Đồ án Thiết kế trạm xử lý nước thải cho xưởng sản xuất gia công, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật công suất 100m3/ngày đêm

Môi trường và các vấn đề về môi trường là đề tài được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm bởi vì môi trường và con người có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Môi trường ảnh hưởng và chi phối một cách trực tiếp đến đời sống con người và ngược lại. Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường lại càng được quan tâm sâu sắc bởi những ảnh hưởng của nó đến đời sống con người đang chuyển biến theo chiều hướng xấu đi mà một trong những nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người. Ở nước ta, trong giai đoạn côngnghiệp hóa, ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp đang ở mức báo động. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp có công nghệ sản xuất, trang thiết bị lạc hậu, không đồng đều dẫn đến sự lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu, đồng thời thải ra nhiều phế liệu gây ô nhiễm đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay việc giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra là nhiệm vụ cấp bách. Trong đó giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải là rất quan trọng, cần phải được nghiên cứu đầu tư một cách nghiêm túc để đưa ra các biện pháp xử lý nước thải phù hợp với điều kiện kinh tế và có hiệu quả cao. Một trong những ngành công nghiệp cần sự quan tâm, đầu tư để xử lý nước thải đó là công nghiệp sản xuất gia công đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Đặc trưng của nước thải sản xuất gia công đóng gói thuốc bảo vệ thực vật là mức độ ơ nhiễm lớn do có chứa nhiều hợp chất hữu cơ mạch vòng khó phân hủy. Do tính chất trên nếu không xử lý triệt để thì về lâu về dài lượng nước thải này sẽ tích tụ, gây ô nhiễm dến các nguồn nước xung quanh và ảnh hường đến sức khoẻ cuả cộng đồng xung quanh. Do đó việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở sản xuất gia công đóng gói thuốc bảo vệ thực vật là vô cùng cần thiết và cấp bách.

doc150 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế trạm xử lý nước thải cho xưởng sản xuất gia công, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật công suất 100m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường và các vấn đề về môi trường là đề tài được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm bởi vì môi trường và con người có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Môi trường ảnh hưởng và chi phối một cách trực tiếp đến đời sống con người và ngược lại. Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường lại càng được quan tâm sâu sắc bởi những ảnh hưởng của nó đến đời sống con người đang chuyển biến theo chiều hướng xấu đi mà một trong những nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người. Ở nước ta, trong giai đoạn côngnghiệp hóa, ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp đang ở mức báo động. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp có công nghệ sản xuất, trang thiết bị lạc hậu, không đồng đều dẫn đến sự lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu, đồng thời thải ra nhiều phế liệu gây ô nhiễm đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay việc giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra là nhiệm vụ cấp bách. Trong đó giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải là rất quan trọng, cần phải được nghiên cứu đầu tư một cách nghiêm túc để đưa ra các biện pháp xử lý nước thải phù hợp với điều kiện kinh tế và có hiệu quả cao. Một trong những ngành công nghiệp cần sự quan tâm, đầu tư để xử lý nước thải đó là công nghiệp sản xuất gia công đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Đặc trưng của nước thải sản xuất gia công đóng gói thuốc bảo vệ thực vật là mức độ ơ nhiễm lớn do có chứa nhiều hợp chất hữu cơ mạch vòng khó phân hủy. Do tính chất trên nếu không xử lý triệt để thì về lâu về dài lượng nước thải này sẽ tích tụ, gây ô nhiễm dến các nguồn nước xung quanh và ảnh hường đến sức khoẻ cuả cộng đồng xung quanh. Do đó việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở sản xuất gia công đóng gói thuốc bảo vệ thực vật là vô cùng cần thiết và cấp bách. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: Đề xuất phương án xử lý nước thải cho công ty TNHH TM SX Thôn Trang huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, công suất 100m3/ngày đêm đạt tiêu chuẩn QCVN 24 – 2009 cột B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Khảo sát điều tra thực tế tại công ty, thu thập số liệu liên quan Lựa chọn phương pháp xử lý tối ưu Tính toán thiết hế các công trình đơn vị. Dự tóan giá thành xây dựng hệ thống GIỚI HẠN ĐỀ TÀI : Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho xưởng sản xuất gia công, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Thôn Trang (huyện Đức Hòa tỉnh Long An) công suất 100m3/ngày đêm Chỉ tính toán tham khảo trên giấy, chưa xây dựng và vận hành. Giới hạn về thời gian: 12 tuần Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH TM SX THÔN TRANG HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN 1.1. Giới thiệu về công ty TNHH TM SX Thôn Trang 1.1.1 Giới thiệu về công ty Vị trí địa lý: Vị trí nhà xưởng tọa lạc tại Lô MB3-2, KCN Đức Hòa 1, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với tổng diện tích 12.270 m2 (đã trừ lộ giới). Phía Đông : Giáp Công ty Kiên Nam; Phía Tây : Giáp Đường nội bộ số 5 và đất công nghiệp liền kề; Phía Nam : Giáp Công ty Đồng Xanh; Phía Bắc : Giáp Đường nội bộ số 4 và đất công nghiệp liền kề Cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất Tổ chức quản lý được hình thành dần dần từ khi thi công dự án cho đến khi dự án đi vào hoạt động. Trong suốt quá trình hoạt động vẫn còn nhiều khả năng thay đổi tổ chức, nhân sự cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. Hình 1.1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất của dự án. Công suất: Công suất thiết kế của dự án phụ thuộc nhu cầu của thị trường, công suất dự kiến của nhà xưởng khoảng 2.000 tấn sản phẩm/năm. Trong năm đầu, dự kiến công ty chỉ đạt công suất 80%, tương đương 1.600 tấn sản phẩm. Những năm tiếp theo, tùy tình hình chung của thị trường và mức độ ổn định trong dây chuyền sản xuất, công ty sẽ nâng dần công suất cho đến khi đạt 100% theo thiết kế. Mức ổn định chỉ có thể tính toán khi công ty đạt 100% công suất theo thiết kế tương đương 2.000 tấn sản phẩm. Sản phẩm: Sản phẩm chính của thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các dạng sản phẩm: thuốc trừ sâu (vibam 5g, vibasa 50 ec, visumit 5D, vifuran 3g, …), thuốc trừ cỏ (Vi 2,4-D, visofat 4801, …), thuốc trừ bệnh (viben 50 WP, vionyl 72 WP, …) ở các dạng phổ biến như lỏng và bột được định lượng và đóng gói ở dạng chai, bao nhôm hoặc bao bì dạng khô. Các loại thuốc này không nằm trong danh mục cấm của Nhà nước theo Thông tư số 20/2009/TT-BNN ngày 17/4/2009 về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09 ngày 03/3/2009 của Bộ Nông nghiệp - PTNT về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 1.