Chế biến cà phê đang là ngành phát triển nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, với tổng diện tích trồng đạt trên 500.000 ha và sản lượng trên 10 triệu bao mỗi năm, cà phê Việt Nam hiện nay đang xếp hạng thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8030’ đến 23030’ vĩ độ Bắc. Điều kiện khí hậu và địa lý thích hợp cùng với sự phát triển cây cà phê đã và đang mang lại cho ngành cà phê nước ta một hương vị rất riêng.
Công ty Minh An với sản phẩm chế biến chính là nhân cà phê cũng có những đóng góp vào sự phát triển chung của ngành cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh thì lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, làm ô nhiễm môi trường. Trong đó, nước thải là yếu tố cần phải quan tâm hàng đầu. Nước thải chế biến cà phê chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên gây nhiều khó khăn trong quá trình xử lý, ô nhiễm nước thải cà phê làm hủy hoại môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực và sức khỏe cộng đồng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm nồng độ các chất ô nhiễm đến mức cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Trước tình trạng đó, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nhân cà phê của Công ty Minh An là vấn đề cấp bách và cần thiết.
Từ những lý do đó và với mong muốn đóng góp một phần vào công tác BVMT từ những kiến thức đã học được từ ghế nhà trường cũng như kinh nghiệm thực tiễn, tôi đã chọn đề tài : “Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải chế biến cà phê Công ty Minh An với công suất 200m3/ngày đêm” để thực hiện Đồ án tốt nghiệp này
134 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải chế biến cà phê Công ty Minh An với công suất 200m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
f&e
Tôi xin cam đoan Đồ án tốt nghiệp là kết quả thực hiện của riêng tôi. Những kết quả trong đồ án là trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Xuân Trường.
Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu của đồ án.
LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là kết quả cuối cùng của quá trình học tập của mỗi sinh viên trên giảng đường đại học. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM nói chung và thầy cô Khoa Môi Trường & Công Nghệ Sinh Học nói riêng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích. Đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của T.S Nguyễn Xuân Trường, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Tôi không thể không nhắc đến gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ và giúp tôi cả về vật chất cũng như tinh thần, là điểm tựa và động lực giúp tôi vươn lên.
Cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty Minh An đã nhiệt tình giúp đỡ tôi có được những kinh nghiệm thực tế bổ ích.
Cuối cùng, tôi cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ và chia sẽ những kinh nghiệm đã học được, giúp tôi bổ sung vốn kiến thức của mình.
Tôi chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày…. tháng…. năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Thoa
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
THUẬT NGỮ VIẾT TẮC
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
1.
BOD
Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxi sinh hóa
2.
COD
Chemaical Oxygen Demand
Nhu cầu oxi hóa học
3.
DO
Dissolved Oxygen
Lượng oxi hòa tan
4.
F/M
Food/ Micro – Organism
Tỷ số giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh vật
5.
HRT
Hydrolic Retention Time
Thời gian lưu nước
6.
MLSS
Mixed Liqour Suspended Solid
Chất rắn lơ lửng trong bùn hoạt tính
7.
MLVSS
Mixed Liquoi Suspended Solid
Chất rắn lơ lửng bay hơi
8.
N
Nitrogen
Nitơ
9.
P
Phosphorus
Phốt pho
10.
RBC
Rotating Biological Contactor
Bể lọc sinh học tiếp xúc quay
11.
SBR
Sequencing Batch Reactor
Bể phản ứng sinh học từng mẻ
12.
SS
Suspended Soil
Chất rắn lơ lửng
13.
SVI
Sludge Volume Index
Chỉ số thể tích bùn
14.
QCVN
Vienam Standard
Quy chuẩn Việt Nam
15.
UAF
Upflow Anaerobic Fixbed
Bể lọc sinh học kỵ khí vật liệu đệm với dòng hướng lên
16.
