Hoạt động của các bệnh viện ở nước ta hiện nay đang được cải thiện hàng ngày cả về chất lẫn về lượng.Những năm gần đây nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn.Hơn nữa,với chủ trương đưa thầy thuốc đến với tất cả các bệnh nhân trên toàn quốc kể cả vùng sâu và vùng xa.Do đó,hiện nay nhà nước đã đầu tư xây dựng,cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện,trạm y tế khắp cả nước nhằm phục vụ người dân được tốt hơn. Bên cạnh đó,ngày nay có rất nhiều bệnh viện cỡ nhỏ và vừa do các tổ chức cá nhân xây dựng lên.
Tuy nhiên,song song với việc tăng cường khả năng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân,các hoạt động của bệnh viện cũng thải ra một lượng rất lớn chất thải gây ảnh hưởng đến con người và môi trường.
Như chúng ta đã biết,chất thải y tế được xem là một trong những loại chất thải nguy hại có tác động trực tiếp đến con người và môi trường nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt.Vì vậy,việc kiểm soát,quản lý và xử lý chất thải y tế là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế và các ngành liên quan,nhằm bảo vệ môi trường,bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng.
Ơ nước ta,công tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã được ban,ngành các cấp quan tâm.Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức,quản lý chưa hiệu quả như công tác phân loại, vận chuyển xử lý chưa đúng quy định,chủ yếu vẫn còn tập trung xử lý chung cùng với các loại chất thải khác tại bãi chôn lấp,còn các hệ thống xử lý (HTXL) nước thải của bệnh viện thì thiết kế sơ sài,không hiệu quả,chủ yếu “che mắt” các cơ quan có thẩm quyền hoặc không có HTXL nước thải (Việt Nam Net 11/09/2009).
Với sự gia tăng ngày càng nhiều các loại chất thải,đặc biệt là chất thải y tế nguy hại,cùng với sự quản lý còn nhiều bất cập như hiện nay,sẽ là một nguồn gây ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư nghiêm trọng ở hiện tại và trong tương lai, nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có các biện pháp tích cực hơn.
Bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk là đơn vị hành chính sự nghiệp với nhiệm vụ khám điều trị, cấp cứu cho người dân trên địa bàn,đồng thời thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu,phòng chống dịch bệnh và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế.
Ngoài những lợi ích do hoạt động của bệnh viện, thì bên cạnh đó cũng có những tác động đáng kể đến môi trường xung quanh như là: tác động đến môi trường nước, tác động đến môi trường không khí, chất thải rắn
Hiện nay, tại bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk chưa có HTXL nước thải. Do yêu cầu của thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk”.
90 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Đăc Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN
1.1.Đặt vấn đề
Hoạt động của các bệnh viện ở nước ta hiện nay đang được cải thiện hàng ngày cả về chất lẫn về lượng.Những năm gần đây nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn.Hơn nữa,với chủ trương đưa thầy thuốc đến với tất cả các bệnh nhân trên toàn quốc kể cả vùng sâu và vùng xa.Do đó,hiện nay nhà nước đã đầu tư xây dựng,cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện,trạm y tế khắp cả nước nhằm phục vụ người dân được tốt hơn. Bên cạnh đó,ngày nay có rất nhiều bệnh viện cỡ nhỏ và vừa do các tổ chức cá nhân xây dựng lên.
Tuy nhiên,song song với việc tăng cường khả năng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân,các hoạt động của bệnh viện cũng thải ra một lượng rất lớn chất thải gây ảnh hưởng đến con người và môi trường.
Như chúng ta đã biết,chất thải y tế được xem là một trong những loại chất thải nguy hại có tác động trực tiếp đến con người và môi trường nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt.Vì vậy,việc kiểm soát,quản lý và xử lý chất thải y tế là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế và các ngành liên quan,nhằm bảo vệ môi trường,bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng.
