Đồ án Thiết kế trạm xử lý nước cấp xã bạch đằng huyện tân uyên tỉnh Bình Dƣơng

Với chính sách mở cửa, Đảng và nhà nước ta, đã từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển trên, quá trình đô thị hoá đã không ngừng phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ nói trên vẫn còn tồn tại những tiêu cực, hạn chế mà không một quốc gia đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể là ô nhiễm đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, cũng như hàng loạt các vấn đề môi trường khác cần được giải quyết. Hiện nay, tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch ở nước ta không nhiều, đa phần sử dụng nguồn nước tự nhiên chưa qua xử lý, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.Tại Bình Dương, nhu cầu sử dụng nước cả tỉnh vào khoảng 460.000m³ nước/ngày trong khi hệ thống nhà máy cấp nước của tỉnh nếu vận hành hết công suất cũng chỉ cung cấp được gần 210.000m³ nước cho các hộ dân và doanh nghiệp, số còn lại phụ thuộc vào nguồn nước ngầm lấy từ các giếng đào, giếng khoan. Tại cù lao Bạch Đằng huyện Tân Uyên Tỉnh Bình Dương, nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng đào và khoan , một số hộ sử dụng cả nước sông. vì vậy việc xây dựng một hệ thống cấp nước tập trung để đảm bảo sức khỏe cho người dân là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm.

pdf92 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế trạm xử lý nước cấp xã bạch đằng huyện tân uyên tỉnh Bình Dƣơng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƢỚC CẤP XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG SVTH: TẠ THỊ LÀI 1 GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG MSSV:09B1080141 CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Với chính sách mở cửa, Đảng và nhà nước ta, đã từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển trên, quá trình đô thị hoá đã không ngừng phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ nói trên vẫn còn tồn tại những tiêu cực, hạn chế mà không một quốc gia đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể là ô nhiễm đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, cũng như hàng loạt các vấn đề môi trường khác cần được giải quyết. Hiện nay, tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch ở nước ta không nhiều, đa phần sử dụng nguồn nước tự nhiên chưa qua xử lý, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.Tại Bình Dương, nhu cầu sử dụng nước cả tỉnh vào khoảng 460.000m³ nước/ngày trong khi hệ thống nhà máy cấp nước của tỉnh nếu vận hành hết công suất cũng chỉ cung cấp được gần 210.000m³ nước cho các hộ dân và doanh nghiệp, số còn lại phụ thuộc vào nguồn nước ngầm lấy từ các giếng đào, giếng khoan. Tại cù lao Bạch Đằng huyện Tân Uyên Tỉnh Bình Dương, nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng đào và khoan, một số hộ sử dụng cả nước sông. vì vậy việc xây dựng một hệ thống cấp nước tập trung để đảm bảo sức khỏe cho người dân là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Cù lao Bạch Đằng được bao bọc bởi 2 nửa của sông Đồng Nai và gần với TP.Hồ Chí Minh, thị xã Thủ Dầu Một và hồ thuỷ điện Trị An. Xã Bạch Đằng được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện địa lý khá thuận lợi, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây ăn trái và chăn nuôi. Bạch Đằng cũng là nơi rất thuận tiện để phát triển các lọai hình du lịch, đặc biệt là du lịch miền vườn, du lịch sinh thái. Để khai thác tiền năng sẵn có của Bạch Đằng gần đây chính quyền các cấp đã có định hướng phát triển xã Bạch Đằng, trong đó về xây dựng cơ bản sẽ đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm như giao thông, điện, nước, giáo dục…. 