Trong xu thế liên kết và hoà nhập với nền kinh tế thế giới thành một chỉnh thể thống nhất, hầu hết các nước trên thế giới đều tham gia ngày càng tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Việt nam cũng đang trên đà phát triển tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần một lượng vốn lớn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Do đó, để bổ sung vào sự thiếu hụt vốn để phát triển kinh tế thì không thể không kể đến vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vấn đề đặt ra phải làm sao để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam.
Với hàng trăm công ty đa quốc gia quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Mỹ là chủ đầu tư của nhiều nước. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ vốn có truyền thống đầu tư vài ba chục năm ở các nước này, nhất là các nước NICs, ASEAN. Trong bối cảnh chung đó, do nhiều lý do khác nhau mà đầu tư của Mỹ vào Việt nam còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng một cường quốc số một về kinh tế, chưa khai thác hết lợi thế của một vùng đất mà Mỹ đã và đang có mặt. Để tìm hiểu rõ hơn việc Mỹ đầu tư trực tiếp vào Việt nam và muốn góp phần thúc đẩy đầu tư của Mỹ vào Việt nam, nên em chọn đề tài: "Tình hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam-Thực trạng và một số giải pháp".
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phần II: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay
Phần III: Phương hướng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam
41 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tình hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam-Thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong xu thế liên kết và hoà nhập với nền kinh tế thế giới thành một chỉnh thể thống nhất, hầu hết các nước trên thế giới đều tham gia ngày càng tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Việt nam cũng đang trên đà phát triển tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần một lượng vốn lớn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Do đó, để bổ sung vào sự thiếu hụt vốn để phát triển kinh tế thì không thể không kể đến vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vấn đề đặt ra phải làm sao để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam.
Với hàng trăm công ty đa quốc gia quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Mỹ là chủ đầu tư của nhiều nước. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển ở Châu á - Thái Bình Dương, Mỹ vốn có truyền thống đầu tư vài ba chục năm ở các nước này, nhất là các nước NICs, ASEAN. Trong bối cảnh chung đó, do nhiều lý do khác nhau mà đầu tư của Mỹ vào Việt nam còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng một cường quốc số một về kinh tế, chưa khai thác hết lợi thế của một vùng đất mà Mỹ đã và đang có mặt. Để tìm hiểu rõ hơn việc Mỹ đầu tư trực tiếp vào Việt nam và muốn góp phần thúc đẩy đầu tư của Mỹ vào Việt nam, nên em chọn đề tài: "Tình hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam-Thực trạng và một số giải pháp".
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phần II: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay
Phần III: Phương hướng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam
Phần I
lí luận chung về đầu tư trực tiếp
nước ngoài
I. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trước hết ta đi vào tìm hiểu khái niệm đầu tư, đầu tư nước ngoài:
Đầu tư là việc bỏ vốn hoặc chi dùng vốn cùng với các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó (tạo ra hoặc khai thác sử dụng một tài sản) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai.
Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu.
Từ đó ta đi vào khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư mà chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, điều hành cũng như sử dụng vốn.
Đây là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và người sử dụng vốn là một chủ thể. Có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi đủ vốn đã bỏ ra.
Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay một phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ.
2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dựa vào tỉ lệ sở hữu vốn, FDI được thực hiện dưới các dạng sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là loại hình đầu tư, trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở qui định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thoả thuận và được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư chuẩn y.
Đây là loại hình đầu tư không thành lập pháp nhân mới, lợi nhuận và rủi ro phân chia theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên. Tuy nhiên, thời gian thực hiện ngắn, lợi nhuận không cao.
- Liên doanh là hình thức đầu tư trong đó các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỉ lệ góp vốn.
Hình thức này thành lập pháp nhân mới, hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài của nước nhận đầu tư, tuỳ theo luật pháp của mỗi nước quy định tỉ lệ phần trăm vốn góp của bên nước ngoài vào liên doanh. Loại hình này khắc phục được sự thiếu vốn và trong quá trình đầu tư nước chủ nhà tiếp thu được nhiều thành tựu tiên tiến do chủ đầu tư nước ngoài chuyển giao hoặc bàn giao công nghệ. Tuy nhiên, liên doanh sẽ dần chuyển thành đầu tư nước ngoài.
