Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững” là chiến lược quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người ngày càng cao cả về chất lượng và chất lượng.
Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho người dân cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước hòan chỉnh có qui mô tốt, công suất cao.
Đề tài “Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước khu đô thị phường Cam Nghĩa – thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa, quy mô 150 ha ” chính là đề tài đồ án tốt nghiệp của em.
134 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3833 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước khu đô thị phường Cam Nghĩa – thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa, quy mô 150 ha, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: 6
KẾT LUẬN: 135
II. DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
TÊN BẢNG
MÃ HIỆU
1
Thống kê lưu lượng nước tiêu thụ
3.1
2
Thống kê lưu lượng điều hòa của đài
3.2
3
Thống kê thể tích điều hòa của bể
3.3
4
Thống kê chiều dài tính toán của đoạn ống
3.4
5
Thống kê lưu lượng dọc đường
3.5
6
Thống kê lưu lượng các nút
3.6
7
Tham khảo vận tốc kinh tế của đường ống
3.7
8
Bảng tính toán hệ số Pattern
3.8
9
Kết quả tính toán thủy lực cho giờ dùng nước lớn nhất (lúc 9h)
3.9
10
Áp lực tự do các nút trong giờ dùng nước lớn nhất
3.10
11
Áp lực tự do tại nút bất lợi nhất
3.11
12
Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy
3.12
13
Kết quả tính toán thủy lực đoạn ống cho giờ dùng nước lớn nhất có cháy
3.13
14
Kết quả tính toán áp lực trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy
3.14
15
Kết quả tính toán áp lực tại nút bất lợi nhất trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy
3.15
16
Khối lượng dự toán mạng lưới đường ống
4.1
17
Tổng hợp vật tư đường ống
4.2
18
Tổng hợp dự toán mạng lưới
4.3
19
Khối lượng dự toán đài nước
4.4
20
Tổng hợp vật tư đài nước
4.5
21
Tổng hợp dự toán đài nước
4.6
22
Tổng hợp dự toán công trình
4.7
23
Bảng tra chiều sâu chôn ống
6.1
III. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH
STT
TÊN HÌNH
MÃ HIỆU
1
Biểu đồ dùng nước cho từng giờ
3.1
2
Biểu đồ thể hiện lưu lượng và cột áp bơm
3.2
3
Biều đồ hệ số pattern cho trường học
3.3
4
Biều đồ hệ số pattern cho bệnh viện
3.4
5
Biểu đồ hệ số pattern cho tưới cây
3.5
6
Biểu đồ hệ số pattern cho tưới đường
3.6
7
Biểu đồ hệ số pattern cho dịch vụ thương mại
3.7
8
Biểu đồ hệ số pattern cho sinh hoạt
3.8
9
Mạng lưới thể hiện vận tốc của các đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất
3.9
10
Mạng lưới thể hiện áp lực tự do trong giờ dùng nước lớn nhất
3.10
11
Biểu đồ thể hiện áp lực nước vào đài trong các giờ
3.11
12
Biểu đồ bơm
3.12
13
Biểu đồ pattern khi có cháy
3.13
14
Mạng lưới thể hiện vận tốc của các đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy
3.14
15
Mạng lưới thể hiện áp lực tự do trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy
3.15
16
Mặt cắt chôn ống
4.1
17
Nâng ống trước khi lắp đặt
6.1
18
Đấu nối miệng bát
6.2
19
Thi công đấu nối ống
6.3
20
Quy trình thử áp lực
6.4
1. LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững” là chiến lược quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người ngày càng cao cả về chất lượng và chất lượng.
Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho người dân cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước hòan chỉnh có qui mô tốt, công suất cao.
Đề tài “Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước khu đô thị phường Cam Nghĩa – thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa, quy mô 150 ha ” chính là đề tài đồ án tốt nghiệp của em.
