Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước cấp Chợ Lầu, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận công suất 18000m3/ngày đêm

Trong đời sống, nước là một nhu cầu không thể thiếu của con người cũng như mọi hoạt động sản xuất của xã hội. Với tốc độ thị hoá nhanh của đất nước ta hiện nay thì nhu cầu về nước là hết sức quan trọng, là một thiết yếu trong đời sống xã hội. Thấy được tầm quan trọng này trong quá trình đổi mới đất nước, nên những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm hơn đến vấn đề cung cấp nước sạch cho các đô thị, nông thôn, các vùng khan hiếm nguồn nước sạch, các khu công nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển xã hội. Nó thể hiện thông qua nhiều dự án đầu tư vào các công trình nước sạch bằng nguồn vốn đầu tư trong nước và cả nguồn vốn nước ngoài. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn như nguồn vốn đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của ngành. Hệ thống cung cấp nước chưa đồng bộ về xây dựng và trang thiết bị, sự yếu kiếm trong công tác quản lí cũng như trình độ chuyên môn còn thấp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành nói riêng và của xã hội nói chúng. Với việc đảy nhanh tốc độ hoá hiện đại hoá đất nước trong tương lai, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển kinh tế hợp lí, đồng bộ giữa các ngành với nhau. Có như thế mới đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra là phát triển đất nước một cách bền vững. Trong định hướng phát triển ngành, để giải quyết những vấn đề khó khăn đang gặp phải, điều trước tiên là giải quyết về vấn đề nhân lực cho ngành nước tức là đào tạo cán bộ, nân cao trình độ chuyên môn. Đồng thời phải sử dụng hợp lí đúng mục đích các nguồn vốn đầu tư . Bên cạnh đó phải luôn tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến áp dụng cho ngành nước để nân cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, vốn sản xuất. Đi đôi với vấn đề phát triển ngành nước, phát triển đất nước là vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, trong đó có tài nguyên nước và môi trường nước. Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của con người, đến sự phát tiển của xã hội. Chính vì thế cần có một chính sách phù hợp cho việc bảo vệ tài nguyên nguồn nước và giáo dục ý thức sử dụng nước cho người dân để tránh lãng phí một cách vô ích. Theo số liệu của các nhà nguyên cứu nước ngoài thì Việt Nam đang trở thành một nước nghèo về nước. Tại sao như thế, trong khi nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm, có nhiều nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú. Có phải là nguồn nước của chúng ta đang bị ô nhiểm trầm trọng, khai thác một cách bừa bải, không có chiến lược bảo vệ hay bảo vệ một cách hình thức, ý thức bảo vệ nguồn nước còn quá thấp. Chiến lược phát triển ngành nước chưa được đầu tư đúng mức

doc128 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước cấp Chợ Lầu, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận công suất 18000m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Trong đời sống, nước là một nhu cầu không thể thiếu của con người cũng như mọi hoạt động sản xuất của xã hội. Với tốc độ thị hoá nhanh của đất nước ta hiện nay thì nhu cầu về nước là hết sức quan trọng, là một thiết yếu trong đời sống xã hội. Thấy được tầm quan trọng này trong quá trình đổi mới đất nước, nên những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm hơn đến vấn đề cung cấp nước sạch cho các đô thị, nông thôn, các vùng khan hiếm nguồn nước sạch, các khu công nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển xã hội. Nó thể hiện thông qua nhiều dự án đầu tư vào các công trình nước sạch bằng nguồn vốn đầu tư trong nước và cả nguồn vốn nước ngoài. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn như nguồn vốn đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của ngành. Hệ thống cung cấp nước chưa đồng bộ về xây dựng và trang thiết bị, sự yếu kiếm trong công tác quản lí cũng như trình độ chuyên môn còn thấp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành nói riêng và của xã hội nói chúng. Với việc đảy nhanh tốc độ hoá hiện đại hoá đất nước trong tương lai, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển kinh tế hợp lí, đồng bộ giữa các ngành với nhau. Có như thế mới đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra là phát triển đất nước một cách bền vững. Trong định hướng phát triển ngành, để giải quyết những vấn đề khó khăn đang gặp phải, điều trước tiên là giải quyết về vấn đề nhân lực cho ngành nước tức là đào tạo cán bộ, nân cao trình độ chuyên môn. Đồng thời phải sử dụng hợp lí đúng mục đích các nguồn vốn đầu tư . Bên cạnh đó phải luôn tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến áp dụng cho ngành nước để nân cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, vốn sản xuất. Đi đôi với vấn đề phát triển ngành nước, phát triển đất nước là vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, trong đó có tài nguyên nước và môi trường nước. Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của con người, đến sự phát tiển của xã hội. Chính vì thế cần có một chính sách phù hợp cho việc bảo vệ tài nguyên nguồn nước và giáo dục ý thức sử dụng nước cho người dân để tránh lãng phí một cách vô ích. Theo số liệu của các nhà nguyên cứu nước ngoài thì Việt Nam đang trở thành một nước nghèo về nước. Tại sao như thế, trong khi nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm, có nhiều nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú. Có phải là nguồn nước của chúng ta đang bị ô nhiểm trầm trọng, khai thác một cách bừa bải, không có chiến lược bảo vệ hay bảo vệ một cách hình thức, ý thức bảo vệ nguồn nước còn quá thấp. Chiến lược phát triển ngành nước chưa được đầu tư đúng mức… SVTH: Lê Văn Mến  CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRẤN CHỢ LẦU HUYỆN BẮC BÌNH - TỈNH BÌNH THUẬN  I/ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN CHỢ LẦU HUYỆN BẮC BÌNH 1/ Vị trí địa lý 2/ Điều kiện tự nhiên 3/ Điều kiện kinh tế và xã hội 3.1/ Tiềm năng kinh tế 3.2/ Văn hóa-xã hội  I/ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN CHỢ LẦU – HUYỆN BẮC BÌNH. 1/ Vị trí địa lý: ö Chợ Lầu là thị trấn trung tâm của huyện Bắc Bình. Địa giới của huyện Bắc Bình: - Phía Đông giáp huyện Tuy Phong. - Phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Bắc. - Phía Nam giáp biển Đông. - Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. ö Thị trấn Chợ Lầu nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Thuận, bao gồm các dân tộc như : Kinh, Chăm, Chu Ru... ö Thị trấn Chợ Lầu có dân số vào khoảng 35.000 người với diện tích 32.55 km2. ö Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm, huyện Bắc Bình nói chung và thị Trấn Chợ Lầu nói riêng sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây nguyên và cả nước. Đồng thời, đây cũng là một thách thức lớn đặt ra cho Chợ Lầu là phải phát triển nhanh về kinh tế nhất là những lĩnh vực, những sản phẩm đặc thù để mở rộng liên kết, không bị tụt hậu so với khu vực và cả nước. dôc 2/ Điều kiện tự nhiên: 2.1/ Địa hình: ö Địa hình ở phía Tây có núi Gia Bang (cao 1.138 m), Núi La (cao 625 m), bờ biển ở phía Đông có Núi Bà (cao 756 m), có nhiều cồn cát và đồng bằng rất hẹp, có sông Mao chảy qua. ö Đại bộ phận lãnh thổ của thị trấn Chợ Lầu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dôc 2.2/ Khí hậu: ö Thị trấn Chợ Lầu nằm trong vùng nhiệt đới; do địa hình kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam nên khí hậu có phần nóng và khô hạn. ö Nhiệt độ trung bình 26o - 27o. ö Lượng mưa tương đối thấp, trung bình năm từ 800 - 1150 mm. ö Độ ẩm tương đối trung bình từ 79 - 85% ö Mùa khô kéo dài 6 tháng. Bảng 1. Một số yếu tố khí hậu Thông số Tháng TB năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa (mm) 0,7 0,3 2,5 57 212,2 164,3 197,5 212,8 155 157,2 74,8 19,8 1259 Lượng bốc hơi (mm) 149,2 118,2 153,9 158,9 147,8 112,7 114,2 97,4 86,1 87,7 89,6 136,7 1452 Số giờ nắng (giờ) 252 247 277 278 217 203 212 184 218 197 230 215 2729 Nhiệt độ trung bình (oC) 25,3 25,5 27,0 28,5 28,3 27,7 27,2 27,0 27,3 27,2 26,8 25,8 27,0 Độ ẩm tương đối TB (%) 76 75 77 78 81 82 84 84 83 84 80 81 80 Số ngày nắng (ngày) 31 28 31 30 31 30 31 31 29 28 23 25 348 Số ngày mưa (ngày) 0 1 1 4 14 13 11 8 26 17 10 10 115 (Theo số liệu của cục thống kê tỉnh Bình Thuận) 2.3/ Thủy văn: ö Thị trấn Chợ Lầu có sông Mao chảy qua. Sông Mao dài 29 km, chảy từ cao nguyên xuống, có chiều dài ngắn và độ dốc tương đối cao. ö Hồ chứa nước Cà Giây với dung tích gần 40 triệu m3. Bảng 2. Thông số thuỷ văn của sông Mao. Tên sông Chiều dài (km) Diện tích lưu vực (km2) Lưu lượng nước TB (m3/s) Mùa khô Mùa mưa Sông Mao 29 1520 1.6 40 dôc 3/ Điều kiện kinh tế và xã hội: 3.1/ Tiềm năng kinh tế: 3.1.1/ Công nghiệp: ö Công tác khoanh định các khu vực khai thác khoáng sản theo chủ trương của tỉnh được triển khai với việc định vị và lập báo cáo nghiên cứu khả thi 3 khu làng nghề công nghiệp với tổng diện tích 100 ha. Phối hợp cùng sở công nghiệp cắm mốc khu khai thác Titan cho Công ty Vật liệu Xây dựng và khoáng sản Bình Thuận theo giấy phép của UBND tỉnh. ö Triển khai lập kế hoạch phát triển làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, sản xuất bánh tráng, gốm và tổ chức bàn giao công tác quản lý tài nguyên khoáng sản cho phòng Tài nguyên và Môi trường mới thành lập. ö Công nghiệp và dịch vụ hiện nay đang từng bước phát triển, khối lượng xây dựng tăng nhanh, các dịch vụ phục vụ như điện chiếu sáng, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình cũng được mở rộng dần, đời sống vật chất tinh thần cải thiện rõ rệt. Trình độ dân trí từng bước được nâng lên góp phần quan trọng tăng tổng sản phẩm, thu nhập bình quân đầu người, tăng thu ngân sách Nhà nước. dôc 3.1.2/ Ngư nghiệp: ö Công tác nuôi trồng thủy sản ở cũng được quan tâm thể hiện rõ nét nhất ở việc quy hoạch và phê duyệt dự án nuôi tôm thịt ở Phan Rí Thành (14 ha). ö Kết quả đánh bắt các loại thủy hải sản trong năm là 600 tấn, thực hiện nuôi trồng 20,4 ha tôm nước lợ (đạt sản lượng 150 tấn, 4 tấn tôm nước ngọt), 3 ha cá các loại (sản lượng 20 tấn kể cả nguồn khai thác hồ Cà Giây). dôc 3.1.3/ Giao thông vận tải: ö Vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nhựa hóa hệ thống đường giao thông và thoát nước (tuyến D1) phía Bắc trung tâm thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình. Tổng mức vốn đầu tư của dự án là 19,7 tỷ đồng (trong đó, đền bù giải toả là 1.598 triệu đồng) được bố trí từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện. ö Cũng theo Quyết định nêu trên, quy mô đầu tư xây dựng là 1.530,34 m; trong đó đoạn Km0-Km0+821&Km0+996.93-KC: Bề rộng mặt đường 14,5m, bề rộng lòng đường 15,0m; Đoạn Km821-Km0+996.93: Bề rộng mặt đường 16,5m; bề rộng lòng đường 17m. Diện tích sử dụng đất dự kiến là 44.379 m2. Công trình sau khi hoàn thành sẽ phục vụ nhu cầu giao thông trong trung tâm phía Bắc thị trấn Chợ Lầu và thoát nước toàn bộ khu vực trong trung tâm huyện lỵ Bắc Bình. dôc 3.2/ Văn hóa-xã hội: ö Thị trấn Chợ Lầu có dân số khoảng 35.000 người với diện tích 32.55 km2. Như vậy mật độ dân số hiện tại của thị trấn Chợ Lầu hơn 1000 người/ km2. ö Theo thống kê, trong năm 2000 tỷ lệ phát triển dân số của thị trấn giảm xuống còn 2,04%. Như vậy tỷ lệ tăng dân số của thị trấn Chợ Lầu vẫn còn khá cao. Bảng 3. Tỉ lệ tăng dân số của thị trấn Chợ Lầu. Chỉ tiêu Đơn vị 1992 1995 1999 2000 Dân số toàn tỉnh 1000 người 859 932 1.047 1.059 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 2,88 2,55 2,15 2,04 (Theo Cục thống kê tỉnh Bình Thuận) ö Toàn thị trấn Chợ Lầu gồm có 13 dân tộc anh em gồm: Kinh, Chăm, Tày, Nùng, Hoa, K’ho, Rắc Lây, Mường, Êđê, Ngái, Sán Chay... ö Chợ Lầu đến nay vẫn còn nhiều di tích lịch sử như: - Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Xuân An. - Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Xuân Hội. ö Các công trình kiến trúc cổ có đền, tháp, đình, chùa, lăng, miếu đan xen với các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống của người Việt, người Chăm...đã đem lại cho mảnh đất Chợ Lầu những nét văn hóa riêng và độc đáo. ö Nói tóm lại, Chợ Lầu - mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa đã đi được một chặng đường 300 năm có lẻ. Trải qua nhiều đời xây dựng và đấu tranh gìn giữ bản sắc dân tộc, nhân dân địa phương đã để lại cho thế hệ hôm nay những di sản tinh thần vô cùng quý giá. Xét về góc độ văn hóa, Chợ Lầu là nơi hội tụ của 13 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có ngôn ngữ, văn hóa khác nhau tạo nên sự sinh động, đa dạng. Sự tôn vinh và truyền bá những giá trị tinh thần của cha anh đi trước đã tạo cho thị trấn Chợ Lầu một khí thế mới trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ngày càng giàu mạnh. dôc  II/ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI MỚI VÀ THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NƯỚC 1/ Các công trình thủy lợi mới 1.1/ Các công trình mới 1.2/ Thực trạng phát triển đô thị 1.3/ Những kết quả đạt được 2/ Thực trạng về nguồn nước 2.1/ Tình hình nguồn nước 2.2/ Triển vọng cấp nước 2.3/ Các biện pháp bảo vệ nguồn nước trong vùng  II/CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI MỚI VÀ THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NƯỚC 1/ Các công trình thủy lợi mới: 1.1/ Các công trình mới trong năm 2007: ö Hồ Sông Khán - huyện Bắc Bình: Hạng mục đường thi công và cống lấy nước đã hoàn thành, đang triển khai thi công hạng mục kênh xả lũ, phần đất và công trình trên kênh chính. ö Nhóm Nông nghiệp - Thủy lợi: Khối lượng thực hiện từ đầu dự án 33277 triệu đồng, đã thanh toán cấp phát 21656 triệu đồng. Gồm có 02 công trình: - Kênh chuyển nước hồ Cà Giây (Chợ Lầu): Đang thi công xây lắp đập