1.3. Nhiệm vụ của đồ án Thiết kế trạm xử lý nước cấp cho xã Bạch Đằng huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương công suất 1.200 m³/ngđ 1.4. Nội dung đồ án Thu thập và phân tích tài liệu, số liệu phục vụ thiết kế. Xác định cụ thể nhu cầu dùng nước của người dân. Khảo sát nguồn nước. Lựa chọn nguồn nước. Đề xuất công nghệ xử lý. Tính toán các công trình đơn vị. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƢỚC CẤP XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG SVTH: TẠ THỊ LÀI 2 GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG MSSV:09B1080141 Khái toán giá thành. Các biện pháp vận hành, quản lý và giải quyết vấn đề tại trạm cấp nước khi có sự cố xảy ra. Thiết kế bản vẽ. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƢỚC CẤP XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG SVTH: TẠ THỊ LÀI 3 GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG MSSV:09B1080141 CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Xã Bạch Đằng thuộc huyện Tân Uyên nằm bên bờ sông Đồng Nai, cách trung tâm huyện Tân Uyên khoảng 3.5 km, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 25 km. + Phía Bắc giáp thị trấn Tân Uyên. + Phía Nam giáp Bình Hòa huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. + Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. + Phía Tây giáp xã Khánh Bình. Hình 2.1 : Bản đồ xã Bạch Đằng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƢỚC CẤP XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG SVTH: TẠ THỊ LÀI 4 GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG MSSV:09B1080141 2.1.2. Điều kiện khí hậu Tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Tân Uyên nói riêng mang đặc trưng khí gió mùa nhiệt đới. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Bức xạ tổng cộng hàng tháng từ 10,2 Kcal đến 14,2 Kcal. Nhìn chung lượng bức xạ dồi dào, biến động ít giữa các mùa và tương đối ổn định giữa các năm. Số giờ nắng trong năm 2400 ~ 2700 giờ. Nhiệt độ trung bình năm 26,90C. Lượng mưa trung bình hằng năm 1.856mm, số ngày mưa 113 ngày. Độ ẩm tương đối 82,5 ÷ 90% trong mùa mưa và 65 ÷ 80% trong các tháng mùa khô. Độ ẩm thấp nhất 35÷45%. Hướng gió chủ đạo là gió Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Nhìn chung khí hậu Bạch Đằng khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, đặc biệt là các cây trồng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điểm hạn chế lớn về khí hậu thời tiết ở Bạch Đằng là mưa lớn, phân bố theo mùa. Mưa tập trung, cường độ mưa lớn triều cường của sông Đồng Nai làm cho các vùng đất trũng ven sông bị ngập lụt, gây thiệt hại khá lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân một số hộ ven sông. Ngược lại mùa khô lượng mưa không đáng kể làm cho sản xuất nông nghiệp bị đình trệ ở một số ấp trong xã. 2.1.3. Điều kiện địa hình Địa hình xã Bạch Đằng là vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo sông Đồng Nai. Đây là vùng đất tương đối thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc từ 30 - 150, cao độ trung bình 7,5m, dốc dần từ trung tâm xã dốc về các phía. Riêng khu vực ven sông Đồng Nai có cao độ thấp từ 3,5 – 4,5 m. Toàn bộ địa hình nằm trên dạng địa hình san bằng do sự bồi đắp của sông Đồng Nai. 2.1.4. Điều kiện địa chất Qua quan sát ngoài hiện trường và phân tích kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý cuả các lớp đất đá, cũng như tham khảo các tài liệu điạ chất công trình đã tiến hành trong vùng, thấy rằng khu vực khảo sát được