Ơ nước ta,công tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã được ban,ngành các cấp quan tâm.Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức,quản lý chưa hiệu quả như công tác phân loại, vận chuyển…xử lý chưa đúng quy định,chủ yếu vẫn còn tập trung xử lý chung cùng với các loại chất thải khác tại bãi chôn lấp,còn các hệ thống xử lý (HTXL) nước thải của bệnh viện thì thiết kế sơ sài,không hiệu quả,chủ yếu “che mắt” các cơ quan có thẩm quyền hoặc không có HTXL nước thải (Việt Nam Net 11/09/2009).
Với sự gia tăng ngày càng nhiều các loại chất thải,đặc biệt là chất thải y tế nguy hại,cùng với sự quản lý còn nhiều bất cập như hiện nay,sẽ là một nguồn gây ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư nghiêm trọng ở hiện tại và trong tương lai, nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có các biện pháp tích cực hơn.
Bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk là đơn vị hành chính sự nghiệp với nhiệm vụ khám điều trị, cấp cứu cho người dân trên địa bàn,đồng thời thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu,phòng chống dịch bệnh và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế.
Ngoài những lợi ích do hoạt động của bệnh viện, thì bên cạnh đó cũng có những tác động đáng kể đến môi trường xung quanh như là: tác động đến môi trường nước, tác động đến môi trường không khí, chất thải rắn …
Hiện nay, tại bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk chưa có HTXL nước thải. Do yêu cầu của thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk”.
1.2.Tính cấp thiết
Như ta đã biết nước thải bệnh viện(NTBV) nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường,ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực và sức khỏe của người dân.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm nồng độ các chất ô nhiễm đến mức cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Trước tình trạng đó,việc xây dựng trạm xử lý nước thải cho bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk là vấn đề cấp bách và cần thiết.
1.3. Nhiệm vụ luận văn
Tính toán,thiết kế trạm xử lý NTBV cho bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk,công suất:100m3/ngày.đêm.Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải mức II theo TCVN 7382:2004
1.4. Nội dung luận văn
- Tổng quan về bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk
- Tổng quan về các công nghệ xử lý
- Lựa chọn công nghệ xử lý NTBV của bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk
- Tính toán các công trình đơn vị trong quy trình công nghệ xử lý NTBV của bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk
- Khái toán chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý NTBV của bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Dăclăk.
- Quản lý và vận hành hệ thống.
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỂ BỆNH VIỆN HUYỆN KRÔNGPĂC
2.1. Một số đặc điểm về bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Đăclăk
2.1.1. Vị trí
Tên bệnh viện: Bệnh viện đa khoa huyện Krôngpăc
Địa chỉ : 148 Lê Duẩn – Thị trấn Phước An – Huyện Krôngpăc – Tỉnh Đăclăk
Điện thoại: 0500.3521128
Địa chỉ mail: khoabvhkrongpac@gmail.com
Tổng diện tích mặt bằng : 2000m2
Nhiệt độ không khí trung bình là 260C,chênh lệch khí hậu từ 14 – 340C.
Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm 2300 mm,tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11 với khoảng 160 ngày mưa;lượng mưa cao nhất 2718mm;lượng mưa thấp nhất 1553mm.
Độ ẩm không khí: trung bình 49%.
Địa hình khu đất bằng phẳng, nền đất ổn định.
Môi trường xung quanh bệnh viện không có nguồn gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
2.1.2. Nguồn cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho bệnh viện hiện nay được lấy từ mạng lưới điện Quốc gia thông qua điện lực huyện Krôngpac cung cấp.
Để duy trì điện của bệnh viện trong trường hợp điện lưới bị cúp,bệnh viện trang bị 1 máy phát điện dự phòng với công suất 500 KVA.
2.1.3. Nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho toàn bệnh viện hiện nay được lấy từ mạng lưới cấp nước của huyện Krôngpăc.