Tình hình nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đồ án đã sử dụng tài liệu nghiên cứu của viện quy hoạch đô thị - nông thôn, đây là nguồn để cung cấp bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất khu đô thị phường Cam Nghĩa – thi xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đồ án là vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thiết kế thực tế, nhằm giải quyết được nhu cầu dùng nước của người dân trong thị xã, đảm bảo cung cấp đủ nước đến từng hộ từng người dân trong khu vực.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Sử dụng kiến thức đã học để tính toán mạng lưới đường ống cung cấp nước cho khu đô thị phường Cam Nghĩa – thi xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa sao cho kinh tế nhất, vận tốc trong ống luôn trong tiêu chuẩn cho phép, đồng thời áp lực mạng lưới luôn đủ để cung cấp nước đến người tiêu dùng trong điều kiện bất lợi nhất.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các kỹ năng internet để thu thập tài liệu cần thiết cho đồ án. Sử dụng các tính năng của phần mềm Microsoft Office để thuyết minh, tính toán đồng thời vận dụng các phần mềm chuyên ngành như Autocad để thể hiện bản vẽ, chạy thủy lực bằng chương trình Epanet.
Các kết quả đạt được của đề tài
Chiều dài đoạn ống PVC D300: 2231m
Chiều dài đoạn ống PVC D200: 8164 m
Chiều dài đoạn ống PVC D150: 402 m
Chiều dài đoạn ống PVC D100: 15450 m
Chi phí xây dựng cho toàn mạng lưới :
Bằng số : 23,900,778,202 VNĐ
Bằng chữ: Hai mươi ba tỷ, chín trăm triệu bảy trăm bảy mươi tám ngàn hai trăm lẻ hai đồng.
Kết cấu của Đồ án tôt nghiệp
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước khu đô thị phường Cam Nghĩa – thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa, quy mô 150 ha có tất cả 6 chương bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về khu dân cư phường Cam Nghĩa – thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa
Chương 2: Tổng quan về mạng lưới cấp nước
Chương 3: Cơ sở tính toán và tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước
Chương 4: Tính toán khối lượng đào đắp và khai toán kinh phí xây dựng mạng lưới cấp nước
Chương 5: Các thiết bị trên mạng lưới và kỹ thuật thi công mạng lưới cấp nước
Chương 6: Kỹ thuật thi công lắp đặt đường ống cấp nước
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ PHƯỜNG CAM NGHĨA – THỊ XÃ CAM RANH – TỈNH KHÁNH HÒA
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG:
Thị xã Cam Ranh là đô thị lớn thứ hai của tỉnh Khánh Hòa, có vai trò là trung tâm phát triển kinh tế – xã hội vùng phía nam của tỉnh. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Khánh Hòa, thị xã Cam Ranh đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, có nhiều yếu tố thuận lợi mới, đặc biệt khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh được bàn giao cho phát triển kinh tế du lịch và sân bay Cam Ranh phát triển thành sân bay Quốc tế là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện tại khu vực thị xã Cam Ranh.
Thị xã Cam Ranh được thành lập tại nghị định số 21/2000/NĐ-CP ngày 7/07/2000 của chính phủ, khu vực nội thị của thị xã Cam Ranh được phát triển trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi củ và một phần đất các xã ven đô, ngoại trừ một số khu vực trung tâm của thị trấn, còn lại đa số các khu vực chưa có qui hoạch chi tiết.
Thị xã Cam Ranh có 9 phường, 18 xã. Phường Cam Nghĩa được thành lập trên cơ sở 1.575 ha diện tích tự nhiên của xã Cam Nghĩa, nên cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn. Qúa trình đô thị hóa và nhu cầu xây dựng trong khu vực này diễn ra khá mạnh, song do chưa có quy hoạch chi tiết, nên việc xây dựng còn lộn xộn, công tác cấp phép xây dựng cũng như bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn
Khu vực trung tâm phường Cam Nghĩa thuộc phường Cam Nghĩa là khu đô thị và trung tâm khu vực phía Bắc của thị xã, là cửa ngõ phía Bắc gần đầu mối giao thông đường sắt ( ga đường sắt dự kiến) đường hàng không, đường biển và đường bộ, là khu vực có các khu chức năng quan trong cấp vùng, cấp tỉnh như khu du lịch sinh thái biển, khu trung tâm thương mại và có quan hệ trực tiếp với khu du lịch quan trọng Bắc bán đảo Cam Ranh.
1.1.1. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:
Bố cục khu vực nghiên cứu tuân thủ các ý đồ tổ chức không gian kiến trúc và quy hoạch sử dụng đất của đồ án Quy hoạch chung đả được tỉnh Khánh Hòa phê duyệt. Các ý đồ chính bao gồm:
Khu trung tâm dịch vụ du lich nghĩ dưỡng bám dọc theo đường ven biển
Bố trí các cụm ngành nghề kết hợp được các ô nhỏ và lớn.
Tạo được khoảng xanh và không gian thoáng mát tại các trung tâm công cộng.
Tạo cho các công trình hướng thuận lợi về nắng và gió.
Thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
1.1.2. QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG:
Căn cứ trên cơ sở đồ án quy hoạch chung xây dựng khu vực Phường Cam Nghĩa-thị xã Cam Ranh-tỉnh Khánh Hòa được thông qua và tình hình hiện trạng khu đất, khả năng khai thác thực tế của đơn vị, các chỉ tiêu về kỹ thuật chính được áp dụng như sau:
Chỉ tiêu về khu nhà ở: 66.5 m2/người.
Đất xây dựng nhà ở: 34.2 m2/người.
Đất công trình công cộng: 4.9 m2/người.
Đất cây xanh- mặt nước mĩ quan 8.3 m2/người.
Đất giao thông khu ở: 15.6 m2/người.
Mật độ xây dựng tòan khu: 22.1%.
Tầng cao xây dựng : 2-3 tầng.
Hệ số sử dụng đất: 1.68 lần.
Cấp điện 2000Kwh/người/năm.
Thoát nước: 165l/ng/ngđêm.
Rác thải: 1- 1.5 kg/ng/ngđêm.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1.2.1. Vị tri địa lý:
Phường Cam Nghĩa là cửa ngõ phía bắc của thị xã Cam Ranh. Khu vực nghiên cứu thiết kế thuộc khu trung tâm khu vực phía Bắc của thị xã, có quốc lộ 1 đi qua và đường Nguyễn Công Trứ nối phường với Bán đảo Cam Ranh, có diện tích 150 ha và được giới hạn như sau:
Phía Bắc giáp khu quân sự và xã Cam Thành Bắc
Phía Nam giáp phường Cam Phúc Bắc
Phía Tây giáp đường vành đai 2
Phía Đông giáp vịnh Cam Ranh
1.2.2. Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc địa hình <5%. Cao độ nền từ (-1.2m) đến (+7m), có thể chia ra làm 2 khu vực:
Khu vực phía Đông QL1A: ven biển nền địa hình thấp, cao độ nền từ ( -1.2m) đến (2.5m), khu vực cao độ <2m chịu ảnh hưởng của thủy triều biển, đặc biệt là khu vực đìa tôm cao độ nền rất thấp (-1.4 đến + 0.3m)
Khu vực nắm ở phía Tây QL1A cao độ nền tương đối cao ( +2 đến +7m) không chịu ảnh hưởng thủy triều. Địa hình bằng phẳng thuận lợi khi xây dựng
1.2.3. Địa chất công trình:
Qua một số mũi khoan tại khu vực, sơ bộ nhận xét địa chất công trình của khu vực thiết kế như sau:
Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn, trung màu vàng
Lớp mặt là lớp đất đồi, chiều dày trung bình là 20cm
Lớp nền là cát mịn
1.2.4. Thủy hải văn:
Thủy văn: khu vực thiết kế không có sông chảy qua chỉ có các trục tiêu hở tiêu thoát lũ của sườn núi Hòn Rồng ra biển
Hải văn: Chế độ triều là nhật triều không đều, thời gian triều dâng kéo dài hơn chiều rút. Bờ biển dọc theo thị xã Cam Ranh dài hơn 15km, có bán đảo Cam Ranh án ngữ bên ngoài nên khu vực thị xã ít bị ảnh hưởng của sóng và gió biển
Mực nước cực đại của thủy triều: +1.5m
Mực nước trung bình của thủy triều: +1.23m
Mực nước cực tiểu của thủy triều: +0.5m
1.2.5. Các yếu tố khí hậu
Cam Ranh thuộc vùng khí hậu Đông Trường Sơn, đồng thời nằm sát biển nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương, quanh năm mát mẻ, ôn hòa rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, nghĩ dưỡng.
Nhiệt độ trung bình năm 26.8OC. Biên độ dao động nhiệt không lớn
Nhiệt độ không khí lớn nhất trung bình năm : 28.9oC
Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm : 24.2oC
Tổng lượng mưa trung bình năm: 1139 mm
Số ngày mưa trung bình năm: 89 ngày/năm
Lượng mưa ngày lớn nhất: 470.8mm ( tháng 12)
Lượng bốc hơi trung bình năm: 2110mm
Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình: 78%
Độ ẩm thấp nhất: 36%
Hướng gió chủ đạo :
Đông Nam – Nam và Tây Nam ( tháng 4 đến tháng 9)
Bắc và Đông Bắc ( tháng 10 đến tháng 3 năm sau)
Tốc độ gió trung bình năm: ( 2 – 4.6 m/s)
1.3. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT:
1.3.1. Hiện trạng giao thông:
Giao thông đô thị có liên quan đến khu vực nghiên cứu thiết kế
Hiện trạng QL1A đi qua khu vực nghiên cứu thiết kế với chiều dài 2800m, lộ giới rộng 30m, mặt đường bê tông nhựa rộng 15m, chất lượng tốt.
Đường Nguyễn Công Trứ đi qua khu vực nghiên cứu với chiều dài 960m, lộ giới rộng 12m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7m, chất lượng tốt.
Giao thông bên trong khu vực nghiên cứu thiết kế
Trong khu vực nghiên cứu thiết kế có các khu dân cư với hệ thống đường dân sinh nối ra các đường QL1A, có bề rộng từ 5-7m
Các công trình giao thông
Các cầu cống trên đường QL1A có tải trọng H30, đạt tiêu chuẩn đồng bộ đối với cấp đường
1.3.2. Hiện trạng cấp điện:
Khu vực phường Cam Nghĩa đang được cấp điện từ trạm biến áp 110/220KV- 25MVA + 110/35/10KV- 16MVA Cam Ranh (Mỹ Ca) bằng tuyến đường dây nối 22KV chạy dọc theo phía Nam của đường Nguyễn Công Trứ và phía Tây của đường QL1A. Trong phạm vi khu vực thiết kế hiện có 6 trạm biến áp lưới 22¸15/0,4KV sau:
Trạm T59a: 15/0,4KV - 160KVA; trạm Cam Ngiã 2 : 22(15)/0,4KV-50KVA; T60a : 15/0,4KV- 250KVA; Trạm bưu điện Mỹ Ca : 15/0,4KV- 50KVA, trạm T60b : 22(15)/0,4KV-160KVA và trạm T60C: 2(15)/0,4KV-50KVA
Lưới điện hạ thế 0.4KV đã có trong các khu dân cư của khu vực thiết kế và chưa tuân thủ theo quy hoạch.
1.3.3. Hiện trạng cấp nước:
Khu vực thiết kế chưa được cấp nước của hệ thống chung của thị xã. Dân cư sử dụng nước giếng khơi để sinh hoạt, độ sâu giếng bình quân từ 4-6m, nguồn nước này rất dễ bị nhiễm mặn nếu khai thác liên tục. Toàn khu vực có khoảng 65 giếng khơi có đường kính 1.5-2m
1.3.4. Hiện trạng thoát nước:
Hiện tại trong phạm vi khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn. Nước bẩn không xử lý hoặc xử lý sơ bộ qua bể tự hoại đặt trong hộ gia đình, chảy xuống sông suối mương tiêu, xuống biển, một phần thấm xuống đất. Vì vậy nguồn nước mặt trong phạm vi khu vực bị ô nhiễm nặng.
Tóm lại, với một nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì đi theo nó là những phát triển về hệ thống điện, nước, giao thông, cơ sở hạ tầng. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước đến từng hộ gia đình.
Vì vậy cần phải xây dựng mạng lưới cấp nước đạt chuẩn để đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước sạch của người dân. Góp phần thể hiện bộ mặt của một đô thị mới hiện đại.
1.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TRONG TƯƠNG LAI
Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư phường Cam nghĩa thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân theo xu hướng của thế giới và theo chủ trương của tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã Cam Ranh
Với tính chất là khu đô thị mới, có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển thành một bộ phận trung tâm đô thị của thị xã.
Cam Ngiã đang định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển về hàng lọat các họat động như dịch vụ, thương mại, dịch vụ sinh thái… để Cam Nghĩa trở thành một đô thị phát triển về kinh tế, xã hội.
Đặc biệt, Cam Nghĩa không ngừng định hướng để phát triển khu vực trở thành khu đô thị trong xanh, cân bằng về môi trường. Đem lại một mĩ quan đô thị trong, sạch, đẹp.
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
2.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC:
Hệ thống cấp nước là một tổ hợp các công trình, làm nhiệm vụ thu nhận nước từ nguồn, làm sạch nước, điều hòa, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước đến các nơi tiêu thụ.
Một hệ thống cấp nước gồm các công trình sau:
Công trình thu nước và Trạm bơm cấp I
Trạm xử lý nước
Bể chứa nước sạch
Trạm bơm cấp II
Đài nước
Mạng lưới cấp nước
2.2. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CÔNG TRÌNH:
2.2.1. Công trình thu và trạm bơm cấp I:
Công trình thu nước có nhiệm vụ thu nước từ nguồn.
Nguồn có thể là nước mặt hoặc nước ngầm. Các nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất là nước sông, nước ngầm mạch sâu dùng để cấp nước cho sinh hoạt và ăn uống.
Chọn công trình thu nước dựa trên cơ sở đảm bảo lưu lượng, chất lượng, độ ổn định, tuổi thọ của công trình và thuận tiện cho việc bảo vệ vệ sinh nguồn nước.
Trạm bơm cấp I: Là trạm bơm nước thô dùng để đưa nước từ công trình thu lên công trình làm sạch.
Đối với bơm nước mặt, trạm bơm có thể đặt kết hợp với công trình thu hoặc riêng biệt.
Đối với công trình nước ngầm, trạm bơm cấp I thường là các máy bơm chìm có áp lực cao, bơm nước từ giếng khoan đến trạm xử lý.
2.2.2. Trạm xử lý nước:
Có nhiệm vụ loại bỏ tạp chất có hại, các độc tố, vi khuẩn, vi trùng ra khỏi nước đảm bảo nguồn nước đạt chất lượng, tiêu chuẩn dùng nước cho phép.
2.2.3. Bể chứa nước sạch:
Nhiệm vụ:
Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II. Nó còn có nhiệm vụ dự trữ lượng nước chữa cháy trong 3 giờ, xă cặn bể lắng, nước rửa lọc, và nước dùng cho các nhu cầu khác của nhà máy nước.
Các loại bể chứa: Bể chứa có thể làm bằng bê tông cốt thép, gạch xây có dạng hình chữ nhật hoặc tròn trên mặt bằng.
Bể có thể xây nữa nổi, nữa chìm hoặc nổi. Khi đặt nổi cần có lớp đất phủ dày 0.5m. Nước trong bể chứa nước sạch thường cao hơn mặt đất tự nhiên.
Khi dung tích bể lớn thường xây dạng hình vuông.
Bể chứa nước sạch về mặt kết cấu phải vững chắc, chịu được tác dụng của tải trọng đất và nước, không được rò rĩ và chống được ô nhiễm cho nước trong bể.
Bể chứa thường được xây làm nhiều ngăn để đảm bảo đủ thời gian tiếp xúc giữa nước với chất khử trùng thường là 30 phút.
Bể chứa phải có độ dốc đáy về phía hố thu nơi đặt ống hút của máy bơm để thuận tiện cho việc tháo rửa.
Bể chứa cần được bố trí:
Ống đưa nước sạch vào bể, Ống dẫn nước ra.
Ống tràn.
Ố ng xả kiệt.
Thiết bị thông gió.
Lỗ thăm bậc lên xuống hoặc thang cho người lên xuống và vận chuyển trang thiết bị.
2.2.4. Trạm bơm cấp II:
Trạm bơm nước sạch từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới cấp nước đô thị.
Chế độ làm việc của trạm bơm cấp II phải bám sát chế độ tiêu thụ nước để đảm bảo yêu cầu dùng nước.
2.2.5. Đài nước:
Xác định vị trí đặt đài nước:
Căn cứ vào địa hình thực tế của khu dân cư trên bảng đồ tổng thể, căn cứ vào biểu đồ dùng nước từng giờ trong ngày. Ta chọn phương án thiết kế tối ưu nhất để có thê cấp nước đầy đủ và liên tục đảm bảo áp lực vận chuyển nước đến điểm xa nhất, cao nhất trong khu vực , vừa đảm bảo kinh tế xây dựng công trình, vừa đảm bảo kế hoạch phát triển và quy hoạch đô thị trong tương lai.
Các phương án xây dựng đài:
Mạng lưới cấp nước có đài đặt đầu mạng.
Mạng lưới cấp nước có đài đặt giữa mạng.
Mạng lưới cấp nước có đài đặt cuối mạng.
Hình dạng của đài có thể là:
+ Đài có dạng hình trụ tròn bằng bê tông cốt thép, chân dạng hình tháp, giá thành xây dựng cao, thi công phức tạp nhất là việc ghép chân và bầu đài.
+ Đài có dạng hình nấm chân hình trụ tròn đường kính không đổi thi công thuận lơi, giá thành hạ. Phần bầu đài được đổ ngay dưới đất sau đó được kích lên độ cao nhất định.
+ Đài có dạng hình cầu bằng kim loại lắp ghép, chân đài làm bằng thép. Bầu và chân đài được ghép đất sau đó dùng hệ thống tời để giữ đài đứng thẳng, cố định đài bằng hệ thống dây căn.
Khi xây dựng đài cần bố trí các đặc điểm sau:
+ Cầu thang để lên xuống thăm nom, kiểm tra.
+ Thu lôi chống sét.
+ Đường ống dẫn nước vào và ra đài trên có bố trí các van khóa 2 chiều và 1 chiều.
+ Đường ống tràn và ống xả cặn được nối chung với nhau. Ống xả cặn để phục vụ cho việc tháo rửa bể theo định kỳ. Ống tràn và ống xả cặn được nối với mạng lưới thoát nước.
+ Thước báo hiệu mực nước có thể dùng hệ thống phao nối vơi dây và hệ thống truyền động để thể hiện mực nước trong đài để có thể quan sát từ xa phục vụ cho việc quản lý trạm bơm cấp II.
2.2.6. Mạng lưới đường ống phân phối nước:
Bao gồm các đường ống truyền dẫn và các đường ống phân phối nước cho các điểm dân cư và xí nghiệp công nghiệp trong đô thị.
Mạng lưới cấp nước là một trong những thành phần cơ bản của hệ thống cấp nước, nó liên hệ trực tiếp với các ống dẫn, trạm bơm cấp II, các công trình điều hòa dự trữ. Giá thànhxây dựng mạng lưới chiếm 50 -80% giá thành xây dựng toàn bộ hệ thống cấp nước. Vì vậy cần phải nghiên cứu và thiết kế chính xác trước khi xây dựng.
Sự phân bố các tuyến ống của mạng lưới phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Đặc tính quy hoạch cấp nước của khu vực sự phân bố các đối tượng dùng nước riêng rẽ, sự bố trí các tuyến đường, hình thú kích thước các khu nhà ở, cây xanh…
Sự có mặt của các chướng ngại vật thiên nhiên hay nhân tạo như sông, rạch, đướng sắt, …
Mạng lưới nước cấp có thể chia làm 2 loại đó là: mạng lưới cụt và mạng lưới vòng.
Phân loại theo chức năng phục vụ gồm có:
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt: phục vụ nhu cầu của người dân trong các đô thị như cấp nước ăn uống, tắm rửa, giặt giũ.
+ Hệ thống cấp nước sản xuất: dùng để cung cấp nước cho các dây chuyền công nghệ sản xuất trong các nhà máy.
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy: dùng để cung cấp lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy khi có cháy xảy ra.
+ Hệ thống cấp nước kết hợp: là sự kết hợp giữa 2 hay nhiều hệ thống riêng biệt thành một hệ thống cấp nước.
Phân loại theo phương pháp sử dụng:
+ Hệ thống cấp nước chảy thẳng: nước chỉ cấp cho một mục đích sử dụng nào đó, sau đó thải vào mạng lưới thoát nước đô thị. Hệ thống này thường dùng cho hệ thống cấp nước sinh hoạt .
+ Hệ thống cấp nước tuần hoàn: nước được sử dụng theo chu trình khép kín. Hệ thống này tiết kiệm nước vì bổ sung một lượng nước hao hụt trong quá trình tuần hoàn. Hệ thống này thường dùng cho các khu công nghiệp.
+ Hệ thống cấp nước dùng lại: hệ thống này thường dùng khi chất lượng nước thải ra của đối tượng dùng nước trước vẫn đảm bảo cấp nước cho đối tượng dùng nước sau. Thường dùng cho khu công nghiệp.
Phân loại theo phương