Đồ án Thiết kế giai đoạn II trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Hiệp Phước công suất 3000 m3/ngày.đêm

Hoạt động công nghiệp trong những năm qua đã góp phần đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và ổn định, tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động công nghiệp luôn đi kèm với một số vấn đề môi trường. Hiện nay môi trường trên thế giới cũng như môi trường ở việt Nam bị đe dọa ở mức báo động như: các sông, hồ, kênh, rạch chuyển sang màu đen và bốc mùi hôi thối, bầu không khí bị ô nhiễm do các hoạt động từ sản xuất công nghiệp, từ giao thông Khí hậu toàn cầu cũng thay đổi theo, gây nên hiện tượng như: mưa axit, thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính Khu công nghiệp Hiệp Phước được thành lập từ năm 1997, tổng diện tích Khu công nghiệp giai đoạn 1 là 311,4ha. Tháng 1 năm 2008, công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất 3.000m3/ngày.đêm. Đây là nơi tiếp nhận nước thải từ 62 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc Khu B,C của khu công nghiệp với các ngành nghề ô nhiễm thuộc diện di dời của thành phố như thuộc da, xi mạ, dệt nhuộm, tái chế giấy, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất . Hệ thống có tổng vốn đầu tư hơn 28 tỉ đồng, được xây dựng trong 9 tháng, xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học và xử lý bùn. Toàn bộ nước thải sau xử lý được thải ra rạch Dinh Ông. Đầu năm 2010, KCN Hiệp Phước bắt đầu tiến hành đấu nối và dẫn nước thải khu A về trạm XLNT để xử lý. Tổng lưu lượng khu A khoảng 3.900 m3/ngày.đêm. Viêc phân bổ nước thải cho từng giai đoạn như sau:  Giai đoạn I trạm XLNT hiện hữu: • Xử lý nước thải sản xuất cho toàn bộ khu B, C và một phần nước thải sản xuất khu A. • Lưu lượng xử lý: 2.400 - 2.600m3/ngày.đêm. Bao gồm 1.400 m3 từ khu A và 1.000 - 1.200 m3 từ khu B, C.  Giai đoạn II (Trạm xử lý nước thải chuẩn bị xây dựng): • Chỉ phục vụ xử lý nước thải thuộc da (nước thải đã xử lý cục bộ tại doanh nghiệp và đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 Mức C). • Lưu lượng xử lý: 2.500m3 từ Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương và 1 phần nước thải thuộc da từ Giai đoạn I. Trước thực trạng trên, việc mở rộng công suất của Trạm xử lý nước thải là hết sức cần thiết. Việc tiếp nhận nước thải từ các Công ty thuộc da trong khu công nghiệp để xử lý (mặc dù Trạm xử lý nước thải chỉ tiếp nhận nước thải loại C theo tiêu chuẩn TCVN 5945: 2005) nhưng về bản chất nước thải này vẫn tồn tại những nguy cơ gây ô nhiễm cao. Do đó, đồ án tốt nghiệp: “thiết kế giai đoạn II trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Hiệp Phước công suất 3000 m3/ngày.đêm” được hình thành để đưa ra phương án xử lý hiệu quả nước thải thuộc da đã được xử lý một phần đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT mức B để góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn cho khu công nghiệp cũng như cho thế hệ mai sau.

doc111 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế giai đoạn II trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Hiệp Phước công suất 3000 m3/ngày.đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BOD (Biochemical oxygen Demand) Nhu cầu oxy sinh hóa COD Chemical oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học DO (Dissolved oxygen) Oxy hòa tan trong dung dịch SS (Suspendid Solids) Chất rắn lơ lững HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải XLNT Xử lý nước thải KCN Khu công nghiệp TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh QCVN Quy chuẩn Việt Nam DN Doanh Nghiệp BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường UBND Ủy ban nhân dân QSDĐ Quyền sử dụng đất BTCT Bê tông cốt thép BVTV Bảo vệ thực vật SX Sản xuất TM Thương mại DV Dịch vụ DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1 Tiêu chuẩn nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống XLNT KCN Nhơn Trạch 31 Bảng 4.1: Chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải KCN Biên Hoà II 37 Bảng 4.2: Chỉ tiêu ô nhiễm quy định của KCN Linh Trung II 45 Bảng 4.3 Tiêu chuẩn tiếp nhận của Trạm XLNT KCN Hiệp Phước 52 Bảng 5.1 : Bảng tổng hợp lưu lượng 54 Bảng 5.2 – Nồng độ các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải đầu vào nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Hiệp Phước 55 Bảng 5.3 – Giới hạn thông số các chất ô nhiễm trong nước thải theo QCVN 24-2009, cột B, với Kq = 1, Kf = 1 57 Bảng 5.3: Tổng hợp so sánh các phương án thiết kế 68 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1. Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí 23 Hình 2.2 Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí 24 Hình 3.1. Sơ đồ khối công nghệ 34 Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý 39 Hình 3.3 Sơ đồ khối công nghệ xử lý 44 Hình 3.4: Sơ đồ khối XLNT KCN Linh Trung II 47 Hình 5.1 Sơ đồ công nghệ phương án 1 65 Hình 5.2: Sơ đồ công nghệ phương án 2 65 LỜI MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động công nghiệp trong những năm qua đã góp phần đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và ổn định, tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động công nghiệp luôn đi kèm với một số vấn đề môi trường. Hiện nay môi trường trên thế giới cũng như môi trường ở việt Nam bị đe dọa ở mức báo động như: các sông, hồ, kênh, rạch … chuyển sang màu đen và bốc mùi hôi thối, bầu không khí bị ô nhiễm do các hoạt động từ sản xuất công nghiệp, từ giao thông … Khí hậu toàn cầu cũng thay đổi theo, gây nên hiện tượng như: mưa axit, thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính … Khu công nghiệp Hiệp Phước được thành lập từ năm 1997, tổng diện tích Khu công nghiệp giai đoạn 1 là 311,4ha. Tháng 1 năm 2008, công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất 3.000m3/ngày.đêm. Đây là nơi tiếp nhận nước thải từ 62 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc Khu B,C của khu công nghiệp với các ngành nghề ô nhiễm thuộc diện di dời của thành phố như thuộc da, xi mạ, dệt nhuộm, tái chế giấy, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất…. Hệ thống có tổng vốn đầu tư hơn 28 tỉ đồng, được xây dựng trong 9 tháng, xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học và xử lý bùn. Toàn bộ nước thải sau xử lý được thải ra rạch Dinh Ông. Đầu năm 2010, KCN Hiệp Phước bắt đầu tiến hành đấu nối và dẫn nước thải khu A về trạm XLNT để xử lý. Tổng lưu lượng khu A khoảng 3.900 m3/ngày.đêm. Viêc phân bổ nước thải cho từng giai đoạn như sau: Giai đoạn I trạm XLNT hiện hữu: Xử lý nước thải sản xuất cho toàn bộ khu B, C và một phần nước thải sản xuất khu A. Lưu lượng xử lý: 2.400 - 2.600m3/ngày.đêm. Bao gồm 1.400 m3 từ khu A và 1.000 - 1.200 m3 từ khu B, C. Giai đoạn II (Trạm xử lý nước thải chuẩn bị xây dựng): Chỉ phục vụ xử lý nước thải thuộc da (nước thải đã xử lý cục bộ tại doanh nghiệp và đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 Mức C). Lưu lượng xử lý: 2.500m3 từ Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương và 1 phần nước thải thuộc da từ Giai đoạn I. Trước thực trạng trên, việc mở rộng công suất của Trạm xử lý nước thải là hết sức cần thiết. Việc tiếp nhận nước thải từ các Công ty thuộc da trong khu công nghiệp để xử lý (mặc dù Trạm xử lý nước thải chỉ tiếp nhận nước thải loại C theo tiêu chuẩn TCVN 5945: 2005) nhưng về bản chất nước thải này vẫn tồn tại những nguy cơ gây ô nhiễm cao. Do đó, đồ án tốt nghiệp: “thiết kế giai đoạn II trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Hiệp Phước công suất 3000 m3/ngày.đêm” được hình thành để đưa ra phương án xử lý hiệu quả nước thải thuộc da đã được xử lý một phần đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT mức B để góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn cho khu công nghiệp cũng như cho thế hệ mai sau. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tính toán thiết kế chi tiết Giai đoạn II Trạm XLNT, công suất 3000 m3/ngày.đêm cho khu công nghiệp Hiệp Phước đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 24:2009/BTNMT mức B trước khi xả ra nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: công nghệ xử lý nước thải cho loại hình Khu Công nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải cho giai đoạn II của trạm XLNT Khu Công nghiệp Hiệp Phước. Nước thải đầu vào đã được xử lý cục bộ đạt loại C (TCVN 5945 – 2005) và được tập trung tại 1 số họng thu qua hệ thống ống dẫn từ các nhà máy trong khu công nghiệp đến bể tiếp nhận của khu xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Hiệp Phước. Thời gian thực hiện: 01/11/2010 đến 08/03/2011. NỘI DUNG Tìm hiểu về hoạt động của khu công nghiệp, khảo sát hiện trạng môi trường KCN Hiệp Phước, khảo sát hiện trạng hoạt động của Trạm Xử lý nước thải. Xác định đặc tính nước thải: Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả năng gây ô nhiễm, nguồn xả thải. Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức độ ô nhiễm của nước thải đầu vào. Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải. Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước thải. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành. Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý. Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải Khu Công nghiệp. Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên cũng như Ban quản lý Khu Công nghiệp. Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp, sinh viên tham quan, học tập. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC 1.1 TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC 1.1.1 Vị trí địa lý Khu công nghiệp Hiệp Phước tọa lạc tại 2 xã Long Thới và Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp.HCM. Theo quy hoạch chi tiết 1/2.000 KCN Hiệp Phước (3giai đoạn) mà UBND TPHCM vừa yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương thẩm định, có quy mô khoảng 2,000 ha, được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 : Diện tích 311,4 ha Giai đoạn 2 : Diện tích 597 ha. Giai đoạn 3 : Diện tích hơn 1.000 ha - Phía Đông là sông Soài Rạp; - Phía Tây cách đường Nguyễn Văn Tạo khoảng 500 – 2000 m; - Phía Nam giáp rạch Trại Cửa Lớn; - Phía Bắc cách cầu Mương Chuối khoảng 2 km. 1.1.2 Điều kiện tự nhiên Địa hình và thổ nhưỡng Khu vực Hiệp Phước là vùng đất tương đối bằng phẳng nhưng thấp, trũng của huyện Nhà Bè, có sông Soài Rạp và nhiều kênh rạch chằng chịt chảy qua. Cao độ trung bình khu vực này từ 0,4 – 0,8m nên vào mùa mưa, lũ, phần lớn diện tích bị ngập úng. Nhìn chung đất đai khu vực Hiệp Phước bao gồm phù sa cận sinh và đất nhiễm mặn trên nền đất phèn tiềm tàng, lớp đất mặt có thành phần hữu cơ khá, tuy nhiên khả năng canh tác kém do độ mặn cao. Tầng phèn tiềm tàng ở lớp dưới dễ dàng bị bộc lộ khi đào xới, đào kênh mương. Địa chất công trình Theo báo cáo kết quả các