UASB
Upflow Anaetobic Sludge Blanket
Bể sinh học ky khí
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng kết các chất (theo %) cho cà phê xanh và cà phê rang của cà phê Arabica, cà phê Robusta, cà phê bột pha sẵn 8
Bảng 2.2: Danh sách quốc gia xuất khẩu cà phê 9
Bảng 2.3: Sản lượng cà phê được tiêu thụ 11
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam niện vụ 2003/04 đến 2009/10 12
Bảng 3.1: Thành phần và tính chất nước thải chế biến cà phê hạt tươi tại Brazil 24
Bảng 4.1: Các thông số tính toán đầu vào 38
Bảng 4.2 Giá trị giới hạn các hệ thống và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2009/BTNMT 39
Bảng 4.3 Hiệu quả xử lý của các công trình tiêu biểu 41
Bảng 4.4: Hiệu quả của một số quá trình kỵ khí trong xử lý nước thải công nghiệp 42
Bảng 4.5 So sánh hai phương án xứ lý đã đề xuất 45
Bảng 5.1 Giới thiệu hệ số không điều hòa phụ thuộc vào lưu lượng nước thải theo tiêu chuẩn ngành mạng lưới bên ngoài vào công trình TCVN 51- 84 50
Bảng 5.2 Tóm tắc số liệu thiết kế SCR tóm tắc như sau: 54
Bảng 5.3 Tóm tắc thông số ô nhiễm nước thải sau khi qua song chắn rác 54
Bảng 5.4 Tóm tắc thông số của bể thu gom 56
Bảng 5.5 Tóm tắc thông số ô nhiễm của nước thải sau khi qua bể thu gom 56
Bảng 5.6 Tóm tắt thông số của bể điều hòa 60
Bảng 5.7 Tóm tắt thông số ô nhiễm của nước thải sau khi qua bể điều hòa 60
Bảng 5.8 Giá trị của hằng số thực nghiệm a, b ở 200C 69
Bảng 5.9 Tóm tắt thông số của bể lắng hóa lý 71
Bảng 5.10 Tóm tắt thông số ô nhiễm của nước thải sau khi qua bể lắng hóa lý 72
Bảng 5.11 Tóm tắc thông số ô nhiễm của nước thải sau khi qua bể UAF1 73
Bảng 5.12 Tóm tắt thông số của bể UAF1 76
Bảng 5.13 Tóm tắt thông số ô nhiễm của nước thải sau khi qua bể UAF2 76
Bảng 5.14 Tóm tắt thông số của bể UAF2 79
Bảng 5.15 Tóm tắt thông số ô nhiễm của nước thải sau khi qua bể Aerotank 80
Bảng 5.16 Tóm tắt thông số của bể Aerotank 89
Bảng 5.17 Tóm tắt thông số của bể lắng II 95
Bảng 5.18 Tóm tắt thông số của bể khử trùng 97
Bảng 5.19 Tóm tắt thông số bể nén bùn: 99
Bảng 6.1 Phí xử lý cho 1m3 nước thải 116
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cây cà phê Tây Nguyên 6
Hình 2.3: Trái cà phê 7
Hình 2.2: Hoa cà phê 7
Hình 2.4: Ly cà phê sản phẩm văn hóa 8
Hình 2.5: Tải nguyên liệu vào 17
Hình 2.6: Phân loại bằng sàn rung 18
Hình 2.7: Phân loại bằng cối xay 18
Hình 2.8: Ngâm Enzym đánh nhớt 18
Hình 2.9: Rửa sạch 19
Hình 2.10: Làm ráo 19
Hình 2.11: Sấy khô 19
Hình 2.12: Phân loại hạt 19
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải cà phê (Phương án 1) 43
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải cà phê ( Phương án 2) 44
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nước thải chế biến cà phê là nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm (BOD, COD, SS, …) rất cao. Việc xử lý nước thải chế biến cà phê là vấn đề cấp thiết và cần phải thực hiện. Một trong những cơ sở chế biến cà phê của tỉnh Đăk Nông là công ty Minh An có nhà máy chế biến đặt tại Thôn Xuân Sơn, xã Đức Minh, huyện Dakmil, tỉnh Đak Nông cũng đang gặp phải khó khăn này. Vì vậy, đề tài này ra đời với mục tiêu: “Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải chế biến cà phê Công ty Minh An với công suất là 200 m3/ ngày đêm.”
