Đồ án Thiết kế quy hoạch mạng lưới cấp nước khu nhà ở cán bộ giảng viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Khu đất quy hoạch của dự án thuộc Phường Phú Hữu, Quận 9. Tổng diện tích toàn khu đất quy hoạch là: 805260 m2 (80,5260 ha). Phía Bắc giáp với khu dân cư hiện hữu phía Nam đường Nguyễn Duy Trinh, phía Nam giáp rạch Bà Cua, phía Đông giáp đường Gò Cát, phía Tây giáp đường Vành đai phía Đông (đang xây dựng). Công trình công cộng gồm 7 ô phố, nhóm nhà ở chung cư gồm 5 ô phố, nhóm nhà ở liên kế vườn gồm 11 ô phố, nhóm nhà ở biệt thự song lập gồm 25 ô phố, nhóm nhà ở biệt thự đơn lập gồm 18 ô phố, tổ chức 8 khu cây xanh. Với chính sách khuyến khích phát triển căn hộ chung cư cao tầng, giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh và không gian vui chơi trẻ em, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả quỹ đất nên việc quy hoạch mạng lưới cấp nước chủ yếu phục vụ cho các chung cư cao tầng và các công trình công cộng như nước tưới cây, tưới đường, bệnh viện, trường học. Nước phục vụ cho các công trình nhà ở biệt thự, liên kế vườn chiếm phần nhỏ trong quy hoạch cấp nước của dự án. Chính vì thế việc quy hoạch mạng lưới cấp nước của dự án này chủ yếu cung cấp cho các đối tượng dùng nước tập trung như: 5 chung cư cao tầng, tưới cây, tưới đường, bệnh viện và trường học.

doc104 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế quy hoạch mạng lưới cấp nước khu nhà ở cán bộ giảng viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nhu cầu cấp nước sinh hoạt………………………………………………...5 Bảng 1.2: Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy…………………………………………..7 Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất…………………………………………………………11 Bảng 3.1: Hệ số không điều hòa chung của nước thải sinh hoạt…………………….19 Bảng 3.2: Tổng hợp nhu cầu dùng nước……………………………………………...21 Bảng 3.3: Chiều dài tính toán các đoạn ống (phụ lục A)....………………………….23 Bảng 3.4: Lưu lượng dọc đường các đoạn ống và lưu lượng các nút (phụ lục B)…..24 Bảng 3.5: Các trị số vận tốc kinh tế của đường ống………………………………….25 Bảng 3.6: Phân phối sơ bộ các đoạn ống (phụ lục C)………………………………..25 Bảng 3.7: Giá trị pattern của sinh hoạt……………………………………………….28 Bảng 3.8: Giá trị pattern của bệnh viện………………………………………………30 Bảng 3.9: Giá trị pattern của trường học……………………………………………...32 Bảng 3.10: Giá trị pattern của tưới cây……………………………………………….34 Bảng 3.11: Giá trị pattern của rửa đường…………………………………………….36 Bảng 3.12: Kết quả thủy lực các đoạn ống không cháy lúc 17h (phụ lục D)……….39 Bảng 3.13: Kết quả thủy lực các nút không cháy lúc 17h (phụ lục E)………………39 Bảng 3.14: Kết quả thủy lực nút bất lợi nhất không cháy……………………………39 Bảng 3.15: Kết quả thủy lực các đoạn ống có cháy lúc 17h (phụ lục F)…………….41 Bảng 3.16: Kết quả thủy lực các nút có cháy lúc 17h (phụ lục G)…………………..41 Bảng 3.17: Kết quả thủy lực nút bất lợi nhất có cháy………………………………..41 Bảng 4.1: Số liệu những đoạn ống tiến hành trắc dọc………………………………..43 Bảng 5.1: Chiều dài ống theo vật liệu……………………………………...................46 Bảng 7.1: Chiều dài ống theo đường kính…………………………………………….51 Bảng 7.2: Thể tích đào đắp và vận