hố khoan thăm dò, khu vực Hiệp Phước có sáu lớp địa chất chủ yếu: Lớp 1: Bùn sét xám đen trên bề mặt, dày 1,2 – 1,6m (tùy địa điểm cụ thể). Lớp 2: Bùn cát màu xám xanh, ở độ sâu khoảng 11,6 – 14,7m. Lớp 3: Sét bột, mỏng, ở độ sâu 14,7 – 17m. Lớp 4: Cát mịn với sét bột, ở độ sâu 17 – 18m. Lớp 5: Sét bột, ở độ sâu 18 – 26m. Lớp 6: Cát pha màu xám vàng, ở độ sâu trên 26m. Độ chịu tải của các lớp đất không đồng đều, các lớp trên có R = 0,32 – 0,45 kg/cm3. Lớp đất thứ ba có R = 3,22 kg/cm3(sâu từ 14,7 đến 17m, dày từ 2 – 2,5m). Địa chất thủy văn Chế độ thủy văn các rạch , mương và đoạn sông Soài Rạp trong khu vực dự án nghiên cứu rất phức tạp, chịu sự chi phối ở các mức độ khác nhau của các yếu tố sau: Chế độ dòng chảy sông Đồng Nai với sự điều tiết của nhà máy thủy điện Trị An và Thác Mơ (Sông Bé). Chế độ dòng chảy sông Sài Gòn với sự điều tiết của hồ chứa Dầu Tiếng. Chế độ dòng chảy sông Vàm Cỏ. Các khai thác có liên quan đến dòng nước và dòng sông ở ngay tại hạ lưu. Chế độ bán nhật triều, dòng chảy và sóng Biển Đông. 1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Huyện Nhà Bè nằm về phía đông Nam của thành phố, nền kinh tế của toàn huyện nhìn chung còn chưa phát triển nhiều. Với việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp như Hiệp Phước sẽ thu hút sự đầu tư của các nhà máy sản xuất vào đây góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh kế của huyện nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Theo đó, từ đầu năm 2009 đến nay, kinh tế huyện Nhà Bè tiếp tục phát triển ổn định. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện đạt 37,4% so với kế hoạch năm 2009, bằng 217,73% so với cùng kỳ năm 2008; doanh thu ngành thương mại – dịch vụ ước thực hiện đạt 24,34% so với kế hoạch năm 2009, bằng 113,18 % so với cùng kỳ năm 2008 … Khu công nghiệp Hiệp Phước tọa lạc tại 2 xã Long Thới và Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp.HCM với vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy và đường bộ: Cảng Container Trung tâm Sài Gòn nằm trong khu công nghiệp Hiệp Phước cách trung tâm TP khoảng 15km về phía Nam đã được khánh thành ngày 30/01/2010, với công suất xếp dỡ 1,5 triệu container loại 20 feet/năm. SPCT được xây dựng từ tháng 7/2007 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10/2009. Hiện tại SPCT mới chỉ khánh thành giai đoạn 1 với 500 m cầu cảng, 23 ha bãi hàng với sức chứa lên tới 15.000 TEUs, 650 ổ cắm điện cho container lạnh, 5 cẩu bờ và 13 cẩu khung RTG, công suất bốc xếp hàng năm hơn 1 triệu TEUs. Hiện đã có 6 hãng tàu trong và ngoài nước cập cảng SPCT hàng tuần. Dự án đường Bắc – Nam giai đoạn 2 có điểm đầu là Đại lộ Nguyễn Văn Linh (Quận 7), điểm cuối là khu công nghiệp – cảng Hiệp Phước (Nhà Bè), với chiều dài 10,2km. Dự án có tổng số vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, chia làm hai gói thầu với hai chủ đầu tư là Khu quản lý giao thông đô thị số 4 (Sở GTVT Tp.HCM) và Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận, đã tổ chức lễ thông xe vào sáng 30/01/2010. Đây là tuyến giao thông huyết mạch kết nối trung tâm với khu vực phía Nam Tp.HCM đến khu công nghiệp Hiệp Phước - cảng Hiệp Phước và các khu công nghiệp trên địa bàn quận 7, huyện Nhà Bè. Dự án đường nối từ nút giao thông Bà Chiêm đến Khu công nghiệp Hiệp Phước đang được triển khai thực hiện. Để đạt được con số này, trước mắt phải tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt… đồng bộ kết nối các cảng biển với các vùng kinh tế của cả nước. 1.1.4 Tình hình đầu tư tại KCN Hiệp Phước. Với vị trí giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thoát nước, đường giao thông nội bộ, cây xanh, môi trường .... bước đầu khá hoàn thiện, khu công nghiệp Hiệp Phước hiện đang là một trong những khu công nghiệp thu hút khá nhiều nhà đầu tư với nhiều loại hình sản xuất khác nhau : dệt nhuộm, thuốc bảo vệ thực vật, thuộc da, xi mạ, chế biến thực phẩm, kho bãi, nghiền và đóng gói xi măng, cảng sông ... Tuy nhiên với tốc độ phát triển và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Hiệp Phước như hiện nay thì việc xây dựng, mở rộng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật như nhà máy xử lý nước thải tập trung cho toàn khu công nghiệp là rất cần thiết, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của khu công nghiệp về vấn đề môi trường. Tình hình cho thuê đất: Tổng số dự án đầu tư : 94 dự án. Trong đó: Số DN đã hoạt động : 69 Số DN đang làm thủ tục : 11 Số DN đang xây dựng : 14 Các loại hình sản xuất rất đa dạng bao gồm: xi mạ, dệt nhuộm, hóa chất, hương liệu thực phẩm, cơ khí, xi măng, tấm trần thạch cao, thép định hình (U, V), khung nhà tiền chế, trang trí nội thất, xeo giấy (từ giấy phế liệu), thiết bị giáo dục, chế biến thủy hải sản, thuộc da … và cảng sông. 1.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN HIỆP PHƯỚC. 1.2.1 Nước thải Nước thải của KCN bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Nước thải sinh hoạt Nguồn gốc: Chủ yếu phát sinh do hoạt động của cán bộ, công nhân viên của các DN hoạt động trong KCN (từ nhà vệ sinh, nhà ăn, bếp, căn tin …) Thành phần: Nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N,P), vi khuẩn … Biện pháp kiểm soát: Các doanh nghiệp phát sinh nước thải sinh hoạt đều phải xây dựng bể tự hoại để xử lý. Nước thải sản xuất Nguồn gốc: Nước thải sản xuất phát sinh do quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất trong KCN. Biện pháp kỹ thuậtkiểm soát: Căn cứ theo Luật bảo vệ Môi trường năm 2005 và Quy chế bảo vệ môi trường trong KCN Hiệp Phước, tất cả các Doanh nghiệp hoạt động trong KCN phải xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cục bộ, vận hành thường xuyên và đảm bảo nước thải sau khi được xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn do KCN quy định. Hiện tại, các DN đang hoạt động Khu B và C đã đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, bơm về trạm xử lý tập trung (công suất 3.000 m3/ngày). Tại đây, nước thải sẽ được xử lý tiếp để đạt QCVN 24:2009/BTNMT, mức B trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là Rạch Dinh Ông.Các doanh nghiệp trong Khu A – KCN Hiệp Phước đã xây dựng HTXLNT cục bộ, chất lượng nước thải sau xử lý đạt phải đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN trước khi bơm về trạm XLNT tập trung. Biện pháp quản lý: Yêu cầu tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Hiệp Phước phải xây dựng HTXLNT cục bộ, đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định của KCN và các cơ quan chức năng. Đồng thời, tiến hành nghiệm thu hệ thống XLNT với Sở TNMT Tp. HCM. Định kỳ, đột xuất kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý tại hố ga thăm nước thải bên ngoài tường rào của DN, trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu ô nhiễm nguồn tiếp nhận do nước thải của DN gây ra, tiến hành lập biên bản, lấy mẫu phân tích và kiến nghị lên cơ quan chức nang để có biện pháp xử lý. Đối với các DN trong khu A, yêu cầu lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước và gia hạn giấy phép xả thải (định kỳ). Yêu cầu DN định kỳ (03 tháng/lần) báo cáo chất lượng nước thải, nhật ký vận hành hệ thống XLNT, hóa đơn chứng từ giao nhận hóa chất xử lý ô nhiễm. Theo dõi lưu lượng nước cấp sử dụng hàng tháng của DN để qua đó kiểm soát được lưu lượng nước thải phát sinh từ DN. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác và sử dụng nước ngầm trong KCN. 1.2.2 Khí thải Mùi hôi Nguồn gốc: Thuộc da (9 DN). Mùi hôi phát sinh chủ yếu từ các khâu: lên xuống nguyên vật liệu (da muối); Từ các xưởng sản xuất; Từ hệ thống xử lý nước thải. Chế biến thực phẩm (02 DN). Mùi hôi phát sinh từ: Hệ thống xử lý nước thải; Nhập nguyên liệu vào kho. Sản xuất hóa chất Bảo vệ thực vật (02 DN). Mùi hôi phát sinh từ: Lên, xuống nguyên vật liệu sản xuất (các loại dung môi hóa chất); Từ khu vực xưởng sản xuất (trộn hóa chất); Từ kho chứa nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm; Từ hệ thống xử lý ô nhiễm. Sản xuất xi măng. Bụi phát sinh chủ yếu từ khâu: Nhập liệu Clinker từ cảng vào Silo; Từ khâu xuất xi măng bột, bao xi măng. Sản xuất phân bón: mùi NH3, bụi. Sản xuất tấm trần thạch cao: bụi. Ô nhiễm do vận chuyển, xây dựng và các hoạt động của con người. Biện pháp quản lý: Yêu cầu các DN thiết kế, trồng hệ thống cây xanh cách ly với độ dày và chiều cao thích hợp để giảm thiểu và khống chế ô nhiễm. Yêu cầu các DN định kỳ báo cáo chất lượng môi trường lao động và xung quanh cho cơ quan chức năng và KCN Hiệp Phước. Giám sát thường xuyên hoạt động của hệ thống xử lý mùi, bụi. Tư vấn cho DN các biện pháp xử lý có tính khả thi cao về mặt kỹ thuật và kinh tế; Giới thiệu cho DN các đơn vị có uy tín trong lĩnh vực xử lý khí thải, nước thải để DN lựa chọn. Biện pháp kỹ thuật kiểm soát Thiết kế khống chế nhà xưởng sản xuất theo hướng khống chế và xử lý triệt để mùi hôi. Các khâu sản xuất phát sinh mùi hôi, bụi phải được thực hiện trong phòng kín và trang bị hệ thống chụp hút để thu gom chất ô nhiễm về thiết bị xử lý (cyclon hút bụi tại nhà máy sản xuất tấm trần thạch cao, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất phân bón; chụp hút mùi tại nhà máy sản xuất hóa chất; và dùng hóa chất khử mùi tại các nhà máy thuộc da). Khói thải (nguồn thải tập trung): Nguồn gốc: Khói thải của các Nhà máy phát sinh chủ yếu từ các thiết bị : Lò hơi (các Nhà máy dệt nhuộm, sản xuất giấy, tấm trần thạch cao sản xuất dầu ăn, chế biến kim loại, giặt ủi hấp tẩy…) Lò đốt chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại (Công ty Bảo vệ thực vật Sài Gòn) Lò nấu bạc nhạc (da, mỡ thừa của Công ty cổ phần Thuộc da Hào Dương). Biện pháp quản lý: Yêu cầu DN phải trình Sở TNMT thẩm duyệt cộng nghệ, thiết kế của hệ thống xử lý khí thải trước khi triển khai thi công lắp đặt. DN phải cam kết chất lượng khói sau xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường của pháp luật hiện hành. Yêu vầu DN thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế BVMT trong KCN Hiệp Phước đã được Sở TNMT, Hepza thông qua. Yêu cầu DN trước khi đi vào hoạt động sản xuất phải thiết kế, lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải theo quy định. Sau thời gian vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý ô nhiễm trong thời gian không quá 01 tháng phải tiến hành các thủ tục nghiệm thu môi trường đối với thiết bị xử lý ô nhiễm không khí. Báo cáo kết quả giám sát chất lượng khói thải tại nguồn thải định kỳ (06 tháng/lần) cho KCN và cơ quan chức năng. Cung cấp các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hóa chất, nhật ký vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm cho KCN Hiệp Phước. KCN Hiệp Phước định kỳ giám sát chất lượng không khí tại khu vực các điểm đen về môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. Biện pháp kỹ thuật: Phương pháp xử lý: hấp thụ, hấp phụ, lọc và các phương pháp khác. Chất lượng khói sau xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường hiện hành. 1.2.3 Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt Nguồn gốc: Phát sinh ra từ nhà ăn, từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm thức ăn thừa, giấy, túi nylon, lá cây, nhựa…. Tổng số DN đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN Hiệp Phước là 76 DN với tổng số cán bộ, công nhân viên là trên 5.000 người do đó khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày cũng tương đối lớn. Biện pháp: Hầu hết các doanh nghiệp được công ty Dịch vụ công ích Nhà Bè nhận thu gom, xử lý, còn lại thuê công ty tư nhân thu gom. Chất thải rắn công nghiệp Nguồn gốc: Phát sinh từ quá trình sản xuất bao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 0603.2011.doc
  • dwgBan ve cuoi cung.dwg
  • docBIA DO AN TOT NGHIEP.doc
  • docLOI CAM ON VA LOI CAM DOAN.doc
Tài liệu liên quan