2.1.4.Hệ thống giao thông
Cũng như các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác,các hệ thống giao thông và thông tin liên lạc đã được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu khu vực.Tuyến đường Lê Duẩn là mặt tiền của khu nên rất thuận tiện cho lưu thông cấp cứu bệnh nhân.Hệ thống thông tin liên lạc,do bưu chính viễn thông huyện cung cấp.
2.1.5. Nguồn tiếp nhận chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ bệnh viện được hợp đồng với công ty môi trường đô thị huyện Krôngpăc thu gom,vận chuyển và xử lý hàng ngày.
2.1.6. Nguồn tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải của bệnh viện là hệ thống cống thoát nước thải đô thị của huyện Krôngpăc
Nước thải bao gồm các nguồn:nước thải từ những phòng khám,chữa bệnh và nước mưa chảy qua khu vực bệnh viện.
2.2. Hoạt động bệnh viện huyện Krôngpăc
2.2.1. Quy mô bệnh viện
Bệnh viện có 105 giường bệnh.
Rộng 2000m2
2.2.2. Các hoạt động của bệnh viện
Bệnh viện huyện Krôngpăc hoạt động khám chữa bệnh cho toàn bộ nhân dân có nhu cầu.
Các dịch vụ khám chữa bệnh được thực hiện tại các phòng, khoa của bệnh viện như:khoa ngoại, khoa nội,khoa sản…
2.2.3. Cơ cấu tổ chức
Dự kiến nhân sự làm việc tại bệnh viện huyện Krôngpăc được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1 - Bố trí nhân sự tại bệnh viện
STT
Phòng/Khoa chức năng
Số người
1
Khu hành chính
Phòng thu viện phí
Phòng hành chánh
06
03
03
2
Khu điều trị nội trú
Bác sĩ điều trị
Điều dưỡng
Hộ lý
26
06
16
04
3
Khu khám bệnh
Bác sĩ trưởng khoa
Bác sĩ phó khoa
Bác sĩ khám niệu
Bác sĩ khám tổng quát
Bác sĩ tiểu phẩu tổng quát
08
01
01
02
03
01
4
Khu xét nghiệm
Bác sĩ sinh hóa
Bác sĩ xét nghiệm vi trùng
Kỹ thuật viên
Điều dưỡng
Hộ lý
09
01
01
03
02
02
5
Khu chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ siêu âm
Bác sĩ kỹ thuật (Scanner, X quang,…)
Bác sĩ tán sỏi
Kỹ thuật viên X quang
Điều dưỡng
Hộ lý
15
02
02
02
03
04
02
6
Khu thanh trùng
Bác sĩ phụ trách chung
Điều dưỡng phụ trách chung
Nhân viên xử lý gòn, gạc, y cụ
Nhân viên hô hấp tiệt trùng
Nhân viên chống nhiễm khuẩn
08
01
01
02
02
02
7
Khu phòng mổ
Bác sĩ phụ trách (trưởng, phó khoa)
Bác sĩ gây mê
Kỹ thuật viên gây mê
Điều dưỡng
Hộ lý
13
02
03
03
03
02
8
Tổ tạp vụ
Tổ bảo vệ
Tổ lái xe
Nhân viên khác
05
02
02
01
(Nguồn: Bệnh viện huyện Krôngpăc tháng 10/2008)
2.2.4. Nhu cầu điện nước
Tổng nhu cầu cấp nước cho bệnh viện khoảng 80m3/ngày.đêm (dựa trên: tiêu chuẩn sử dụng nước:700 lít/giường/ngày.đêm với số giường bệnh: 105 giường)
Tổng nhu cầu sử dụng điện cho bệnh viện khoảng 36 000 kWh/năm.
2.2.5.Trang thiết bị máy móc
Bảng 2.2 - Danh mục trang thiết bị máy móc
STT
Trang thiết bị/Máy móc
Số lượng (bộ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Monitoring
Máy siêu âm
Máy nội soi
Máy PT nội soi
Máy chụp X-Quang
Máy gây mê
Máy giúp thở
Máy điện tim một cầu
Máy điện tim ba cầu
Máy cắt đốt PT
Máy hút dịch
Đèn mổ
Bàn mổ
Lị hấp
Tủ sấy
Máy nha
Dụng cụ nha
Bàn sinh
Dụng cụ sản khoa
Dụng cụ mổ
Máy phát điện
Máy đốt điện
Kính hiển vi
Máy quang phổ
Máy elisa
Máy li tâm
Máy HCT
Máy tính CTBC
02
02
01
01
01
02
01
01
01
01
08
04
04
02
02
01
02
02
01
02
02
02
02
01
01
01
01
01
(Nguồn: Bệnh viện huyện Krôngpăc tháng 10/2008)
Ngoài ra,bệnh viện cũng trang bị thêm hai máy hấp thanh trùng dung tích mỗi máy là 150lít,để hấp thanh trùng các dụng cụ y tế.
CHƯƠNG 3:TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÔNG NGHÊ XỬ LÝ
3.1. Nguồn gốc và thành phần,tính chất nước thải bệnh viện
3.1.1. Nguồn gốc
NTBV phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Sinh hoạt của bệnh nhân,người nuôi bệnh nhân,cán bộ và công nhân viên của bệnh viện
- Pha chế thuốc
- Tẩy khuẩn
- Lau chùi phòng làm việc
- Phòng bệnh nhân…
3.1.1.1.Nước thải sinh hoạt của bệnh viện
Nước thải sinh ra từ các phòng vệ sinh bệnh nhân,từ các căn tin,nhà bếp bệnh viện,khu vệ sinh của nhân viên cán bộ,thân nhân người bệnh,…Thành phần nước thải tương tự nước thải sinh hoạt từ các cụm dân cư đô thị khác:có chứa các chất cặn bã và các chất hữu cơ hòa tan (thông số chỉ tiêu BOD và COD),các chất dinh dưỡng (nitơ, phốtpho) và vi trùng.Chất lượng nước thải sinh hoạt này vượt quá tiêu chuẩn cho phép do đó có khả năng gây ô nhiễm hữu cơ,làm giảm lượng ôxy hòa tan (DO) vốn rất quan trọng đối với đời sống thủy sinh vật tại nguồn tiếp nhận.
3.1.1.2.. Nước thải từ hoạt động khám và điều trị bệnh
Mỗi khu khám và điều trị bệnh có những dịch vụ khám và điều trị y khoa khác nhau,tùy theo các bệnh viện có các yêu cầu công việc riêng.Các bệnh viện lớn thường có các khu khám và điều trị với nước thải có mức độ ô nhiễm vi sinh gây bệnh,cặn lơ lững,các chất hữu cơ cao hàm lượng BOD và COD cao hơn trong nước thải sinh hoạt.
Nhìn chung NTBV đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
Nước thải khu giải phẩu bệnh lý (mô học):chứa máu,bệnh phẩm,dịch cơ thể chất khử trùng như formaladehyl.
Nước thải khu xét nghiệm:chứa nhiều vi trùng gây bệnh khác nhau.
Ngoài ra nước thải còn có khả năng nhiễm xạ từ các khu X-Quang, rửa phim.
Việc xử lý nước thải bị nhiễm phóng xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kỳ phân hủy các chất phóng xạ khá lâu).Trong điều kiện hiện nay không đề cập đến loại nước thải này mà chỉ xử lý tính chất sơ bộ trong toàn bộ dây chuyền xử lý NTBV.
Nước thải khu điều trị vật lý:chứa nhiều hợp chất hữu cơ halogen hóa (AOX).