Hình thức này được nước chủ nhà ưa chuộng vì có điều kiện để học tập kinh nghiệm quản lý, đào tạo lao động, gián tiếp nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Loại hình đầu tư này được nước chủ nhà áp dụng đối với các công cuộc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội vì sự phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư này đòi hỏi phải được kiểm soát chặt chẽ. Khi áp dụng hình thức này, đòi hỏi phải có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham gia quản lý doanh nghiệp với người nước ngoài thì nước chủ nhà mới đạt được hiệu quả mong muốn.
- 100% vốn nước ngoài là hình thức đầu tư, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của dự án. Chủ đầu tư chỉ có một trách nhiệm với nước sở tại là nộp thuế. Do đó, nước sở tại không mất vốn mà lại thu được thuế. Tuy nhiên, nước nhận đầu tư không kiểm soát được hoạt động đầu tư và việc chuyển giao công nghệ không được thực hiện.
- Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT): loại hình này tập trung vào dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi dự án kết thúc, toàn bộ công trình sẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà mà không thu bất cứ một khoản tiền nào.
Theo phương thức thực hiện đầu tư, FDI được chia ra thành:
- Đầu tư mới là hình thức đầu tư, trong đó chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn ra hoặc kết hợp với nước chủ nhà thành lập nên một cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Đầu tư mới tạo nhiều việc làm, tạo nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch chuyển cơ cấu đầu tư.
- Mua lại và sát nhập (M&A) là hình thức đầu tư trong đó hai hoặc nhiều công ty sát nhập lại thành một công ty lớn.
Hình thức này không ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư. Với nước nhận đầu tư, M&A không làm tăng cơ sở hạ tầng, không tăng việc làm, thậm chí còn giảm.
Theo mục đích đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài chia thành:
- Đầu tư theo chiều dọc là đầu tư để chiếm lĩnh thị trường trong nước, dần dần tiêu diệt các cơ sở trong nước.
- Đầu tư theo chiều ngang là đầu tư sản xuất một số sản phẩm, linh kiện ở các nước khác và xuất khẩu sang các nước khác để khai thác tối đa lợi thế so sánh của nhiều nước một lúc tạo ra sản phẩm với chi phí tối thiểu.
II. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Với các phương thức tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều mô hình và quan điểm lý thuyết về nguyên nhân hình thành và ảnh hưởng của FDI đến nền kinh tế thế giới, trong đó đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Lý thuyết FDI có thể được chia thành 2 nhóm:
1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về FDI
Nhóm lý thuyết này được phân tích dựa trên cơ sở của quy luật lợi thế so sánh phân công lao động quốc tế và được coi là lý thuyết cơ bản của FDI.
Các nhà kinh tế lý thuyết đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của FDI đối với các nước tham gia đầu tư, trong đó nổi bật là các mô hình của Heckcher-Ohlin-Samuelson và mô hình của MacDougall-Kemp.
1.1. Mô hình Heckcher-Ohlin-Samuelson (HOS)
Lý thuyết di chuyển vốn quốc tế hoặc FDI là một phần của lý thuyết thương mại quốc tế. Lý thuyết này chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích mô hình HOS để đưa ra các nhận định về nguyên nhân di chuyển vốn là có sự chênh lệch về tỉ suất lợi nhuận so sánh giữa các nước, và sự di chuyển đó tạo ra tăng sản lượng cho nền kinh tế thế giới và các nước tham gia đầu tư.
Để đơn giản cho sự phân tích, mô hình HOS được xây dựng trên các giả định: Hai nước tham gia trao đổi hàng hoá hoặc đầu tư (nước I và nước II-phần còn lại của thế giới), hai yếu tố sản xuất (lao động-L và vốn-K), hai hàng hoá(X và Y), trình độ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu và hiệu quả kinh tế theo quy mô ở hai nước như nhau, không có chi phí vận tải, can thiệp của chính sách, hoạt động của thị trường hai nước là hoàn hảo và không có sự di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước. Với những giả định này, mô hình HOS phân tích tỷ lệ chi phí của các yếu tố sản xuất (L, K) ở hai nước I và II.