Với hàm lượng các chất ô nhiễm đặc trưng là: BOD5 = 11.450 mg/l, COD = 17.260 mg/l, SS = 2.655mg/l và chứa các chất khó phân hủy sinh học cần phải áp dụng công nghệ xử lý kết hợp với vi sinh. Tải trọng ô nhiễm quá cao nên cần áp dụng công nghệ xử lý vi sinh kỵ khí để giảm tải trọng ô nhiễm, tiếp theo xử lý vi sinh hiếu khí để làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm. Ngoài ra, nước thải có màu nên cần sử dụng phương pháp xử lý sinh học với hệ keo tụ tạo bông và lắng để đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn khi ra hệ thống xử lý. Với công nghệ xử lý này, nước sau khi xử lý đạt chất lượng theo QCVN 24: 2009/BTNMT, loại B trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Suất đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chế biến cà phê của công ty TNHH TM DV NN Minh An là: 15.519.750 đồng/m3.
Chi phí vận hành 1m3 nước thải là: 6.116 đồng/m3.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Cơ sở hình thành đề tài
Chế biến cà phê đang là ngành phát triển nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, với tổng diện tích trồng đạt trên 500.000 ha và sản lượng trên 10 triệu bao mỗi năm, cà phê Việt Nam hiện nay đang xếp hạng thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8030’ đến 23030’ vĩ độ Bắc. Điều kiện khí hậu và địa lý thích hợp cùng với sự phát triển cây cà phê đã và đang mang lại cho ngành cà phê nước ta một hương vị rất riêng.
Công ty Minh An với sản phẩm chế biến chính là nhân cà phê cũng có những đóng góp vào sự phát triển chung của ngành cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh thì lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, làm ô nhiễm môi trường. Trong đó, nước thải là yếu tố cần phải quan tâm hàng đầu. Nước thải chế biến cà phê chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên gây nhiều khó khăn trong quá trình xử lý, ô nhiễm nước thải cà phê làm hủy hoại môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực và sức khỏe cộng đồng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm nồng độ các chất ô nhiễm đến mức cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Trước tình trạng đó, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nhân cà phê của Công ty Minh An là vấn đề cấp bách và cần thiết.
Từ những lý do đó và với mong muốn đóng góp một phần vào công tác BVMT từ những kiến thức đã học được từ ghế nhà trường cũng như kinh nghiệm thực tiễn, tôi đã chọn đề tài : “Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải chế biến cà phê Công ty Minh An với công suất 200m3/ngày đêm” để thực hiện Đồ án tốt nghiệp này.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Để bảo vệ môi trường cùng với việc phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng xanh – sạch – đạt chất lượng tiêu chuẩn, ít ô nhiễm môi trường, đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải cho Công ty Minh An chính là xây dựng để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nước thải do ngành chế biến cà phê nói chung và công ty Minh An gây ra.
Ngoài ra, đề tài còn mục đích củng cố kiến thức đã học và một ít kinh nghiệm thực tế để làm Đồ án ra trường, mang kiến thức, kinh nghiệm, sự vấp ngã, sức trẻ,… để phục vụ lợi ích cho xã hội nói chung và quê nhà Bình Định nói riêng, để cùng hòa nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới nói chung và Nước ta nói riêng là “BVMT xanh – sạch – không ô nhiễm”.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt mục tiêu của đề tài tốt nghiệp, người thực hiện cần nghiên cứu các nội dung sau:
Tìm hiểu ngành chế biến cà phê ở Việt Nam
Tìm hiểu về thành phần, tính chất của nước thải chế biến cà phê
Tổng quan về Công ty Minh An và quy trình chế biến cà phê, từ đó nhận biết thành phần và tính chất của nước thải chế biến cà phê.
Tổng quan về các công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê đang được áp dụng.
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê của Công ty Minh An.
Tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải chế biến cà phê của Công ty.
Khái toán chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến cà phê của Công ty.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty Minh An trong thời gian hơn 3 tháng, bắt đầu từ ngày 30/05/2011 đến ngày 06/09/2011.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN CÀ PHÊ VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MINH AN
2.1 Tổng quan về ngành chế biến cà phê Việt Nam
2.1.1 Sơ lược về ngành cà phê
Hình 2.1: Cây cà phê Tây Nguyên
Cây cà phê là một trong những cây công nghiệp quan trọng ở vùng nhiệt đới nói chung, ở vùng Tây Nguyên Việt Nam nói riêng. Cà phê có tính thích nghi rộng, chịu được hạn. So với một số cây công nghiệp khác cà phê là cây dễ trồng, tuổi thọ cao, ít mắc các bệnh nguy hiểm, cho năng xuất cao, thu nhập khá. Vì thế, diện tích trồng cà phê ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Niên vụ 2000/2001 là 410.000ha, niên vụ 2009/2010 là 500.000ha.
Cà phê là thức uống thông dụng nhất thế giới, chỉ sau nước uống thông thường. Hằng ngày trên thế giới có khoảng 2 tỷ người uống cà phê. Trong hạt cà phê có chứa nhiều hợp chất khác nhau như: Cafein (1,1 – 4,5% chất khô), đường Saccaro (5,3 – 7,95% chất khô), đường khử (0,3 – 0,44% chất khô), Protein hòa tan (5,15 – 5,23% chất tan),…Các Vitamin nhóm B, PP là những chất rất cần thiết cho cơ thể con người.
Hình 2.3: Trái cà phê
Hình 2.2 Hoa cà phê
Hợp chất đặc trưng và quan trọng nhất trong cà phê là Cafein. Có tác dụng kích thích thần kinh và tăng cường hoạt động của tế bào não, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn, bài tiết tăng cường trao đổi của cơ bắp. Do vậy khi dùng cà phê với một lượng thích hợp sẽ giúp con người trở nên minh mẫn và sảng khoái hơn Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam
.
Ngoài sự hấp dẫn bởi màu sắc và hương vị độc đáo, một số nghiên cứu gần đây còn cho rằng: “Người sử dụng cà phê thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ giảm so với những người ít dùng cà phê”.
Bảng 2.1: Tổng kết các chất (theo %) cho cà phê xanh và cà phê rang của cà phê Arabica, cà phê Robusta, cà phê bột pha sẵn
Thành phần
Arabica
Robusta
Sẵn
Xanh
Rang
Xanh
Rang
Khoáng chất
3 – 4,2
3,5 – 4,5
4 – 4,5
4,6 – 5
9 – 10
Caffeine
0,9 – 1,2
~ 1
1,6 – 2,4
~ 2
4,5 – 5,1
Trigonelline
1 – 1,2
0,5 - 1
0,6 – 1,75
0,3 – 0,6
~
Chất béo
12 – 18
14,5 –20
9 –13
11– 16
1,5 – 1,6
Tổng axit Cholorogenic
5,5 – 8
1,2 – 2,3
7 – 10
3,9 – 4,6
5,2 – 7,4
Tồng axit Aliphatic
1,5 – 2
1 – 1,5
1,5 – 2
1 – 1,15
–
Oligosaccharides
6 – 8
0 – 0,35
5 – 7
0 – 3,5
0,7 – 5,2
Tổng chất xơ Polysaccharides
50 – 55
24 – 39
37 – 47
~ 6,5
Amino axit
2
0
2
0
0
Protein
11 – 13
13 – 15
11 – 13
13 – 15
16 – 21
Axit Humic
16 – 17
16 – 17
15
(Nguồn: Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, năm 2010)
Hình 2.4 Ly cà phê Ban mê
Cà phê không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nông nghiệp thuần túy, nó thực sự trở thành ngành kinh tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Trên thế giới đã công nhận và sử dụng rộng rãi thuật ngữ “Coffee Industrial” – ngành công nghiệp cà phê với tổng giá trị giao dịch toàn cầu là khoảng 100 tỷ USD (chỉ sau dầu hỏa). Ngành cà phê không chỉ là một sản phẩm chế biến mà đó còn có các yếu tố tài chính, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cà phê,… Cà phê chính là mặt hàng được đầu tư nhiều nhất thế giới.
Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu nhờ vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên (nước, rừng, không gian), khí hậu nhiệt đới gió mùa, thổ nhưỡng, sinh thái môi trường và con người với vốn văn hóa bản địa. Đã xuất hiện những doanh nghiệp lớn có bước phát triển có thể gọi là thần kỳ, có khát vọng lớn và những ý tưởng đột phá. Tất cả những điều này là tiền đề để có thể hoạch định và phát triển ngành cà phê thành ngành mũi nhọn quốc gia.
