Tỉnh Kon Tum (tỉnh lỵ là thành phố Kon Tum) là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm thuộc khu vực Tây Nguyên. Trong những năm qua, do công cuộc đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum tăng rất nhanh và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội kéo theo sự gia tăng dân số sẽ phát sinh ô nhiễm môi trường trong đó nước thải sinh hoạt cũng là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
Quá trình hình thành các khu đô thị, khu dân cư và công nghiệp ở thành phố sẽ tạo ra một lượng đáng kể nước thải đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Cũng tương tự như hầu hết các thành phố mới phát triển, thành phố Kon Tum tỉnh Kon Tum cũng chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, do hạn chế về tài chính và hình thức tổ chức quản lý nên việc thu gom và xử lý lượng nước thải sinh hoạt của thành phố chưa thực sự đạt hiệu quả. Việc thải bỏ nước thải một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các đô thị và khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt hằng ngày gây ra đang là vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước, hầu hết các tỉnh và thành phố chưa có quy hoạch quản lý và xử lý nước thải.
Việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Kon Tum, công suất 22.000 m3/ngày là kịp thời và hết sức cần thiết nhằm hình thành hệ thống quản lý nước thải sinh hoạt cho tỉnh trong việc cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho tỉnh Kon Tum hiện tại cũng như trong giai đoạn đến năm 2030.
123 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Kon Tum – tỉnh Kon Tum, Công suất : 22.000 m3/ngđ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các từ viết tắt ii
Danh mục bảng iii
Danh mục hình iv
Chương I : Mở Đầu
Đặt vấn đề 1
Mục tiêu của đề tài 2
Nội dung của đề tài 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Kết cấu của đồ án 3
Chương II : Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải
Các phương pháp xử lý nước thải 4
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học 4
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý 7
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 11
Khử trùng nước thải 18
Khử trùng bằng các chất ôxi hóa mạnh 18
Khử trùng bằng tia cực tím 21
Khử trùng bằng một số phương pháp khác 22
Các phương pháp xử lý cặn 22
Sơ đồ trạm xử lý nước thải sinh hoạt một số đô thị Việt Nam 24
Chương III : Giới thiệu tổng quan về Thành phố Kon Tum
Điều kiện tự nhiên 28
Vị trí địa lý 28
Điều kiện khí hậu 28
Nhiệt độ 29
Mưa 29
Bốc hơi 29
Độ ẩm 29
Tốc độ gió 29
Địa hình địa mạo 29
Địa chất công trình 30
Địa chất thủy văn 30
Địa chất vật lý 30
Thủy văn 30
Tình hình lũ lụt 30
Điều kiện kinh tế xã hội 31
Dân số và lao động 31
Cơ sở kinh tế kỹ thuật 31
Nông – lâm nghiệp 32
Công nghiệp và xây dựng 32
Thương nghiệp , dịch vụ 32
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 32
Hiện trang cấp nước 32
Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt 33
Hiện trạng vệ sinh môi trường 34
Hiện trạng giao thông 34
Định hướng quy hoạch đến năm 2030 35
Cơ sở kinh tế kỹ thuật phát triển thành phố 35
Tổ chức cơ cấu không gian quy hoạch đô thị đến năm 2030 36
Quy hoạch cấp nước đến năm 2030 38
Quy hoạch thoát nước đến năm 2030 38
Chương IV : Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải
Các số liệu cơ bản 39
Bản đồ 39
Dân số tính toán đến năm 2030 39
Lưu lượng nước cấp tính toán 39
Lưu lượng nước thải tính toán 40
Xác định hàm lượng chất bẩn trong nước thải 41
Xác định mức độ cần thiết phải xử lý nước thải 41
Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý 42
Lựa chọn vị trí đặt trạm xử lý 42
Tính chất nước thải đầu vào, yêu cầu chất lượng đầu ra 42
Tài liệu nguồn tiếp nhận 43
Đề xuất các công nghệ xử lý 44
Tính toán các công trình đơn vị 51
Phương án 1 51
Ngăn tiếp nhận 51
Song chắn rác 52
Bể lắng cát ngang có thổi khí 56
Bể lắng ly tâm đợt 1 59
Bể làm thoáng sơ bộ 61
Bể Aeroten 64
Bể lắng ly tâm đợt 2 68
Bể khử trùng (máng trộn+bể tiếp xúc) 71
Bể nén bùn ly tâm 76
Bể Metan 80
Sân phơi bùn 86
Sân phơi cát 88
Phương án II 90
Ngăn tiếp nhận 90
Song chắn rác 90
Bể lắng cát ngang có thổi khí 91
Bể lắng ly tâm đợt 1 91
Bể làm thoáng sơ bộ 91
Bể Biophin cao tải 91
Bể lắng ly tâm đợt 2 97
Bể khử trùng (máng trộn+bể tiếp xúc) 98
Bể nén bùn ly tâm 98
Bể Metan 99
Sân phơi bùn 99
Sân phơi cát 99
Chương V : Khái toán kinh tế và lựa chọn phương án thiết kế
Khái toán kinh tế 100
Các cơ sở khái toán kinh tế 100
Khái toán kinh tế 100
So sánh lựa chọn phương án thiết kế 105
Yếu tố môi trường 105
Yếu tố kỹ thuật 106
Yếu tố kinh tế 106
Chương VI : Tính toán cao trình trạm xử lý
Nhận xét chung về hiện trạng cao trình 107
Những giả định khi thiết kế trắc dọc theo nước 107
Tính toán cao trình các công trình đơn vị theo mặt cắt nước 108
Tính toán cao trình các công trình đơn vị theo mặt cắt bùn 112
Chương VII : Kết luận và kiến nghị
Kết luận 113
Kiến nghị 113
Tài liệu tham khảo 114
Phụ lục 115
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxi sinh học.