Nước thải khoa truyền máu,huyết thanh học,khoa sản,…chứa nhiều huyết thanh và bệnh phẩm,hóa chất vô cơ kim loại nặng (Hg),các chất đệm,photphate,chất oxy hóa, dầu mỡ…
Nước thải từ các khu nghiên cứu,chứa các chất ô nhiễm:
- Chất oxy hóa tẩy trùng môi trường: peroxides (H2O2).
- Dầu mỡ từ các ống bơm chân không, các thiết bị quay…
- Kim loại loại nặng trong các thuốc thử phân tích.
- Các dung môi hữu cơ,huyết thanh và dịch cơ thể, thuốc tẩy.
Nguồn nước thải này có hàm lượng BOD5 và COD thấp hơn khu khám điều trị nhưng trên mức trung bình của nước thải sinh hoạt.
3.1.1.3. Nước thải từ phòng giặt tẩy của bệnh viện
Các phòng giặt tẩy của bệnh viện sản xuất đặt trưng khăn trải giường,các áo choàng và áo cho phòng thí nghiệm.Nước thải này chứa một lượng chính các chất vô cơ,chất béo,dầu mỡ,thuốc tẩy chứa kiềm gây sự biến đổi pH…
3.1.2. Thành phần, tính chất nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do NTBV gây ra là:
- Các chất hữu cơ
- Các chất dinh dưỡng của Nitơ, Phospho.
- Các chất rắn lơ lửng
- Các vi trùng,vi khuẩn gây bệnh:Salmonella,tụ cầu,liên cầu,virus đường tiêu hóa,bại liệt,các loại kí sinh trùng,amip,nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu,mủ,dịch,đờm,phân của người bệnh;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị,thậm chí cả chất phóng xạ.
Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng,80% nước thải từ bệnh viện là nước thải bình thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân,các sản phẩm của máu,các mẫu chẩn đoán bị hủy,hóa chất phát sinh từ trong quá trình giải phẫu,lọc máu, hút máu,bảo quản các mẫu xét nghiệm,khử khuẩn.Với 20% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra môi trường xung quanh.Đặc biệt,nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng…không được xử lý đúng mà đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai,ung thư cho những người tiếp xúc với chúng.
3.2. Tác động môi trường của chất thải bệnh viện
3.2.1. Tác động đến môi trường nước
NTBV sẽ gây ra những ô nhiễm đặc trưng như sự ô nhiễm do khả năng phân hủy sinh học các chất,quá trình tích lũy sinh học và lan truyền các chất qua chuỗi thức ăn,gây độc tố sinh thái.Vì trong nước thải ngoài những dược phẩm điều trị bệnh là những chất có hoạt tính còn có những chất bổ trợ tổ hợp sắc tố.Nhiều loại thuốc được bài tiết ra ngoài mà không được cơ thể chuyển hóa.Theo Kumerer-2001,tỷ lệ bài tiết ra ngoài thuốc kháng sinh là 75%.Một vấn đề chủ yếu của NTBV đó là cách xả thải.Như nguồn thải ở đô thị một số bệnh viện không có HTXL,hoặc có nhưng hoạt động kém hiệu quả nước thải đỗ thẳng trực tiếp vào cống thoát đô thị mà không qua quá trình xử lý sơ bộ gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Nước thải từ việc khám và điều trị bệnh (máu, nước tiểu, phân, dung môi, dung dịch axit, kiềm, thuốc thử, nguyên tố phóng xạ, chất tẩy trùng)…
Sự phân phối sử dụng thuốc trong bệnh nhân
Sự bài tiết của người bệnh với phần dư của thuốc (thuốc và một phần đã chuyển hóa)
Cống thải đô thị
Hệ thống XLNT đô thị
Nước mặt
Nước ngầm
Hệ thống lọc nước cấp
Nước uống
Nước thải sinh hoạt từ các khu kỹ thuật của bệnh viện
Cống thải trong bệnh viện
Hình 3.1 - Mô tả vấn đề môi trường của NTBV
+ Đặc điểm nguy hại về mặt sinh học và hóa học của NTBV
- Ô nhiễm về mặt vi sinh.
