Đồ án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu và Đề Xuất Phương Án Xử Lý Nước Rỉ Rác Tại Bô Rác Tư Sò

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống dần được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng thì lượng rác sinh ra ngày càng lớn, đặc biệt là rác sinh hoạt. Ước tính có khoảng 5.500 tấn rác sinh hoạt được thải ra mỗi ngày ở TP. HCM, dự đoán vào năm 2010, lượng rác sẽ gia tăng lên tới 7.600 tấn/ngày. Lượng rác sinh hoạt gia tăng dẫn đến lượng nước rỉ rácnước rỉ rác sinh ra ngày càng nhiều. Ô nhiễm bởi nước rác từ lâu đã là vấn đề nan giải, được sự quan tâm của toàn xã hội. Tại TP HCM, hàng loạt nghiên cứu, áp dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau đã được triển khai, với mục tiêu cuối cùng là xác định phương án xử lý nước rác thích hợp đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải, không gây nguy hại đến sinh thái môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh vấn đề ô nhiễm nước rác sinh ra từ các bãi chôn lấp, nước rác phát sinh tại trạm trung chuyển cũng là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều bởi mức độ gây ô nhiễm cao: COD rất cao lên đến 75.000 mg/l, pH lại rất thấp dao động khoảng 4.3 – 5.4, SS lên đến 3.500 mg/l, hàm lượng Nitơ cũng rất cao dao động từ 1.500 – 2.300 mg/l. Nước có mùi hôi, chua nồng. Ô nhiễm bởi nước rác đang là vấn đề bức xúc, cần được giải quyết ngay cấp thiết tại các trạm trung chuyển. Hiện nay, phần lớn nước rác tại các trạm trung chuyển đều thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, gây tác hại trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm cho các nguồn tiếp nhận. Tại một số trạm trung chuyển, nước rác được chuyên chở đến các bãi chôn lấp, với tổng chi phí vận chuyển và xử lý khá cao. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm ra công nghệ thích hợp xử lý nước rác tại trạm trung chuyển là hết sức cần thiết.

doc100 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu và Đề Xuất Phương Án Xử Lý Nước Rỉ Rác Tại Bô Rác Tư Sò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTCT : Bê tông cốt thép BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường SS : Chất rắn lơ lửng BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa COD : Nhu cầu oxy hóa học PAC : Poly Aluminium Chloride SCR : Song chắn rác TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam XLNT : Xử lý nước thải DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Độ ẩm của chất thải rắn sinh hoạt 14 Bảng 2.2. Thành phần và tính chất nước rỉ rác 17 Bảng 2.3. Thành phần nước rỉ rác mới và nước rỉ rác cũ 19 Bảng 2.4. Tính chất nước rỉ rác tại Công Ty Công Trình Công Cộng Vĩnh Long 22 Bảng 2.5. Kết quả phân tích chỉ tiêu nước thải trạm trung chuyển quận 7 22 Bảng 2.6. Thành phần tính chất nước rỉ rác trước và sau xử lý 57 Bảng 3.1. Kết quả phân tích chỉ tiêu nước thải tại Bô Rác Tư Sò 66 Bảng 3.2. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 25 – 2009/BTNMT cột B1 66 Bảng 3.3. Kết quả đo COD, hiệu quả xử lý bằng Fenton theo pH 68 Bảng 3.4. Kết quả đo COD, hiệu quả xử lý bằng Fenton theo liều lượng phèn Fe2+ 69 Bảng 3.5. Kết quả đo COD, hiệu quả xử lý bằng Fenton theo liều lượng H2O2 tối ưu 71 Bảng 3.6. Kết quả đo COD, hiệu quả xử lý bằng Fenton theo liều lượng muối MnSO4 khan 73 Bảng 3.7. Kết quả đo COD, hiệu quả xử lý bằng Fenton theo liều lượng dung dịch MnSO4 75 Bảng 3.8. Kết quả đo COD, hiệu quả xử lý bằng Fenton theo liều lượng phèn PAC 76 Bảng 3.9. Kết quả đo COD, hiệu quả xử lý bằng Fenton theo liều lượng Polymer Cation 78 Bảng 5.1. Bảng tổng hợp dự toán công trình 96 Bảng 5.2. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng 97 Bảng 5.3. Bảng dự toán chi phí máy móc thiết bị 98 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Đồ thị 3.1. Đồ thị ảnh hưởng của pH lên hiệu quả xử lý bằng quá trình oxy hóa nâng cao Fenton 68 Đồ thị 3.2. Đồ thị ảnh hưởng của phèn sắt lên hiệu quả xử lý bằng quá trình oxy hóa nâng cao Fenton 70 Đồ thị 3.3. Đồ thị ảnh hưởng của nồng độ H2O2 lên hiệu quả xử lý quá trình Fenton 72 Đồ thị 3.4. Đồ thị ảnh hưởng của xúc tác dị thể Mn2+ lên hiệu quả xử lý quá trình Fenton. 74 Đồ thị 3.5. Ảnh hưởng của xúc tác đồng thể Mn2+ lên hiệu quả xử lý quá trình Fenton. 75 Đồ thị 3.6. Đồ thị ảnh hưởng của phèn PAC lên hiệu quả xử lý quá trình Fenton. 77 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bể lắng cát ngang (hình vuông) với hệ thống cơ giới để lấy cặn 28 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bể lắng sơ cấp 29 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hoạt động bể Aerotank 38 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ hoạt động của hệ thống SBR 41 Sơ đồ 2.5. Sơ đồ cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt 44 Sơ đồ 2.6. Chu trình lọc 2 pha 45 Sơ đồ 2.7. Sơ đồ cấu tạo bể UASB 49 Sơ đồ 2.8. Sơ đồ hồ hiếu khí tùy tiện 52 Sơ đồ 2.9. Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác trạm trung chuyển 54 Sơ đồ 2.10. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác 59 Sơ đồ 2.11. Công nghệ xử lý nước rác BCL Gò Cát và Tam Tân CENTEMA 61 Sơ đồ 3.1. Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác trạm trung chuyển Tư Sò 80 Sơ đồ 3.2. Bể thu gom kết hợp lắng 81 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ bể kết tủa bông cặn 82 Sơ đồ 3.4.Bể lắng đứng 83 Sơ đồ 3.5. Cột lọc nhanh 86 Hình 1.1. Ảnh tổng quát Bô rác Tư Sò, Q7 7 Hình 1.2. Ảnh xung quanh bô rác 8 Hình 1.3. Ảnh xe vận chuyển rác vào Bô rác 9 Hình 1.4. Ảnh rác tập kết lưu chứa tại Bô rác Tư Sò 10 Hình 2.1. Song chắn rác làm sạch thủ công 24 Hình 2.2. Hạt xốp lọc nước 28 Hình 2.3. Than hoạt tính 28 Hình 2.4. Mô hình Jartest 30 Hình 2.5. Bể Aerotank 36 Hình 2.6. Bể SBR 37 Hình 2.7 . Mương oxy hóa 39 Hình 2.8. Đĩa sinh học RBC 43 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống dần được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng thì lượng rác sinh ra ngày càng lớn, đặc biệt là rác sinh hoạt. Ước tính có khoảng 5.500 tấn rác sinh hoạt được thải ra mỗi ngày ở TP. HCM, dự đoán vào năm 2010, lượng rác sẽ gia tăng lên tới 7.600 tấn/ngày. Lượng rác sinh hoạt gia tăng dẫn đến lượng nước rỉ rácnước rỉ rác sinh ra ngày càng nhiều. Ô nhiễm bởi nước rác từ lâu đã là vấn đề nan giải, được sự quan tâm của toàn xã hội. Tại TP HCM, hàng loạt nghiên cứu, áp dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau đã được triển khai, với mục tiêu cuối cùng là xác định phương án xử lý nước rác thích hợp đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải, không gây nguy hại đến sinh thái môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh vấn đề ô nhiễm nước rác sinh ra từ các bãi chôn lấp, nước rác phát sinh tại trạm trung chuyển cũng là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều bởi mức độ gây ô nhiễm cao: COD rất cao lên đến 75.000 mg/l, pH lại rất thấp dao động khoảng 4.3 – 5.4, SS lên đến 3.500 mg/l, hàm lượng Nitơ cũng rất cao dao động từ 1.500 – 2.300 mg/l. Nước có mùi hôi, chua nồng. Ô nhiễm bởi nước rác đang là vấn đề bức xúc, cần được giải quyết ngay cấp thiết tại các trạm trung chuyển. Hiện nay, phần lớn nước rác tại các trạm trung chuyển đều thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, gây tác hại trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm cho các nguồn tiếp nhận. Tại một số trạm trung chuyển, nước rác được chuyên chở đến các bãi chôn lấp, với tổng chi phí vận chuyển và xử lý khá cao. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm ra công nghệ thích hợp xử lý nước rác tại trạm trung chuyển là hết sức cần thiết. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đề xuất phương án xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp lớn ( như bãi chôn lấp Gò Cát, Đông Thạnh, Phước Hiệp…) nhưng hầu như chưa có hoặc rất ít đề tài nào nghiên cứu về xử lý nước rỉ rác tại các bô rác (hoặc các bãi rác có công suất nhỏ). Trong khi đó, các bô rác có công suất nhỏ tương đương Bô rác Tư Sò lại rất phổ biến ở TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Cụ thể như đề tài: “Hoàn chỉnh quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác Gò Cát công suất 10 m3+/ngày” tác giả KS. Nguyễn Việt Thu (tháng 05/2007) đã tập trung đề cập đến việc xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh cho bể yếm khí.Bên cạnh đó giới thiệu việc bổ sung chế phẩm sinh học GemK vào bể hiếu khí… Mục đích nghiên cứu Khảo sát hiện trạng hoạt động và chất lượng môi trường tại Bô rác Tư Sò. Tổng quan các công nghệ xử lý nước rỉ rỉ rác. Xác định công nghệ phù hợp xử lý nước rỉ rác tại trạm trung chuyển (phương pháp oxy hóa bậc cao) nhằm góp phần giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước rác gây ra. Tối ưu hóa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong công nghệ xử lý nước rỉ rác tại Bô rác Tư Sò. Đề xuất công nghệ xử lý nước rác bằng phương pháp oxy hóa bậc cao tại Bô rác sao cho nước đầu ra đạt QCVN 25:2009/BTNMT cột B1. Phương pháp thực hiện 4.1. Phương pháp lấy mẫu Mục đích của việc lấy mẫu nhằm xác định thành phần, tính chất của nước rỉ rác để từ đó có những tính toán thích hợp cho lượng hoá chất cần xử lý. Mẫu sẽ được lấy ngẫu nhiên ở hố thu gom tập trung nước rỉ rác từ bãi rác. Mẫu được bảo quản theo TCVN 5993-1995. 4.2. Phương pháp thí nghiệm thực nghiệm Đề tài thực hiện nghiên cứu thực nghiệm từ phòng thí nghiệm Công Ty TNHH MTV ViNa có đủ dụng cụ, thiết bị, hóa chất cần thiết. Tiến hành thí nghiệm được lặp lại nhiều lần để lấy kết quả tin cậy. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả thí nghiệm và khảo sát được nhập vào phần mềm Microsoft Word, Excel, để xử lý đưa ra bảng biểu, đồ thị, tìm các kết quả nghiên cứu tin cậy và tối ưu. Phân tích, đánh giá, nhận xét các thông số thực nghiệm. Các tài liệu liên quan đề tài được thu thập từ sách, báo, internet, thư viện… được tổng hợp so sánh, phân tích, tích đánh giá. Xử lý số liệu, báo cáo. Phương pháp SWOT (Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức) Phân tích các số liệu nhằm hệ thống hoá các vấn đề, xác định mức độ, giả thiết phương án nhằm tìm ra phương án tốt nhất trong việc lựa chọn và đề xuất các giải pháp. Phương pháp SWOT là phương pháp phân tích hệ thống đơn giản mà hiệu quả nhất thường được sử dụng trên Thế Giới và cả ở Việt Nam. Giới hạn của đề tài Đề tài được nghiên cứu trong giới hạn trong phạm vi Bô rác Tư Sò, P. Tân Kiểng, Q. 7 Thời gian thực hiện đề tài: 03 tháng Kết cấu của ĐA/KLTN Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp gồm có 06 chương: Chương I: Tổng quan Bô rác Tư Sò Chương II. Tổng quan về nước rỉ rác và các phương pháp xử lý nước rỉ rác Chương III. Nội dung và phương pháp thực hiện Chương IV. Chi tiết các hạng mục Chương V. Tổng hợp chi phí đầu tư Chương VI. Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BÔ RÁC TƯ SÒ 1.1. Vị trí địa lý và quá trình hoạt động Bô rác Tư Sò nằm trên địa phận tổ 18, khu phố 3, phường Tân Kiểng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp nhận rác xung quanh khu vực 03 phường (Phường Tân Kiềng, Phường Tân Quy, Phường Tân Hưng). Công suất tiếp nhận rác hàng ngày là: 80 tấn / ngày. Rác từ khu tập trung Bô rác Tư Sò Bãi chôn lấp Xe ba gác Xe ép rác 12 tấn Phân loại Cơ sở tái chế Sơ đồ 1.1. Sơ đồ vạch tuyến tại Bô rác Tư Sò Thuyết minh sơ đồ vạch tuyến: Bô tiếp nhận rác liên tục trong ngày (sáng từ 7h-11h30 ; chiều: từ 13h – 17h). Rác từ khu tập trung (khu dân cư, trường học, các khu vui chơi…) trong khu vực được các xe ba gác, xe lam chuyên chở thu gom sau đó tập kết tại Bô rác Tư Sò. Tại đây, rác thải được phân loại, các loại rác có khả năng tái chế (nhựa, bao nilong, sắt,..) được đưa đi các cơ sở tái chế tái sử dụng. Các loại rác không có khả năng tái chế, được các xe ép rác 12 tấn vận chuyển rác từ bô đến Bãi rác Đa Phước, thời gian chở rác đi bãi chôn lấp liên tục trong ngày. Thời gian lưu rác tại Bô rác không quá 24h, trong trường hợp xe ép rác bị hư hỏng thì thời gian lưu rác tại đây có thể lên đến 48h. Diện tích khu vực nhà tiếp nhận rác là 160 m2. Khu vực chứa có mái che bằng tôn cao khoảng 6 m. Nền đúc bê tông cốt thép kiên cố dày 30 – 40 cm. Nền của Bô rác thấp hơn so với nền đường vào khoảng 0,2 m nên những lúc mưa lớn thường gặp tình trạng nước tràn vào trong khu vực chứa rác. Phụ lục 1.1. Ảnh tổng quát Bô rác Tư Sò, Q7 Khu vực nền đất xung quanh Bô rác là do sự bồi đắp của ao hồ, nên địa chất nền móng kém, đất rất dễ bị sụt lún. Vì vậy công tác xây dựng cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng cần phải chú ý đến sự sụt lún của nền móng có thể xảy ra. Hai mặt xung quanh khu vực Bô rác là ao hồ vì vậy công tác thu gom và xử lý nước thải cần được đặc biệt quan tâm. Tránh sự phát tán ô nhiễm ra diện rộng theo con đường phân tán theo bề mặt nước. Phụ lục 1.2. Ảnh xung quanh bô rác Rác thải được thu gom từ đội xe ba gác máy và xe lam, thu gom từ các hộ dân xung quanh khu vực phường Tân Kiểng. Rác tập kết và lưu trữ tại Bô rác sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Phụ lục 1.3. Ảnh xe vận chuyển rác vào Bô rác Sau khi tập kết tại Bô rác, các đội ve chai, thu lượm những rác có thể tái chế được như nhôm, nhựa, thủy tinh,..Sau