Mô hình HOS đã chỉ ra rằng sản lượng của hai nước sẽ tăng lên nếu mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu những hàng hoá sử dụng yếu tố sản xuất dư thừa và tiết kiệm yếu tố sản xuất khan hiếm. Ngược lại, nhập khẩu những hàng hoá dùng nhiều yếu tố khan hiếm và ít hàm lượng yếu tố dư thừa. Như vậy, sự khác biệt trong chi phí sản xuất hàng hoá và lợi thế so sánh giữa các nước được lý thuyết HOS phân tích từ sự khác biệt giữa tính dư thừa và khan hiếm của các yếu tố sản xuất, vì thế mô hình này còn được gọi là lý thuyết các yếu tố sản xuất.
1.2. Mô hình Mac Dougall-Kemp
Khác với mô hình HOS, mô hình này phân tích ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của FDI với nền kinh tế thế giới và các nước tham gia đầu tư. Mô hình này được xây dựng trên các giả định: Nền kinh tế thế giới chỉ có hai nước (nước đầu tư-I và phần còn lại là nước đầu tư-II), trước khi di chuyển vốn quốc tế thì năng suất cận biên của vốn đầu tư nước I thấp hơn nước II (nước I dư thừa và nước II khan hiếm vốn), cạnh tranh hoàn hảo ở hai nước, quy luật năng suất cận biên của vốn giảm dần và giá cả sử dụng vốn được quyết định bởi quy luật này.
Từ các giả định trên, các tác giả đã đi đến kết luận về nguyên nhân hình thành FDI là do có sự chênh lệch năng suất cận biên của vốn đầu tư giữa các nước và ảnh hưởng của nó làm tăng sản lượng thế giới (nhờ vào tăng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất) và các nước tham gia đầu tư đều có lợi. Mô hình này cũng phân tích FDI tạo ra ảnh hưởng rất khác nhau ở nước đầu tư và nước chủ nhà. Đối với nước I, thu nhập từ sử dụng vốn tăng lên do năng suất cận biên của vốn tăng khi vốn đầu tư chuyển sang nước II, trong khi đó thu nhập từ lao động lại giảm đi vì mất lượng vốn đầu tư đã chuyển sang nước II. Đối với nước II, thu nhập từ vốn và lao động diễn ra theo chiều hướng ngược lại với nước I.
Những kết luận từ phân tích mô hình này đã có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của lý thuyết FDI, trong đó đặc biệt là lý thuyết thuế tối ưu của đầu tư nước ngoài. Lý thuyết này được phát triển bởi nhiều tác giả, trong đó chủ yếu phân tích ảnh hưởng của mức thuế FDI đến việc phân chia phần giá trị gia tăng giữa các nước tham gia đầu tư và hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất của hai nước. Khi nước chủ nhà đánh thuế FDI ở tỷ lệ thích hợp (tối ưu) thì mặc dù tổng sản lượng có giảm, nhưng thu nhập quốc dân thực tế- thu nhập gia tăng từ thuế- sẽ cao hơn trong trường hợp không đánh thuế (trong trường hợp tự do di chuuyển vốn, tuy tổng sản lượng lớn, nhưng phần sản lượng gia tăng lại chuyển về nước đầu tư nhiều hơn, vì thế làm cho thu nhập quốc dân của nước chủ nhà thấp). Phân tích tình hình tương tự như vậy, đối với nước đầu tư sẽ đạt được thu nhập tối đa khi có tỉ lệ thuế tối ưu để giới hạn xuất khẩu vốn đến mức không làm suy giảm lớn thu nhập từ lao động.
1.3Lý thuyết phân tán rủi ro - Salvatore
ở các nước, mức độ rủi ro đầu tư khác nhau. Một nước đầu tư ra nhiều nước khác, mất vốn nước này sẽ còn vốn nước kia.
1.4..Lý thuyết của Krugman
Theo Krugman, có hành động đầu tư ra nước ngoài là do có chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau: chính sách tiền tệ, chính sách tài chính… Đầu tư ra nước ngoài để tìm môi trường thuận lợi hơn.
1.5. Lý thuyết của Kojima
Theo Kojima, nguyên nhân có đầu tư nước ngoài là do có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận, là do các nước có lợi thế so sánh khác nhau.