đầu mối, cống lấy nước, cống qua đường Lương Sơn - Đại Ninh, cống qua đường Bình An - Phan Sơn, nhà quản lý và đào đắp kênh tiếp nước. Tiến độ thi công chậm do phải dẫn dòng thi công để cấp nước tưới cho diện tích sản xuất khu vực đập Đồng Mới, hiện nay đơn vị thi công đang tập trung toàn bộ thiết bị và nhân lực bố trí thi công. - Hoàn chỉnh kênh tiếp nước Sông Lũy - Cà Giây (Chợ Lầu): Công trình đã được thi công thông tuyến nhiều năm trước đây theo yêu cầu chống hạn của tỉnh, hiện nay đang tổ chức thi công phá đá nổ mìn những đoạn kênh chưa đủ cao độ đáy thiết kế, thi công hoàn chỉnh phần kênh và công trình trên kênh. dôc 1.2/ Thực trạng phát triển đô thị: ö Đất ở khu vực thị trấn Chợ Lầu có giá trị cao, tốc độ phát triển mở rộng khu dân cư nhanh. Do đó, hàng năm Chợ Lầu có chủ trương mở rộng các khu dân cư nhằm giải quyết đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất xây dựng các trình phục vụ sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội,… nhưng khả năng mở rộng rất hạn chế vì hầu hết những khu vực thuận tiện mở rộng khu dân cư đều phải lấy từ đất Nông nghiệp ổn định. ö Những năm qua trong điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, vốn đầu tư chưa nhiều, trình độ dân trí chưa cao, chất lượng lao động còn thấp nhưng đô thị đă có bước chuyển biến tiến bộ góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển đô thị còn chậm, dân cư đô thị hình thành tự phát, không theo Quy hoạch nên nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời kỳ mới. Để tiếp tục thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, nghị quyết Đại Hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ IX, hội nghị lần thứ IX ban chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chợ Lầu từ nay đến năm 2020. dôc 1.3/ Những kết quả đạt được: ö Mặt khả quan: Thị trấn đã cố gắng tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Kinh tế – Xã hội góp phần làm cho trung tâm huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển. Một số tụ điểm dân cư mới mang tính đô thị đã xuất hiện và có bước chuyển biến rõ rệt. Công nghiệp và dịch vụ từng bước phát triển, khối lượng xây dựng tăng nhanh, các dịch vụ phục vụ như điện chiếu sáng, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình được mở rộng dần, đời sống vật chất tinh thần cải thiện rõ rệt và trình độ dân trí cũng từng bước được nâng lên. ö Những mặt tồn tại, yếu kém: Công tác quy hoạch, hoàn thiện bổ sung quy hoạch đô thị chưa kịp thời. Tổ chức, quản lý thực hiện quy hoạch còn rất chậm. Tuy có cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nhưng vẫn còn chắp vá, không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị trong tình hình mới, nhất là giao thông, cấp và thoát nước. Lao động chưa có việc làm và việc làm chưa ổn định còn nhiều… chất lượng lao động thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất ít. Môi trường sinh thái chưa được giải quyết tốt, có nơi ô nhiễm nặng, giải quyết nước thải, rác thải còn nhiều khó khăn. ö Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém là: - Về khách quan: Do điểm xuất phát của thị trấn còn thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu. - Về chủ quan: + Nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển đô thị chưa thật đầy đủ. Quá trình tạo vốn để phát triển đô thị còn nhiều hạn chế, vốn đầu tư để phát triển đô thị còn rất nhỏ bé so với nhu cầu. + Công tác quản lý xây dựng đô thị còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa quản lý chuyên ngành và quản lý lãnh thổ. Sự phân công, phân cấp chưa rõ ràng. + Trình độ, năng lực và kiến thức quản lý đô thị của đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đô thị tuy có chú ý hơn, song còn nhiều bất cập. dôc 2/ Thực trạng về nguồn nước: 2.1/ Tình hình nguồn nước: ö Thị trấn Chợ Lầu nằm trong đới khô hạn và bán khô hạn ở nước ta. Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải đảm bảo những điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, trong đó có nhu cầu cấp nước với lượng cung cấp đủ lớn và chất lượng tốt. Việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước, đề ra biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước ở đây là hết sức cần thiết và cấp bách cho quy hoạch phát triển trong tương lai. ö Trên cơ sở nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường, nước mặt trong vùng được đánh giá là có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hóa thấp, các nguyên tố vi lượng đều nằm trong giới hạn cho phép. Đặc điểm thuỷ địa hoá khá phức tạp và đa dạng. Nước dưới đất có đủ các loại hình hóa học: bicarbonat, chlorur, sulfat và hỗn hợp, trong đó loại hình nước bicarbonat natri chiếm tới hơn 50% diện tích vùng nghiên cứu, và đặc biệt, có mặt loại hình hoá học nước bicarbonat natri có tổng khoáng hoá >1g/l. Trong nước loại hình hóa học này, hàm lượng fluor, CO2 và các hợp chất silic khá lớn. ö Nước dưới đất trong vùng hầu hết có chất lượng tốt, không những dùng được cho mục đích sinh hoạt mà còn có thể sử dụng rất tốt cho một số mục đích khác như: an dưỡng chữa bệnh, khai thác sođa, chăn nuôi gia súc (bò, dê,...), trồng các loại cây ưa kiềm (nho, điều, thanh long,...), nuôi thuỷ hải sản, nuôi tảo spirulina,... Cần có biện pháp bảo vệ các nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do các hoạt động kinh tế - xã hội. dôc 2.2/ Triển vọng cấp nước: ö Việc cấp nước cho thị trấn Chợ Lầu và các vùng lân cận hiện dựa chủ yếu vào các nguồn nước mặt. Trong vùng hiện nay có Nhà máy nước Bắc Bình với công suất 5000 m3/ngđ. Nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ hồ Cà Giây và đập Đồng Mới thông qua Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận. ö Việc khai thác nước dưới đất mới được thực hiện ở một số vùng riêng lẻ ở huyện Bắc Bình như thị trấn Chợ Lầu và đồi cát phía nam Phan Rí Cửa bằng những trạm cấp nước nhỏ với lượng cung cấp mỗi trạm không quá 1.000 m3/ngđ. ö Nhân dân cũng đã tự đào giếng và khai dẫn mạch lộ ven các đồi cát để lấy nước sinh hoạt và sản xuất. ö Chương trình cung cấp nước sạch đã thi công khá nhiều giếng, tuy nhiên lượng cung cấp còn nhỏ và chất lượng nước chưa đảm bảo. ö Trong tương lai, ngoài việc tăng cường khai thác các nguồn nước mưa, nước mặt cần chú ý đến các nguồn nước dưới đất. Nước trong vùng (nước mặt và nước dưới đất) hầu hết đều có chất lượng tốt, không những dùng được cho mục đích ăn uống sinh hoạt mà còn có thể sử dụng rất tốt cho một số mục đích khác như: an dưỡng, chữa bệnh, khai thác sođa, chăn nuôi gia súc (bò, dê,...), trồng các loại cây ưa kiềm (nho, điều, thanh long,...), nuôi thuỷ hải sản, nuôi tảo spirulina,... dôc 2.3/ Các biện pháp bảo vệ nguồn nước trong vùng: ö Việc sử dụng các nguồn nước dưới đất cho mục đích ăn uống sinh hoạt có một số hạn chế, do một số khu vực trong vùng có hàm lượng fluor trong nước tương đối cao, hàm lượng calci trong nước rất thấp. Trong vùng đã có biểu hiện về bệnh nhiễm fluor. Cần dùng nước có hàm lượng fluor nhỏ hoặc phải có biện pháp khử lọc fluor trước khi sử dụng cho mục đích ăn uống sinh hoạt. Bổ sung lượng calci thiếu bằng khẩu phần thức ăn hợp lý. Hàm lượng fluor trong nước ở một số nguồn nước khoáng thường cao hơn mức cho phép (F = 3,3-11 mg/l). ö Hướng khai thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nước một cách bền vững, tránh nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt bằng các biện pháp: xây dựng các hồ chứa, đập ngăn dòng chảy mặt (các sông lớn và các sông suối nhỏ), giáo dục ý thức cộng đồng, quy hoạch khai thác sử dụng các nguồn nước phải có cơ sở khoa học và chú ý lợi ích về kinh tế, giám sát chặt chẽ việc khai thác sử dụng các nguồn nước, mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng và trữ lượng nước, xử lý nước thải và chất thải trước khi xả ra môi trường,... ö Để khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững, tránh nguy cơ bị ô nhiễm và cạn kiệt, gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường sống, cần phải tăng cường bảo vệ chúng. Bảo vệ nước dưới đất còn có nghĩa là cải tạo và làm giàu nó. Muốn vậy, cần nghiên cứu áp dụng phương pháp bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất ở vùng có yêu cầu cấp thiết bằng cách xây dựng các hồ chứa, đập ngăn dòng chảy mặt. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa là lấy được nước từ hồ chứa và bổ sung nhân tạo nước dưới đất mà còn có tác dụng làm nhạt hóa các vùng nước dưới đất có độ khoáng hóa cao, đẩy lùi sự xâm nhập của nước mặn vào tầng nước nhạt, cải tạo đất (giảm nguy cơ muối hóa thổ nhưỡng)... dôc  III/ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC CÀ GIÂY 1/ Đặc điểm khí tượng thuỷ văn 2/ Nhiệm vụ của hồ chứa nước Cà Giây 3/ Các chỉ tiêu thông số kỹ thuật chủ yếu của hồ Cà Giây  III/ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC CÀ GIÂY ö Hồ chứa nước Cà Giây được khởi công xây dựng năm 1996. Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Bắc Bình – Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận trực tiếp quản lý vận hành khai thác từ năm 1999. ö Hệ thống công trình đầu mối được xây dựng tại xã Bình An - huyện  Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận. ö Nguồn nước đến hồ chứa là dòng chảy Cà Giây. Nhiệm vụ của hồ chứa là cấp bổ sung nước tưới cho vụ mùa, vụ lúa Đông Xuân. Cấp nước cho vụ lúa Hè Thu thuộc các xã Bình An, Hải Ninh, thị trấn Chợ Lầu, Phan Rí Chàm và Phan Hiệp, Phan Hoà thuộc huyện Bắc Bình; Cấp nước thô để xử lý nhằm phục vụ sinh hoạt cho thị trấn Chợ Lầu và các khu vực lân cận. dôc 1/ Đặc điểm khí tượng thuỷ văn: ö Lưu vực sông Cà Giây nằm trong vùng khô hạn ở nước ta. Lượng mưa bình quân lưu vực X0 = 1200 mm, lượng mưa khu tưới X75% = 641,2 mm. Nhiệt độ trung bình nhiều năm 26,90C. ö Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 9,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATN-LE VAN MEN-09HMT2.doc
  • dwg1-So do khoi.dwg
  • dwg2-Tram bom Cap I.dwg
  • dwg3-Nha hoa chat.dwg
  • dwg4-Be tron.dwg
  • dwg5-Be pu.dwg
  • dwg6-Be lang ngang.dwg
  • dwg7-Be loc.dwg
  • dwg8-Be chua moi.dwg
  • dwg9-Ngan hut.dwg
  • dwg10-Tram bom Cap II.dwg
  • dwg11-Ao lang bun.dwg
  • dwg12-Mat cat theo nuoc.dwg
  • dwg13-Mat bang Nha may nuoc.dwg
  • dwg14.XREF.dwg
  • docBM Trang bia DA, KLTN.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMUC LUC.doc
Tài liệu liên quan