Đồ án Thiết kế mạng thông tin đô thị

Mạng viễn thông hiện nay được phát triển theo hướng hoàn toàn số hóa đa phương tiện và internet. Điều này làm cho việc tìm kiếm phương án giải quyết truy nhập băng rộng có giá thành thấp, chất lượng cao đã trở nên rất cấp thiết. Cùng với sự phát triển của xã hội thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng tăng, từ dịch vụ điện thoại đến dịch vụ số liệu, hình ảnh, đa phương tiện. Việc tích hợp các dịch vụ này vào cùng một mạng sao cho mạng viễn thông trở nên đơn giản hơn đang trở thành vấn đề nóng bỏng của ngành viễn thông quốc tế.

pdf38 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế mạng thông tin đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG TRUY NHẬP I. GIỚI THIỆU Mạng truy nhập là phần mạng nằm ở dặm cuối cùng của mạng thông tin liên lạc. Sự ra đời và phát triển của nó nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng thông tin liên lạc của con người ngày càng phong phú hơn. Từ điện thoại truyền thống, fax, cho đến các dịch vụ mang tính tương tác hơn như điện thoại hội nghị truyền hình, học tập từ xa, xem truyền hình theo yêu cầu, internet, Như vậy mạng truy nhập đã trở nên đa dạng từ băng hẹp như truy nhập quay số theo kiểu truyền thống và ISDN cho đến băng rộng như x.DSL, HFC và Cable modems, PLC, cáp quang, hệ thống thông tin vệ tinh, II. MẠNG TRUY NHẬP 2.1 Sự ra đời Mạng viễn thông hiện nay được phát triển theo hướng hoàn toàn số hóa đa phương tiện và internet. Điều này làm cho việc tìm kiếm phương án giải quyết truy nhập băng rộng có giá thành thấp, chất lượng cao đã trở nên rất cấp thiết. Cùng với sự phát triển của xã hội thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng tăng, từ dịch vụ điện thoại đến dịch vụ số liệu, hình ảnh, đa phương tiện. Việc tích hợp các dịch vụ này vào cùng một mạng sao cho mạng viễn thông trở nên đơn giản hơn đang trở thành vấn đề nóng bỏng của ngành viễn thông quốc tế. 2.2 Khái niệm mạng truy nhập Mạng truy nhập ở vị trí cuối của mạng viễn thông, trực tiếp đấu nối với thuê bao, bao gồm tất cả các thiết bị và đường dây được lắp đặt giữa trạm chuyển mạch nội hạt với thiết bị đầu cuối của thuê bao. Có thể hiểu khái niệm về mạng truy nhập theo các nội dung sau đây: Mạng truy nhập (AN) là phần mạng giữa SNI và UNI, có nhiệm vụ truyền tải các tín hiệu đến thuê bao. Mô hình tham chiếu vật lý của mạng truy nhập được mô tả qua hình sau: ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 2 Hình 1.1: mô hình tham chiếu mạng truy nhập Phạm vi của mạng truy nhập được chia ra thành ba phần: SNI nối đến nút dịch vụ; UNI nối đến thuê bao; và Q3 nối đến TMN. Căn cứ vào phạm vi của mạng truy nhập mà mạng này có các đặc điểm như sau: - Thực hiện chức năng ghép kênh, nối chéo, và truyền dẫn. Mạng truy nhập không thực hiện chức năng chuyển mạch. - Cung cấp đa dịch vụ: chuyển mạch, số liệu, hình ảnh, thuê kênh, ... - Đường kính mạng tương đối nhỏ: trong nội thành khoảng vài km, ngoại thành khoảng từ vài km đến hơn 10 km. - Giá thành đầu tư mạng phụ thuộc vào thuê bao: bởi vì thuê bao ở gần nút dịch vụ cần ít cáp truyền dẫn hơn so với thuê bao ở xa nút dịch vụ. Sự chênh lệch giá thành đầu tư có thể lên đến 10 lần. - Thi công đường dây khó khăn: Việc xây dựng mạng cáp nội hạt là phức