Những nghiên cứu về mặt vi sinh NTBV đã chứng minh được sự hiện diện các mầm bệnh và tập nhiễm kháng lại thuốc kháng sinh.Những virus chỉ thị sự ô nhiễm nước mặt cũng được tìm thấy ở NTBV như Enterroviruses gây bệnh sởi và viêm màng nảo,virus hạch.Số lượng vi sinh vật của NTBV cao hơn mức xả thải rất nhiều,khoảng 2.4.103-3.105 MPN/100 ml (Emmanuel, 2001) gây ra ô nhiễm vi sinh cho nguồn tiếp nhận.Bùn thải sinh ra từ NTBV mang rất nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người.Điều này chứng tỏ NTBV là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho con người nếu như không xử lý triệt để.Theo WHO (Mara&Caincross, 1989),bùn thải sau xử lý nên chứa không quá 1000 Fecal coliform/100g và 1 trứng giun sán/kg,sau đó được chôn vào các hào sâu và dùng đất phủ kín.
- Ô nhiễm hóa học
NTBV có thể là nguồn gây ô nhiễm hữu cơ nếu không được xử lý.Các thông số ô nhiễm đặc trưng BOD5 và COD của NTBV rất lớn và cao hơn nước thải đô thị.
NTBV cũng gây ô nhiễm hóa học do các chất như N,P,kim loại nặng,các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.Những chất này thường sinh ra từ khâu xét nghiệm,khu mổ,rửa phim,nha khoa,khử trùng bề mặt....
- Tính chất độc hại của độc tính sinh thái
Những nghiên cứu,kiểm tra tế bào đối với NTBV đã chỉ ra rằng nguồn thải này có khả năng gây đột biến (Gartiseretal., 1996) và nguồn gốc gây đột biến này tìm ẩn này vẫn đang được nghiên cứu.Tổng lượng NTBV được xem là có độc tính cao khi kiểm tra với Daphnia và vi khuẩn phát quang. Độc tính cao do sự hiện diện hợp chất hữu cơ halogen,là kết quả của việc sử dụng NaOCl và những hợp chất iod với số lượng lớn để khử trùng nguồn thải bệnh viện (Emmanuel, 2002).
- Sự phân hủy sinh học của thuốc
Từ những năm 1980,các dữ liệu về sự hiện diện của dược phẩm trong nước mặt và nguồn thải HTXL nước đã được báo cáo (Richardson &Browron,1985;Kumereret al.,1977).Dược phẩm dành cho người và động vật nuôi gồm thuốc kháng sinh,hormones,thuốc giảm đau và những loại thuốc khác,khi một người hay động vật sử dụng thuốc,thì từ 50%-90% thuốc có được bài tiết ra ngoài mà không chuyển đổi.
Hàm lượng thuốc kháng sinh ciprofloxacin từ 3-87g/l được tìm thấy trong NTBV,đây là nồng độ có độc tính cao (Hartmann et al,1998). Theo Halling-Sorensen (1998) cho rằng 30% thuốc được sản xuất từ năm 1992-1995 là những chất ưa mỡ,tan trong dầu mà không tan trong nước.Nghĩa là chúng qua màng tế bào và hoạt động bên trong tế bào.Các phần dư của thuốc và các dạng chuyển hóa của chúng được thải ra ngoài qua nước thải.Các phần tử này không phân hủy sinh học mà đi vào môi trường và tác động lên cấu trúc sinh học và sinh vật nước.
+ Dịch tễ học
Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những mối quan tâm lớn của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà chủ yếu là vệ sinh các buồng bệnh,dụng cụ y tế không được xử lý đúng,việc sử dụng dụng cụ vệ sinh không đúng cách,vấn đề phân loại rác,sát khuẩn...