chuyển……………………………………………52 Bảng 7.3: Khái toán tổng mức đầu tư ………………………………………………...53 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tiêu thụ nước 24h……………………………………………….22 Biểu đồ 3.2: Pattern sinh hoạt………………………………………………................29 Biểu đồ 3.3: Pattern bệnh viện………………………………………………………..31 Biểu đồ 3.4: Pattern trường học…………………………………………….................33 Biểu đồ 3.5: Pattern tưới cây………………………………………………………….35 Biểu đồ 3.6: Pattern rửa đường………………………………………………………..37 Biểu đồ 3.7: Pattern chữa cháy………………………………………………………..37 Biểu đồ 3.8: Áp lực nút bất lợi nhất các giờ trong ngày không cháy………………....40 Biểu đồ 3.9: Áp lực nút bất lợi nhất các giờ trong ngày có cháy…………..................42 Hình 3.1: Tổng mặt bằng khu quy hoạch……………………………………………..14 Hình 3.2: Sơ đồ tuyến ống khu quy hoạch……………………………………………15 Hình 5.1: Mặt cắt ống lồng thép………………………………………………………46 Hình 7.1: Mương đặt ống……………………………………………………………51 TÓM TẮT DỰ ÁN Khu đất quy hoạch của dự án thuộc Phường Phú Hữu, Quận 9. Tổng diện tích toàn khu đất quy hoạch là: 805260 m2 (80,5260 ha). Phía Bắc giáp với khu dân cư hiện hữu phía Nam đường Nguyễn Duy Trinh, phía Nam giáp rạch Bà Cua, phía Đông giáp đường Gò Cát, phía Tây giáp đường Vành đai phía Đông (đang xây dựng). Công trình công cộng gồm 7 ô phố, nhóm nhà ở chung cư gồm 5 ô phố, nhóm nhà ở liên kế vườn gồm 11 ô phố, nhóm nhà ở biệt thự song lập gồm 25 ô phố, nhóm nhà ở biệt thự đơn lập gồm 18 ô phố, tổ chức 8 khu cây xanh. Với chính sách khuyến khích phát triển căn hộ chung cư cao tầng, giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh và không gian vui chơi trẻ em, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả quỹ đất nên việc quy hoạch mạng lưới cấp nước chủ yếu phục vụ cho các chung cư cao tầng và các công trình công cộng như nước tưới cây, tưới đường, bệnh viện, trường học. Nước phục vụ cho các công trình nhà ở biệt thự, liên kế vườn chiếm phần nhỏ trong quy hoạch cấp nước của dự án. Chính vì thế việc quy hoạch mạng lưới cấp nước của dự án này chủ yếu cung cấp cho các đối tượng dùng nước tập trung như: 5 chung cư cao tầng, tưới cây, tưới đường, bệnh viện và trường học. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên an tâm công tác, gắn bó với trường và vì sự nghiệp giáo dục “trăm năm trồng người”, Đảng ủy, Ban giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận và có chủ trương cho Công đoàn ĐHQG -TpHCM tổ chức đầu tư khu nhà ở cán bộ giảng viên ĐHQG - TpHCM tại phường Phú Hữu quận 9 - TpHCM. Trong các hạng mục đầu tư xây dựng thì hạng mục quy hoạch Mạng Lưới Cấp Nước là không thể thiếu. Bằng những kiến thức đã học và sự tìm hiểu của mình cùng những tài liệu thu thập được em quyết định chọn đề tài này cho đồ án tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững” là chiến lược quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người ngày càng cao cả về lưu lượng và chất lượng. Chính vì thế việc đầu tư xây dựng và mở rộng các hệ thống cấp nước hiện nay phát triển rất nhanh cả ở thành thị và nông thôn. 3. Mục đích đồ án Tính toán ra được lưu lượng, áp lực cần thiết, đưa ra những phương án thi công