cấu tạo bởi các trầm tích nguồn gốc sông - biển tuổi Holocene (qh) và Pleistocen, với thành phần đại diện là sét, cát hạt mịn đến trung, sét pha. Đối chiếu kết quả phân tích tính chất cơ lý với tiêu chuẩn phân loại đất TCVN và kết hợp vơí mô tả đất đá ngoài hiện trường có thể chia đất đá cuả khu vực khảo sát trong phạm vi chiều sâu nghiên cứu (20m) ra thành các lớp như sau: Lớp 1: Sét, nâu vàng, xám vàng: Lớp này gặp ở trên mặt, phát triển từ trên mặt đến độ sâu 5,3m tại lỗ khoan K1, đến độ sâu 5,1m tại lỗ khoan K2 và đến 12,0m tại lỗ khoan K3, xem mặt cắt địa chất và cột địa tầng các lỗ khoan kèm theo. Chiều dày trung bình là 7,13mét. Thành phần là sét màu nâu vàng, xám vàng, trạng thái nửa cứng. Phụ lớp 1a: Sét pha cát, màu nâu vàng: Lớp này phân bố trực tiếp dưới lớp 1, gặp ở độ sâu từ 3,3m đến 4,7m, chỉ xuất hiện tại lỗ khoan K3, xem mặt cắt địa chất và cột địa tầng các lỗ khoan kèm theo. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƢỚC CẤP XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG SVTH: TẠ THỊ LÀI 5 GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG MSSV:09B1080141 Chiều dày lớp là 1,40 mét. Thành phần chủ yếu là sét pha cát, màu vàng nâu, trạng thái nửa cứng. Lớp 2: Cát hạt mịn đến trung, lẫn bụi sét: Lớp này phân bố trực tiếp dưới lớp 1, gặp ở độ sâu từ 5,3m đến 8,2m tại lỗ khoan K1; từ độ sâu 5,1m đến 8,3m tại lỗ khoan K2, không xuất hiện ở lỗ khoan K3, xem mặt cắt địa chất và cột địa tầng các lỗ khoan kèm theo. Chiều dày trung bình là 3,05 mét. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn đến trung, lẫn bụi sét, trạng thái chặt vừa. Lớp 3: Sét pha cát, màu xám, xám vàng: Lớp này phân bố trực tiếp dưới lớp 2, gặp ở độ sâu từ 8,2m đến 12,7m tại lỗ khoan K1; từ độ sâu 8,3m đến 12,5m tại lỗ khoan K2, không xuất hiện ở lỗ khoan K3, xem mặt cắt địa chất và cột địa tầng các lỗ khoan kèm theo. Chiều dày trung bình là 4,35 mét. Thành phần chủ yếu là sét pha cát, màu xám, xám vàng, trạng thái nửa cứng. Lớp 4: Cát trung đến thô lẫn bụi sét: Lớp này phân bố trực tiếp dưới lớp 3, gặp ở độ sâu từ 12,7m đến 16,0m tại lỗ khoan K1; từ độ sâu 12,5m đến 16,5m tại lỗ khoan K2, dưới lớp 1, gặp ở độ sâu từ 12,0m đến 15,0m tại lỗ khoan K3, xem mặt cắt địa chất và cột địa tầng các lỗ khoan kèm theo. Chiều dày trung bình là 3,43 mét. Thành phần chủ yếu là cát trung đến thô lẫn bụi sét, trạng thái chặt vừa.: Lớp 5: Sét màu nâu vàng, xám vàng: Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan thăm dò phân bố trực tiếp dưới lớp 4, gặp ở độ sâu từ 16,0m đến hết chiều sâu khoan (20,0m) tại lỗ khoan K1; từ độ sâu 16,5m đến hết chiều sâu khoan (20,0m) tại lỗ khoan K2, từ độ sâu 15,0m đến hết chiều sâu khoan (20,0m) tại lỗ khoan K2, xem mặt cắt địa chất và cột địa tầng các lỗ khoan kèm theo. Chiều dày lớp chưa xác định hết. Thành phần chủ yếu là sét màu nâu vàng, xám vàng, trạng thái nửa cứng. Kết quả tính toán sức chịu tải quy ước của đất nền tại khu vực khảo sát đối với các lớp khi giả định chiều rộng móng b =1m và chiều sâu đặt móng d= 2,0mét thì sức chịu tải quy ước tương ứng là: Lớp 1: R0= 2,86 kG/cm 2 Lớp 1a: R0= 2,65 kG/cm 2 Lớp 3: R0= 2,80 kG/cm 2 Lớp 5: R0= 3,65 kG/cm 2 Như vậy vùng có điều kiện nền tương đối tốt, khi xây dựng các loại công trình công nghiệp, cao tầng phải xử lý móng để ngăn ngừa các hiện tượng lún ướt, khi đất bị tẩm ướt dưới tải trọng có thể giảm của các lớp. Phương pháp xử lý nào còn tuỳ thuộc vào qui mô của các công trình cụ thể nhưng nhìn chung là chi phí xử lý không tốn kém. Vùng có cốt cao lớn trung bình trên 6m so với mực nước biển, điều kiện