Bảng 2.2: Danh sách quốc gia xuất khẩu cà phê
Sản lượng cà phê (nghìn bao)
Tổ Chức Cà Phê Thế Giới (ICO)
Quốc gia
Niên vụ
2007
2008
2009
2010
Brasil
(R/A)T4-T3
48.480
28.820
39.273
32.944
Việt Nam
(R/A)T10-19
11.555
15.230
13.844
11.000
Colombia
(A)T.10-T.9
11.889
11.197
11.405
11.550
Indonesia
(R/A)T4-T3
6.783
6.571
7.386
6.750
Ấn Độ
(A/R)T.10-T.9
4.683
4.4.95
3.844
4.630
Mexico
(A)T.10-T.9
4.000
4.550
3.407
4.200
Ethiopia
(A)T.10-T.9
3.693
3.874
5.000
4.500
Guatemala
(A/R)T.10-T.9
4.070
3.610
3.678
3.675
Peru
(A)T.4-T.3
2.900
2.616
3.355
2.750
Uganda
(R/A)T.10-T.9
2.900
2.510
2.750
2.750
Honduras
(A)T.10-T.9
2.497
2.968
2.575
2.990
Côte d’Ivoire
(A)T.10-T.9
3.145
2.689
1.750
2.500
Costa Rica
(A)T.10-T.9
1.938
1.802
1.775
2.157
El Salvador
(A)T.10-T.9
1.438
1.457
1.447
1.372
Ecuador
(A/R) T.4-T.3
732
767
938
720
Venezuela
(A)T.10-T.9
869
786
701
820
Philippines
(R/A)T.7-T.6
721
433
373
500
Tổng sản lượng
121.808
103.801
112.552
106.851
(Nguồn: Tổng cục thống kê, tháng 7 năm 2011)
Chú thích:
A (Arabica): Cà Phê chè
R (Robusta): Cà phê vối
T: Tháng
A/R: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng cà phê Arabica là chủ yếu
R/A: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Robusta là chủ yếu
1 bao = 60kg
Cà phê là tên một chi thực vật thiên bảo, họ này gồm 500 chi khác nhau, với trên 6.000 loại cây nhiệt đới. Chi cà phê bao gồm nhiều loại cây lâu năm khác nhau, hai loại cà phê có ý nghĩa kinh tế, loại thứ nhất có tên thông thường trong tiếng việt là cây cà phê chè (tên khoa học là Coffee Arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới, loại thứ 2 là cà phê vối (tên khoa học là Robusta) chiếm khoảng 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffee Liberica và Coffee Excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.
2.1.2 Hiện trạng ngành cà phê
Năm 2011cả nước có khoảng 539.959 ha cà phê hầu hết phát triển, sinh trưởng tốt, năng xuất cao, tổng sản lượng đạt tới 80 vạn tấn. Những con số vượt xa tất cả mọi suy nghĩ, mọi mục tiêu chiến lược của ngành.
Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn chứa đựng những yếu tố yếu kém: chủ yếu là xuất cà phê nhân, cà phê chế biến và thương hiệu còn thấp. Tỷ lệ tiêu dùng cà phê trong nước vẫn còn ở rất thấp (0,5 kg/người/năm, so với các nước trồng cà phê khác có mức trung bình là 3kg/người/năm), không đủ để tạo ra sự tự chủ của sản lượng cà phê nội địa so với xuất khẩu.
Bảng 2.3: Sản lượng cà phê được tiêu thụ
Quốc gia
Số lượng
Đơn vị tính
Việt Nam
0,5
Kg/người/năm
Bắc Âu
10
Kg/người/năm
Tây Âu
5 - 6
Kg/người/năm
(Nguồn: Theo Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, năm 2010)
Bên cạnh các cơ sở chế biến với thiết bị mới, chất lượng sản phẩm khá, được xây dựng trong vòng gần 10 năm lại đây đảm bảo chế biến được khoảng 1 triệu tấn/năm với 500 nghìn ha diện tích còn có nhiều cơ sở tái sản xuất thủ công. Các cơ sở này trang bị nhiều máy lẻ, chế biến cà phê thu mua của dân đã qua sơ chế không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Cà phê của dân thu hái về chủ yếu xử lý phân tán ở từng hộ nông dân qua con đường phơi khô trên sân cỏ, sân cát hoặc nền xi măng. Nhiều nơi sử dụng các máy say xát nhỏ để xay cà phê nhân bán cho những hộ thu mua cà phê.
