ lệ hay tốc độ đổi hình từ 24 h/s sang 25 h/s hoặc 30 h/s là ta phải thực hiện hình nội suy, dùng tỷ lệ giảm 3/ 2 tạo tốc độ 30 h/s hoặc 60 nửa ảnh / s Hình 2 – 3: Tỷ lệ giảm 3:2 và 6:4 ( Pulldown 3: 2 và Pulldown 6 :4) Đối với những nước có sử dụng hệ truyền hình là hệ Pal hoặc Secam thì phim truyền hình thường được cho chiếu ở 25 khung hình/s điều này phù hợp với chuẩn phát sóng hệ Pal và Secam nên việc chuyển đổi từ phim sang video rất đơn giản. Đối với mỗi khung phim tương ứng với mỗi hinh video được ghi lại Hình 4: Hình ảnh khi thực hiện quét theo tỷ lệ 2 : 2 Tại Hoa Kỳ và các nước khác nơi mà truyền hình sử dụng tần số 60Hz quét dọc, và được phát sóng với tốc độ 29,97 khung hình / s mà phim truyền hình lại được quay bởi 24 khung hình / s nên họ sử dụng kỹ thuật Pulldown 3:2 để chuyển đổi giữa 24 – 29,97 khung hình /s. Điều này được thực hiện theo hai bước. Bước đầu tiên là để làm chậm sự chyển động của phim 1/1000. Sự thay đổi này là không đáng kể về tốc độ của người xem, và làm bộ phim giữ nguyên tại 23,976 khung hình /s. Bước thứ hai là phân chia lại các khung hình video hay dúng hơn là bằng kỹ thuật sẽ có bốn khung hình của phim cho 5 khung hình video Bốn khung hình được kéo dài thành 5 khung hình bằng cách khai thác tính chất của tần số 60Hz và tính nội suy của hình ảnh tức là trên thực tế sẽ có hai hình ảnh không đầy đủ nhưng đối với sự lưu ảnh trên võng mạc thì chúng ta cũng không thể nhận ra được. Sự chuyển đổi được thể hiện trên hình: Hình 5: Mô tả chi tiết quá trình chuyển đổi của kỹ thuật pulldownd 3 :2 Hình 6: Mô tả hình ảnh trên phim của kỹ thuật pulldownd 3 :2 I.I.3 Một số chuẩn băng, phim nhựa, video và nhược điểm của quá trình chuyển phim sang băng I.I. 3.A: Các dạng tín hiệu video tương tự.   Tín hiệu video có được từ Camera tạo ra (hình 38) có 3 loại tín hiệu video tương tự (analog) thường gặp: ♦ Tín hiệu video component là tín hiệu video thành phần gồm 3 thành phần : Thành phần chói Y, thành phần hiệu số màu R-Y và thành phần hiệu số màu B-Y. Tín hiệu này là tín hiệu chưa mã hóa hệ màu, và chỉ phụ thuộc vào số dòng ảnh như 525 dòng/ảnh hoặc 625 dòng/ảnh, thuộc tiêu chuẩn FCC hoặc CCIR. Tín hiệu video component đôi khi còn được gọi là Y, Cr, Cb hoặc Y, U, V. Các tín hiệu này không phụ thuộc vào hệ màu. ♦ Tín hiệu video composite là tín hiệu video tổng hợp gồm thành phần chói Y (luminance) và tín hiệu màu C (chrominance). Cả hai thành phần tín hiệu này được kết hợp với nhau và có ký hiệu là Y+C. Tín hiệu video composite là tín hiệu đã được mã hóa màu C, tùy theo hệ mã hóa như hệ NTSC hoặc PAL hoặc SECAM, mà Burst màu sẽ có tần số fSC (sóng mang màu phụ) khác nhau. Hình 7: Cổng ra tín hiệu video trong camera -    Video composite hệ NTSC  có fSC là 3,58Mhz. -    Video composite hệ PAL  có fSC là 4,43Mhz. Video composite hệ SECAM  có fSC(R) là 4,406Mhz và fSC(B) là 4,25Mhz. ♦ Tín hiệu S-Video hoặc S-VHS (Super Video Home System) là tín hiệu gồm thành phần chói Y (luminance) và tín hiệu màu C (chrominance). Cả hai thành phần tín hiệu này được tách riêng biệt  và có ký hiệu là Y/C. Tín hiệu C là tín hiệu màu đã được mã hóa tùy theo hệ màu như NTSC, hoặc PAL. I.I. 3.B. Các dạng tín hiệu video số. Tín hiệu gốc là tín hiệu video tương tự được chuyển đổi sang tín hiệu số được thực hiện bởi công việc lấy mẫu tín hiệu với tần số lấy mẫu là fS phải lớn hơn hoặc bằng hai lần tần số cao nhất của tín hiệu tương tự fa (fS ≥ 2.fa) và mỗi mẫu được lượng tử hóa bởi các bit nhị phân với mã hóa 8 bit hoặc 10 bit. Kết quả xuất ra là tín hiệu số dạng mã bit nhị phân kiểu song song hoặc cũng có thể kiểu dạng ra là các bit nối tiếp tuỳ theo mạch chuyển đổi (hình 2). Các thiết bị mới công nghệ số có các cổng giao tiếp dạng tín hiệu vào  và ra là tín hiệu số, các tín hiệu số thường gặp như: (1) SDI (Serial Digital Interface): Tín hiệu số truyền nối tiếp. Tín hiệu này có các định dạng theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: ◊ SD-SDI tiêu chuẩn SMPTE 259M : Là tín hiệu video số có định dạng khuôn hình tỉ lệ 3x4 độ phân giải tiêu chuẩn SD (Standar Definition). - Tín hiệu video hệ NTSC: Tần số lấy mẫu fS = 4.fSC  = 4 x (3,58Mhz) = 14,32Mhz. Bit mẫu: 10bit/mẫu Tốc độ bit truyền SDI:  14,32 x 10 =  143,2 Mbit/s  - Tín hiệu video hệ PAL: Tần số lấy mẫu fS = 4.fSC  = 4 x (4,43Mhz) = 17,72Mhz. Bit mẫu: 10bit/mẫu Tốc độ bit truyền SDI:  17,72 x 10 =  177,2 Mbit/s - Tín hiệu video component 525/60 hoặc 625/50 Tần số lấy mẫu: 13,5 Mhz , bit mẫu 10bit/mẫu. Lấy mẫu: