Đồ án Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày

Nước, một nhu cầu thiết yếu cho toàn bộ sự sống trên trái đất, không có nước, cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại được. Hàng ngày cơ thể người cần từ 3 đến 10 lít nước cho các hoạt động bình thường. Lượng nước này thông qua con đường thức ăn, nước uống đi vào cơ thể để thực hiện các quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, sau đó theo con đường bài tiết mà thải ra ngoài. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật. Trong sinh hoạt, nước cấp dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí, các hoạt động công cộng như cứu hoả, phun nước, tưới cây rửa đường, trong các hoạt động công nghiệp, nước cấp được dùng cho các quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu bia hầu hết mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong sản xuất. Cấp nước sạch và đầy đủ là những điều kiện tiên quyết để cải thiện sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm dần. Vì thế, con người phải biết khám phá và xử lý các nguồn nước mới để có thể đáp ứng đủ nước sạch cho cộng đồng và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của người dân.

doc108 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững” là chiến lược quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người ngày càng cao cả về chất lượng và lưu lượng. Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả lưu lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho người dân cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước hoàn chỉnh có quy mô và công suất đáp ứng nhu cầu đặt ra . Với việc chọn Đề tài “Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày” nhằm tính toán thiết kế hệ thống cấp nước cho đô thị Bình Sơn đến năm 2025. Mục đích của đồ án là vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thiết kế thực tế. Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy hướng dẫn Trần Anh Tuấn và các Thầy cô trong khoa Kỹ thuật môi trường và công nghệ sinh học đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Kính mong quý Thầy cô góp ý để em rút kinh nghiệm cho công việc sau này. Sinh viên Trương Thị Thu Hạnh MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2 Bảng 2 : Phân bố lương mưa và ngày mưa bình quân trong năm 3 Bảng 3 : Thống kê tài nguyên đất xã Bình Sơn 4 Bảng 4 : Bảng thống kê các loại đất chính 5 Bảng 5 : Diện tích đất các công trình hành chính, công cộng 6 Bảng 6 : Hệ số b theo dân cư 12 Bảng 7 : Bảng số liệu chất lượng nước nguồn 15 Bảng 8 : Xác định hàm lượng cặn 17 Bảng 9 : Lưu lượng làm việc của trạm bơm cấp II 49 Bảng 10 : Chế độ làm việc của đài nước 50 Bảng 11 : Chế độ làm việc của bể chứa 52 Bảng 12 : Phân loại nhu cầu dùng nước và thời gian dùng nước 54 Bảng 13 : Chiều dài tính toán của các đoạn ống 55 Bảng 14 : Đường kính của các đường ống 60 Bảng 15 : Xác định lưu lượng tại các nút 65 Bảng 16 : Tổng hợp hệ số Patterm 68 Bảng 17 : Tính toán cao trình tại các nút 70 Bảng 18 : Áp lực nút trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 75 Bảng 19 : Lưu lượng tại nút trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 77 Bảng 20 : Lưu lượng dọc đường & vận tốc đường ống trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 79 Bảng 21 : Áp lực nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 83 Bảng 22 : Lưu lượng, nhu cầu dùng nước tại nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 85 Bảng 23 : Lưu lượng dọc đường và vận tốc ống trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 88 Bảng 24 : Dự toán chi phí xây dựng trạm xử lý 90 Bảng 25 : Khái toán chi phí xây dựng mạng lưới cấp nước 91 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ sử dụng đất đô thị Bình Sơn đến 2025 9 Hình 2: Dây chuyền công nghệ xử lý nước theo phương án 1 16 Hình 3: Dây