đảm bảo an toàn cho mạng lưới cấp nước khu nhà ở cán bộ giảng viên ĐHQG - TpHCM tại phường Phú Hữu quận 9 - TpHCM và đồng thời khái toán được chi phí đầu tư xây dựng Mạng Lưới Cấp Nước cho dự án này. 4. Nhiệm vụ đồ án Tìm hiểu thu thập số liệu kết hợp sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn thực hiện đề tài nhằm đưa ra những phương án thích hợp nhất cho công việc tính toán thiết kế như: thu thập số liệu về dân số của khu dự án để tính toán công suất sử dụng nước, từ công suất đó ta tiến hành tính toán xác định được đường kính ống dẫn nước đến các đối tượng sử dụng nước. Từ đó ta có thể khái toán chi phí đầu tư xây dựng Mạng Lưới Cấp Nước khu vực dự án. 5. Phương pháp thực hiện Thu thập tài liệu. Tham khảo, áp dụng các tiêu chuẩn. Phân tích, tính toán. Thống kê số liệu. Sử dụng các phần mềm: Microsoft office word, excel, Autocad, Epanet và một số phần mềm chuyên ngành khác. 6. Dự kiên kết quả thực hiện Phải xác định được: Công suất cấp nước của dự án. Đường kính của tất cả các đoạn ống dẫn đến các đối tượng dung nước. Khái toán chi phí đầu tư của dự án vào hạng mục Mạng Lưới cấp Nước. 7. Kết cấu của đồ án Gồm có 7 chương: Chương 1: Tổng quan về cấp nước đô thị Chương 2: Tổng quan khu dự án Chương 3: Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước Chương 4: Trắc dọc các tuyến ống Chương 5: Phương án tuyến và giải pháp kỹ thuật Chương 6: Thử áp lực, xúc xả và khử trùng Chương 7: Khái toán chi phí TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ KHÁI NIỆM VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước, là tập hợp các loại đường ống với các cỡ kích thước khác nhau, làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các điểm dùng nước trong phạm vi thiết kế. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CẤP NƯỚC Hệ thống phải đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và liên tục cho mọi đối tượng dùng nước. Giá thành xây dựng và quản lý rẻ. Việc xây dựng và quản lý phải dễ dàng thuận tiện. PHÂN LOẠI MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC Mạng lưới đường ống cấp nước có thể chia thành 2 loại: mạng lưới cụt và mạng lưới vòng, hoặc có thể kết hợp cả 2 loại này. Mạng lưới cụt: là mạng lưới đường ống có thể cấp nước cho bất kỳ mọi điểm nào đó trên mạng lưới theo 1 chiều nhất định. Mạng lưới vòng: là mạng lưới đường ống có thể cấp nước chảy đến các điểm của mạng lưới có thể hai hay nhiều hướng khác nhau. NHU CẦU VÀ TIÊU CHUẨN DÙNG NƯỚC Nuớc dùng cho ăn uống sinh hoạt của người dân sống trong đô thị Bao gồm nước ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân và các nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt khác như tưới cây cảnh, cung cấp nước cho bể bơi trong gia đình, cho đến các việc lau rửa sàn nhà… Nhu cầu cấp nước sinh hoạt phải đảm bảo các quy định theo bảng sau: Bảng 1.1: Nhu cầu cấp nước sinh hoạt Loại đô thị Nhu cầu dùng nước Đợt đầu 10 năm Dài hạn 20 năm Tỉ lệ dân được cấp nước (%) Tiêu chuẩn (l/ng.ngđ) Tỉ lệ dân được cấp nước (%) Tiêu chuẩn (l/ng.ngđ)  Đặc biệt >=90 >=180 >=100 >=200 1 >=80 >=150 >=90 >=180 2 >=80 >=120 >=90 >=150 3,4,5 >=80 >=80 >=90 >=100 (Chương V - QCVN 01: 2008) Nước cấp cho công nghiệp tập trung Bao gồm nước cung cấp cho dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường. Nước cấp cho nông trường, lâm trường, trại chăn nuôi. Nước cấp cho công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất, để rửa tay, rửa mặt giữa ca, tắm rửa sau mỗi ca lam việc…. Tiêu chuẩn dùng nước cho các khu công nghiệp tập trung lấy theo QCVN 01 - 2008 trang 61 như sau: xác định theo loại hình công nghiệp, đảm bảo tối thiểu 20m3/ha-ngđ cho tối thiểu 60% diện tích. Nước cấp cho công nghiệp nhỏ địa phương và tiểu thủ công nghiệp Đặc điểm của loại này là các xí nghiệp công nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp thường có quy mô nhỏ, nằm phân tán trong khu vực dân cư và yêu cầu cấp một lượng nước không lớn. Tiêu chuẩn dùng nước được lấy theo QCVN 01 - 2008 trang 61 như sau: lớn hơn 8% lượng nước sinh hoạt. Nước tưới Nước dùng để rửa đường, tưới đường, tưới quảng trường đã hoàn thiện, nước cấp cho việc tưới cây xanh đô thị, tưới thảm cỏ, vườn hoa trong công viên…Ngoài ra còn phải kể đến lượng nước cung cấp cho các công trình tạo cảnh để tăng cường mĩ quan và cảnh sắc thiên nhiên cho đô thị như: đài phun nước trong các vườn hoa, công viên, các đập nước tràn tạo cảnh, các bể cảnh nơi công cộng… Tiêu chuẩn nước tưới được lấy theo QCVN 01: 2008 trang 63 như sau: Nước tưới vườn hoa, công viên: tối thiểu 3 lít/m2-ngđ. Nước rửa đường: tối thiểu 0,5 lít/m2-ngđ. Nước cho các công trình công cộng Như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, ký túc xá, trụ sở cơ quan hành chính, trạm y tế nhà ngỉ, khách sạn, cửa hàng ăn uống, nhà ăn tập thể, nơi vui chơi giải trí, nhà thi đấu thể thao, sân vận động…. Tiêu chuẩn được lấy theo QCVN 01: 2008 trang 63 như sau: nước công trình công cộng và dịch vụ được quy hoạch tùy theo tính chất cụ thể của công trình, tối thiểu 2 lít/m2 sàn.ngđ. Nước trường học: tối thiểu 20 lít/học sinh-ngđ. Nước các trường mẫu giáo, mầm non: tối thiểu 100lít/cháu-ngđ. Nước dự phòng bổ sung cho lượng nước bị thất thoát rò rỉ trên mạng lưới Bất cứ một mạng lưới cấp nước đô thị nào dù xây dựng mới hay mở rộng cải tạo đều có hiện tượng nước hao hụt trên mạng lưới như: rò rỉ từ một số mối nối, van khóa, các điểm đấu từ mạng cấp I vào mạng cấp II và vào trong các công trình. Mất mát nước từ các vòi rửa công cộng trên đường phố. Nước dùng để sục rửa đường ống cấp và thoát nước theo định kỳ hoặc đường ống mới đưa vào sử dụng… Chính vì thế ta phải tính thêm lượng nước này. Tiêu chuẩn nước dự phòng, rò rỉ lấy theo QCVN 01 - 2008 trang 61 như sau: đối với các hệ thống nâng cấp cải tạo không quá 30%, đối với hệ thống xây mới không quá 25% tổng các loại nước trên. Nước dùng để chữa cháy Khi xác định các nhu cầu dùng nước, cần đề cập đến một lượng nước cung cấp để dập tắt các đám cháy xảy ra trong các đô thị. Lượng nước lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của đô thị, tức là phụ thuộc vào số dân sống trong đô thị, đặc điểm xây dựng và tính chất của công trình sử dụng. Tiêu chuẩn nước chữa cháy lấy theo bảng sau: Bảng 1.2: Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy Số dân x1000 người Số đám cháy đồng thời Lưu lượng nước cho 1 đám cháy,(l/s) Nhà hai tầng với bậc chịu lửa Nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa Nhà 3 tầng trở lên không phụ thuộc bậc chịu lửa I,II,III IV đến 5 1 5 5 10 10 đến 10 1 10 10 15 15 đến 25 2 10 10 15 15 đến 50 2 15 20 20 25 đến 100 2 20 25 30 35 đến 200 3 20 30 40 đến 300 3 40 55 đến 400 3 50 70 đến 500 3 60 80 (Trang 20 sách Cấp Nước Đô Thị - TS.Nguyễn Ngọc Dung) Nước dùng cho bản thân trạm xử lý Trạm xử lý cần một lượng nước cho bản thân trạm để rửa các bể lọc nước theo chu kỳ, mồi máy bơm nếu cần, chuẩn bị các dung dịch hóa chất như: phèn, vôi, clo để đưa vào xử lí nước. Cần một lượng nước để xả cặn trong một số công trình đơn vị, thao rửa định kì một số công trình đơn vị và đường ống trong trạm xử lí… Tiêu chuẩn nước cho bản thân trạm xử lí lấy theo QCVN 01 - 2008 trang 61: tối thiểu 4% tổng lượng nước trên. TỔNG QUAN KHU DỰ ÁN VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Vị trí Khu đất quy hoạch thuộc Phường Phú Hữu, Quận 9. Tổng diện tích toàn khu đất quy hoạch là : 805260 m2 (80,5260 ha). Phía Bắc: giáp với khu dân cư hiện hữu phía Nam đường Nguyễn Duy Trinh. Phía Nam: giáp rạch Bà Cua. Phía Đông: giáp đường Gò Cát. Phía Tây: giáp đường Vành đai phía Đông (đang xây dựng). Địa hình Khu vực đã được san lấp gần 80% diện tích bằng phương pháp bơm cát từ sau năm 2005 nên địa hình tương đối bằng phẳng, hướng đổ dốc không rõ rệt vì chưa san đúng cao độ thiết kế. Cao độ các khu vực san lấp dao động + 1.43 đến + 2.08, trong khi các khu vực chưa san lấp (do chưa thỏa thuận xong đền bù giải tỏa) dao động từ – 0.5 đến + 0.4, và một số rạch tự nhiên có cao độ dao động – 1.5 đến – 0.3m theo cao độ Quốc Gia – Hòn Dấu. Khí hậu – khí tượng Khí hậu nơi đây thuộc vùng khí hậu thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nhiệt độ có phần mát mẻ hơn do đất trống thoáng gió, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mưa: đây là khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ hạ tuần tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 của năm sau. Đặc điểm của mùa khô là gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc, lượng mưa không đáng kể, chiếm 8% lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi lớn và độ ẩm không khí nhỏ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Đặc điểm của mùa mưa là lượng mưa chiếm tới khoảng 92% tổng lượng mưa hàng năm, gió chủ đạo hướng Tây Nam, trong đó lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 8 với cường độ khoảng 213 mm trong 24 giờ. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26,6oC. Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất là 28oC (vào tháng 4). Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất là 24,9oC (vào tháng 1). Nhiệt cao nhất tuyệt đối 36,4oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 16,4oC. Gió: mùa khô có gió mùa Đông Bắc, mùa mưa có gió mùa Tây Nam. Tốc độ gió trung bình toàn năm là 3,6m/s. Khu vực TP.HCM ít chịu ảnh hưởng của bão. Địa chất thủy văn – Địa chất công trình Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen. Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất khoảng 0,5m. Cảnh quan thiên nhiên Nhìn chung, khu vực quy hoạch có diện tích đất chưa xây dựng tương đối nhiều, chưa có các trục đường giao thông chính có thể tiếp cận. Trong tương lai không xa, tuyến đại lộ Vành đai phía Đông đang được xây dựng hoàn thành, dự án sẽ kết nối với quận 7 (qua cầu Phú Mỹ), nên tốc độ đô thị hóa dự báo sẽ tăng nhanh, khiến cho khu vực dự án sẽ thay đổi diện mạo. Đất trong khu vực quy họach hiện nay là đất trống đã san lấp và 3 tuyến rạch tự nhiên thoát nước mưa theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, nên hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên hầu như không còn. Địa điểm dự án sẽ phát triển thành khu dân cư hiện đại, cải tạo các rạch tự nhiên kết hợp với công viên vui chơi giải trí, các công trình kiến trúc công cộng và nhà ở được xây dựng mới, sẽ biến chuyển khu vực thành cảnh quan nhân tạo, hiện đại. HIỆN TRẠNG Hiện trạng dân cư và lao động Trong phạm vi quy hoạch hầu hết là đất san lấp nên hầu như không tồn tại hộ dân cư hiện hữu trong khu vực. Một số hộ chưa thỏa thuận được giá đền bù vẫn bảo lưu các pháp lý về quyền sử dụng đất, nhưng không sinh sống trong phạm vi dự án. Hiện trạng sử dụng đất Diện tích đất của khu quy hoạch là 80,5260 ha, phần lớn là đất trồng lúa năng suất thấp, và các rạch ao hồ xen kẽ do địa hình trũng ngập nước, đất thổ cư và đất xây dựng không đáng kể. Hiện trạng công trình Không có công trình xây dựng nào trong phạm vi quy hoạch, ngoại trừ các chòi lá của công nhân san lấp và thi công hạ tầng dựng tạm trước đây. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội Không có công trình công cộng hiện hữu nào trong phạm vi quy hoạch. Hiện trạng giao thông Hiện trạng chưa có tuyến đường bộ nào tiếp cận thuận tiện đến khu đất quy hoạch. Khả năng đến được hiện đang được sử dụng là tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, băng qua khu đất dự án lân cận. Không có tuyến giao thông công cộng nào. Tuyến rạch Bà Cua được xác định là có chức năng lưu thông thủy. Các rạnh còn lại trong phạm vi quy hoạch chỉ có chức năng tiêu thoát nước, có thể nắn dòng hoặc san lấp thay thế bằng các hồ điều tiết và cống thoát nước xây dựng mới. Hiện trạng cấp điện Khu vực này hiện đã có lưới điện 15KV một pha đi dọc theo đường Gò Cát, được cấp nguồn từ trạm biến áp 110/15 Kv Cát Lái và nguồn điện chung của thành phố Hồ Chí Minh. Phía Nam khu đất, giáp rạch Bà Cua, có tuyến điện cao thế 110 KV và ngay giữa khu đất có tuyến điện cao thế 66 KV, theo yêu cầu an toàn điện khi quy hoạch cần cách 4m so với dây ngoài cùng, tương đương với 8m tính từ tim trụ. Hiện trạng cấp nước Trong khu vực dự kiến quy hoạch hiện nay chưa có mạng lưới cấp nước đô thị. Tuy nhiên trên đường Nguyễn Duy Trinh (cách khu quy hoạch khoảng 500m về phía Bắc) đã có tuyến ống cấp nước DN400 thuộc hệ thống nhà máy nước Thủ Đức về. Dân cư quanh khu vực hiện nay sử dụng nước sông rạch đã lắng phèn và một số giếng khoan ở tầng sâu 40m – 60m. Hiện trạng thoát nước bẩn Địa điểm quy hoạch khu dân cư chưa có mạng lưới thoát nước đô