Đồ án Thực trạng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Sau khi mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hoa Kỳ được nối lại vào đầu những năm 1990 thì quan hệ kinh tế giữa hai nước đã tiến triển một cách tích cực . khi tổng thống của nước Mỹ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế vào tháng 2/1998 thì mối quan hệ giữa hai nước mới có những tiến triển thực sự. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ có tác dụng quan hệ giữa hai nước mà còn mở rộng quan hệ Việt Nam với nhiều nước khác. Khi hiệu lực thương mại có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng một cách đáng kể. Trong đó ngành xuất khẩu thuỷ sản đóng một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức chính vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”

doc14 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thực trạng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu Sau khi mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hoa Kỳ được nối lại vào đầu những năm 1990 thì quan hệ kinh tế giữa hai nước đã tiến triển một cách tích cực . khi tổng thống của nước Mỹ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế vào tháng 2/1998 thì mối quan hệ giữa hai nước mới có những tiến triển thực sự. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ có tác dụng quan hệ giữa hai nước mà còn mở rộng quan hệ Việt Nam với nhiều nước khác. Khi hiệu lực thương mại có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng một cách đáng kể. Trong đó ngành xuất khẩu thuỷ sản đóng một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức chính vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ” B.Nội Dung I.Những yêu cầu của thị trường HOA KỲ đối với thuỷ sản nhập khẩu Căn cứ theo luật bảo vệ người tiêu dùng và dán mắc thực phẩm (FALCPA) ban hành tháng 8/2004. cục an toàn thực phẩm HOA KỲ (FDA) yêu cầu các nhà sản xuất ( cả trong và ngoài nước ) kể từ ngày 1/1/2006 phải ghi rõ bằng Tiếng Anh, đơn giản dễ hiểu trên nhãn các loại thực phẩm trong đó có thực phẩm về thuỷ sản đang lưu thông tại thị trường HOA KỲ. Những loại thuỷ sản đã được ghi nhãn mác phải an toàn vệ sinh, không mang độc tố có ảnh hưởng đến người tiêu dùng đối với những thuỷ sản nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường HOA KỲ. Đối với Việt Nam, trước mắt là các cơ sở chế biến mặt hàng hải sản, sản phẩm của mình vào MỸ phải quan tâm xây dựng hệ thống HACCP tại cơ sở của mình. Sau đó phải đăng kí kiểm tra để được cấp chứng nhận của trung tâm kiểm tra để được cấp chứng nhận của trung tâm kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thuộc bộ thuỷ sản (NAFIQACEM). Là cơ quan nhà nước của ta được uỷ quyền kiểm tra và chứng nhận nếu đạt yêu cầu HACCP. II.Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Tình hình việc xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những năm qua Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý của ngành thuỷ sản, nhà nước đã cho phép ngành thuỷ sản “tự cân đối, tự trang trải” và được phép xuất khẩu tự do các sản phẩm thuỷ sản. Đây là sự mở đường cho xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gia tăng. xuất khẩu thuỷ sản hơn 10 năm qua đã phát triển theo chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng trên thị trường nước ngoài. Năm 2005 cơ cấu thị trường tiếp tục chuyển đổi theo hướng đa dạng và vững chắc hơn. Nếu so sánh với các ngành kinh tế khác thì thuỷ sản vốn là một ngành nhỏ bé, không đồ sộ, tuy nhiên với giá trị xuất khẩu của ngành hàng năm có chiều hướng tăng lên và đã vượt qua giới hạn 10% của xuất khẩu quốc gia vào năm 2004 