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Công đoạn sản xuất của nhà máy bao gồm các bước sau: Công đoạn phân tích, pha chế tại phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm có chức năng chính như sau: đây là nơi phân tích, pha chế, định lượng để tạo ra các sản phẩm khác nhau theo yêu cầu của sản phẩm. Tại đây được trang bị các thiết bị như: dụng cụ khuấy trộn, dụng cụ nghiền, cân định lượng, … Sau thời gian nghiên cứu phân tích, yêu cầu đầu vào được chuyển cho bộ phận pha chế. Tại bộ phận pha chế, từ yêu cầu của sản phẩm, các kỹ sư sẽ thiết kế tỷ lệ phối trộn nguyên liệu tùy theo từng sản phẩm, từ đó sẽ hình thành yêu cầu về chủng loại cũng như số lượng nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm. Phối trộn nguyên liệu theo tỷ lệ phối trộn tùy theo từng sản phẩm. Nguyên liệu chủ yếu là các nguyên liệu thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc trừ bệnh ở các dạng: lỏng, bột, các sản phẩm pha chế, dung môi. Do sản phẩm của công ty sản xuất là một trong những cấu thành tạo nên sự thành công của nền nông nghiệp nước nhà nên nguồn cung cấp nguyên liệu phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất, nguyên liệu không có lỗi, đồng nhất, uy tín và chất lượng. Định lượng, đóng gói: các nguyên liệu theo tỷ lệ phối trộn tùy theo từng sản phẩm sẽ được định lượng theo danh mục thuốc. Tùy theo dạng thành phẩm, các loại sản phẩm sẽ được vô chai nếu là dạng nước hoặc đóng gói nếu là dạng bột. Bao bì dùng trong định lượng, đóng gói được gia công hoàn chỉnh bởi các nhà cung cấp chuyên nghiệp. KCS – nhập kho, lưu kho: các sản phẩm cấu thành phải được bộ phận KCS kiểm tra các yêu cầu về định lượng, bao gói, … Các sản phẩm đạt yêu cầu mới được lưu kho để cung cấp cho khách hàng. Bao bì hư, hóa chất bay hơi chứa chất hữu cơ trong thuốc BVTV: photpho hữu cơ, carbamate, xylen, … Hình 1.2:Dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng Bao bì hư, hóa chất bay hơi: photpho hữu cơ, carbamate, xylen, alcohol, … Máy khuấy trộn Máy sang chai Máy hàn miệng bao Bao bì, đóng gói (lớn) KCS Lưu kho Ồn; bụi; hóa chất bay hơi như: photpho hữu cơ, carbamate, xylen, alcohol, …; nước thải Hóa chất bay hơi, bao bì hư, sản phẩm hư Bao bì hư, sản phẩm hư Nguyên liệu Bao bì chứa chất BVTV Ồn, hóa chất bay hơi, chai lọ hư,nước thải Nguyên liệu dư (rắn) Bao bì, hoá chất bay hơi Bao bì hư, hóa chất bay hơi chứa chất hữu cơ trong thuốc BVTV Nguyên liệu Máy khuấy trộn Máy nghiền Máy định lượng, đóng bao Bao bì, đóng gói dạng lớn KCS Lưu kho Ồn, bụi, hóa chất bay hơi chứa chất hữu cơ trong thuốc BVTV Ồn, hóa chất bay hơi Hóa chất bay hơi, bao bì hư, sản phẩm hư Bao bì hư, sản phẩm hư Bao bì chứa chất BVTV Hình 1.3Dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật dạng bột Các trang thiết bị máy móc: Máy móc dùng trong sản xuất gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật được trang bị mới hoàn toàn và được cung cấp bởi các nước Châu Á như Đài Loan và Việt Nam với lợi thế là giá thành rẻ, chi phí chuyển giao công nghệ thấp, phù hợp với trình độ chung của công nhân. Bảng 1.1: Danh mục máy móc thiết bị Loại thiết bị Đơn vị Số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Công suất Máy in phun Cái 02 Đài Loan 2009 3 KW Máy siêu cao tần Cái 02 Đài Loan 2009 3 KW Máy hàn miệng bao Cái 04 Trung Quốc 2009 1 KW Máy đóng gói Cái 04 Việt Nam 2009 3 KW Hệ thống sang chai lớn Cái 05 Trung Quốc 2009 5 KW Hệ thống sang chai nhỏ Cái 05 Trung Quốc 2009 3 KW Máy khuấy trộn Cái 02 Đài Loan 2009 1 KW Máy vi tính Cái 20 Trung Quốc 2009 2 KW Máy phân tích Cái 02 Đài Loan 2009 5 KW Nguồn: Dự án đầu tư nhà xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV, 2009. 1.1.3 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu Nhu cầu nguyên vật liệu và hóa chất: Nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất của Công ty là các loại thuốc bảo vệ thực vật đậm đặc, dạng lỏng, bột. Các nguyên liệu này khi đưa về nhà máy sẽ được pha chế cùng với dung môi ra sản phẩm thương mại ở dạng lỏng. Riêng nguyên liệu dạng bột sẽ được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp với các chất độn cho ra sản phẩm thương mại ở dạng rắn. Lượng nguyên liệu cần thiết cung cấp cho hoạt động sản xuất của Công ty được trình bày trong bảng 1.2 . Bảng 1.2: Nhu cầu nguyên liệu và hóa chất phục vụ sản xuất. STT Nguyên liệu Tên thương phẩm Số lượng (tấn/năm) Năm thứ 1 Năm hoạt động ổn định I Thuốc trừ sâu 544 680 1 Quinalphos Ekalux 20 AF Ekalux 5G 142 187 2 Chlorpyrifos Pyrinex 20 EW 100 126 3 Silafluofen Silatop 20 EW 79 98 4 Cyromazine Trigard 57 BHN 157 196 5 Propargite Comite(R) 73 EC 66 73 II Thuốc trừ cỏ 616 770 1 Anilofos Ricozin 30 EC 49 62 2 Alachlor + Ametryn Lasso 48 EC 46 57 3 Acetochlor (min 93,3%) Antico 500 ND 120 150 4 Acetochlor + Bensulfuron Methyl 2,4% Acenidax 17 WP 136 170 5 Altrazine (min 96%) Gesaprim 80 WP, 500 FW 93 116 6 Bromacil Hyvar-X 80 WP 46 57 7 Butachlor 3,75% + 2,4 D 3,1% Century 6.85 G 80 98 8 Butachlor 40% + propanil 20% Vitanil 60 ND 46 60 III Thuốc trừ nấm, bệnh 264 330 1 Fthalide 20% (15%) + Kasugamycin Kasai 21,2 WP; 16,2 SC 26 33 2 Hexaconazole (min 85%) Anvin An nong 5 SC BrightCo 5 SC Forwavil 5 SC 44 45 3 Imibenconazole (min 98,3%) Manage 5 WP, 15 WP 26 33 4 Iminoctadine (93%) Bellkute 40 WP Cantazin 50 EC Kian 50 EC 30 37 5 Iprobenphos (min 94%) Kitatigi 50 ND, 5H, 10H Kitazin 50 EC, 17G Tipozin 50 EC 49 61 6 Iprodione (min 96%) Rovral 50 WP, 500 WG, 750 WG 25 32 7 Copper Hydrocide Hidrocop 77 WP 27 34 8 Streptomycin + Copper Oxychloride Batocide 12 WP 44 55 IV Các loại thuốc khác 176 220 1 α – Naphthyl Acetic Acid + β – Naphthoxy Acetic Acid + ZnSO4 + MgSO4 + CuSO4 + NPK Vipac 88 23 30 2 α – Naphthyl Acetic Acid + β – Naphthoxy Acetic Acid + ZnSO4 + CuSO4 + NPK viprom 47 55 3 α – Naphthyl Acetic Acid + β – Naphthoxy Acetic Acid + ZnSO4 + Borax + CuSO4 + NPK Vikipi 20 25 4 α – Naphthyl Acetic Acid + Ethanol + nước ViTĐQ 40 34 46 5 Acid Gibberellic + ZnSO4 + MnSO4 + CuSO4 + NPK + FeSO4 + Borax Vimogreen 52 64 Nguồn: Dự án đầu tư nhà xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV, 2009. Nhu cầu sử dụng nước cấp: Các hoạt động sản xuất hoàn toàn sử dụng nước thủy cục do nhà máy cấp nước của KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc cung cấp. Nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sản xuất ứng với năm hoạt động ổn định được ước tính như sau: Nước cấp cho hoạt động sản xuất: Lượng nước cung cấp cho hoạt động của Dự án bao gồm cả nước phục vụ sản xuất; vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, máy móc, súc rửa chai lọ, ... ước tính khoảng 64 m3/ng.đ. Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân: Đối với nước cấp cho sinh hoạt cho công nhân được lấy theo tiêu chuẩn TCVN (4513–1998) là 40 – 60 (lít/người.ngày) → chọn tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 60 lít/người.ngày. Lượng nước sinh hoạt công nhân sẽ được ước tính cho năm hoạt động ổn định với số lượng nhân công tương ứng là 85 người. Lượng nước sinh hoạt của nhân công: 85 người x 60 lít/người.ngày = 5.100 lít/ngày = 5,1 m3/ngày. Lượng nước sử dụng cho các hoạt động của dự án Nhà xưởng sản xuất gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật được trình bày trong bảng 1.5. Lượng nước dự kiến cho hoạt động phòng cháy chữa cháy (PCCC): Theo tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy tính cho 2 cột nước, mỗi cột nước là 2,5l/s. Giả sử hệ thống hoạt động với 1 cột nước, vậy lưu lượng nước dùng cho PCCC chữa cháy trong thời gian 3 giờ với lưu lượng cho mỗi cột nước là 2,5 l/s được tính như sau: (1 x 2,5 l/s x 3 h x 3600 s/h)/1000 l/m3 = 27 m3. Bảng 1.3: Lượng nước sử dụng cho các hoạt động của Công ty. STT Mục đích sử dụng Lượng sử dụng (m3/ngày) 1 Nước phục vụ sản xuất 50 2 Nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng 14 3 Nước sinh hoạt công nhân 5,1 4 Nước phục vụ PCCC (dự kiến khi có đám cháy xảy ra) 27 5 Nước phục vụ cho các mục đích tưới cây 3 Tổng cộng 99,1 Nhu cầu sử dụng điện: Điện là nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động của dự án bao gồm: cung cấp cho hoạt động sản xuất, chiếu sáng nhà xưởng, bảo vệ và sinh hoạt công nhân viên. Nguồn cung cấp điện phải liên tục và ổn định để đảm bảo cho mọi hoạt động của Công ty được liên tục. Dựa trên công nghệ, máy móc thiết bị lựa chọn ước tính tổng lượng điện sử dụng của Công ty trong một tháng (đối với năm sản xuất ổn định) khoảng 193.000 KW, cụ thể như sau: Điện cho sản xuất : 180.000 KW. Điện chiếu sáng nhà xưởng : 3.000 KW. Điện cho xử lý môi trường : 9.000 KW. Các mục đích khác (bảo vệ, sinh hoạt công nhân,….): 1.000 KW. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu: Trong quá trình hoạt động, để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn, dự án có sử dụng máy phát điện dự phòng công suất 100 KVA sử dụng dầu DO có 0,25% lưu huỳnh để tạo nguồn điện thay thế khi có sự cố. Nhu cầu sử dụng dầu DO để chạy máy phát điện khoảng 250 lít/tháng. 1.2 Các nguồn phát sinh chất thải tại công ty ô nhiễm môi trường phát sinh chính từ hoạt động sản xuất gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Ồn, bụi, hóa chất bay hơi chứa chất hữu cơ trong thuốc BVTV: photpho hữu cơ, carbamate, xylen, alcohol; nước thải: Nguyên liệu dư (rắn, lỏng) Bao bì hư, hóa chất bay hơi: photpho hữu cơ, carbamate, xylen, alcohol, … Bao bì hư, hóa chất bay hơi: photpho hữu cơ, carbamate, xylen, alcohol,… Nguyên liệu Máy khuấy trộn Máy sang chai Máy hàn miệng bao Bao bì, đóng gói (lớn) KCS Lưu kho Ồn, hóa chất bay hơi, chai lọ hư, nước thải Hóa chất bay hơi, bao bì hư, sản phẩm hư Bao bì hư, sản phẩm hư Bao bì chứa chất BVTV Hình 1.4:Dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng Nguyên liệu dư (rắn) Bao bì, hoá chất bay hơi Bao bì hư, hóa chất bay hơi chứa chất hữu cơ trong thuốc BVTV Nguyên liệu Máy khuấy trộn Máy nghiền Máy định lượng, đóng bao Bao bì, đóng gói dạng lớn KCS Lưu kho Ồn, bụi, hóa chất bay hơi chứa chất hữu cơ trong thuốc BVTV Ồn, hóa chất bay hơi Hóa chất bay hơi, bao bì hư, sản phẩm hư Bao bì hư, sản phẩm hư Bao bì chứa chất BVTV Hình 1.5 Dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật dạng bột 1.2.1Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Tiếng ồn, bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển tại công đoạn tiếp nhận nguyên liệu sản xuất có chứa SO2, NO2, CO…; Ô nhiễm không khí do hoạt động của máy phát điện dự phòng sẽ phát sinh bụi và các khi thải như SOx, NOx, CO, …; Hơi hoá chất bay hơi từ quá trình pha chế, khuấy trộn, sang chiết chai, túi,….. Các loại khí thải loại này chủ yếu chứa các hợp chất Hidrocacbon dạng vòng, thơm (xylen, Validacin, gốc Clo hữu cơ, phospho hữu cơ, nhóm Cacbamate, nhóm Pyrethroid,…) Mùi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của dự án. Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển: Hoạt động của Nhà xưởng thuộc Chi nhánh Công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Thôn Trang luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất gia công của công ty. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO. Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho và công suất sản xuất mỗi ngày của Nhà xưởng. Với công suất của nhà máy khoảng 2000 tấn/năm, sử dụng xe vận tải tải trọng 10 tấn vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu sản xuất, trung bình một ngày sẽ có 2 chuyến. Ô nhiễm không khí từ phân xưởng sản xuất thuốc nước: Trong khâu phối trộn, hóa chất chính, phụ gia và dung môi được phối trôn theo tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào từng loại thuốc. Các nguyên liệu này được bơm vào thùng chứa và được trộn đều nhờ hệ thống khuấy trộn. Trong quá trình phối trộn và tiếp liệu thì một lượng hơi hóa chất (photpho hữu cơ, carbamate, …) và dung môi (xylen, alcohol, …) sẽ bay hơi và phát tán vào không khí bên trong phân xưởng làm việc của công nhân. Mặt khác, nguyên liệu trong quá trình tiếp liệu sẽ có một lượng bị rơi vãi ra ngoài, tuy nhiên lượng này không đáng kể (tỷ lệ thất thoát khoảng 3-5%). Khi nguyên liệu phối trộn xong sẽ được chuyển qua khâu vô chai. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng mà các loại chai sẽ có dung tích khác nhau. Trong quá trình vô chai sẽ có một lượng hóa chất bay hơi ra ngoài và một lượng thuốc thất thoát trong quá trình rót vô chai. Ngoài ra, khi dập nút chai cũng có thể làm bể các chai có chất lượng kém hoặc rạn nứt khi vận chuyển. Tuy nhiên, tỷ lệ chai vỡ trong quá trình vô chai không nhiều (khoảng 5 – 10 chai/ngày). Ô nhiễm không khí từ phân xưởng sản xuất thuốc dạng bột: Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của phân xưởng này là bụi (có chứa cả hoạt chất và chất phụ gia). Tùy theo sản phẩm mà chất ô nhiễm chỉ thị sẽ khác nhau. Qua khảo sát thực tế cũng như trên quy trình sản xuất của phân xưởng thuốc bột cho thấy nguồn gây ô nhiễm chính là bụi, hóa chất thất thoát trong quá trình tiếp liệu, … và khâu đóng gói sản phẩm. Khâu phối trộn các hóa chất phát sinh nhiều bụi. Lượng bụi thu được trong ca sản xuất khoảng 1 – 2 kg và được thu hồi, tái sử dụng. Thông thường loại bụi thu được là hoạt chất (thành phần chủ yếu tạo nên công dụng cho sản phẩm) và chất phụ gia (bao gồm; kaolin, chất tạo độ lơ lửng, chất tạo khả năng thấm ướt, chất phòng bệnh, …). Nhìn chung, môi trường không khí ở đây rất ô nhiễm, mùi rất nồng do hàm lượng hóa chất bay hơi cao. Thuốc ở dạng bột được chứa trong các bao PE hoặc thùng phuy. Trong quá trình tiếp liệu, do thao tác của công nhân sẽ có một lượng nguyên liệu bị rơi vãi ra ngoài làm phát sinh hơi hóa chất, dung môi và bụi. Ngoài ra, khí thải ở phân xưởng này còn được sinh ra trong quá trình vệ sinh bồn, nhà xưởng sau mỗi ca làm việc hoặc sau mỗi đợt thay đổi sản phẩm. Nguyên liệu dùng để vệ sinh máy móc chủ yếu ở phân xưởng này là cát hoặc kaolin, nhưng lượng này không lớn và nó được sử dụng lại ở công đoạn tiếp theo của sản phẩm hoặc đem đi xử lý. Ô nhiễm không khí từ phân xưởng sản xuất thuốc dạng hạt: Nguyên liệu sử dụng chủ yếu cho phân xưởng này là hoạt chất (thuốc trừ sâu, trừ cỏ, diệt nấm), chất độn (cao lanh, cát, …) và màu nhuộm. Do vậy, nguồn gây ô nhiễm không khí của phân xưởng này chủ yếu là hơi hóa chất và bụi. Đối với môi trường không khí ở phân xưởng thuốc hạt, nhìn chung bụi và hơi hóa chất phát tán đáng kể, rất có hại cho sức khỏe của người lao động. Ô nhiễm không khí từ quá trình vận chuyển, lưu trữ nguyên vật liệu và sản phẩm: Nguồn gây ô nhiễm không khí trong khâu này chủ yếu là hơi hóa chất, dung môi bay hơi từ thùng đựng nguyên liệu, các chai thuốc thành phẩm đậy không kín hoặc có thể do rò rỉ hoặc hóa chất còn dính lại từ các thùng chứa nguyên liệu bị bay hơi. Ngoài ra còn phải lưu ý đến khả năng cháy nổ của Xylen. Vì Xylen là một chất rất dễ cháy nổ, khi cháy tạo thành các khí CO, CO2 cũng như các dẫn xuất cacbua huydro độc đối với người và động vật máu nóng. Do vậy trong khâu vận chuyển lưu trữ nguyên liệu rất cần quan tâm đến khả năng cháy nổ. 1.2.2 Nguồn gây ô nhiễm là chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt: Khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu lao động cần thiết sẽ là 85 người. Với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình của mỗi người là 0,5 kg/người.ngày thì tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân và nhân viên ước tính khoảng 42,5 kg/ngày. Lượng chất thải rắn phát sinh mỗi ngày tuy không nhiều nhưng do đặc điểm về thành phần và các quá trình phâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo an TN.doc
  • docBIA.doc
  • docCD.doc
  • docloi cam on.doc
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docxNhan xet cua GVHD.docx
  • docnhiem vu do an.doc
  • docxPhieu cham DA,KLTN.docx
Tài liệu liên quan