Đồ án Thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung KCN Phú Tài-Tỉnh Bình Định

Đất nuớc đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để đạt được những mục tiêu đó Đảng và nhà nước ta đang từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp làm nền tảng vững chắc cho đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế. Quy mô của sự phát triển kinh tế là bao gồm cả tăng trưởng kinh tế trong trạng thái cân đối, bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển kinh tế trong tương lai. Hơn một thập kỷ qua, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế. Cho đến nay trên khắp mọi miền của đất nước mọc lên nhiều nhà máy, xí nghiệp góp phần đáng kể trong việc tăng doanh thu cho cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó Việt Nam đang phải đối mặt với một thực tế nan giải, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là một vấn đề thời sự bức xúc của xã hội, của các nhà quản lý, người sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Khu kinh tế Nhơn Hội tạo ra mối liên kết quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, là động lực thu hút đầu tư, phát triển năng động. Trong đó, dự án KCN Phú Tài được xác định là dự án tạo động lực phát triển KKT Nhơn Hội, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Cũng như những khu công nghiệp khác, khi đi vào hoạt động KCN Phú Tài sẽ phát sinh ra một khối lượng lớn các loại nước thải. Nếu không giải quyết tốt việc thoát nước, xử lý nước thải , sẽ gây ô nhiễm đối với nguồn nước và dẫn tới những hậu quả xấu gây thiệt hại về kinh tế cũng như môi trường sinh thái. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc thiết kế, xây dựng một KCN vững mạnh về kinh tế nhưng không làm ô nhiễm môi trường. Em đã thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài“ Thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung KCN Phú Tài-Tỉnh Bình Định”.

doc145 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung KCN Phú Tài-Tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Cam Đoan Tôi xin cam đoan.Bản đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân ,được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết ,nghiên cứu khảo sát,các số liệu mô hình tính toán và những kết quả trong luận văn là trung thực và dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Chí Hiếu. TP.HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2011 Sinh viên thực hiện ĐẶNG THỊ DIỄM CHI Lời cảm ơn Đồ án tốt nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Môi Trường. Kết quả đạt được trong đợt làm đồ án này ảnh hưởng tương đối lớn đối với kết quả học tập của mỗi sinh viên. Sau một khoảng thời gian học tập trên ghế nhà trường, em được các thầy cô giáo trong Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học dìu dắt và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm này đã giúp ích cho em rất nhiều trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp. Khi thực hiện đồ án tốt nghiệp, em được tiếp cận với các vấn đề thực tế và vận dụng những hiểu biết của mình để giải quyết vấn đề cụ thể. Thông qua đồ án tốt nghiệp, em được tìm hiểu kỹ và sâu hơn về các vấn đề môi trường, làm cơ sở quan trọng trong công tác chuyên môn sau khi ra trường. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đồ án; đặc biệt là cô giáo, Th.S Nguyễn Chí Hiếu đã có nhiều đóng góp ý kiến và hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thiện đồ án tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ và động viên về tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian theo học tại trường. Cảm ơn tập thể lớp 09HMT04 đã cùng sát cánh và giúp đỡ trong suốt các năm học. Xin cảm ơn tất cả! TP.HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2011 Sinh viên thực hiện ĐẶNG THỊ DIỄM CHI Mục lục Mục lục i Những chữ viết tắt trong luận văn v Danh mục bảng biểu vi Lời mở đầu 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI-BÌNH ĐỊNH 3 1.1. Giới thiệu về khu công nghiệp Phú Tài - Bình Định 3 1.2. Điều kiện tự nhiên 6 1.2.1. Vị trí địa lý 6 1.2.2. Địa hình, địa mạo 6 1.2.3. Điều kiện khí hậu 6 1.2.4. Hải văn 7 1.2.5. Địa chất công trình 8 1.2.6. Địa chấn 8 1.3. Hiện trạng khu kinh tế 8 1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất 8 1.3.2. Phân vùng chức năng các loại hình công nghiệp 8 1.4. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường 9 1.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường 9 1.4.2 Biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường 10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 11 2.1. Các phương pháp xử lí chung 11 2.1.1 Phương pháp xử lí cơ học. 11 2.1.2 Phương pháp xử lí hóa học 14 2.1.3. Phương pháp xử lí hóa lí 17 2.1.4. Phương pháp xử lí sinh học 18 2.2. Một số khu công nghiệp điển hình 28 2.2.1. Khu công nghiệp Tân Tạo 28 2.2.2. Khu công nghiệp Biên Hòa II 30 2.2.3. Khu công nghiệp Linh Trung 1 31 2.2.4. Khu công nghiệp Việt-Sing 32 2.2.5. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 33 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 35 3.1. Thành phần, tính chất nước thải 35 3.2. Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý nước thải 36 3.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải 38 CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 41 4.1. Hố thu gom 41 4.2. Song chắn rác 42 4.3. Lưới chắn tinh 45 4.4. Bể điều hòa 46 4.5. Bể trộn 51 4.6. Bể phản ứng (tạo bông) 53 4.7. Bể lắng I 56 4.8. Bể trung hòa 59 4.9. Bể Aerotank 60 4.9.1. Đặc điểm nước thải cần cho quá trình thiết kế 61 4.9.2. Tính toán lượng bùn thải mỗi ngày 62 4.9.3. Xác định kích thước bể Aerotank 64 4.9.4. Xác định lưu lượng bùn thải 65 4.9.5. Xác định tỷ số tuần hoàn 66 4.9.6. Xác định lượng oxy cung cấp cho bể aerotank theo BOD5 67 4.10. Bể lắng II 70 4.11. Hồ xử lý bổ sung 74 4.12. Bể tiếp xúc 76 4.13. Bể chứa bùn 78 4.14. Bể nén bùn 79 4.15. Máy ép bùn dây đai 82 4.16. Tính toán hóa chất 83 4.16.1. Bể chứa dung dịch axit 83 4.16.2. Bể chứa dung dịch NaOH 84 4.16.3. Bể chứa polymer 84 4.17. Thiết bị – đường ống 85 4.17.1. Đường ống 85 4.17.2. Bơm nước 85 4.17.2.1. Hố thu gom 85 4.17.2.2. Bể điều hòa 86 4.18. Bơm định lượng hóa chất. 86 4.19. Bể SBR 89 4.19.1. Đặc điểm nước thải 90 4.19.2. Xác định chu kỳ vận hành của bể SBR 90 4.19.3. Xác định kích thước bể 91 4.19.4. Xác định thời gian lưu bùn 93 4.19.5. Xác định nồng độ MLVSS 95 4.19.6. Xác định bùn dư 95 4.19.7. Xác định tốc độ rút nước ra khỏi bể 96 4.19.8. Xác định tỉ số F/M và tải trọng BOD 97 4.19.9. Xác định lưu lượng oxy cần thiết 97 4.19.10. Thiết bị sục khí 98 4.19.11. Xác định một số thông số 98 4.19.12. Hiệu quả xử lý tinh theo BOD 99 4.19.13. Thiết bị rút nước trong 100 4.19.14. Thiết bị bơm bùn 100 4.19.15. Bổ điều khiển 102 4.20. Bể nén bùn 102 4.21. Bể chứa bùn 105 4.22. Máy ép bùn dây đai 105 CHƯƠNG 5: TÍNH KINH TẾ 106 5.1. Mô tả công trình 106 5.2. Phân tích giá thành 108 5.2.1. Cơ sở tính toán 108 5.2.2. Chi phí xây dựng 109 5.2.3. Chi phí máy móc – thiết bị 110 5.3. Chi phí hoạt động của hai phương án 114 5.4. Chi phí cho 1m3 nước thải 115 CHƯƠNG 6 : QUẢN LÝ VẬN HÀNH 119 6.1 Nghiệm thu công trình 119 6.2 Giai đoạn đưa công trình vào hoạt động 119 6.3 Những nguyên nhân phá hủy chế độ làm việc 120 6.4 Tổ chức quản ly và kỹ thuật an toàn 121 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122 Phụ lục1: Catalogue về đĩa sục khí 124 Phụ lụ2 : Đặc tính một số máy thổi khí dạng Jet 125 Phụ lục3: Catalogue về bơm chìm 126 Phụ lục 4: Bơm định lượng tự điều chỉnh theo pH 128 Phụ lục5 : Lưu lượng kế hãng KROHNE 129 Phụ lục 6: Catalogue về thiết bị rút nước kiểu phao 130 Phụ lục 7 : Máy thổi khí 131 Phụ lục 8 :Catalogue về máy khuấy trộn của hãng PRO – Equipment, INC. 132 Phụ lục 9 :Catalogue về máy ép băng tải của PRO – Equipment, INC. 133 Tài liệu tham khảo 135 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt COD Biodegradable chemical oxygen demand Nhu cầu oxi hóa hóa học có thể phân hủy sinh học BHT Bùn hoạt tính BOD5 Total 5-d biochemical oxygen demand Tổng nhu cầu oxi hóa sinh học 5 ngày CNC Công nghệ cao COD Total chemical oxygen demand Nhu cầu oxi hóa học nbCOD nonbiodegradable chemical oxygen demand Nhu cầu oxi hóa hóa học không thể phân hủy sinh học RBC Rotating biological contactors Đĩa quay sinh học sBOD Solube 5-d biochemical oxygen demand Nhu cầu oxi hóa sinh học 5 ngày hòa tan SBR Sequencing Batch Reactor Bể bùn hoạt tính từng mẻ SRT Thời gian lưu bùn SVI Settled volume of sludge Chỉ số thể tích bùn TSS Total suspended solids Tổng chất rắn lơ lửng VSS Volatile suspended solids Chất rắn lơ lửng hòa tan XLNT Xử lý nước thải Danh mục bảng biểu Bảng 1.1 : Hiện trạng sử dụng đất kinh tế Bảng 3.1 : Tiêu chuẩn nước thải đầu vào và ra của trạm xử lí nước thải tập trung KCN Phú Tài - Bình Định Bảng 4.1 : Thông số xây dựng bể thu gom Bảng 4.2: Thông số tính toán cho song chắn rác làm sạch bằng thủ công Bảng 4.3 : Thông số thiết kế song chắn rác Bảng 4.4: Các thông số thiết kế lưới chắn rác ( hình nêm) Bảng 4.5 : Catalogue về lưới chắn tinh của hãng PRO – Equipment Bảng 4.6 : Đường kính theo vận tốc khí trong ống Bảng 4.7 : Thông số xây dựng bể điều hòa Bảng 4.8 : Liều lượng chất keo tụ Bảng 4.9: Thông số xây dựng bể trộn chất keo tụ Bảng 4.10: Thông số thiết kế bể phản ứng vách ngăn Bảng 4.11: Thông số xây dựng bể phản ứng Bảng 4.12: Thông số xây dựng bể lắng 1 Bảng 4.13: Thông số xây dựng bể trung hòa Bảng 4.14: Các thông cơ bản tính toán aerotank kiểu xáo trộn hoàn toàn Bảng 4.15: Hệ số động học cho quá trình bùn hoạt tính Bảng 4.16: Kích thước điển hình của bể aerotank xáo trộn hoàn toàn Bảng 4.17: Thông số xây dựng bể aerotank Bảng 4.18: Thông số tính toán thiết kế bể lắng II Bảng 4.19: Tổng hợp tính toán bể lắng đợt II Bảng 4.20: Thông số xây dựng hồ xử lí bổ sung Bảng 4.21: Thông số thiết kế bể tiếp xúc vách ngăn Bảng 4.22 Thông số xây dựng bể chứa bùn Bảng 4.23: Các số liệu cơ bản bể nén bùn Bảng 4.24: Thông số xây dựng bể SBR Bảng 4.25: Thông số xây dựng bể nén bùn (phương án II) LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Đất nuớc đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để đạt được những mục tiêu đó Đảng và nhà nước ta đang từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp làm nền tảng vững chắc cho đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế. Quy mô của sự phát triển kinh tế là bao gồm cả tăng trưởng kinh tế trong trạng thái cân đối, bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển kinh tế trong tương lai. Hơn một thập kỷ qua, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế. Cho đến nay trên khắp mọi miền của đất nước mọc lên nhiều nhà máy, xí nghiệp góp phần đáng kể trong việc tăng doanh thu cho cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó Việt Nam đang phải đối mặt với một thực tế nan giải, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là một vấn đề thời sự bức xúc của xã hội, của các nhà quản lý, người sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Khu kinh tế Nhơn Hội tạo ra mối liên kết quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, là động lực thu hút đầu tư, phát triển năng động. Trong đó, dự án KCN Phú Tài được xác định là dự án tạo động lực phát triển KKT Nhơn Hội, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Cũng như những khu công nghiệp khác, khi đi vào hoạt động KCN Phú Tài sẽ phát sinh ra một khối lượng lớn các loại nước thải. Nếu không giải quyết tốt việc thoát nước, xử lý nước thải , sẽ gây ô nhiễm đối với nguồn nước và dẫn tới những hậu quả xấu gây thiệt hại về kinh tế cũng như môi trường sinh thái. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc thiết kế, xây dựng một KCN vững mạnh về kinh tế nhưng không làm ô nhiễm môi trường. Em đã thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài“ Thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung KCN Phú Tài-Tỉnh Bình Định”. 2. Mục tiêu của đề tài Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 6000m3/ngày đêm đạt QCVN 24-2009, nước thải loại A. 3. Nội dung đề tài - Xác định lưu lượng, thành phần, đặc tính nước thải của KCN Phú Tài - Lựa chọn CNXL nước thải phù hợp để xử lý thành phần ô nhiễm trong nước thải - Tính toán các công trình đơn vị - Thể hiện bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ chi tiết các công trình hạng mục - Tính toán chi phí xây dựng 4. Phương pháp thực hiện đề tài - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập và phân tích để đưa ra công nghệ xử lý phù hợp. - Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp. - Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, tính toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý. - Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc công nghệ xử lý nước thải. 5.Thời gian thực hiện đề tài Đề tài thực hiện trong vòng 12 tuần kể từ ngày 30/5/2011 đến ngày 21/8/2011 6. Giới hạn của đề tài Chỉ quan tâm đến các vấn đề về nước thải, không xử lý các vấn đề khí thải, chất thải rắn… CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI - BÌNH ĐỊNH 1.1.Giới thiệu về khu công nghiệp Phú Tài - Bình Định Miền Trung lâu nay được nói đến nhiều là vùng đất đầy tiềm năng và lợi thế, tuy nhiên vẫn còn là vùng kém phát triển so với hai trung tâm lớn của đất nước. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư các công trình trọng điểm, các kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội và với việc hình thành một số Khu kinh tế tại miền Trung đã thực sự tạo được sự khởi sắc cho vùng, khu vực miền Trung đã bắt đầu được nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu đăng ký đầu tư các dự án có quy mô lớn. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, khu kinh tế Phú Tài cùng với Quy Nhơn có vị trí địa lý kinh tế quan trọng, là cửa ngõ hướng ra hải phận quốc tế của vùng Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia và miền Trung Thái Lan thông qua tuyến Quốc lộ 19. KCN Phú Tài nằm trên quốc lộ 1 nối 2 miền đất nước, quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 8 km, sân bay Phù Cát 35 km, ga Diêu Trì 20 km, cảng Quy Nhơn 10km, thủ tục đầu tư đơn giản, chính sách thông thoáng, ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo và 10% trong 10 năm nữa, các dịch vụ viễn thông đầy đủ và giá cho thuê đất hấp dẫn...KCN Phú Tài sẽ là địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư lựa chọn. Dự án KCN Phú Tài được xác định là dự án tạo động lực phát triển KKT Nhơn Hội, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời, đánh dấu mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, mở ra cơ hội làm ăn giữa các doanh nghiệp TP.HCM và tỉnh Bình Định; tạo cơ hội cho người Việt Nam tiếp cận và ứng dụng các loại thiết bị công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại. Dự kiến khi đi vào hoạt động, các nhà máy trong KCN Phú Tài sẽ tạo ra doanh số khoảng 700 - 800 triệu USD/năm, nộp ngân sách từ 800 - 1.000 tỉ VND/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 - 30.000 lao động. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bình Định 1.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.1. Vị trí địa lý Khu kinh tế Phú Tài - bán đảo Phương Mai có vị trí địa lý được xác định trong khoảng toạ độ: từ 1090 11’ đến 1090 17’ Kinh độ Đông; từ 130 45’ đến 140 01’ Vĩ độ Bắc. Được giới hạn như sau: - Phía Bắc giáp Núi Bà, xã Cát Hải huyện Phù Cát. - Phía Nam giáp biển Đông. - Phía Tây giáp sông Phương Mai - Phía Đông giáp biển Đông. Bao gồm các xã: - Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và khu vực 9 phường Hải Cảng thuộc Thành phố Quy Nhơn.Thôn Huỳnh Giảng, xã Phước Hòa thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn huyện Tuy Phước. xã Cát Tiến, thôn Phú Hậu và thôn Chánh Hữu, xã Cát Chánh, thôn Vĩnh Hội và thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, huyện Phù Cát. 1.2.2. Địa hình, địa mạo Bán đảo Phương Mai là một cồn cát ngang ổn định, chỗ rộng nhất là 4,5km, chỗ hẹp nhất là 1km. Chiều dài của bán đảo khoảng 18km. Cao độ cao nhất là dãy núi Phương Mai ở phía Đông và phía Nam bán đảo là 315m. Cao độ thấp nhất là -0,3m (khu ruộng nuôi tôm ở phía Tây bán đảo). Khu vực vũng Mai Hương có độ sâu từ 0,2 - 1m. Địa hình có hướng dốc về hai phía Tây của bán đảo, với độ dốc từ 0,5% đến 10%. Phần bán đảo không bị ngập lụt rất thuận lợi cho việc xây dựng. 1.2.3. Điều kiện khí hậu Tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng nằm trong vùng khí hậu Trung Trung Bộ - Mùa đông: ít lạnh rõ rệt, chỉ so với Huế đã chênh lệch 3-40C, chế độ mưa ẩm chỉ đạt vào loại trung bình, lượng mưa trung bình năm vào cỡ 1600mm-1700mm. - Mùa hè: Điều kiện nhiệt độ như Bình Trị Thiên (cũ), khá đồng đều, có bốn tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 28oC. - Bão: Mùa mưa bão ở đây cũng rất dữ dội, thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 trong đó tháng 10 là tháng nhiều bão nhất. Nhận xét: Khí hậu nói chung có nhiều mặt thuận lợi hơn khí hậu Bình Trị Thiên, lượng mưa không quá nhiều, mùa Đông không có nhiệt độ quá thấp, nhiều nắng nhưng thời kỳ khô hạn cũng thường kéo dài gây nhiều khó khăn cho việc phát triển cây trồng ưa nước. - Một số đặc trưng khí hậu: + Nhiệt độ trung bình năm: 26,6 o C. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình: 24oC. + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 30,8 o C + Nhiệt độ tối cao nhất tuyệt đối: 39,9 oC + Nhiệt độ tối thấp nhất tuyệt đối: 17 oC + Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2521 giờ + Độ ẩm tương đối cao nhất: 83%. + Độ ẩm tương đối thấp nhất: 35,7%. + Độ ẩm tương đối trung bình: 78% + Lượng mưa trung bình năm 1600mm - 1700mm. - Gió: Mùa Đông thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc. Mùa hạ hướng gió Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong nửa đầu mùa hạ là hướng Tây đến Tây Bắc. 1.2.4. Hải văn Cũng như thành phố Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều, thời gian trong tháng khoảng 20 ngày nhật triều. Biên độ nhật triều từ 1,2 2,2m. Mùa mưa trùng với biên độ triều cường, có thể gây ra sự chênh lệch từ (0,40,6m). 1.2.5. Địa chất công trình Theo khảo sát sơ bộ vùng quy hoạch, cấu tạo địa chất tốt, chủ yếu là cát hạt mịn, cường độ chịu lực > 1,8kg/cm2. 1.2.6. Địa chấn Theo bản đồ địa chấn Việt Nam, khu vực bán đảo Phương Mai - thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được dự báo nằm trong vùng động đất cấp 6. 1.3. Hiện trạng khu kinh tế 1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích đất khu quy hoạch: 12000 ha. Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất khu kinh tế Diễn giải Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Đất khu dân cư nông thôn 268 2,23 Đất chuyên dụng 242 2,01 Đất nông nghiệp 1390 11,58 Đất núi Phương Mai 2570 21,41 Đất núi Bà 1275 10,62 Đầm Thị Nại 1715 14,29 Đất lâm nghiệp 1217 7,64 Đất chưa sử dụng 2723 22,69 Mặt biển 600 7,50 1.3.2. Phân vùng chức năng các loại hình công nghiệp Đất công nghiệp trong khu kinh tế Phú Tài có tổng diện tích 1000 ha (xây dựng toàn bộ trên cơ sở quỹ đất dành cho phát triển công ngiệp theo Điều chỉnh QHC thành phố Quy Nhơn), bao gồm: - Khu công nghiệp Phú Tài là 400 ha được phân bổ như sau: + Khu số 1: diện tích khoảng 165 ha, nằm sát sông Mai Phương dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp điện, điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật cao. + Khu số 2: diện tích khoảng 115 ha, nằm phía núi Phương Mai dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo thiết bị phụ tùng phục vụ công - nông nghiệp, lắp ráp - phụ tùng ôtô, xe máy. + Khu số 3: diện tích khoảng 135 ha, nằm phía núi Phương Mai dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. + Khu số 4: diện tích khoảng 135 ha, nằm ở về phía Nam tuyến đường trục Quy Nhơn - Nhơn Hội, dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp hoá chất và các kho bãi phục vụ công nghiệp. + Khu số 5: diện tích khoảng 120 ha, nằm kề cận khu số 3, dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp khác (chế biến gỗ, lâm đặc sản xuất khẩu, bao bì, trang bị TDTT, vv…). + Bên cạnh đó còn bố trí trung tâm điều hành khu công nghiệp dọc theo tuyến trục Đông - Tây, hướng về phía sông Mai Phương, có quy mô diện tích khoảng 10 ha. 1.4. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường 1.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường Các nguồn có khả năng gây ra ô nhiễm trong quá trình hoạt động của KCN bao gồm: Nước thải: Nước mưa thu gom trên toàn diện tích dự án Nước thải sinh hoạt của toàn bộ số người làm việc và sinh sống trong KCN Nước thải công nghiệp tạo ra từ quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Nước thải từ các công trình hạ tầng dịch vụ: xử lý nước cấp, khu nhiên liệu Khí thải: Khói thải từ quá trình đốt nhiên liệu: máy phát điện, đốt khí gas Ô nhiễm không khí từ các dây chuyền sản xuất Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải Tiếng ồn: Tiếng ồn sản xuất công nghiệp Tiếng ồn từ các máy phát điện, quạt gió, compressor,… Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải Nhiệt độ: Phát ra chủ yếu từ các nhà máy vật liệu mới, các thiết bị gia nhiệt như nồi hơi, thiết bị nung sấy, động cơ,… Chất thải rắn; Từ công nghệ sản xuất của nhà máy ( chất thải rắn công nghiệp) Từ trạm xử lý nước thải cục bộ và tập trung Chất thải rắn sinh hoạt 1.4.2 Biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường Môi trường nước Hệ thống thoát nước trong KCN được thiết kế theo hai hệ thống riêng Hệ thống thoát nước mưa và nước thải công nghiệp quy ước sạch Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp Môi trường khí Sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau: Hoàn thiện công nghệ, sử dụng công nghệ không có hoặc ít chất thải Quản lý và vận hành đúng Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm không khí Sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí Chất thải rắn và chất thải nguy hại Vấn đề xử lý chất thải rắn được giải qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUYET MINH.doc
  • dwgBE DIEU HOA.dwg
  • dwgbe lang li tam.dwg
  • dwgBE NEN BUN.dwg
  • dwgBE SBR 2.dwg
  • dwgBE TRUNG HOA.dwg
  • pptDANG THI DIEM CHI.ppt
  • dwgHO THU GOM.dwg
  • bakKEO TU - TAO BONG.bak
  • dwgKEO TU - TAO BONG.dwg
  • dwgkhu trung.dwg
  • bakSO DO CONG NGHE.bak
  • dwgSO DO CONG NGHE.dwg
  • dwgSO DO MAT BANG.dwg
Tài liệu liên quan