Đồ án Thiết kế trạm biến áp 22/0,4 kv
Trạm biến áp là một công trình để chuyển đổi điện áp từ cấp này sang cấp khác. TBA được phân loại theo điện áp, theo địa dư. v Theo điện áp, TBA có thể là trạm tăng áp, cũng có thể là trạm hạ áp hay trạm trung gian. Trạm tăng áp thường được đặt ở các nhà máy điện, làm nhiệm vụ tăng điện áp từ điện áp máy phát lên điện áp cao hơn để tải điện năng đi xa. Trạm hạ áp thường được đặt ở các hộ tiêu thụ, để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp nhằm thích hợp với các hộ tiêu thụ. Trạm biến áp trung gian chỉ làm nhiệm vụ liên lạc giữa hai lưới điện có cấp điện áp khác nhau. v Theo địa dư, TBA được phân loại thành TBA khu vực và TBA địa phương. TBA khu vực được cung cấp điện từ mạng điện khu vực (mạng điện chính) của hệ thống điện (HTĐ) để cung cấp điện cho một khu vực lớn bao gồm thành phố, các khu công nghiệp TBA địa phương là các TBA được cung cấp điện từ mạng phân phối, mạng địa phương của HTĐ cấp cho từng xí nghiệp, hay trực tiếp cấp cho các hộ tiêu thụ với điện áp thứ cấp thấp hơn. v CÁC CẤP ĐIỆN ÁP CỦA CÁC TRẠM BIẾN ÁP + Cấp cao áp: là mạng điện 3 pha, trung tính nối đất trực tiếp - 500 kV: dùng cho hệ thống điện quốc gia, nối liền 3 miền đất nước. - 220 kV: dùng cho lưới truyền tải, mạng điện khu vực. - 110 kV: dùng cho lưới phân phối, cung cấp cho phụ tải lớn. + Cấp trung áp: là mạng điện 3 pha, trung tính nối đất trực tiếp - 22 kV: dùng cho mạng địa phương, cung cấp điện cho các phụ tải vừa và nhỏ hoặc các khu dân cư. Do lịch sử để lại, hiện nay nước ta cấp trung áp còn dùng: 66kV, 35kV, 15kV, 10kV, 6kV nhưng trong tương lai các cấp điện này sẽ được cải tạo, để dùng thống nhất một cấp 22kV. + Cấp hạ áp: 380/220V gồm: - Mạng điện 3 pha, trung tính nối đất trực tiếp. - Mạng điện 1 pha hai dây và 1 pha 3 dây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DeTai.doc
- Bia.doc
- P_DAU.doc