đó rác tiếp tục được các xe ép rác 12 tấn xúc, ép và đưa đi bãi chôn lấp. Phụ lục 1.4. Ảnh rác tập kết lưu chứa tại Bô rác Tư Sò 1.2. Thực trạng môi trường tại Bô rác Thực trạng cảm quan khi đến khu vực Bô rác có mùi hôi nồng nặc, ruồi muỗi nhiều, mùi hôi phát sinh nhiều khi lưu rác thời gian dài, phát tán làm ảnh hưởng đến khu vực dân cư cũng như môi trường xung quanh. Nước rỉ rác tại đây có thành phần phức tạp, khả năng gây ô nhiễm cao nhưng chưa được thu gom cũng như xử lý triệt để. Nhận xét: Bô rác Tư Sò với thực trạng hiện tại chưa có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý mùi hôi. Gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng mùi đến các hộ dân xung quanh. Vì vậy cần thiết phải xây dựng một hệ thống xử lý nước rỉ rác kết hợp với hệ thống xử lý mùi hôi do sự tập trung rác thải phát sinh ra. Để từ đó nâng cao chất lượng môi trường trong khu vực Bô rác cũng như không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Trong đồ án tốt nghiệp này, em xin phép được đề ra phương án xử lý nước rỉ rác tại Bô rác Tư Sò. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỈ RÁC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC 2.1. Tổng quan về nước rỉ rác 2.1.1. Khái niệm Nước rỉ rác là một loại chất lỏng được sinh ra từ quá trình phân hủy vi sinh đối với các chất hữu cơ có trong rác, thấm qua các lớp rác của ô chôn lấp và kéo theo các chất bẩn dạng lơ lửng, keo và tan từ các chất thải rắn 2.1.2. Nguồc gốc phát sinh Nước rác được hình thành khi nước thấm vào ô chôn lấp. Nước có thể thấm vào rác theo một số cách sau đây: Nước sẵn có và tự hình thành khi phân hủy rác hữu cơ trong bãi chôn lấp; Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn rác; Nước có thể rỉ vào qua các cạnh (vách) của ô rác; Nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm xuống các ô chôn rác; Nước mưa rơi xuống khu vực bãi chôn lấp rác trước khi được phủ đất và trước khi ô rác đóng lại; Nước mưa rơi xuống khu vực bãi chôn lấp rác sau khi ô rác đầy ( ô rác được đóng lại). Tuy nhiên, nước rỉ rác tại các bô rác chủ yếu được hình thành do hai nguồn chính là độ ẩm của rác và quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ tạo ra nước. 2.1.2.1. Độ ẩm của rác Nước trong rác sau khi được ép rác tách ra khỏi rác mang theo thành phần ô nhiễm cao trong nước thải. Bảng 2.1. Độ ẩm của chất thải rắn sinh hoạt Thành phần % Khối lượng Độ ẩm (%) Độ tro (%) Thực phẩm Nylon Cao su mềm Cao su cứng Gỗ Mốp xốp Giấy Thủy tinh Kim loại Da Xà bần Sành sứ Carton Da Lon đồ hộp Pin Bông gòn Tre, rơm rạ, lá cây Vỏ sò, xương động vật Bã sơn Thùng đựng sơn Mica 72,0-94,0 1,6-9,6,4 0,5-5,8 0,0-13,0 0,0-4,5 0,0-1,6 0,0-5,8 KĐK-1,2 KĐK-5,5 0,0-5,6 0,0-0,5 0,0-1,9 0,0-5,5 0,0-0,8 0,0-6,5 0,0-4,3 0,0-1,0 0,0 0,0-0,9 0,0 0,0-3,0 0,0-KĐK 0,0-KĐK 58,7-85,2 11,6-60,5 2,5-8,8 1,6-41,9 2,3-5,3 3,1-4,2 2,7-16,2 3,2-40,9 10,1-55,6 - - 0,8 - 8,0-9,2 20,1-66,7 - - - 10,0 - - - - 3,4-12,3 0,0 0,0 7,0-7,5 - - - 2,4-2,6 4,7-9,1 - - - - - 12,5-13,0 - - - - - - - - Độ tro (% trọng lượng khô); KĐK: không đáng kể khi % theo khối lượng ướt < 0,5%. [Nguồn: VITTEP, 2003] 2.1.2.2. Quá trình phân hủy sinh học Rác thải sau khoảng thời gian 1 - 2 ngày ở điều kiện thuận lợi, vi sinh vật phát triển phân hủy và tổng hợp chất hữu cơ sinh ra nước thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ hòa tan. Quá trình phân hủy sinh học sinh ra trong rác xảy ra ở những điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Quá trình hiếu khí Quá trình hiếu khí vi sinh vật chuyển hóa các hợp chất hữu cơ theo các giai đoạn sau đây: Enzym Oxy hóa các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 CO2 + H2O + DH Enzym Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + O2 + NH3 (C5H7NO2) + CO2 + H2O – DH Enzym Phân hủy nội bào: C5H7NO2 + O2 O2 + 2H2O + NH3 ± DH Qua các giai đoạn trên cho thấy nước thải chứa Amoni và hợp chất hữu cơ cao trong nước thải Quá trình kỵ khí Khi hàm lượng oxi trong rác giảm dần thì điều kiện kỵ khí bắt đầu hình thành, Nitrat và Sunfat đóng vai trò là chất nhận điện tử các phản ứng sinh học hình thành nước được biểu diễn như phương trình sau: 2CH3CHOHCOOH + SO42- ® 2CH3COOH + S2- + H2O + CO2 4H2 + SO42- ® S2- + H2O S + 2H+ ® H2S Các thành phần hữu cơ dễ bị phân hủy chiếm phần lớn khối lượng cũng như thể tích của rác sinh hoạt. Vì vậy nước ép rác tại bô rác có hàm lượng chất hữu cơ cao, dễ phân hủy sinh học. 2.1.3. Thành phần, đặc điểm tính chất nước rỉ rác Nước rỉ rác tại các bô rác có thành phần phức tạp, khả năng gây ô nhiễm cao: Chất hữu cơ: Chất có phân tử lượng lớn (acid humic, acid fulvic,…), các hợp chất hữu cơ (phospho hữu cơ, 1,4 - dioxan, bisphenol…). Chất vô cơ: Các hợp chất của nitơ, photpho và lưu huỳnh. Nhưng chủ yếu là nitơ và photpho vì chúng gây hiện tượng phú dưỡng hóa. Nước rò rỉ từ bãi rác có mùi hôi nồng nặc, mùi đen đậm. Các kết quả phân tích cho thấy nước rỉ rác bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh, chất rắn lơ lửng, nitơ và phospho rất nặng, môi trường nước có dấu hiệu chứa kim loại nặng nhưng chưa ở mức ô nhiễm. Bảng 2.2. Thành phần và tính chất nước rỉ rác Thành phần Đơn vị Bãi dưới 02 năm Bãi trên 10 năm BOD5 mg/l 2.000 - 30.000 100 - 200 COD mg/l 3.000 - 60.000 100 - 500 Nitơ hữu cơ mg/l 10 - 800 80 - 120 Ammonia mg/l 10 - 800 20 - 40 Nitrate mg/l 5-40 5 - 10 Phospho tổng mg/l 5 - 100 5 - 10 Độ kiềm mg/l 1.000 - 10.000 200 - 1.000 pH 4,5 - 7,5 6,6 - 7,5 Canxi mg/l 50 - 1.500 50 - 200 Clorua mg/l 200 - 3.000 100 - 400 Tổng Fe mg/l 50 - 1.200 20 - 200 [Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự 1993] Ở những bãi rác mới, nước rỉ rác thường có pH thấp, nồng độ BOD, COD và kim loại nặng cao. Còn ở những bãi rác lâu năm pH từ 6,5 – 7,5 , nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn đáng kể, nồng độ kim loại nặng giảm do phần lớn kim loại nặng tan trong pH trung tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần tính chất nước rỉ rác: Rác được chôn trong bãi chôn lấp chịu hàng loạt các biến đổi lý, hóa, sinh cùng lúc xảy ra. Khi nước chảy qua sẽ mang theo các chất hóa học đã được phân hủy từ rác. Thành phần chất ô nhiễm trong nước rỉ rác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thành phần chất thải rắn, độ ẩm, thời gian chôn lấp, khí hậu, các mùa trong năm, chiều sâu bãi chôn lấp, độ nén, loại và độ dày của nguyên liệu phủ trên cùng, tốc độ di chuyển của nước trong bãi rác, độ pha loãng với nước mặt và nước ngầm, sự có mặt của các chất ức chế, các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, việc thiết kế và hoạt động của bãi rác, việc chôn lấp chất thải rắn, chất thải độc hại, bùn từ trạm xử lý nước thải… Ta sẽ lần lược xét qua các yếu tố chính ảnh hưởng đến thành phần và tính chất nước rỉ rác : 2.1.3.1. Thời gian chôn lấp Tính chất nước rò rỉ thay đổi theo thời gian chôn lấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác là một hàm theo thời gian. Theo thời gian nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rác giảm dần. Bảng 2.3. Thành phần nước rỉ rác mới và nước rỉ rác cũ Nước rỉ rác mới Nước rỉ rác cũ Nồng độ các axit béo dễ bay hơi (VFA) cao Nồng độ các axit béo dễ bay hơi thấp pH nghiên về tính axit pH trung tính hoặc kiềm BOD cao BOD thấp Tỷ lệ BOD/COD cao Tỷ lệ BOD/COD thấp Nồng độ NH4+ và nitơ hữu cơ cao Nồng độ NH4+ thấp Vi sinh vật có số lượng lớn Vi sinh vật có số lượng nhỏ Nồng độ các chất vô cơ hòa tan và kim loại nặng cao Nồng độ các chất vô cơ hòa tan và kim loại nặng thấp [Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự 1993] 2.1.3.2. Thành phần và các biện pháp xử lý sơ bộ chất thải rắn Khi các phản ứng trong bãi chôn lấp diễn ra thì chất thải rắn sẽ bị phân hủy. Do đó, chất thải rắn có những đặc tính gì thì nước rò rỉ cũng có các đặc tính tương tự. Chẳng hạn như, chất thải có chứa nhiều chất độc hại thì nước rác cũng chứa nhiều thành phần độc hại… Các biện pháp xử lý hoặc chế biến chất thải rắn cũng có những tác động đến tính chất nước rác. Chẳng hạn như, các bãi rác có rác không được nghiền nhỏ. Bởi vì, khi rác được cắt nhỏ thì tốc độ phân hủy tăng lên đáng kể so với khi không nghiền nhỏ rác. Tuy nhiên, sau một thời gian dài thì tổng lượng chất ô nhiễm bị trôi ra từ chất thải rắn là như nhau bất kể là rác có được xử lý sơ bộ hay không. 2.1.3.3. Chiều sâu bãi chôn lấp Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bãi chôn lấp có chiều sâu chôn lấp càng lớn thì nồng độ chất ô nhiễm càng cao so với các bãi chôn lấp khác trong cùng điều kiện về lượng mưa và quá trình thấm. Bãi rác càng sâu thì cần nhiều nước để đạt trạng thái bão hòa, cần nhiều thời gian để phân hủy. Do vậy, bãi chôn lấp càng sâu thì thời gian tiếp xúc giữa nước và rác sẽ lớn hơn và khoảng cách di chuyển của nước sẽ tăng. Từ đó quá trình phân hủy sẽ xảy ra hoàn toàn hơn nên nước rò rỉ chứa một hàm lượng lớn các chất ô nhiễm. 2.1.3.4. Các quá trình thấm, chảy tràn, bay hơi Độ dày và khả năng chống thấm của vật liệu phủ có vai trò rất quan trọng trong ngăn ngừa nước thấm vào bãi chôn lấp làm tăng nhanh thời gian tạo nước rò rỉ cũng như tăng lưu lượng và pha loãng các chất ô nhiễm từ rác vào trong nước. Khi quá trình thấm xảy ra nhanh thì nước rò rỉ sẽ có lưu lượng lớn và nồng độ các chất ô nhiễm nhỏ. Quá trình bay hơi làm cô đặc nước rác và tăng nồng độ ô nhiễm. Nhìn chung các quá trình thấm, chảy tràn, bay hơi diễn ra rất phức tạp và phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết, địa hình, vật liệu phủ, thực vật phủ … 2.1.3.5. Độ ẩm rác và nhiệt độ Độ ẩm thích hợp các phản ứng sinh học xảy ra tốt. Khi bãi chôn lấp đạt trạng thái bão hòa, đạt tới khả năng giữ nước FC, thì độ ẩm trong rác là không thay đổi nhiều. Độ ẩm là một trong những yếu tố quyết định thời gian

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG DO AN .doc
  • dwgBAN VE XAY DUNG htxlnt Q7.dwg
  • docBM Trang bia .doc
Tài liệu liên quan