NTBV là một ỗ vi trùng khổng lồ và cực kỳ nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng,vi khuẩn gây bệnh,nhất là bệnh truyền nhiễm như thương hàn,tả lỵ…làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Các vi sinh vật gây ra nhiễm trùng chủ yếu là:
- Các vi khuẩn 90%.
- Các virus 8%.
- Nấm 1%.
Những vi khuẩn gây bệnh chính:
- Tụ cầu vàng:nhọt,áp xe chúng có trong không khí,các chất lỏng,trên mặt đất.
- Liên cầu khuẩn Agalactae B:truyền bệnh do:bàn tay,đồ vật – dụng cụ.
- Liên cầu khuẩn ở phân (S.faecalis):truyền bệnh tại chổ,bàn tay,bề mặt,đất.
- Liên phế cầu:truyền bệnh theo đường không khí.
- Vi khuẩn đường ruột:hiện nay,đây là những mầm bệnh thường hay gây ra nhất nhiễm trùng đường hô hấp (khoa hồi sức và phòng mổ).
- Loại vi khuẩn Pseudemonacees:vi khuẩn chính:vi khuẩn gây mủ-những vi khuẩn có bào tử: Tetani, Perfringens vô trùng các đồ vật – dụng cụ bằng nồi hấp.
3.2.2. Tác động đến môi trường không khí
Những chất thải như máu,dịch,nước tiểu có hàm lượng chất hữu cơ cao,phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức,không chỉ gây bệnh mà còn mùi hôi thối,làm ô nhiễm không khí xung quanh.Nhưng hầu hết các bệnh viện tọa lạc tại các khu dân cư,nên vấn đề ô nhiễm không khí sẽ gây tác động đến đời sống của người dân trong vùng.
Ô nhiễm không khí từ quá trình phân hủy chất thải tạo ra các khí ô nhiễm.Thành phần chính rác thải gồm hai thành phần sau:O và H,ngoài ra còn có các nguyên tố khác như O, N, S… kim loại nặng,hợp chất hữu cơ chứa halogen, nước …Chính vì thế sản phẩm sau khi cháy tạo ra CO2 và H2O còn có:
- Các chất chỉ thị ô nhiễm: bụi,SOx,NOx,CO…
- Các khí acid: HCl,HF,…
- Một số kim loại dạng vết: Pb,Cr,Hg…
- Hàng loạt các chất hữu cơ ô nhiễm dạng vết: PAHs (các hyhrocacbon đa vòng), PCBs…
Lượng các chất ô nhiễm sau khi đốt phụ thuộc vào thành phần và lượng chất thải được đốt.Nếu không kiểm soát tốt khí thải này sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng từ các bệnh viện.
3.3. Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện
3.3.1 Phương pháp cơ học
XLNT bằng phương pháp cơ học nhằm mục đích:
- Tách các chất không hòa tan,những vật chất lơ lửng có kích thước lớn (rác, nhựa, dầu mỡ,cặn lơ lửng,các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải.
- Loại bỏ cặn nặng như sỏi,cát,mảnh kim loại,thủy tinh…
- Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
Xử lý cơ học là giai đoạn chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý hóa lý và sinh học.
3.3.1.1. Song chắn rác
Song chắn rác thường được làm bằng kim loại,đặt ở cửa vào kênh dẫn.Tùy theo kích thước khe hở,song chắn rác được phân thành loại thô,trung bình và mịn.Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm.Rác có thể lấy bằng phương pháp thủ công hoặc thiết bị cào rác cơ khí.
3.3.1.2. Lắng
+ Lắng cát
Bể lắng cát đặt sau song chắn rác và đặt trước bể điều hòa lưu lượng và chất lượng,đặt trước bể lắng đợt một.
Bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát,cuội,xỉ lò hoặc các loại tạp chất vô cơ khác có kích thước từ 0,2 – 2 mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát,sỏi bào mòn,tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến công trình sinh học phía sau.Theo đặc tính dòng chảy có thể phân loại bể lắng cát:bể lắng cát có