Tình hình chế biến như vậy dẫn đến kết quả là chất lượng cà phê không đều. Cà phê của các Công ty, nông trường sản xuất ra thường có chất lượng tốt, mặt hàng đẹp như ở Đăklăk có cà phê của các công ty Thắng Lợi, Phước An và công ty Việt Đức, Buôn hồ, …được khách hàng đánh giá cao.
Trong vòng 20 năm lại đây cà phê đã tăng sản lượng lên gấp trăm lần, nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó trước hết là nhờ chính sách của nhà nước phù hợp với nông dân là làm giàu trên mảnh đất của mình dựa vào sự cần cù lao động của bản thân, từng hộ gia đình. Về nguyên nhân khách quan phải nói rằng đó là do giá thành cà phê trên thế giới những năm gần đây diễn biến có lợi cho ngành sản xuất, cà phê làm ra bán được giá thành cao và thu nhập của người nông dân cũng tăng lến đáng kể.
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam niện vụ 2003/04 đến 2009/10
Niên vụ
Xuất ( ha)
Đơn giá bình quân ( USD/ MT)
2003/04
212.038
2.633,0
2004/05
221.496
1.815,0
2005/06
336.242
1.198,0
2006/07
395.418
1.152,0
2007/08
404.206
1.373,0
2008/09
653.678
823,0
2009/10
874.676
436,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê, tháng 3 năm 2011)
2.2 Tổng quan về công nghệ chế biến cà phê của Công ty Minh An
2.2.1 Thông tin chung về Công ty Minh An
Công ty TNHH TM DV NN Minh An được đặt tại khu đất 01 Xuân Sơn – Đức Minh – Đăk Nông.
Diện tích toàn Công ty 7.200 m2
Toàn Công ty có khoảng 20 nhân viên.
Giờ làm việc của Công ty chia làm 2 ca
Từ 17h – 6h sáng: phân loại quả, rửa, xay vỏ.
Từ 6h – 17h : ngâm enzyme và đánh nhớt
Ngành nghề kinh doanh: Chế biến nhân cà phê
2.2.2 Những thuận lợi cho việc kinh doanh của Công ty Minh An
Công ty Minh An đặt nhà máy tại huyện DakMil - Dak Nông. Đây là một Tỉnh miền núi thuộc khu vực Miền trung Tây Nguyên. Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ giữa tháng 4 đến tháng 11, là một vùng đất đỏ Bazan rất màu mỡ, rất phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu, ca cao … và các loại cây nông lâm sản khác. Bên cạnh đó, nhà máy thuộc huyện DakMil là một huyện có diện tích trồng cà phê và các loại cây nông sản khác lớn nhất nhì trong Tỉnh, là một vùng thâm canh phát triển cây cà phê theo quy hoạch phát triển của tỉnh Đăk Nông. Mặc khác, huyện Dakmil ở một vị trí trung tâm của vùng nguyên liệu cà phê nông sản, trên trục đường QL 14, nối liền với huyện Đăk Sông (trước đây thuộc huyện Dakmil mới chia tách bốn năm nay) thuận lợi cho việc giao thông giữa các vùng trong và ngoài Tỉnh, với lượng Cà phê nhân hàng năm trên 60.000 tấn. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng các cơ sở chế biến và kinh doanh cà phê, nông sản xuất khẩu và cung ứng vật tư, kỹ thuật nông nghiệp rất hiệu quả.
Ngoài ra, công ty đã có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh cà phê nông sản, nông sản xuất khẩu.
2.2.3 Sơ lược về sản phẩm của Công ty Minh An
Công ty Minh An chế biến sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân phục vụ cho xuất khẩu. Tại nhà máy, cà phê được phân ra thành nhiều loại để phân phối cho nhiều thị trường khác nhau:
Nhân cà phê loại 1 được xuất khẩu, cà phê này có giá trị kinh tế cao và được chế biến chủ yếu.
Nhân cà phê loại 2 và vỡ vụn được tiêu thụ trong nước, phân phối cho các nhà máy chế biến cà phê bột hay cà phê hòa tan.
Nhà máy chế biến bằng cả 2 phương pháp (khô và ướt), hoạt động sản xuất của nhà máy trung bình 1 vụ là 2 tháng, mỗi t