thoát nước cũng tốt nên rất an toàn cho các công trình xây dựng. Tóm lại, đây là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi cho xây dựng, khi thiết kế xây dựng phải tính toán thiết kế chi tiết theo kết quả khảo sát đã có. Việc giám sát TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƢỚC CẤP XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG SVTH: TẠ THỊ LÀI 6 GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG MSSV:09B1080141 xây dựng phải tiến hành nghiêm túc đúng theo thiết kế thì công trình mới bảo đảm an toàn. 2.1.5. Điều kiện địa chất thủy văn Căn cứ vào kết quả thi công lỗ khoan K1 và các công trình khoan khai thác lớn nhỏ xung quanh, đặc điểm phân bố các tầng địa chất và địa chất thủy văn của vùng được mô tả như sau: 1.1 Phức hệ chứa nƣớc Holocen (QIV). Phức hệ chứa nước Holocen là nước lỗ hổng, được lộ trên mặt và phân bố trên toàn diện tích. Đất đá Holocen đa nguồn gốc, chúng phủ trên các trầm tích cổ hơn Pleistocen. Chiều dày tại lỗ khoan thăm dò là 9,0 mét. Thành phần chủ yếu là bột, sét bột đôi chỗ có các thấu kính cát mịn lẫn sạn sỏi hoặc sét có chứa mùn hữu cơ. Các trầm tích hạt mịn ở phần trên và hạt thô hơn nằm ớ phần dưới (xem mặt cắt địa chất thủy văn và biểu đồ giếng khoan) Kết qủa nghiên cứu tại các giếng trong phức hệ này cho thấy có tỷ lưu lượng rất nhỏ và đây là tầng chứa nước rất nghèo có lưu lượng nhỏ từ 1 - 2m3/h. Nước có quan hệ trực tiếp với nước mặt có chất lượng kém, có tổng độ khoáng hóa khoảng < 0,5 g/l , tuy nhiên nước luôn bị ô nhiễm do nước mặt. Khả năng sử dụng rất hạn chế. 2.2. Phức hệ chứa nƣớc Pleistocen (QI-III). Phức hệ chứa nước Pleistocen là nước lỗ hổng, không lộ trên mặt mà nằm dưới Holocen. Chúng phân bố trên toàn bộ vùng nghiên cứu. Đất đá Pleistocen đa nguồn gốc, chúng phủ trên các trầm tích cổ hơn Pliocen. Chiều dày khoảng 6 mét. Thành phần chủ yếu là bột, cát mịn. Các trầm tích hạt mịn ở phần trên và hạt thô hơn nằm ớ phần dưới. Kết qủa nghiên cứu tại các giếng trong phức hệ này cho thấy có tỷ lưu lượng lớn, thực tế đây là tầng chứa nước tốt. Nước có quan hệ trực tiếp với nước mặt của sông Đồng Nai thường biến đổi về chất lượng cũng như động thái. Nước có tổng độ khoáng hóa < 0,5g/l. Tóm lại phức hệ chứa nước Pleistocen có diện phân bố rộng, chiều dày nhỏ, chứa nước tương đối tốt, nhưng do nước quan hệ trực tiếp với nước mặt nên dễ bị ảnh hưởng bởi chất thải trên mặt. 2.3. Tầng chứa nƣớc Plioxen (N2). Tầng chứa nước này được phân bố rộng khắp diện tích trong vùng và nó nằm trực tiếp dưới phức hệ Pleistocen. Trong toàn vùng nó nằm chỉnh hợp trên địa tầng Mioxen (MZ). Thành phần đất đá của trầm tích này cũng biến đổi phức tạp do có nguồn gốc trầm tích sông lẫn sông - biển. Trên cùng là lớp bột sét chiều dày tại lỗ khoan đo được là 13 mét. Lớp bột sét này tồn tại hầu như trên toàn bộ diện tích cuả tầng chứa nước và sâu dần về phía Nam. Dưới là lớp cát lẫn sạn sỏi đôi chỗ soi thạch anh thường bắt gặp tại độ sâu 28 mét. Chiều dày thường thay đổi khác nhau theo diện, tại lỗ khoan là 5 m. Do sự biến đổi về thạch học và địa tầng và đặc biệt chúng nằm ở độ sâu lớn, nươc thuộc loại áp lực cao nên mùa khô hay mùa mưa không bị ảnh hưởng khả năng cấp nước . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƢỚC CẤP XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG SVTH: TẠ THỊ LÀI 7 GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG MSSV:09B1080141 Kết qủa nghiên cứu cho thấy lưu lượng đạt từ 6,0 đến 9 l/s. Hệ số dẫn áp (Km) của tầng này từ 400 – 500, trung bình khoảng 450 m2/ngày. Kết quả phân tích hóa học nước cho thấy nước trong tầng này cũng thuộc loại phân bố phức tạp, nước nhạt thường có độ tổng khoáng hóa 0,218 g/l, hàm lượng clo từ nhỏ 8,86 mg/l; Hàm lượng sắt nhỏ, tổng sắt là 9,5 mg/l; Độ pH thấp và bằng 5,9; Nước trong không màu, không mùi, vị nhạt. Như vậy về chất lượng nguồn nước này tốt có các hàm lượng các nguyên tố phù hợp với tiêu chuẩn cấp nước trừ hàm lượng sắt nhưng có thể xử lý bằng phương pháp thông dụng. Kết quả phân tích vi sinh cho tổng vi khuẩn ký khi sinh H2S 37 oc/24h/g = 0, tổng số coliformes 37oc/48h là 100, coliform foec là 95 các vi khuẩn khác đều không có. Các kim loại nặng như Cu, Pb , Zn, Hg v.v. đều nhỏ hơn giới hạn cho phép sử dụng cho nước sinh hoạt của Bộ Y tế qui định. Mực nước tĩnh của tầng thường từ 5 - 6 mét, mực nước tĩnh tại lỗ khoan là 5.82m. Mực nước hạ thấp là 6,68 mét. Nước có quan hệ trực tiếp với nước mặt, nguồn cấp chủ yếu cho tầng là từ nước sông Đồng Nai thấm theo biên ngang. Do vậy khả năng khai thác phục vụ cấp nước sẽ ổn định hơn. Kết quả tính trữ lượng tiềm năng của tầng này ngoài khu vực Bạch Đằng cho thấy tầng có trữ lượng trung bình. Tóm lại đây là tầng chứa nước có mức độ chứa nước trung bình đến giàu nước, nhưng không có khả năng khai thác tập trung được, trong phạm vi của vùng nghiên cứu diện phân bố rất rộng, việc đầu tư nghiên cứu phục vụ cho khai thác cần được tiến hành chi tiết. 2.4. Tầng chứa nƣớc đá móng (MZ). Tầng chứa nước này được phân bố rộng khắp diện tích trong vùng và nó nằm trực tiếp dưới tầng Pliocen. Thành phần đất đá phần trên tiếp giáp với pliocen là đất đá phong hóa từ đá gốc gồm đá cát bột kết phong hóa nứt nẻ chứa nước chiều dày thường từ 7 - 10 mét. Dưới là lớp đá cát kết cứng chắc chưa bị phong hoá đặc xít khả năng chứa nước rất kém. Tóm lại: Trong vùng có 4 địa tầng chứa nước trong đó có hai địa tầng chứa nước là Pleistocen và Pliocen có khả năng chứa nước tốt và có triển vọng khai thác phục vụ cho các đối tượng trong nên kinh tế quốc dân. Trong phạm vi xã Bạch Đằng hai tầng này là đối tượng nên được đầu tư nghiên cứu chi tiết sau này đáp ứng được yêu cầu cơ bản cho việc đánh giá trữ lượng khai thác. Vì vậy dựa vào kết quả này chúng tôi chọn phức hệ chứa nước gồm hai tầng chứa nước pleistocen và Pliocen là các tầng sản phẩm của báo cáo này. Ngay tại vị trí giếng khoan khảo sát thăm dò cũng tồn tại bốn phân vị địa tầng địa chất thủy văn như trên. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƢỚC CẤP XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG SVTH: TẠ THỊ LÀI 8 GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG MSSV:09B1080141 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.2.1. Hiện trạng đất đai Bạch Đằng là một xã nông nghiệp, có tổng diện tích là 1.075,9 ha bao gồm đất ở, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. + Đất nông nghiệp chiếm : 771,76 ha (71,67%) + Đất chuyên dùng : 74,13 ha (6,88%) + Đất ở : 40,003 ha (3,71%) + Đất chưa sử dụng : 190,94 ha (17,73%) 2.2.2. Hiện trạng dân số Theo báo cáo tổng kết về tình hình KT – XH của Xã năm 2010, toàn xã có 1.407 hộ với 5.627 nhân khẩu, được phân bổ trên 4 ấp . Ấp 1: tổng số hộ 287, dân số 1.148 người; Ấp 2: tổng số hộ 363, dân số 1.452 người; Ấp 3: tổng số hộ 243, dân số 970 người. Ấp 4: tổng số hộ 514, dân số 2.057 người. Dân cư phần lớn tập trung khu vực bên bờ sông (ấp 2), tập trung dọc đường xã nhiều nhất là khu vực bến phà (ấp 1). Xã Bạch Đằng có chỉ số tăng chung là 1,27%. Dân số khu vực trung tâm xã chiếm 40 – 50%. Dự báo tăng dân số theo khả năng phát triển tự nhiên có kết hợp tăng cơ học Tỷ lệ tăng tự nhiên : 0,88 %/năm . Tỷ lệ tăng cơ học : 0,39 %/năm Tỷ lệ tăng dân số tổng cộng : k = 0,88 + 0,39 = 1,27% Như vậy tính theo tăng tự nhiên và cơ học dân số đến năm 2020 sẽ là : 6.383 người. Đối tượng sử dụng nước phần lớn là khu vực có dân cư tập trung đông đúc 2.2.3. Hiện trạng nhà ở Các công trình nhà ở xã Bạch Đằng cũng như hầu hết các công trình nhà ở các xã Nông thôn, chủ yếu là nhà cấp 3 và 4 chiếm 80%-95%, riêng khu vực trung tâm xã cũ có một vài nhà cao 2 tầng. Nhìn chung xã Bạch Đằng có mật độ phân bố nhà cửa, dân cư tương đối phân bổ dọc theo 2 bên đường chính thuộc ấp 2 và ấp 3; ấp 1 dân cư tập trung chủ yếu một bên đường chính của xã. Các nhà dân ở đây mang dáng dấp nửa nông thôn, nửa thành thị. 2.2.4. Hiện trạng cấp nước Xã Bạch Đằng chưa có Hệ thống cấp nước tập trung sạch, để có nước phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất, nhân dân trong Xã có 498 giếng đào chiếm 41%, dùng 722 giếng đóng chiếm 59% và có một số hộ sử dụng cả nước sông, các giếng đào này có trữ lượng nước tốt, nhưng chất lượng nước không tốt có một số chỉ tiêu không đạt theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt như hàm lượng cặn lơ lửng cao, hàm lượng sắt Fe2+ cao và chỉ tiêu vi sinh chưa đạt. Ngoài ra do các giếng khoan này khoan ở tầng nước ngầm không áp, mạch hở nên rất dễ bị ô nhiễm bởi nước sinh hoạt, sản xuất ra. Tóm lại nguồn nước ngầm là nguồn cấp nước chủ yếu của xã nhưng chưa được xử lý và đầu tư đúng mức nên không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cũng như chưa đáp được nhu cầu cấp nước hiện tại và trong tương lai. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƢỚC CẤP XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG SVTH: TẠ THỊ LÀI 9 GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG MSSV:09B1080141 2.2.5. Hiện trạng thoát nước Xã Bạch Đằng cũng như các xã ở trong huyện chưa có hệ thống thoát nước, nước thải sinh hoạt ở đây chủ yếu được xả thẳng ra các mương hở bằng đất, ruộng đồng hoặc ao hồ sau đó theo các kênh rạch đổ ra sông Đồng Nai. 2.2.6. Hiện trạng giao thông Xã Bạch Đằng có tuyến đường liên xã, đường láng nhựa cấp III, mặt đường rộng 6m. Tổng chiều dài đường giao thông toàn xã là 38,783 km. Chiều dài đã được láng nhựa khoảng là 17,5 km. Hiện nay chất lượng đường chính đang xuống cấp khoảng 6-7 km. Do đó việc giao thông còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra còn có một số đường giao thông nông thôn chưa láng nhựa dài 21,28km. Nhưng chất lượng đường này còn tương đối tốt. 2.2.7. Hiện trạng điện Xã Bạch Đằng đã có hệ thống lưới điện quốc gia, đường dây điện trung thế 20 KV, đường dây hạ thế 220 V, bình hạ thế 19 bình. Đảm bảo cung cấp điện cho hơn 1407 hộ chiếm 100% tổng số hộ trong xã. Tuy nhiên hệ thống đường dây hạ thế không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, khoảng cách từ bình hạ thế đến các phụ tải quá xa, tổn thất điện năng lớn. Cần phải làm mới, nâng cấp một số tuyến nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng điện phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. 2.2.8. Tình hình Kinh tế - Xã hội Cơ cấu kinh tế của xã Bạch Đằng là Nông nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_BachDang.pdf
  • pdf0_hutech-bia.pdf
  • doc1_MỤC LỤC.doc
  • pdf2_LOI CAM ON.pdf
  • pdf4_tieu chuan ve sinh an uong cua bo y te[1].pdf
  • pdf5_Tieuchuanvesinhnuocsach09-2005BYT.pdf
  • pdf6_BOM_Grundfos.pdf
  • dwgBachDang.dwg
  • dwgBachDang_ViTriA4.dwg
  • docBM05-QT04-DT Phieu giao de tai.doc
  • docBM07-QT04-DT Nhan xet cua GVHD.doc
  • docBM09-QT04-DT Phieu cham DATN.doc
Tài liệu liên quan