thì nói đây là một thế mạnh thực sự của kinh tế Việt Nam. Cơ cấu mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu sang Hoa KỲ Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất sang Hoa Kỳ Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập vào Hoa Kỳ rất đa dạng và phong phú gồm những mặt hàng chủ yếu sau: Tôm: Đây là mặt hàng được dân chúng Hoa Kỳ tiêu dùng và ưa chuộng với khối lượng rất lớn. từ 2003-2005, Hoa kỳ nhập khoảng 3,1 tỷ USD mỗi năm, trong đó 50% được nhập từ châu Á. Lượng tôm nhập khẩu qua các năm là 263000 tấn năm 2004, 300000 tấn năm 2005, nhập khẩu thường tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm. Cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh: Hoa kỳ có nhu cầu lớn về cá da trơn nước ngọt thịt trắng như cá basa , cá tra tương tự như các nheo Hoa kỳ. Cá basa và cá tra xuất sang Hoa KỲ chủ yếu từ các nước Huyana, Braxin, Thái Lan và Việt Nam trong đó lượng nhập từ Việt Nam là 80%. Cá ngừ nguyên con đông lạnh: từ năm1993, Hoa kỳ bắt đầu nhập khẩu cá ngừ. Năm 1995 thị trường này nhập khẩu 130000 tấn cá ngừ nguyên liệu trị giá 460 triệu USD để cứu hàng loạt nhà máy đóng hộp cá ngừ khỏi nguy cơ phá sản. Cá hồi nguyên con ướp lạnh:Hoa kì đứng thứ hai trên thế giới về khai thác cá hồi với sản lượng 550 tấn năm 1995, nhưng người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nuôi nhân tại tại Nauy, canada và Chilê nên nước này mỗi năm nhập khẩu tới 60000 tấn trị giá 280 triệu USD. Điệp tươi và ướp lạnh: Hoa Kỳ là nước tiêu thụ điệp thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và NHật Bản. Năm 2004 sản lượng nhập khẩu 26000 tấn, trị giá 216 triệu USD. Nhìn chung do thói quen tiêu dùng nên cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào mỹ rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại thuỷ sản nước mặn và nước ngọt khác nhau. Do đó sức mua lớn nên khối lượng nhập khẩu vào thị trường này rất lớn và mức tăng trưởng vẫn duy trì ở mức độ cao. 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam Bắt đầu từ năm 1994, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, những lô hàng đầu tiên của Việt Nam đã có mặt trên thị trường Hoa Kỳ với doanh số đạt 5,8 triệu USD; sau 5 năm (1999) con số này đã tăng lên gần 20 lần với doanh số đạt 108 triệu USD chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ và chiếm 10% giá trị phần trăm xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Từ đó trở đi cho đến tháng 7 năm 2003, mặc dù chưa kí được hiệp định thương mại Việt-Mỹ, nhưng giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn tăng đều đặn và tăng đột biến vào những năm 1995, 2002 và năm 2003 Hoa kỳ đã vượt Nhật Bản, trở thành nước nhập khẩu hàng thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Trong các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ, tôm đông chiếm tỷ lệ cao nhất. theo số liệu thông báo của hải quan Hoa kỳ thì năm 2001 Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Thái Lan với khối lượng 32000 tấn và đạt giá trị là 417,8 triiêụ USD. Kế đến là mặt hàng cá tra, cá basa, đứng thứ ba là cá ngừ và thứ tư là các “sản phẩm khác” bao gồm cá philê đông, cua tươi , cá biển đông, cá nước ngọt đông, cua đông…Cơ cấu giá trị xuất khẩu 4 loại thuỷ sản trên đây của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2005 tương ứng sau: tôm 79,8%; cá tra ,cá basa 4,5%; cá ngừ 4,1% và các sản phẩm khác 11,6%. Theo thống kê của Hoa kì, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất sang Hoa kì đa dạng về chủng loại, có tới 135 loại sản phẩm khác nhau. Theo đánh giá của người tiêu dùng Hoa Kỳ thì các sản phẩm thuỷ sản của ta có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon do đó bán được cao hơn. Năm 2003 mặc dù nền kinh tế của Hoa kì có khó khăn, song xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang Mỹ vẫn có sự tăng trưởng lớn với khối lượng 71 nghìn tấn sản phẩm, đạt doanh số 489 triệu USD, tăng so với năm 2002 tương ứng là 86,8% và 62,4%, chiếm 27,52% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 3.Dự báo thị trường nhập khẩu thuỷ sản Hoa Kỳ đến năm 2008 và trong thời gian tới. Hoa Kì là thị trương nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới với mức gia tăng nhanh và chiếm 12,6% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Nhập khẩu thuỷ sản của Hoa kì tăng nhanh trong khi xuất khẩu không tăng dẫn đến thâm hụt ngoại thương ngày một tăng và đã đạt đến con số kỉ lục là hơn 11 tỷ USD năm 2005. Dự báo rằng trong thời gian từ nay đến năm 2008 và những năm tiếp theo, dự báo giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ sẽ khoảng 12-13 tỷ USD, cơ cấu nhập khẩu có thay đổi cơ bản sẽ nghiêng về các mặt hàng cao cấp giá đắt và giá trung bình. Hoa Kỳ nhập khẩu hơn 100 loại mặt hàng thuỷ sản các loại giá cả khác nhau. Sau đây là các mặt hàng nhập khẩu trong tương lai có giá trị cao nhất. Tôm đông: Từ lâu tôm đông là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Hoa Kì và sẽ tiếp tục có giá trị lớn nhất. Đến năm 2008 và những năm sau đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng này vào khoảng 4-4,3 tỷ USD. HOA kỳ vượt qua Nhật Bản và trở thành nước nhập khẩu tôm đông lớn nhất trong thời gian tới. Cua: cũng như tôm đông, Hoa kì cũng là thị trường nhập khẩu các sản phẩm cua lớn nhất thế giới vào năm 2008 và những năm tiếp theo đó với sự báo giá trị nhập khẩu cua sẽ là 1,5 tỷ USD. Tôm hùm: Hoa Kỳ là cường quốc về khai thác tôm hùm nhưng chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu thị trường. Trong tương lai, người Hoa Kì sẽ ngày càng ưa chuộng các mặt hàng cao cấp, trong đó có tôm hùm là sự lựa chọn hàng đầu. Vì vậy giá trị nhập khẩu tôm hùm năm 2008 sẽ vào khoảng 950-1000 triêu USD. Cá hồi: mặc dù Mỹ là cường quốc về khai thác cá hồi, nhưng người Hoa Kỳ lại không thích cá hồi Thái Bình Dương của họ mà chỉ ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương. Do vậy, nhập khẩu các sản phẩm cá hồi sẽ lên tới 900-930 triệu USD. Cá ngừ: là một nước có công nghiệp khai thác cá ngừ lớn của thế giới và là nước sản xuất nhiều hộp cá ngừ nhất trên thế giới, nhưng nhu cầu tiêu dùng của người dân cao, cung không đủ cầu. Tuy nhiên xu hướng nhập khẩu cá ngừ sẽ giảm trong mấy năm tới. Cụ thể là giá trị nhập khẩu năm 2008 và những năm sau đó là khoảng 700-750 triêu USD. Cá nước ngọt: Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về nhập khẩu cá nước ngọt, vào năm 2008 giá trị nhập khẩu hàng này lên đến 200-270 triệu USD. Riêng cá Rophi lên đến 135 triệu USD, còn lại sẽ là cá philê đông, philê tươi và cá đông nguyên con. Nói tóm lại, đến năm 2008 và những năm tiếp theo, Hoa kỳ sẽ tiếp tục nhập khẩu thuỷ sản với khối lượng và giá trị ngày càng tăng do phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ cũng như do không có khả năng sản xuất những mặt hàng này. 4.Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kì a.Thuận lợi Về sản xuất nguyên liệu: Thực hiện nghị quyết 09/NQ-CP ngày15/6/2001 của chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã tăng nhanh. Trình độ công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ngày một nâng cao sẽ tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến xuất khẩu. Trong khai thác hải sản, ngư dân ngày càng chuyển hướng lựa chọn nghề nghiệp vào vùng khai thác các loài có giá trị xuất khẩu, tăng cường bảo quản sau thu hoạch sẽ nâng cao tỷ trọng nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu nói chung và xuất sang Hoa Kỳ nói riêng. Về đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân: có đội ngũ các nhà doanh nghiệp được thử thách trong cơ chế thị trường và đội ngũ công nhân lành nghề, khéo léo, đủ năng lực để sản xuất những mặt hàng cao cấp. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng và đối tác kinh doanh, bước đẩu có kinh nghiệmvà xúc tiến thương mại. Vệ sinh thực phẩm: thông qua hình thức liên doanh và tự đầu tư, công nghệ và cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến thuỷ sản cao cấp của Việt Nam được cải thiện đáng kể. Hiện nay Việt Nam có hơn 60 doanh nghiệp đã xây dựng tiêu chuẩn HACCP tiêu chuẩn phân tích mối hiểm nguy và xá định kiểm soát tới hạn, có đủ điều kiện về vệ sinh đựơc Hoa Kì cho phép xuất khẩu sang. Vấn đề thuế suất khẩu: Khi hiệp định thương mại Viêt-MỸ đi vào hiệu lực, thuế nhập khẩu đối với thuỷ sản Việt Nam sẽ giảm, các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá các mặt hàng đồng thời thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng chế biến cao cấp có giá trị cao. Chỉ có như vậy Việt Nam mới tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu, dành được quyền chủ động trong kinh doanh và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quan trọng này. b. Khó khăn. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kì trong thời gian qua đã có dấu hiệu khởi sắc, nhất là từ năm 2001. Tuy nhiên, thị trường tiềm năng cũng đang đạt ra nhiều khó khăn và thử thách. Trước hết, các mặt hàng thuỷ sản của ta xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì chủ yếu vẫn là ở dạng sơ chế, giá trị chưa cao. Ngay cả tôm là mặt hàng quan trọng nhất thì vẫn có đến 80%xuất khẩu dưới dạng cấp đông, ít qua chế biến. Bên cạnh đó, thuỷ sản mà Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là thuỷ sản thực phẩm như thức ăn gia súc, dầu cá, bột cá, cá cảnh…còn rất ít trong khi nhu cầu những sản phẩm này trên thị trường Hoa Kỳ là rất lớn. Hàng thuỷ sản Việt Nam gặp phải cạnh tranh quyết liệt chẳng những về giá cả, chất lượng mà cả phương thức thanh toán đối với nhiều truyền thống lâu đời trong buôn bán thuỷ sản với Hoa Kỳ như: Thái Lan (tôm súđông, đồ hộp thuỷ sản), Trung Quốc (tôm đông, cá rô phi, philê), Canada (tôm hòm, cua)…nên sự cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng quyết liệt vì những nước này có bề dày kinh nghiệm làm ăn với Hoa kỳ từ vài thập niên qua và có thị phần lớn. Ngoài ra, Việt Nam lại gặp phải sự cạnh trang của chính các doanh nghiệp thuỷ sản cua Hoa Kỳ về các mặt hàng cá, đặc biệt đó là các lại cá nheo (channel catfish), hiện chiếm đến 95% sản lượng cá nước ngọt, 56,7% sản lượng và 52,3% giá trị nuôi trồng thuỷ sản của Hoa Kỳ. Việc được hưởng quy chế MFN chưa phải là điểm quyết định để làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam, vì Hoa Kì đã áp dụng quy chế Tối hệu quốc với trên 100 trong số 147 nước thành viên WTO, ngoài ra còn có ưu đãi đặc biệt với các nước chậm và đang phát triển, nhưng Việt Nam chưa đựơc hưởng chế độ này. Mức thuế trung bình của MFN là 5% nếu được hưởng ưu đãi thì bằng 0%. Sự hiểu biết của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam về thị trường Hoa Kì, về luật lệ làm ăn của Hoa Kỳ còn chưa đủ. Các doanh nghiệp Việt Nam còn bị động trong việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng, xác định giá cả mua bán thuỷ sản. Yếu về công tác marketting, xúc tiến thương