2. Các lý thuyết kinh tế vi mô về FDI
Có nhiều quan điểm lý thuyết kinh tế vi mô để giải thích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1. Lý thuyết chiết trung
Lý thuyết này giải thích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là do:
- Có được lợi thế độc quyền so với các công ty cùng ngành của nước nhận đầu tư.
- Các công ty độc quyền phải sử dụng được ít nhất một yếu tố sản xuất tại nước nhận đầu tư.
2.2. Lý thuyết nội vi hoá
Lý thuyết này xây dựng trên 3 giả định: TNCs tối đa hoá lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo, tính không hoàn hảo của thị trường bán thành phẩm và TNCs tạo ra quốc tế hoá thị trường. Từ những giả định này, lý thuyết đã chỉ ra nguyên nhân đầu tiên hình thành và phát triển của các TNCs là do tác động của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Hơn nữa, TNCs còn được xem như giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề của thị trường thông qua việc mở rộng quy mô ra bên ngoài để sản xuất và phân phối các sản phẩm một cách có hiệu quả.
2.3. Lý thuyết tổ chức công nghiệp
Các nhà kinh tế giải thích có sự đầu tư ra nước ngoài là để khai thác lợi thế độc quyền, mở rộng quy mô sản xuất từ đó tối đa hoá lợi nhuận.
2.4. Lý thuyết địa điểm công nghiệp
Nguyên nhân có đầu tư nước ngoài là do có địa điểm công nghiệp thuận lợi nhằm hạ chi phí đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó giảm chi phí vận tải và chi phí sản xuất.
2.5. Lý thuyết xuất khẩu tư bản
Theo lý thuyết này, có hoạt động đầu tư ra nước ngoài là do giá trị thặng dư trong nước mang lại bị hạn chế (lợi nhuận ít). Do đó, tìm cách chuyển sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt từ những nước phát triển sang những nước đang phát triển vì những nước đang phát triển có thị trường tiêu thụ bị bỏ ngõ, chi phí lao động còn thấp, nguyên vật liệu đầu vào chưa được khai thác hết.
2.6. Lý thuyết chênh lệch chi phí sản xuất
Lý thuyết này giải thích có hoạt động đầu tư ra nước ngoài là do:
- Chi phí sản xuất ở trong nước và nước ngoài khác nhau (chi phí sản xuất ở nước ngoài > chi phí sản xuất ở trong nước)
- Quy mô thị trường đạt ở một mức nào đó. P
M M
AC' AC
C
0 Q1 Q2 Q
Giả sử chi phí sản xuất trực tiếp cho 1 sản phẩm là như nhau ở hai nước (AC)
C: đường chi phí thêm cho 1 sản phẩm ở nước ngoài
Do đó, tổng chi phí sản xuất 1sản phẩm ở nước ngoài là AC'= AC + C
Với AC': đường chi phí sản xuất ở nước ngoài.
Giá bán sản phẩm trên thị trường khi có thuế nhập khẩu là MM
Lúc này sẽ xảy ra các trường hợp sau:
Nếu quy mô thị trường trong nước II < OQ1 thì nước I sẽ không đầu tư sang nước II, mà chỉ sản xuất trong nước và xuất khẩu sang nước II.
Nếu quy mô thị trường trong nước II nằm trong đoạn Q1Q2 thì nước I hoặc sẽ vẫn sản xuất trong nước, hoặc cho nước II thuê lợi thế độc quyền để sản xuất.
Chỉ khi nào quy mô thị trường trong nước II > OQ2 thì mới có hoạt động FDI.
2.7. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm - Vernon
Lý thuyết này giải thích sự phát triển của TNCs theo 3 giai đoạn phát triển của sản phẩm: đổi mới, tăng trưởng và bão hoà. Vernon đã phân tích giai đoạn đổi mới sản phẩm chỉ diễn ra ở các nước phát triển (Mỹ), vì thu nhập cao có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm mới. Cũng chỉ ở các nước phát triển, kỹ thuật sản xuất tiên tiến với đặc trưng sử dụng nhiều vốn và các điều kiện sản xuất (tương đương với các nước đầu tư) mới phát huy được hiệu suất cao. Kết quả là sản xuất tăng nhanh theo quy mô lớn, năng suất lao động cao và các sản phẩm mới đã đạt đến mức bão hoà.