chuyền công nghệ xử lý nước theo phương án 2 16 Hình 4: Cấu tạo song chắn rác 20 Hình 5: Cấu tạo lưới chắn rác 22 Hình 6: Cấu tạo họng thu nước 23 Hình 7: Mặt đứng công trình thu và trạm bơm cấp 1 27 Hình 8: Mặt bằng công trình thu và trạm bơm cấp 1 30 Hình 9: Cấu tạo bể trộn và tiêu thụ phèn 34 Hình 10: Cấu tạo bể trộn cơ khí 38 Hình 11: Mặt bằng trạm xử lý 46 Hình 12: Cao trình trạm xử lý 47 Hình 13: Biểu đồ dùng nước của đô thị 54 Hình 14: Chiều dài đường ống 59 Hình 15: Biều đồ đường kính đường ống 62 Hình 16: Hệ số patterm dùng cho sinh hoạt 69 Hình 17: Hệ số Patterm dùng cho tưới cây 69 Hình 18: Hệ số Patterm dùng cho dịch vụ, công nghiệp 70 Hình 19: Biểu đồ cao trình tại các nút 71 Hình 20: Hệ số Patterm dùng cho bơm 1 cấp II 72 Hình 21: Hệ số Patterm dùng cho bơm 2 cấp II 73 Hình 22: Bản đồ áp lực nước trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 76 Hình 23: Bản đồ áp lực nước trong giờ dùng nước lớn nhất không cháy 77 Hình 24: Bản đồ phân vùng lưu lượng dùng nước giờ dùng nước lớn nhất không cháy 78 Hình 25: Bản đồ phân vùng nhu cầu dùng nước giờ dùng nước lớn nhất không cháy 79 Hình 26: Biểu đồ làm việc của bơm B1 81 Hình 27: Biểu đồ làm việc của bơm B2 81 Hình 29: Bản đồ phân vùng áp lực nước vào giờ dùng nước lớn nhất có cháy 84 Hình 30: Bản đồ phân vùng áp lực nước vào giờ dùng nước lớn nhất có cháy 85 Hình 31: Bản đồ phân vùng lưu lượng dùng nước trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy 87 Hình 32: Bản đồ nhu cầu giờ dùng nước lớn nhất có cháy 87 Hình 33: Biểu đồ làm việc của bơm B3 89 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nước, một nhu cầu thiết yếu cho toàn bộ sự sống trên trái đất, không có nước, cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại được. Hàng ngày cơ thể người cần từ 3 đến 10 lít nước cho các hoạt động bình thường. Lượng nước này thông qua con đường thức ăn, nước uống đi vào cơ thể để thực hiện các quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, sau đó theo con đường bài tiết mà thải ra ngoài. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật. Trong sinh hoạt, nước cấp dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí, các hoạt động công cộng như cứu hoả, phun nước, tưới cây rửa đường,…trong các hoạt động công nghiệp, nước cấp được dùng cho các quá trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm như đồ hộp, nước giải khát, rượu bia…hầu hết mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong sản xuất. Cấp nước sạch và đầy đủ là những điều kiện tiên quyết để cải thiện sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm dần. Vì thế, con người phải biết khám phá và xử lý các nguồn nước mới để có thể đáp ứng đủ nước sạch cho cộng đồng và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của người dân. Mục đích Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp và mạng lưới cấp nước nhằm đảm bảo nhu cầu cung cấp nước sạch cho nhu cầu dùng nước : sinh hoạt, công nghiệp, tưới tiêu dịch vụ và công cộng, chữa cháy đến năm 2025 của đô thị Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp và mức sinh hoạt cao cấp của mỗi cộng đồng mà nhu cầu về nước với chất lượng khác nhau cũng rất khác nhau. Ở các nước phát triển, nhu cầu dùng nước có thể gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển. Nước cấp cho nhu cầu công nghiệp ngoài các chỉ tiêu chung về chất lượng, còn tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng mà đặt ra những yêu cầu riêng. Ví dụ nước cấp nồi hơi ở các quá trình sử dụng hơi nước cần phải được làm mềm trước khi sử dụng, nước cấp cho các quá trình sản xuất thực phẩm phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về mặt vệ sinh. Ở đây, em xin trình bày về “Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu đô thị mới Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, công suất 25.000m3/ngày” CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ BÌNH SƠN HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN : Vị trí địa lý : Bình Sơn nằm phía Đông Nam huyện Long Thành, cách thị trấn Long Thành 8km về phía Tây, ranh giới hành chính của xã được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Bình An Phía Nam giáp xã Long An, Suối Trầu Phía Đông giáp xã Cẩm Đường Phía Tây giáp Lộc An và Long Đức Địa hình, địa mạo : Bình Sơn có địa hình bằng và lượn sóng nhẹ: cao độ trung bình biến đổi từ 2 -10m, độ dốc dao động từ 0 - 80, nhưng phần lớn độ dốc < 30, nên khả năng tiêu thoát nước hạn chế, dễ dẫn đến ngập úng khi mưa lớn, đặc biệt là một số khu vực ven sông suối. Đất ở xã Bình Sơn có nền móng tốt (nền phù sa cổ và đá bazan), rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơ sở công nghiệp và phát triển dân cư. Đối với nông nghiệp, do nguồn nước mặt hạn chế, nên chủ yếu thích hợp với cây công nghiệp dài ngày. Điều kiện tự nhiên : Khí hậu : Có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu của xã có đặc trưng cơ bản sau: Nắng nhiều (trung bình khoảng 2.600 – 2.700 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong năm (cả năm trung bình 260 C, trung bình thấp nhất 250C và trung bình cao nhất cũng chỉ trong khoảng từ 28 - 290C) Lượng mưa khá (trung bình 1.800 – 2.000mm/năm), nhưng phân hoá sâu sắc theo mùa, trong đó: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.100 – 1.300mm/năm, trong đó mùa khô thường gấp 2 - 3 lần mùa mưa, tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm, nhất là trong các tháng cuối mùa khô nên cây trồng cần được tưới bổ sung mới cho năng suất và chất lượng cao. Nhiệt độ không khí : Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C) Bảng 1 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 26 24.7 25.4 26.8 28 27 26.6 26.2 26.2 26.2 251 25.7 26 Như vậy, có thể đánh giá đặc trưng nhiệt độ như sau: Nhiệt độ trung bình năm :260C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 27,60C (vào tháng 2). Nhiệt độ cao tuyệt đối : 36,40C (vào tháng 4). Nhiệt độ trung bình tháng, thấp nhất : 24,00C). Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 18,80C. Độ ẩm : Độ ẩm trung bình : 64,8% Độ ẩm cao nhất : 99,6% Độ ẩm thấp nhất : 30,0 % Nắng : Số giờ nắng trung bình một ngày : 7,4 giờ Số giờ nắng ngày cao nhất : 13,8 giờ Số giờ nắng ngày thấp nhất : 5 giờ Mưa : Mưa phân theo mùa rõ rệt trong năm. Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm, trung bình 1.800 mm. Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, chỉ bằng 10%. Bảng 2 : Phân bố lượng mưa và ngày mưa bình quân trong năm Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 mm 15,7 6,2 15,2 67,4 220,7 284,7 322 300,8 353,7 276,6 106,8 44 Yếu tố cần được lưu ý để tổ chức hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo cho khu xây dựng không xảy ra tình trạng ngập úng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của khu công nghiệp cũng như vệ sinh môi trường. Gió : Gió Đông Nam xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 5 với tốc độ lớn nhất là 8,4m/s. Gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9 với tốc độ lớn nhất là 10,9m/s. Gió Bắc xuất hiện vào tháng 11 với tốc độ lớn nhất là 6m/s. Lượng bay hơi : Lượng bay hơi tương đối cao và thay đổi theo mùa : Lượng bay hơi trung bình ngày : 3,5 mm. Lượng bay hơi ngày cao nhất : 6,95 mm. Lượng bay hơi ngày thấp nhất : 1,97 mm. Một số đặc điểm cần lưu ý về khí hậu, thuỷ văn : Khu vực xây dựng cũng như các nơi khác trong vùng, lượng bốc hơi hằng năm tương đối lớn (khoảng 1.300 mm/năm). Đặc biệt trong các tháng mùa khô, lượng bốc hơi càng lớn, lượng nước thiếu hụt nghiêm trọng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách là phải tạo nguồn nước sạch ổn định cung cấp cho khu xây dựng, đảm bảo yêu cầu sản xuất và cho cả dịch vụ, sinh hoạt. Khu quy hoạch tiếp giáp với suối Bưng Môn, là điều kiện thuận lợi để thoát nước và sử dụng nguồn nước mặt để phục vụ thi công giai đoạn đầu và tưới cây đô thị, mặt khác phải xử lý nước bẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu trước khi thải ra suối Bưng Môn. Địa chất thuỷ văn : Do địa hình quy hoạch nằm trên khu vực tương đối cao, theo các kết quả khoan thăm dò và thực tế sử dụng nước ngầm của nhân dân trong khu vực, độ sâu xuất hiện nước ngầm từ 20 - 36m trữ lượng nước không lớn và chất lượng nước tốt. Mực nước ngầm này hoàn toàn thuận lợi cho công tác xây dựng. Địa chất công trình : Qua kết quả khoan thăm dò địa chất được thực hiện tại khu đất dốc 47 với mũi khoan sâu 50m, kết quả cho thấy cấu tạo nền với các lớp đất đá thuận lợi cho xây dựng công trình công nghiệp. Tại khu quy hoạch chưa có số liệu khoan thăm dò địa chất . Các nguồn tài nguyên : Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra, trên địa bàn xã có 03 nhóm đất chính bao gồm : Bảng 3 : Thống kê tài nguyên đất xã Bình Sơn STT TÊN ĐẤT VIỆT NAM FAO/UNESCO Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất đỏ vàng FERRALSOLS 1.229,28 26,85 Đất đỏ thẩm tích tụ sét Acri-Rhodic Fluvisols 1.193,00 100,00 2 Nhóm đất đen GLEYSOLS 247,30 5,40 Đất đen kết vón nhiều, nông Epihyperferrric Luvisols 240,00 100,00 3 Nhóm đất xám ACRISOLS 3.073,73 67,14 Đất xám, tầng kết vón nhiều, nông Epihyperferrric Acrisols 2.983,00 100,00 Sông suối, hồ 27,65 0,60 Tổng diện tích tự nhiên 4.577,96 100,00 Bình Sơn là một xã có tài nguyên đất đa dạng về chủng loại, tương đối tốt và tầng đất dày phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây dài ngày. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn chứa đựng những yếu tố hạn chế như : đất dễ bạc màu, đất phân bố trên cao nên dẫn đến hạn chế về nguồn nước tưới, đất phân bố ở khu vực địa hình thấp trũng dễ bị ngập lụt… Tùy theo mức độ hạn chế mà trong quá trình sử dụng cần chú trọng các biện pháp phù hợp. Tài nguyên rừng : Tổng diện tích đất rừng trên địa bàn xã 100,7ha, phần lớn là rừng trồng sản xuất do hộ gia đình cá nhân quản lý và sử dụng. Diện tích đất rừng tập trung chủ yếu ở ấp 7. Diện tích rừng cây gỗ có giá trị không cao, chủ yếu là đất rừng tràm. Vì vậy mà tài nguyên rừng về lâu dài là không ổn định. Thực trạng môi trường : Trong quá trình đô thị hoá, sự phát triển kinh tế – xã hội của xã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống nhân dân trong xã, ô nhiễm môi trường không khí do xe cộ lưu thông từ trục lộ 769, môi trường đất nước bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và buôn bán của người dân và chất thải công nghiệp… Đất nông lâm nghiệp ngày càng giảm cần quy hoạch các khu cây xanh và diện tích xây dựng đúng tiêu chuẩn góp phần vào sự phát triển bền vững của đô thị. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập : Năm 2009 dân số của xã là 10.235 người. Tỷ lệ tăng dân số 1,51% (giảm 0,39% so với năm 2005), trong đó : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2% Tỷ lệ tăng cơ học 0,31% Tổng số hộ trên địa bàn xã tính đến tháng 6/2009là 1.984 hộ. Toàn xã có 4.198 người trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định, trong đó khoảng 1.200 người làm việc ở nông trường Bình Sơn, số còn lại làm công nhân ở các khu công nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm không ổn định chiếm khoảng 4,5%. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,5 triệu đồng/ năm. Hiện trạng sử dụng đất : Sử dụng đất của xã Bình Sơn : Theo kết quả thống kê năm 2009 diện tích đất tự nhiên của xã là 4.577,95 ha chiếm 8,48% diện tích đất toàn huyện Long Thành. Có các loại đất chính như sau : Bảng 4 : Bảng thống kê các loại đất chính STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích đất tự nhiên 4577,96 100,00 Đất nông nghiệp 4215,35 92,08 Đất sản xuất nông nghiệp 4101,73 97,30 Đất trồng cây hàng năm 266,41 6,50 Đất trồng cây lâu năm 3835,32 93,50 Đất lâm nghiệp 100,70 2,39 Đất nuôi trồng thuỷ sản 12,92 0,31 2 Đất phi nông nghiệp 358,89 7,84 Đất ở 51,43 14,33 Đất chuyên dùng 270,63 75,41 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,23 0,62 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,95 1,94 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 27,65 7,70 3 Đất chưa sử dụng 3,72 0,08 Đất bằng chưa sử dụng 3,72 Hiện trạng về xây dựng : Tình hình xây dựng tại khu vực quy hoạch chưa được phát triển : Công trình công cộng: Các công trình hành chính trên địa bàn tạm ổn định ở quy mô nhỏ và đáp ứng được yêu cầu phục vụ hiện tại. Các công trình công cộng như bưu điện, nhà trẻ, trường học, y tế đã đầy đủ và bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng . Các công trình thương mại, dịch vụ trên địa bàn quy hoạch còn thiếu, có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của nhân dân . Bảng 5 : Diện tích đất các công trình hành chính, công cộng STT Danh mục đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 8,69 46,59 2 Đất cơ sở y tế 2,72 14,58 3 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 4,57 24,50 4 Đất TDTT 2,49 6,59 5 Đất chợ 0,18 0,96 Cộng 18,65 100 Nhà ở : Khu vực quy hoạch có 2 dạng nhà ở chính : Nhà vườn bám theo 2 bên suối Bưng Môn có quy mô đất mỗi hộ tương đối rộng từ 100 - 1000 m2. Nhà ở chia lô được bố trí tại 2 khu vực nằm 2 bên trục lộ 769. Tại 2 khu vực này nhà ở có quy mô diện tích nhỏ (70 -120 m2/hộ) đa phần là nhà cấp 4 và cơ sở hạ tầng tại đây kém phát triển như cấp thoát nước, đường đất nhỏ hẹp. Nhà ở tại khu vực quy hoạch có khoảng 1.126 hộ. Trong đó : Nhà kiên cố : 22 căn chiếm 2% Nhà bán kiên cố : 675 căn chiếm 60% Nhà tạm : 428 căn chiếm 38% . Hệ thống cấp thoát nước Khu vực trung tâm xã Bình Sơn chưa có hệ thống cấp nước. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm (giếng khoan người dân tự ý khai thác) Hệ thống thoát nước mặt còn hạn chế, chủ yếu có một số đoạn ở trục giao thông chính. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Động lực phát triển đô thị : Các quan hệ nội ngoại vùng : Đô thị Bình Sơn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Long Thành, có điều kiện thuận lợi để đưa trung tâm xã lên thành đô thị Bình Sơn do có các yếu tố sau : Có hệ thống giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua: tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, tuyến đường nối đô thị Tam Phước với Đô thị Bình Sơn và gần sân bay quốc tế Long Thành . Xung quanh Đô thị Bình Sơn có nhiều khu công nghiệp tập trung như: khu công nghiệp Long Đức (500 ha), khu công nghiệp Lộc An (500 ha) và Cụm công nghiệp Bình Sơn 58 ha . Đất đai thuận lợi cho xây dựng và phát triển mở rộng . Dễ tiếp cận với hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, san nền, cấp điện, thoát nước. Cơ sở kinh tế – kỹ thuật tạo thị : Phát triển công nghiệp : tại Bình Sơn không phát triển công nghiệp nặng mà chủ yếu phát triển tiểu thủ công nghiệp và một số ít công nghiệp nhẹ như may mặc đồ da, điện tử, cơ khí sửa chữa như hiện nay… làm yếu tố tạo thị và giải quyết công ăn việc làm . Phát triển dịch vụ : dịch vụ thương mại sẽ là động lực và mũi nhọn của Đô thị Bình Sơn có khả năng hình thành các cụm dịch vụ cao cấp phục vụ ngành hàng không như: tài chính thương mại, khách sạn, ngân hàng, cao ốc văn phòng và các dịch vụ khác như: vui chơi, giải trí, nhà ở công nhân v.v… Các ngành thuộc quản lý hành chính, trật tự trị an và bảo vệ pháp luật. Các ngành n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc08HMT1_DATN_rev30_in.doc
  • docNhan xet GVHD.doc
  • docNHIEM VU DO AN.doc
  • docNOTE.doc
Tài liệu liên quan