mại, cho đến nay, chỉ có một số ít doanh nghiệp là tham gia hội chợ thuỷ sản Boston tại Hoa Kì tổ chức hàng năm, mới chỉ có hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là có văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, các nước xuất khẩu lớn thuỷ sản vào Hoa Kỳ đều đã thiết lập nhiều văn phòng ở khắp các thành phố khác nhau để kịp thời nắm bắt thông tin và những biến động của thị trường thuỷ sản vào Hoa Kỳ. Khi thương mại ngày càng phát triển thì cạnh tranh thương mại không thể chánh khỏi. Trong đó phía ta chưa có kinh nghiệm xử lý tranh chấp, đội ngũ cán bộ quản lý của ta thật chưa am hiểu về luật pháp về thị trường cũng như luật thương mại quốc tế. III. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 1.Chiến lược cạnh tranh toàn diện a.Cạnh tranh bằng giá cả Cạnh tranh về giá cả đối với tất cả các mặt hàng diễn rất gay gắt trên thị trường. Chúng ta có một lợi thế rất lớn là giá nhân công rẻ trong khi trình độ giáo dục của Việt Nam là rất tốt so với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh tốt về giá cả, chúng ta phải phấn đấu nhiều trong lĩnh vực quản lý sản xuất, bảo quản và phân phối. Trên thực tế, một số hàng hoá của chúng ta đã có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hoa Kỳ, điển hình là cá tra và cá basa. Chính mối lo ngại về sức cạnh tranh của cá Việt Nam đã khiến các nhà sản xuất cá Hoa kỳ ra sức vận động để quốc hội Hoa kỳ thông qua một đạo luật liên quan đến nhập khẩu cá da trơn gây ồn ào trong thời gian qua. b. Vệ sinh an toàn thực phẩm Vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thực phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam. Việt Nam có thể hiểu rõ được điều này qua trường hợp Thái lan. Quốc gia này trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới như hiện nay là nhờ vào việc Thái Lan đã tập trung mọi nỗ lực của ngành thuỷ sản, cả tư nhân và nhà nước để cải tiến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Để có thể nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam theo yêu cầu của thế giới nói chung và của Hoa kỳ nói riêng chúng ta cần phải. Nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến, các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một nguồn nguyên liệu ổn định bằng cách kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống. Từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý chất lượng theo HACCP. Đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm tại nhà máy có khả năng kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu, tránh tình trạng chỉ nghiệm thu, đánh giá theo cảm nhận và kinh nghiệm. c. Tăng cường vai trò hiệp hội các nhà sản xuất nhằm tìm kiếm quan hệ thị trường Phát huy hơn nữa sự tham gia của các Hiệp hội cho phát triển ngành như là một nhiệm vụ quản lý nhà nước quan trọng của bộ thuỷ sản. Để nâng cao khả năng xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam, Hiệp hội cần phải tăng cường tổ chức đoàn cho các hội viên có cơ hội tham gia các hội chợ. Tổ chức nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ cho hôi viên với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài. bản thân mỗi các doanh nghiệp cần phải không ngừng tìm kiếm và duy trì quan hệ thương mại với các nhà phân phối có tín nhiệm và tiềm năng. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, cung cấp thông tin thị trường và khách hàng trong các doanh nghiệp hội viên. Tăng cường xúc tiến xuất khẩu nói chung và các thành viên của hiệp hội bằng cách hợp tác với các hiệp hội thuỷ sản quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của ngành trong cộng đồng quốc tế, từ đó giới thiệu được các doanh nghiệp với các bạn hàng quốc tế. 2 Các biện pháp từ phía nhà nước 2.1 Các biện pháp hàng chính Để tạo điều kiện trong xuất khẩu, cần thực hiện những biện pháp như hoàn thiện môi trường pháp lý kinh doanh, đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách xuất khẩu. Điểu chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ, cần bổ sung các quy định rõ ràng hơn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại, xoá bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý. Xoá bỏ tình trạng độc quyền, mở rộng mối kinh doanh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh. Phải làm cho chính sách thuế, đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hiệu quả kinh doanh. Các biện pháp về tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu Cần phải nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ bằng các chương trình giáo dục, đào tạo đối với mọi doanh nghiệp và các kỹ năng, công tác quản lý chất lượng hàng hoá từ nhập nguyên liệu – quá trình chế biến - sản phẩm nghiệm thu. Bên cạnh đó, trình đọ các nhà quản lý kinh doanh và sản xuất thuỷ sản xuất nhập khẩu cũng phải đáp ứng các đòi hỏi của việc kinh doanh quốc tế. Đồng thời các nhà quản lý doanh nghiệp cũng phải lắm vững các quy định các văn bản pháp lý, chính sách và pháp luật của nhà nước, các quy định của tổ chức quốc tế. Những hiệp định thương mại song phương không chỉ với Hoa Kỳ mà Việt Nam đã kí kết để từ đó vận hành được các ưu đãi thương mại mà các tổ chức, các quốc gia dành cho nước đang phát triển như Việt Nam. Chính sách về xuất khẩu - chống phá giá Trong vài năm qua khi Việt Nam đã trở thành những nước xuất khẩu lớn vè thuỷ sản vào Hoa Kỳ, thì đã gây cho ngành thuỷ sản Hoa kỳ một sự cạnh tranh không nhỏ. Trong khi đó chúng ta vẫn chưa lắm vững được luật xuất khẩu Hoa Kỳ, thì ngành thuỷ sản Hoa Kỳ đã kiện Việt Nam về bán phá giá đối với mặt hàng thuỷ sản và cho rằng Việt Nam vẫn chưa chuyển đổi thành một nền kinh tế thị trường. Do đó chúng ta cần phải nghiên cứu rõ về thị trường xuất khẩu của Hoa Kỳ, phát hiện các rào cản mới về đề xuất hướng giải quyết, nghiên cứu các hình thức xúc tiến mới, như phát triển thương hiệu, tiếp cận giao dịch hiện đại. Về chính sách thâm nhập thị trường sẽ phối hợp với các doanh nghiệp trong nước tiếp tục hỗ trợ tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo phổ biến các chính sách luật lệ thương mại Hoa Kỳ, khảo sát thị trường và tổ chức. Kết luận Khi hiệp định thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam có hiệu lực thì Hoa Kỳ đã trở thành thị trường lớn nhất về xuất khẩu thuỷ sản đối với Việt Nam. Khi thâm nhập thị trường này đã mang lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm khi thâm nhập vào một thị trường mới. Trong thời gian tới, để giữ vững và nâng cao khả năng xuất khẩu thuỷ sản của việt Nam đối với Hoa Kỳ đòi hỏi sự nỗ lực nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ. Tiếp cân thông tin thị trường một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác, giá đúng khả năng xuất khẩu. Mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ chế biến và áp dụng quy trình quản lý chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu tăng cường quảng bá giới thiệu sản phẩm và tiếp thị dưới nhiều hình thức. Có như vậy chúng ta mới nắm bắt được những cơ hội kinh doanh có lợi nhuận lớn, tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp hôi nhập quốc tế ngày nay. Do trình độ lý luận càn hạn chế cũng như khả năng hiểu biết của em còn hạn chế, nên bài tiểu luận của em không chánh được những thiếu sót nhất đ
Tài liệu liên quan