tạp, nhất là trong khu vực nội thành. Cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề: mỹ quan, các công trình khác như nhà ở, điện, nước, đường sá, ... - Khả năng tiếp cận cáp quang của thuê bao: ONU đặt càng gần nhà thuê bao thì đoạn cáp đồng nối đến nhà thuê bao càng ngắn. - Khả năng thích ứng đối với môi trường: ONU của mạng truy nhập có thể thích ứng cho hoàn cảnh môi trường khắc nghiệt, có thể đặt ngoài trời. Tuy nhiên môi trường càng khắc nghiệt thì yêu cầu đối với thiết bị càng cao. Sự biến thiên tính năng của các linh kiện điện tử và linh kiện quang theo nhiệt độ tuân theo hàm mũ, do đó tính năng các linh kiện trong thiết bị mạng truy nhập xấu đi nhanh gấp 10 lần thiết bị thông thường. 2.3 Hướng phát triển mạng truy nhập Có thể đưa ra vài con số trong quá khứ để thấy sự quan tâm trong việc phát triển mạng truy nhập: Hãng Bell của Mỹ và nhiều công ty khác đã đầu tư 50-60 tỷ USD để đổi ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 3 mới mạch vòng thuê bao cho hơn 10 triệu thuê bao. Công ty Future Vision xây dựng tại bang New Jersey một mạng bao gồm MPEG-2, ATM, PON và trong tháng 8 năm 1995 đã hoàn thành giai đoạn 1 thử nghiệm 200 hộ gia đình. Nhật Bản vào đầu năm 1995 đã đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng toàn diện mạng truy nhập, đến năm 2000 đã có 10% khu vực thực hiện cáp quang đến tòa nhà, đến năm 2015 sẽ thực hiện cáp quang đến hộ gia đình. Tại Anh, Đức, Trung Quốc cũng có sự đầu tư đáng kể cho mạng truy nhập. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, thì việc đầu tư mạng truy nhập của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cũng theo các định hướng sau đây:  Băng rộng hóa mạng truy nhập.  Cáp quang hóa mạng truy nhập.  Đổi mới công nghệ cáp đồng.  Mạng cáp quang thụ động lấy công nghệ ATM làm cơ sở.  Truy nhập vô tuyến băng rộng.  Công nghệ truy nhập SDH.  Công nghệ SDV dựa trên FITL và ATM. III. PHÂN LOẠI MẠNG TRUY NHẬP Sau đây là một số loại truy nhập được phân loại dựa trên băng thông. 3.1 Truy nhập băng hẹp Truy nhập bằng quay số (Dial-up Aceess): Đây là một loại truy nhập băng hẹp dựa trên phương thức quay số thông qua modem. Nếu áp dụng trên đường dây thuê bao truyền thống thì modem chỉ đạt được tốc độ tối đa 56 Kbps. Nếu áp dụng trên đường dây thuê ISDN-BA, có 2 kênh B với mỗi kênh bằng 64 Kbps và một kênh D bằng 16 Kbps nên còn gọi là truy nhập 2B+D. 3.2 Truy nhập băng rộng Đường dây thuê bao số (DSL): Với cùng đôi dây điện thoại truyền thống có thể được dùng để truyền dữ liệu tốc độ cao, như minh họa trong hình 1.2. Có một vài công nghệ cho DSL, khi mà người dùng có nhu cầu tốc độ đường xuống cao hơn tốc độ đường lên thì có hai loại DSL bất đối xứng : DSL và VDSL. Tùy thuộc vào chiều dài mạch vòng, các hệ thống DSL có thể đạt đến tốc độ từ 128Kbps đến 52Mbps. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 4 Hình 1.2: Truy nhập ADSL Cable Modems: Cable Modem là một loại modem cung cấp truy nhập dữ liệu được truyền trên hệ thống truyền hình cáp. Cable modem chủ yếu được dùng phân phối truy nhập internet băng rộng. Băng thông của dịch vụ cable Modem thương mại thông thường trong khoảng từ 3 Mbps đến 30 Mbps hoặc lớn hơn. Cáp quang: Điều mong muốn của các công ty viễn thông là đưa cáp quang đến tận nhà của người sử dụng. Với SONET điểm nối điểm và các vòng ring, cáp quang sẽ bao phủ các khu dân cư, công sở để có thể phục vụ điện thoại, dữ liệu, hội nghị truyền hình, và các dịch vụ khác trong hiện tại, và cũng dễ dàng nâng cấp khi có yêu cầu băng thông lớn hơn trong tương lai. Với công nghệ APON như mô tả trong hình 1.4, sẽ đáp ứng yêu cầu đặt ra cũng như vấn đề về chi phí xây dựng mạng. Cấu trúc mạng GPON có băng thông 1,244 Gbps cho đường lên và 2,488 Gbps cho đường xuống. Vô tuyến: Các hệ thống vệ tinh có quỹ đạo thấp như Teledesic và Bridge có thể tải hàng chục Mbps đến đầu cuối người sử dụng, còn hệ thống LMDS băng thông đạt đến 1Gbps ở tần số 28 GHz. Truy nhập qua đường dây điện: Đường dây điện là một môi trường có nhiễu nghiêm trọng, nhưng nó có khả năng truyền các dịch vụ viễn thông có tốc độ bit cao. Chúng được nối với đường dây điện trong nhà để kiến trúc nên một mạng truyền dẫn hoàn chỉnh. Các thiết bị đầu cuối được kết nối vào ổ cắm điện trong nhà để có thể truy nhập đến mạng băng rộng. Kiến trúc này kết hợp một cách hài hòa với các hệ thống tự động hóa trong nhà, cho phép điều khiển từ xa các thiết bị đặt tại nhà thông qua internet. 3.3 So sánh tính ưu việt của hệ thống truy nhập: ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 5 ADSL FTTx Cáp Cáp đồng Cáp quang Thiết bị Modem ADSL Converter quang + Modem FTTH Tốc độ Max 4Mbps (Upload< Download) Min 10 Mbps, Max 30Mbps (Upload = Download) - Ứng dụng cơ bản: như ADSL, nhưng với tốc độ và băng thông lớn hơn. - Ứng dụng nâng cao:Truyền dữ liệu cao, Hội nghị truyền hình VPN, web server, mail server, điện thoại IP, VOD Chi phí 300,000/tháng <x< 1,8 triệu/tháng 2,5 triệu/tháng < x < 15 triệu/tháng Đối tượng Cá nhân, gia đình, Văn phòng nhỏ Các doanh nghiệp lớn sẵn sàng chi tiêu cho các nhu cầu sử dụng cao Tiêu chí So sánh Ứng dụng Các nhu cầu cơ bản về Net: Xem tin tức, gửi email, nghe nhạc, IV. CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG TRUYỀN Dịch vụ FTTx (Fiber to the Home) là một dịch vụ tương đối mới tại Việt Nam mang tính đột phá cao. Đây là dịch vụ truy nhập Internet siêu tốc độ dựa trên công nghệ cáp quang. Với dịch vụ này, các nhu cầu về truyền tải dữ liệu, truy nhập tốc độ cao với băng thông rộng được đáp ứng một cách hoàn hảo nhất, với chi phí cao hơn ADSL nhưng lại rất hợp lý với tốc độ đường truyền và các ứng dụng do chính nó mang lại. Đây là công nghệ tiên tiến hiện nay và đang được các quốc gia trên thế giới tin dung như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, V. KẾT LUẬN CHUNG Những phân tích trên cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về mạng FTTx. Đó là một thị trường vô cùng tiềm năng . Nó đem đến dịch vụ tốt hơn không chỉ về các loại hình dịch vụ truyền thông, thoại ,data mà còn đáp ứng được nhứng dịch vụ mới như triple- play.Từ đó ta chọn phương án truy nhập mạng cáp quang FTTx là phương án thiết kế. PHẦN 2: NGUỒN GỐC SỰ RA ĐỜI CỦA MẠNG CÁP QUANG FFTx. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 6 I. GIỚI THIỆU CHUNG. Mạng truy nhập quang được chia làm hai loại cơ bản là mạng truy nhập quang tích cực AON và mạng truy nhập quang thụ động PON. Mạng AON sử dụng các thiết bị tích cực như các bộ chia tích cực hoặc các bộ ghép kênh ở đoạn phân bố của mạng truy nhập. Mạng PON không chứa bất kỳ một phần tử tích cực nào mà cần phải có sự chuyển đổi điện - quang. Thay vào đó, PON sẽ chỉ bao gồm: sợi quang, các bộ chia, bộ kết hợp, bộ ghép định hướng, thấu kính, bộ lọc,... Điều này giúp cho PON có một số ưu điểm như: không cần nguồn điện cung cấp nên không bị ảnh hưởng bởi lỗi nguồn, có độ tin cậy cao và không cần phải bảo dưỡng do tín hiệu không bị suy hao nhiều như đối với các phần tử tích cực. II. NHU CẦU VỀ BĂNG THÔNG RỘNG: Ngày càng có nhiều dịch vụ truy cập băng rộng ra đời mà yêu cầu về băng thông của nó là rất lớn . Brosdcast TV 2-6 Mbps HDTV 10Mbps High Speed Internet 3-10 Mbps VOD 2-6 Mbps Video conferencing 300-570Mbps Bảng 1. Yêu cầu băng thông đối với một số loại dịch vụ . Tốc độ tăng số lượng người dùng internet cũng như số lượng thuê bao quy đổi tại việt nam đang đi vào mức ổn định từ 20-30%năm .Số lượng tăng do tác động của hội nhập phát triển một phần do công nghệ ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về truy cập tốc độ cao ngày càng tăng. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 7 Năng lực kết nối của các ISP ra quốc tế có tốc độ tăng nhanh qua các năm ,ở mức trên 90% năm,điều đó chứng tỏ nhu cầu gia tăng cả về chất lượng cũng như số lượng người sử dụng internet .Mạng internet đường trục việt nam thường được kết nối 3 cổng internet được đặt tại 3 miền ,có hệ thống cáp biển cáp ngầm ,chạy ring nhằm backup lẫn nhau khi có sự cố . III. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LỌAI. 2.1 Định nghĩa. FTTx (Fiber To The x) là một kiến trúc mạng trong đó sợi quang được kéo từ các thiết bị chuyển mạch của nhà cung cấp dịch vụ đến các thuê bao. Trong đó,sợi quang có hoặc không được sử dụng trong tất cả các kết nối từ nhà cung cấp đến khách hàng. Ở đây, “x” được hiểu là một ký hiệu đại diện cho các loại hình mạng khác nhau như FTTH, FTTC, FTTB, FTTN... Do đó nó có thể thay thế cơ sở hạ tầng cáp đồng hiện tại như dây điện thoại, cáp đồng trục. Đây là một kiến trúc mạng tương đối mới và đang phát triển nhanh chóng bằng cách cung cấp băng thông lớn hơn cho người dùng. Hiện nay, công nghệ cáp quang có thể cung cấp đường truyền cân bằng lên tới tốc độ 100 Mbps. 2.2 Phân loại. 2.2.1 Theo cấu hình Point to Point. FTTx theo cấu trúc dạng Point to Point: Theo phương án kết nối này, từ nhà cung cấp sẽ dẫn một đường cáp quang tới tận nhà khách hàng, đường quang này sẽ chuyển đổi ngược lại thành tín hiệu điện và cấp cho khách hàng. Theo phương án này, thì số đơn vị phân ra làm hai loại: Loại 1: Kết nối vào hệ thống IP-DSLAM: bằng việc mua thêm 1 card mở rộng của hệ thống IP-DSLAM. Loại 2: lắp thêm Ethernet Switches layer 2 tại nhà cung cấp chuyển đổi thành tín hiệu quang cấp cho khách hàng. 2.2.2 Theo cấu hình Point to multi-Point. Theo kiến trúc này tại nhà cung cấp đặt một thiết bị làm việc theo chuẩn PON, còn gọi là OLT, từ OLT tín hiệu quang sẽ được chia ra thông qua các bộ chia quang và đến đầu khách hàng thông thường OLT làm việc trên 1 sợi quang và 1 card lắp tại OLT sẽ quản lý khoảng 64 thuê bao. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 8 IV. CẤU HÌNH CƠ BẢN CỦA MẠNG TRUY NHẬP FTTx. Hinh4.1: Cấu hình tham chiếu của mạng truy nhập quang FTTx 3.1 FTTB và FTTO (Fiber to the Building và Fiber to the Office). Dịch vụ mạng quang đến tòa nhà bao gồm hai trường hợp: dành cho khu vực chung cư MDU (multi-dwelling units) và dành cho khu vực doanh nghiệp. Mỗi trường hợp này lại bao gồm các tiêu chí dịch vụ như sau: FTTB cho MDU : Bao gồm các dạng dịch vụ như sau: - Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu, download file ...) - Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa, khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...) - Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 9 Hình 1. Cấu trúc mạng truy nhập FTTB . FTTB cho doanh nghiệp : Bao gồm các dạng dịch vụ như sau: - Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, phần mềm nhóm, email , trao đổi file...) - Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp. - Đường thuê kênh riêng: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh hoạt để cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng với các mức tốc độ khác nhau. 3.2 FTTH (Fiber to the home ). Bao gồm các dạng dịch vụ như sau: - Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu, download file ...) - Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa, khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...) - Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 10 Hình 2. Cấu trúc mạng truy nhập FTTH. 3.3 FTTC và FTTCab (Fiber to the Curb ). Bao gồm các dạng dịch vụ như sau: - Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu, download file ...) - Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa, khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...) - Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp. - Các dịch vụ mạng trục xDSL. Hình 3. Cấu trúc mạng truy nhập FTTC. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 11 V. CẤU HÌNH THAM CHIẾU MẠNG TRUY NHẬP QUANG. Hình 1.3 Cấu hình tham chiếu của mạng truy nhập quang. Cấu trúc trên Hình 1-3 bao gồm 4 khối cơ bản: đầu cuối đường quang(OLT), mạng phối dây quang (ODN), khối mạng quang (ONU) và khối chức năng phối hợp(AF). Điểm tham chiếu chủ yếu gồm có: điểm tham chiếu phát quang S, điểm tham chiếu thu quang R, điểm tham chiếu giữa các nút dịch vụ V, điểm tham chiếu đầu cuối thuê bao T và điểm tham chiếu a ở giữa các ONU. Giao diện bao gồm: giao diện quản lý mạng Q3 và giao diện giữa thuê bao với mạng UNI. VI. ỨNG DỤNG VÀ ƯU-NHƯỢC ĐIỂM CỦA MẠNG FTTx. 4.1 Ứng dụng của FTTx. IPTV (Internet Protocol TV) là dịch vụ truyền hình qua kết nối băng rộng dựa trên giao thức Internet. Đây là một trong các dịch vụ Triple - play mà các nhà khai thác dịch vụ viễn thông đang giới thiệu trên phạm vi toàn thế giới. Hiểu một cách đơn giản, Triple - play là một loại hình dịch vụ tích hợp 3 trong 1: dịch vụ thoại, dữ liệu và video được tích hợp trên nền IP (tiền thân là từ hạ tầng truyền hình cáp). 4.2 Ưu –nhược điểm của mạng FTTx . Ưu điểm : -Dung lượng lớn: Các sợi quang có khả năng truyền những lượng lớn thông tin. Với công hiện nay trên hai sợi quang có thể truyền được đồng thời 60.000 cuộc đàm thoại. Một cáp sợi quang (có đường kính > 2 cm) có thể chứa được khoảng 200 sợi quang, sẽ tăng được dung lượng đường truyền lên 6.000.000 cuộc đàm thoại. -Tính cách điện: Cáp sợi quang làm bằng chất điện môi thích hợp không chứa vật dẫn điện và có thể cho phép cách điện hoàn toàn cho nhiều ứng dụng. ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 12 -Tính bảo mật : Sợi quang cung cấp độ bảo mật thông tin cao. Một sợi quang không thể bị trích để lấy trộm thông tin bằng các phương tiện điện thông thường như sự dẫn điện trên bề mặt hay cảm ứng điện từ, và rất khó trích để lấy thông tin ở dạng tín hiệu quang. Độ tin cậy cao và dễ bảo dưỡng: do không chịu ảnh hưởng của hiện tượng fading và do có tuổi thọ cao nên yêu cầu về bảo dưỡng đối với hệ thống quang là ít hơn so với các hệ thống khác . -Tính linh hoạt: Các hệ thống thông tin quang đều khả dụng cho hầu hết các dạng thông tin số liệu, thoại và video. Các hệ thống này đều có thể tương thích với các chuẩn RS.232, RS422, V.35, Ethernet, E1/T1, E2/T2, E3/T3, SONET/SDH,thoại 2/4 dây. -Tính mở rộng: Các hệ thống sợi quang được thiết kế thích hợp có thể dễ dàng được mở rộng khi cần thiết. Một hệ thống dùng cho tốc độ số liệu thấp, ví dụ E1/T1 (2,048 Mbps/1,544 Mbps) có thể được nâng cấp trở thành một hệ thống tốc độ số liệu cao hơn bằng cách thay đổi các thiết bị điện tử. Hệ thống cáp sợi quang có thế vẫn được giữ nguyên như cũ. -Sự tái tạo tín hiệu: Công nghệ ngày nay cho phép thực hiện những đường truyền thông bằng cáp quang dài trên 70 km trước khi cần tái tạo tín hiệu, khoảng cách này còn có thể tăng lên tới 150 km nhờ sử dụng các bộ khuếch đại laser. Nhược điểm : Mạng quang nói chung và công nghệ FTTx nói riêng có rất nhiều ưu điểm nhưng không tránh khỏi những nhược điểm. Mặc dù sợi quang rất rẻ nhưng chi phí cho lắp đặt, bảo dưỡng, thiết bị đầu cuối lại rất lớn. Hơn thế nữa, do thiết bị đầu cuối còn khá đắt cho nên không phải lúc nào hệ thống mạng FTTx cũng phù hợp.Đối với những ứng dụng thông thường, không đòi hỏi băng thông lớn như lướt Web, check mail thì cáp đồng vẫn được tin dùng. Do đó càng ngày người ta càng cần p hải đầu tư nghiên cứu để giảm các chi phí đó. Ngoài ra, mặc dù băng thông của cáp quang là rất lớn nhưng băng thông dành cho các dịch vụ về game còn hạn chế. VII. KẾT LUẬN Mạng truy nhập quang là mạng truy nhập có nhiều ưu điểm như: Dung lượng lớn, kích thước và trọng lượng cáp nhỏ, không bị nhiễu điện, tính bảo mật cao, giá thành cáp ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG THÔNG TIN ĐÔ THỊ 2014 SVTH: ĐỖ TRỌNG SƠN – LỚP KD10 Page 13 quang rẻ, chất lượng truyền dẫn tốt, an toàn cho thiết bị, tốc độ truy nhập cao, nâng cấp băng thông dễ dàng. Vì vậy nó phù hợp để triển khai các dịch vụ băng rộng (truy cập Internet tốc độ cao, hội nghị truyền hình, IPTV/Triple Play, truyền hình độ nét cao (HDTV, SDTV), game online, các dịch vụ băng rộng phục vụ y tế, giáo dục, ) giữa các khối kết cuối đường dây ở xa (ONU) và kết cuối mạng (OLT). VIII. PHƯƠNG ÁN LỤA CHỌN MẠNG Thông qua sự so sánh giữa các cấu trúc mạng truy nhập quang ở trên thì ta thấy rõ được sự ưu việt của mạng cáp quang công nghệ FTTH. Từ đó ta chọn phương án thiết kế cho khu quy hoạch là mạng cáp quang FTTH. PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG FTTH: I . K H Á I N I Ệ M V Ề H Ệ T H Ố N G C Á P Q U A N G F T T H : Trước đây các hệ thống mạng truy nhập được sủ dụng chủ yếu là cáp đồng, ứng dụng cho các dịch vụ có lưu lượng thấp. Việc sử dụng cáp đồng có những lợi ích như chi phí thấ
Tài liệu liên quan