Để sản xuất tiếp tục được phát triển, công ty phải mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, nhưng việc bán sản phẩm ra nước ngoài đã nhanh chóng bị hạn chế bởi hàng rào thuế quan hoặc hạn ngạch. Thêm vào đó, cước phí vận tải và chi phí nguyên vật liệu, lao động rẻ ở các nước đang phát triển là động lực quan trọng thúc đẩy TNCs đầu tư ra nước ngoài.
Theo Vernon, hầu hết các TNCs như là các tổ chức độc quyền bán và chia làm 3 giai đoạn phát triển: độc quyền trên cơ sở đổi mới, độc quyền bảo hoà và độc quyền suy yếu. Giai đoạn 1 với đặc trưng là dựa vào ưu thế vê kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các sản phẩm mới và thu được lợi nhuận độc quyền. Giai đoạn tiếp theo là đạt đến mức độc quyền tối đa so với các đối thủ về quy mô sản xuất, tiếp thị, nghiên cứu và triển khai (marketing và R&D). Giai đoạn cuối cùng là các yếu tố đổi mới và quy mô kinh tế đã mất vị trí độc quyền. Từ đó tác giả đã đi đến kết luận về nguyên nhân hình thành FDI như là kết quả của quá trình bảo vệ thị trường độc quyền của TNCs.
2.8. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp - Akamatsu
Theo Akamatsu, sản phẩm mới được phát minh và ra đời ở nước đầu tư, sau đó được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tại nước nhập khẩu, do ưu điểm của sản phẩm mới và nhu cầu thị trường nội địa tăng lên, chính phủ nước nhập khẩu đã tăng cường sản xuất thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách dựa vào vốn, kỹ thuật… của nước ngoài. Đến khi nhu cầu thị trường nội địa về sản phẩm mới được sản xuất trong nước đạt đến sự bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện và cứ theo chu kỳ như vậy mà dẫn đến việc hình thành FDI.
Lý thuyết kinh tế FDI là sự phát triển liên tục của các quan điểm khác nhau trong quá trình phân tích và giải thích sự tăng trưởng của đầu tư nước ngoài. Việc kết hợp hài hoà giữa các mô hình lý thuyết và các quan điểm vi mô là phương pháp tốt nhất để hiểu biết về cơ sở lý thuyết của FDI.
III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI có tác động tích cực đến cả nước nhận đầu tư cũng như như nước đi đầu tư. Tuy nhiên, trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới vai trò của FDI tới nước nhận đầu tư.
Đối với nước nhận đầu tư, FDI có vai trò quan trọng
1. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước chủ nhà để phát triển kinh tế.
Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế gồm nguồn vốn trong nước và vốn từ nước ngoài. Đối với các nước lạc hậu, nguồn vốn tích luỹ từ trong nước còn hạn hẹp thì vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, khi mà trên thế giới có nhiều nước đang nắm trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển kinh tế.
ở nhiều nước đang phát triển, vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Nó có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng vốn FDI chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế càng cao. Điều này cho thấy FDI có ý nghĩa quyết định đến tăng trưởng kinh tế của các nước này. Bên cạnh đó, nguồn thu FDI còn là nguồn bổ sung quan trọng để các nước này thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đối với các nước công nghiệp phát triển, đây là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều nhất, nhưng cũng là nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay. FDI vẫn là nguồn bổ sung vốn quan trọng và có ý nghĩa to lớn cho quá trình phát triển nền kinh tế của những quốc gia này
2. FDI với việc chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực công nghệ
Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhà xưởng… (hay còn gọi là phần cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật công nghệ, tri thức khoa học, tổ chức, bí quyết, quản lý, năng lực tiếp cận thị trường… (hay còn gọi là phần mềm).Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư.
Một trở ngại lớn nhất trên con đường phát triển kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển là trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu. Con đường nhanh nhất để phát triển khoa học kỹ thuật và trình độ sản xuất của các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay là: phải biết tận dụng được những thành tựu kỹ thuật công nghệ tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phép các nước đang phát triển tiếp thu được trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra n