Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp khu dân cư mở rộng, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, công suất 15000m3/ngày đêm

Thành phố Ninh Bình, một trung tâm của tỉnh Ninh Bình là thành phố được thành lập vào đầu năm 2007 trên nền của thị xã Ninh Bình và sắp tới sẽ sáp nhập thêm 6 phường xã mới bao gồm: 3 phường Ninh Phong, Ninh Khánh, Ninh Sơn và 3 xã Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phúc. Dự kiến đến năm 2020 thành phố sẽ sát nhập với huyện Hoa Lư trở thành đô thị loại II. Thành phố Ninh Bình được coi là 1 trong 10 thành phố đẹp nhất Việt Nam. Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam của vùng kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, thành phố đang phát triển rất nhanh về công nghiệp, du lịch và dịch vụ trong những năm gần đây. Ngoài ra thành phố Ninh Bình cũng có lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ, vận chuyển hàng hải. Để phát triển đô thị hoàn chỉnh, một trong những hạng mục quan trọng là hệ thống cung cấp nước sạch cần phải được hoàn tất để đảm bảo cấp nước sạch đến từng hộ dân. Hiện tại thành phố đang có một trạm cấp nước công suất 20.000 m3/ngày đêm nhưng thất thoát khoảng 25% nên lượng nước sạch đến các đơn vị dùng nước thực tế không đủ cấp nước cho khu vực nội thành cũ. Trong khi đó, thành phố lại đang có kế hoạch sáp nhập thêm 6 phường xã mới. Hiện tại cư dân tại 6 phường xã này đang sử dụng nước của tư nhân chở bằng ghe hoặc xà lan từ nhà máy xử lý nước về, ngoài ra còn phải dự trữ nước mưa để sử dụng đồng thời song lượng nước vẫn chưa đủ cho các hoạt động sinh hoạt (nguồn nước ngầm của khu vực bị nhiễm phèn nặng) chưa kể đến việc phát triển khu công nghiệp và du lịch trong tương lai. Tính đến năm 2012, nhu cầu dùng nước của cả thành phố Ninh Bình khoảng 30.000 m3/ ngày đêm, vì vậy công suất cần phải bổ sung thêm là 15.000 m3/ ngày đêm. Do vậy, nhu cầu xây dựng 1 trạm xử lý nước bổ sung với công suất tối thiểu dự tính là 15000 m3/ngđ trở nên thiết yếu và là điều kiện quan trọng trong bước phát triển của thành phố Ninh Bình cả về mức độ và quy mô. Đó cũng là lý do để đề tài “ Tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp khu dân cư mở rộng, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, công suất 15000m3/ngày đêm” được ra đời.

doc93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3355 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp khu dân cư mở rộng, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, công suất 15000m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do hình thành đề tài Thành phố Ninh Bình, một trung tâm của tỉnh Ninh Bình là thành phố được thành lập vào đầu năm 2007 trên nền của thị xã Ninh Bình và sắp tới sẽ sáp nhập thêm 6 phường xã mới bao gồm: 3 phường Ninh Phong, Ninh Khánh, Ninh Sơn và 3 xã Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phúc. Dự kiến đến năm 2020 thành phố sẽ sát nhập với huyện Hoa Lư trở thành đô thị loại II. Thành phố Ninh Bình được coi là 1 trong 10 thành phố đẹp nhất Việt Nam. Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam của vùng kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, thành phố đang phát triển rất nhanh về công nghiệp, du lịch và dịch vụ trong những năm gần đây. Ngoài ra thành phố Ninh Bình cũng có lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ, vận chuyển hàng hải. Để phát triển đô thị hoàn chỉnh, một trong những hạng mục quan trọng là hệ thống cung cấp nước sạch cần phải được hoàn tất để đảm bảo cấp nước sạch đến từng hộ dân. Hiện tại thành phố đang có một trạm cấp nước công suất 20.000 m3/ngày đêm nhưng thất thoát khoảng 25% nên lượng nước sạch đến các đơn vị dùng nước thực tế không đủ cấp nước cho khu vực nội thành cũ. Trong khi đó, thành phố lại đang có kế hoạch sáp nhập thêm 6 phường xã mới. Hiện tại cư dân tại 6 phường xã này đang sử dụng nước của tư nhân chở bằng ghe hoặc xà lan từ nhà máy xử lý nước về, ngoài ra còn phải dự trữ nước mưa để sử dụng đồng thời song lượng nước vẫn chưa đủ cho các hoạt động sinh hoạt (nguồn nước ngầm của khu vực bị nhiễm phèn nặng) chưa kể đến việc phát triển khu công nghiệp và du lịch trong tương lai. Tính đến năm 2012, nhu cầu dùng nước của cả thành phố Ninh Bình khoảng 30.000 m3/ ngày đêm, vì vậy công suất cần phải bổ sung thêm là 15.000 m3/ ngày đêm. Do vậy, nhu cầu xây dựng 1 trạm xử lý nước bổ sung với công suất tối thiểu dự tính là 15000 m3/ngđ trở nên thiết yếu và là điều kiện quan trọng trong bước phát triển của thành phố Ninh Bình cả về mức độ và quy mô. Đó cũng là lý do để đề tài “ Tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp khu dân cư mở rộng, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, công suất 15000m3/ngày đêm” được ra đời. 1.2 Mục đích nghiên cứu Tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp khu dân cư mở rộng thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình với công suất 15.000 m3/ ngàyđêm từ nước nguồn là nước sông Đáy. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp khu dân cư mở rộng thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình công suất 15.000m3/ngàyđêm. 1.4 Nội dung nghiên cứu Xác định công suất trạm xử lý. Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước phù hợp với tính chất nguồn nước và quy chuẩn nước đầu ra. Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong dây truyền công nghệ đề xuất. Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước thải. 1.5 Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu dân cư, tìm hiểu thành phần, tính chất nguồn nước thô và các số liệu cần thiết khác. • Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước cấp cho khu dân cư qua các tài liệu chuyên ngành và các công nghệ hiện đang áp dụng tại Việt Nam. • Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp. • Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước cấp, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý. • Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước cấp. 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Xây dựng trạm xử lý nước cấp giải quyết được vấn đề thiếu nước sạch trong sinh hoạt của người dân. Góp phần nâng cao đời sống của người dân, xúc tiến phát triển kinh tế của vùng. Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp, sinh viên tham quan, học tập. Chương 2: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ NINH BÌNH 2. 1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Ninh Bình là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Ninh Bình. Cách thành phố thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam, có ranh giới hành chính như sau: + Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hoa Lư. + Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Yên Khánh. + Phía Đông Bắc giáp huyện Ý Yên (Nam Định). . Hình 2.1: Bản đồ Thnh Phố Ninh Bình 2.1.2 Khí hậu Thời tiết thành phố không có biến động đặc biệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tuy vậy thành phố vẫn là nơi có khí hậu tương đối ôn hoà hơn so với các địa phương khác trong tỉnh. 2.1.3 Địa hình và đất đai Nhìn chung địa hình Thành phố tương đối bằng phẳng, là vùng đồng bằng có núi và sông chảy qua, tô điểm và làm duyên dáng cho thành phố. Đồng thời, góp phần điều hoà sinh thái và cảnh quan môi trường cho thành phố. Núi lớn nhất là núi Cánh Diều, Núi Lớ, còn hai núi nhỏ là núi Non Nước và núi Kỳ Lân. Thành phố Ninh Bình là một thành phố mới trên vùng đất cổ. Đất thành phố là đất phù sa cổ, có tầng phèn tiềm tàng ở độ sâu. 2.1.4 Chế độ thủy văn Với lượng mưa phong phú, hầu như năm nào cũng xảy ra úng lụt trong mùa mưa bão. Chế độ thuỷ triều ven biển là chế độ nhật triều, ngoài ra còn có trường hợp bán nhật triều và triều tạp. Thời gian triều lên trong khoảng 8 giờ, triều xuống 16 giờ. Khi triều cường thì thời gian lên xuống ± 1 giờ. Nhìn chung, thuỷ triều thành phố tương đối yếu, biên độ thuỷ triều trung bình trong ngày khoảng 150-180cm, lớn nhất là 270cm, nhỏ nhất 2-5cm. Độ mặn lên tới 20 đến 25 phần nghìn do vậy làm ảnh hưởng nuôi trồng thủy sản. 2.1.4.1 Nguồn nước sông Đáy Sông Đáy là một con sông miền Bắc Việt Nam rút nước từ sông Hồng ra vịnh Bắc Bộ. Sông Đáy chảy gọn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với dòng sông chảy song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km và lưu vực (cùng với phụ lưu sông Nhuệ) hơn 7.500 km2 trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định Sông Đáy là sông lớn nhất chảy qua thành phố với chiều dài sông 85 km với lưu lượng nước trung bình 350m3/s, mùa cạn 230m3/s. Chất lượng nguồn nước tương đối tốt có thể sử dụng làm nguồn cấp. 2.1.4.2 Nguồn nước sông Vạc Với chiều dài sông là 28.5km và lưu lượng nước trung bình là 260m3/s. Sông Vạc là một con sông nhỏ thuộc tỉnh Ninh Bình. Theo phân loại của Ban Quản lý Quy hoạch lưu vực sông Hồng-Thái Bình thì sông Vạc là một chi lưu của sông Đáy Sông Vạc có chiều dài 14,6 km, do một số phân lưu của sông Hoàng Long như các sông Chanh, sông Luồn, sông Vo hợp lưu tại địa phận huyện Hoa Lư chảy qua ranh giới giữa hai huyện Yên Mô và Yên Khánh, chảy qua huyện Kim Sơn rồi hội lưu vào sông Đáy. Sông Vạc có ảnh hưởng khá quan trọng đến hệ thống giao thông đường thủy ở đồng bằng Bắc Bộ 2.1.4.3 Nguồn nước sông Vân Sông Vân là tên gọi tắt của sông Vân Sàng - một chi lưu của sông Đáy, chảy từ thị xã Tam Điệp qua huyện Hoa Lư và hội lưu với sông Đáy tại trung tâm thành phố Ninh Bình. Sông có chiều dài trên 20 km, chỗ rộng nhất tới 300 m Lưu lượng nước trung bình của sông là 260m3/s. 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1 Dân số Thành phố bao gồm các phường: Vân Giang, Thanh Bình, Phúc Thành, Đông Thành, Tân Thành, Nam Bình, Bích Đào, Nam Thành và 2 phường Ninh Phong, Ninh Khánh; 4 xã Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Sơn, Ninh Phúc chuẩn bị sát nhập vào thành phố. Diện tích tự nhiên 4.836,49 ha và 27.908 hộ dân với 111500 nhân khẩu, trong đó còn 545 hộ nghèo, 1.511 khẩu thuộc diện nghèo, chiếm tỷ lệ 1.95% số dân. Đến năm 2020 sau khi sát nhập với huyện Hoa Lư trở thành Thành Phố Hoa Lư dự kiến tổng số dân của thành phố là 190.000 người. Trong những năm trở lại đây nhất là sau khi tái lập tỉnh; được mở rộng với diện tích 48,3 Km2, 14 đơn vị hành chính cấp xã với số dân 13 vạn người, thành phố đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ của cả tỉnh và các tỉnh lân cận. Mật độ dân số của thành phố là 2700 người/km2. 2.2.2 Nông nghiệp Đất nông nghiệp Thành phố chủ yếu phục vụ cho quá trình đô thị hoá thành phố. Ngoài ra, các vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá được quy hoạch như vùng rau sạch Ninh Sơn, làng hoa Ninh Phúc. Thành phố cũng phát triển mạnh nghề thủ công truyền thống ở các xã ven đô như: mỹ nghệ cói, đá, v.v... Thành phố có 4 con sông chảy qua: sông Đáy, sông Vân , sông Vạc, sông Tranh nên việc tưới tiêu nước rất thuận lợi. Các dòng sông này cũng góp phần điều hoà sinh thái và cảnh quan môi trường cho thành phố. Trong điều kiện đất trồng trọt thu hẹp do thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, song thành phố vẫn được xác định nông nghiệp là một trong ba lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Vụ đông xuân 2007 - 2008, mặc dù thời tiết không thuận lợi, thành phố vẫn đạt năng suất lúa cao nhất từ trước đến nay (62,6 tạ/ha), tăng 1,49 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước. Sản xuất vụ đông tiếp tục được mở rộng trên đất hai lúa đạt 792,5 ha, tăng 221,8 ha so với năm 2007. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh. 2.2.3 Công nghiệp So với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thành phố Ninh Bình không phải là một trung tâm công nghiệp lớn và còn khá non trẻ. Lĩnh vực công nghiệp chủ yếu vẫn là xây dựng và vật liệu xây dựng. Nằm ở vị trí khá thuận lợi về giao thông thuỷ, sắt, bộ. Thành phố là đầu mối phân phối cấp vùng và có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp lâu dài. Tổng diện tích khu công nghiệp của thành phố là 217.4 ha. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp dự kiến phát triển thành phố Ninh Bình bao gồm: Khu công nghiệp Ninh Phúc. Cụm công nghiệp Nam thành phố Ninh Bình. Cụm công nghiệp Ninh Khánh . Dự án 1: : Nhà máy gạch ốp lát. Dự án 2: Cơ sở sản xuất sản phẩm Composite. Dự án 3: Xây dựng Nhà máy lắp ráp ô tô tải. Dự án 4: Lắp ráp, sửa chữa máy cơ khí nhỏ. Dự án 5: Cơ sở sửa chữa đóng mới phương tiện thủy (nội địa). Dự án 6: Xây dựng Nhà máy phân đạm. Dự án 7: Xây dựng nhà máy Dệt May… 2.2.4 Dịch vụ và du lịch Trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ, thành phố Ninh Bình là một đầu mối thương mại, dịch vụ ở phía nam của vùng. Thành phố phát triển mạnh các dịch vụ lưu trú, điều hành, phân phối khách tham quan đi các khu du lịch lớn ở khu vực. Ninh Bình cũng là đô thị giàu tiềm năng du lịch văn hoá, giải trí, ẩm thực, hội nghị và thể thao… Thành phố có định hướng phát triển trở thành một trung tâm du lịch lớn. Với tìm năng du lịch dồi dào những thắng cảnh đẹp như núi Cánh Diều, núi Non Nước, hồ Kỳ Lân, một phần danh thắng Tràng An bên cạnh các khu mới được đầu tư như công viên sông Vân, công viên Thúy Sơn và các công trình mới đã và đang được đầu tư xây dựng như các công trình thể thao quốc gia, các trung tâm thương mại và dịch vụ. 2.2.5 Giao thông Thành phố Ninh Bình có vị trí giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi cho phát triển thương mại và du lịch. Thành phố có quốc lộ 1A đi Phủ Lý ra thủ đô Hà Nội, đi Tam Điệp vào các tỉnh phía Nam; theo quốc lộ 10 đi các tỉnh duyên hải đồng bằng Bắc Bộ như: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh; theo tỉnh lộ 477 đi các huyện Gia Viễn, Nho Quan... rồi sang vùng Tây bắc (tỉnh Hoà Bình) Thành phố nằm ở hữu ngạn sông Đáy, chính giữa là ngã ba giao sông Vân đổ vào sông Đáy, tại vị trí trung tâm của tỉnh. Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới các huyện lỵ đều dưới 30 km. Với hai cảng sông là cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc trong đó cảng Ninh Phúc là cảng sông cấp 1, cảng Ninh Bình là cảng sông cấp 2 đều nằm trong danh sách cảng sông được ưu tiên đầu tư xây dựng. 2.2.6 Định hướng về cấp nước và vệ sinh môi trường Dự kiến ưu tiên phát triển mạng lưới cấp nước cho các khu vực Thành Phố, Thị xã, thị trấn hiện nay đảm bảo yêu cầu cấp nước sinh hoạt cho dân cư: Nhu cầu dùng nước sinh hoạt: Đến năm 2012: Tiêu chuẩn dùng nước 120 l/ngày. Tỷ lệ dân số cấp nước là 85%. Đến năm 2015: Tiêu chuẩn dùng nước 120l/ngày. Tỷ lệ dân số cấp nước là 90%. Đến năm 2020: Tiêu chuẩn dùng nước 150 l/ngày. Tỷ lệ dân số cấp nước là 99%. - Nước thất thoát rò rỉ: Khoảng 20% lượng nước cung cấp vào mạng đường ống. - Nhu cầu cho bản thân trạm cấp nước: Lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý lấy 8% tổng sản lượng nước sản suất. 2.3 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại khu vực Thành phố có 27.908 hộ dân với 111500 nhân khẩu, trong đó còn 545 hộ nghèo, 1.511 khẩu thuộc diện nghèo, chiếm tỷ lệ 1.95% số dân. Do khu vực nằm trong khu vực đồng bằng ven biển nên nước ngầm bị nhiễm mặn, do đó người dân chỉ có nguồn nước chính sử dụng là nước mạng lưới cấp nước chung. Tại thành phố hiện có nhà máy xử lý nước với công suất 20.000 m3/ngày, tuy nhiên lượng nước này vẫn không cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng nước tại thành phố và một phần do thành phố vừa được sát nhập vào 6 hiện chưa có hệ thống cấp nước sạch nên nhân dân khu vực này đang sử dụng nguồn nước mưa. Tuy nhiên vào mùa khô nguồn nước này cạn kiệt, toàn khu vực đang bị thiếu nước sinh họat trầm trọng đặc biệt vào mùa khô. Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC MẶT Tổng quan về chất lượng nước 3.1.1 Tính chất lý học của nước Nhiệt độ Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lí nước. Sự thay đổi nhiệt độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước. Nhiệt độ của nguồn nước mặt dao động rất lớn (từ 4 ¸ 400C) phụ thuộc vào thời tiết và độ sâu nguồn nước. Nước ngầm có nhiệt độ tương đối ổn định (từ 17 ¸ 270C). Hàm lượng cặn không tan Được xác định bằng cách lọc một đơn vị thể tích nước nguồn qua giấy lọc, rồi đem sấy khô ở nhiệt độ (105 ¸ 1100oC). Hàm lượng cặn là một trong những chỉ tiêu cơ bản để chọn biện pháp xử lí đối với các nguồn nước mặt. Hàm lượng cặn của nước nguồn càng cao thì việc xử lí càng tốn kém và phức tạp. Độ màu của nước Đơn vị đo độ màu thường dùng là Platin – Coban. Nước thiên nhiên thường có độ mầu thấp hơn 200PtCo. Độ màu biểu kiến trong nước thường do các chất lơ lửng trong nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp lọc. Trong khi đó, để loại bỏ màu thực của nước (do các chất hòa tan tạo nên) phải dùng các biện pháp hóa lý kết hợp. Mùi và vị của nước Nước có mùi là do trong nước có các chất khí, các muối khoáng hoà tan, các hợp chất hữu cơ và vi trùng, nước thải công nghiệp chảy vào, các hoá chất hoà tan,…Nước có thể có mùi bùn, mùi mốc, mùi tanh, mùi cỏ lá, mùi clo, mùi phenol, … Vị mặn, vị chua, vị chát, vị đắng, … Độ đục thường được đo bằng máy so màu quang học dự trên cơ sở thay đổi cường độ ánh sáng khi đi qua lớp nước mẫu. Đơn vị đo độ đục xác định theo phương pháp này Là NTU (Nepheometric Turbidity Unit) 1NTU tương ứng 0.58 mg foomazin trong một lít nước. Độ dẫn điện Nước có độ dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 20oC có độ dẫn điện là 4.2 µS/m (tương ứng điện trở 23.8 mΩ/cm. Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước và dao động theo nhiệt độ. 3.1.2 Tính chất hóa học của nước Độ pH PH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước. Khi pH =7 nước có tính trung tính pH <7 nước co tính axit pH >7 nước co tính kiềm Độ pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hòa tan trong nước. Ở độ pH<5, tùy thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn nước có thể chứa sắt, mangan, nhôm ở dạng hòa tan và một số loại khí như CO2, H2S tồn tại ở dạng tự do trong nước. Độ kiềm Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của cá ion bicacbonat, cacbonat, hydroxyt và anion của các muối của các axit yếu. Do hàm lượng các muối này có trong nước rất nhỏ nên có thể bỏ qua. Độ kiềm bicacbonat và cacbonat góp phần tạo nên tính đệm cho dung dịch nước. Nguồn nước có tính đệm cao, nếu trong quá trình xử lý có dùng thêm các hóa chất như phèn thì độ pH của nước cũng ít thay đổi nên sẽ tiết kiệm được các hóa chất dùng để điều chỉnh pH. Độ cứng Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magie có trong nước. Nước có độ cứng cao gây trở ngại cho sinh hoạt và sản xuất: giặt quần áo tốn xà phòng, nấu thức ăn lâu chín, gây đóng cặn nồi hơi, giảm chất lượng sản phẩm, … Độ oxy hoá Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Chỉ tiêu oxy hoá là đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Độ oxy hoá của nguồn nước càng cao, chứng tỏ nước bị nhiễm bẩn và chứa nhiều vi trùng. Clorua Clorua làm cho nươc có vị mặn. Ion này thâm nhập vào nước qua sự hòa tan các muối khoáng hoặc bọ ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay ở đoạn sông gần biển. Việc dùng nước có hàm lượng clorua cao có thể gây ra mắc bệnh về thận. Ngoài ra, nước chứa nhiều clorua có tính xâm thực đối với bê tông. Sunfat Ion sunfat thường có trong nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc nguồn gốc hữu cơ. Với hàm lượng sunfat cao hơn 400 mg/l, có thể gay mất nước trong cơ thể và làm tháo ruột. Ngoài ra, nước có nhiều ion clorua và sunfat sẽ làm xâm thực bê tông. Florua Nước ngầm từ cá vùng đất chưa quặng apatit, đá alkalic, granit thường có hàm lượng florua cao đến 10mg/l. trong nước thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững và khó loại bỏ trong quá trình xử lý thông thường. Ơ nồng độ thấp, từ 0.5 mg/l dến 1mg/l, florua giúp bảo vệ men răng Hàm lượng sắt Sắt tồn tại trong nước dưới dạng sắt (II) hoặc sắt (III). Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại dưới dạng sắt (II) hoà tan của các muối bicacbonat, sunfat, clorua, đôi khi dưới dạng keo của axit humic hoặc keo silic. Việc tiến hành khử sắt chủ yếu đối với các nguồn nước ngầm. Khi trong nước có hàm lượng sắt > 0,5 mg/l, nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt, làm hư hỏng sản phẩm của ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp và làm giảm tiết diện vận chuyển nước của đường ống. Hàm lượng mangan Mangan thường được gặp trong nước nguồn ở dạng mangan (II), nhưng với hàm lượng nhỏ hơn sắt rất nhiều. Tuy vậy với hàm lượng mangan > 0,05 mg/l đã gây ra các tác hại cho việc sử dụng và vận chuyển nước như sắt. Công nghệ khử mangan thường kết hợp với khử sắt trong nước. Nhôm Vào mùa mưa, ở nững vùng đất phèn, đát ở trong điều kiện khử không co oxy, nên các chất như Fe2O3 và Jarosite tác dộng qua lại, lấy oxy của nhau và tạo thành sắt , nhôm, sunfat hòa tan trong nước. Do đó, nước mặt ở vung náy thường rấ chua, pH = 2.5÷4.5, sắt tồn tại chủ yếu là Fe2+ (có khi dến 300 mg/l), nhôm hòa tan ở dạng ion Al3+ ( từ 5 ÷ 70mg/l). Khi chứa niều nhôm hào tan nước thường có màu trong xanh và vị rất chua. Nhôm có đọc tính đối với sức khỏe con người. Khi uống nước co chứa hàm lượng nhôm cao có thể gây t\ra các bênh về não như Alzheimer. Các chất khí hoà tan Các chất khí hoà O2, CO2, H2S trong nước thiên nhiên dao động rất lớn. Khí H2S là sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, phân rác. Khi trong nước có H2S làm nước có mùi trứng thối khó chịu và ăn mòn kim loại. Hàm lượng O2 hoà tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, đặc tính của nguồn nước. Nước ngầm có hàm lượng oxy hoà tan rất thấp hoặc không có, do các phản ứng oxy hoá khử xảy ra trong lòng đất đã tiêu hao hết oxy. Khí CO2 hoà tan đóng vai trò quyết định trong sự ổn định của nước thiên nhiên. Trong kỹ thuật xử lý nước, sự ổn định của nước có vai trò rất quan trọng. Việc đánh giá độ ổn định trong sự ổn định nước được thực hiện bằng cách xác định hàm lượng CO2 cân bằng và CO2 tự do. Lượng CO2 cân bằng là lượng CO2 đúng bằng lượng ion HCO-3 cùng tồn tại trong nước. Nếu trong nước có lượng CO2 hoà tan vượt quá lượng CO2 cân bằng, thì nước mất ổn định và sẽ gây ăn mòn bêtông. 3.1.3 Các chỉ tiêu vi sinh Trong nước thiên nhiên có rất nhiều vi trùng, rong tảo và các đơn bào. Chúng xâm nhập vào nước từ môi trường xung quanh hoặc sống và phát triển trong nước. Trong đó có một số sinh vật gây bệnh cần phải được loại bỏ khỏi nươc trước khi sử dụng. Trong thực tế không thể xác định tất cả các loại sinh vật gây bệnh qua đường nước vì phức tạp và tốn thời gian. Mục đích của việc kiểm tra vệ sinh nước là xác định mức độ an toàn của nước đối với sức khỏe con người. Do vậy có thể dùng vài vi sinh chỉ thị ô nhiễm phân để đánh giá ô niễm từ rác, phân người và đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUYET MINH.doc
  • dwg1.MAT BANG + SO DO DAY CHUYEN.dwg
  • dwg2. TBCI.dwg
  • dwg3. BE TRON DUNG.dwg
  • dwg4. BE PHAN UNG VA LANG.dwg
  • dwg5. BE LOC.dwg
  • dwg6. BE CHUA.dwg
  • dwg7. HO LANG BUN.dwg
  • dwg8. SAN PHOI BUN -.dwg
  • dwg9. -NHA HOA CHAT.dwg
  • docBIA.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docTRANG DAU.doc
Tài liệu liên quan