thị. Nước mưa và nước thải sinh hoạt thoát tự nhiện xuống sông rạch về các vùng trũng thấp hay thấm xuống đất. Thuỷ đạo thoát nước chính là rạch Bà Cua chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn. Rác sinh hoạt chưa được tổ chức thu gom. Các hộ dân tự xử lý riêng lẻ bằng cách chôn lấp hay vứt bừa bãi không hợp vệ sinh. Dân cư hiện nay sử dụng theo thói quen nhà vệ sinh trên kênh rạch cũng góp một phần gây ô nhiễm cho kênh rạch. Dân cư ở thưa thớt vì vậy chưa có mạng lưới thu gom rác thải, các hộ dân tự xử lý rác, chủ yếu rác thải được chôn trong vườn hoặc thải xuống sông rạch. Hiện trạng nền và thoát nước mưa Khu vực hiện đã san lấp khoảng 80%. Cao độ các khu vực san lấp dao động +1.43 đến +2.08 (một số khu vực sau khi san lấp đến cao độ thiết kế quy hoạch trước đây đã cố kết, lún, nén theo thời gian dưới tác động của tự nhiên, nên có cao độ thấp hơn so với cao độ san lấp ban đầu) trong khi các khu vực chưa san lấp (do chưa thỏa thuận xong đền bù giải tỏa) dao động từ -0.5 đến +0.4, và một số rạch tự nhiên có cao độ dao động -1.5 đến -0.3m theo cao độ Quốc Gia - Hòn Dấu. Trên khu đất chưa có hệ thống thu và thoát nước mặt. Nước mưa trên khu vực chảy tự nhiên và thoát vào ruộng, rạch nằm trong khu đất, sau đó đổ ra rạch Bà Cua… Ngoài ra diện tích khu dân cư phía Nam đường Nguyễn Duy Trinh có hiện trạng là dân cư và ruộng lúa, chưa được xây dựng theo quy hoạch đô thị nên trên khu vực này thoát nước mặt ra các rạch tự nhiên của dự án này và thoát ra rạch Bà Cua. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Cơ cấu sử dụng đất toàn khu Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất (quy mô dân số 19390 người) BAÛNG QUY HOAÏCH SÖÛ DUÏNG ÑAÁT STT LOAÏI ÑAÁT DIEÄN TÍCH TÆ LEÄ CHÆ TIEÂU SO SAÙNH (m2) (%) (m2/ng) NHOÙM A ÑAÁT ÑÔN VÒ ÔÛÛ 786,440 97.66% 40.56 1 ÑAÁT NHOÙM ÔÛ 401,727 49.89% 20.72 2 ÑAÁT COÂNG TRÌNH COÂNG COÄNG 68,550 8.51% 3.54 2.1 Ñaát giaùo duïc 37,723 4.68% 55.03% + Tröôøng maàm non (2 tröôøng) 11,608 + Tröôøng Trung hoïc cô sôû (1 tröôøng) 14,415 + Tröôøng Tieåu hoïc (1 tröôøng) 11,700 2.2 Ñaát thöông maïi dòch vuï (Sieâu thò) 15,335 1.90% 22.37% 2.3 Ñaát y teá (Beänh vieän) 12,847 1.60% 18.74% 2.4 Truï sôû haønh chính (ban quaûn lyù) 2,645 0.33% 3.86% 3 ÑAÁT COÂNG VIEÂN CAÂY XANH 115,236 14.31% 5.94 4 ÑAÁT GIAO THOÂNG 200,927 24.95% 10.36 B ÑAÁT NGOAØI ÑÔN VÒ ÔÛ 18,820 2.34% 0.97 5 ÑAÁT GIAO THOÂNG ÑOÁI NGOAÏI 5,370 0.67% 6 ÑAÁT CAÂY XANH CAÙCH LY 13,450 1.67% 6.1 Caây xanh caùch ly tuyeán ñieän 12,101 6.2 Caây xanh caùch ly tuyeán coáng 1,349 C TOÅNG COÄNG 805,260 100.00% 41.53 Chi tiết cơ cấu sử dụng đất toàn khu Công trình công cộng gồm 7 ô phố TM, BV, HC, MG1, MG2, TC1và TC2 với tổng diện tích là 68550 m2. Dự kiến xây dựng một siêu thị bán lẻ 15.335 m2 với đa dạng mặt hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDHQG-ThuyetMinh.doc
  • xlkBackup of ThuyLuc.xlk
  • xlsDHQG-DaoDap.xls
  • xlsDHQG-KhaiToan.xls
  • xlsDHQG-ThuyLuc.xls
  • xlsDHQG-TracDoc.xls
  • docDHQG-TrangBia.doc
  • xlsDHQG-XuatCoChay.xls
  • xlsDHQG-XuatKhongChay.xls
  • docLoiCamOn.doc.doc
  • docPhieuGiaoDeTai.doc
Tài liệu liên quan