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
COD Nhu cầu oxi hóa học
NTSH Nước thải sinh hoạt
SS Chất rắn lơ lừng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TỔNG N Tổng số Nito
TỔNG P Tổng số Photpho
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
VK Vi khuẩn
VSV Vi sinh vật
VSVKK Vi sinh vật kỵ khí
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một vài phương pháp xử lý nước thải chia theo quy trình xử lý 17
Bảng 4.1. Tính chất nước thải sinh hoạt và công cộng đầu vào 43
Bảng 4.2. Tính chất nước thải sinh hoạt và công cộng đầu ra (cột A QCVN 14:2008, k=1): 43
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu thiết kế của nguồn tiếp nhận 44
Bảng 4.4. Bảng kích thước ngăn tiếp nhận. 51
Bảng 4.5. Thuỷ lực mương dẫn nước thải sau ngăn tiếp nhận: 52
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể lắng cát thổi khí 59
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể lắng ly tâm đợt I 61
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể làm thoáng sơ bộ 64
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể Aerotan 68
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể lắng ly tâm đợt 2 70
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế máng trộn 75
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể tiếp xúc 76
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể nén bùn ly tâm 80
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể mê tan 84
Bảng 4.15. Bảng thông số thiết kế sân phơi bùn 88
Bảng 4.16. Bảng thông số thiết kế sân phơi cát 90
Bảng 4.17. Bảng tổng hợp các thông số bể lắng cát thổi khí 91
Bảng 4.18. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể lắng ly tâm đợt I 91
Bảng 4.19. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể làm thoáng sơ bộ 91
Bảng 4.20. Bảng xác định vị trí các lỗ so với trục trung tâm 95
Bảng 4.21. Bảng tổng hợp thông số thiết kế bể Biophin Cao Tải 97
Bảng 4.22. Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể lắng ly tâm đợt II 97
Bảng 4.23. Bảng thông số thiết kế máng trộn 98
Bảng 4.24. Bảng thông số thiết kế bể tiếp xúc 98
Bảng 4.25. Bảng thông số thiết kế bể nén bùn ly tâm 98
Bảng 4.26. Bảng thông số thiết kế bể mê tan 99
Bảng 4.27. Bảng thông số thiết kế sân phơi bùn 99
Bảng 4.28. Bảng thông số thiết kế sân phơi cát 99
Bảng 5.1. Bảng khái toán kinh tế trạm xử lý nước thải phương án I 100
Bảng 5.2. Bảng tính chi phí tiêu thụ điện cho phương án I 101
Bảng 5.3. Bảng khái toán kinh tế trạm xử lý nước thải phương án II 103
Bảng 5.4. Bảng tính chi phí tiêu thụ điện cho phương án II 104
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 - Mô hình trạm xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Cần Thơ, công suất : 24.000m3/ngày 26
Hình 2.2 - Mô hình trạm xử lý nước thải sinh hoạt Sóc Trăng, công suất : 16.000m3/ngày. 26
Hình 2.3 - Mô hình trạm xử lý nước thải sinh hoạt Thủ Dầu Một, công suất : 8.000m3/ngày và trạm xử lý nước thải sinh hoạt Lái Thiêu công suất : 11.000m3/ngày. 27
Hình 4.1 - Sơ đồ công nghệ xử lý phương án I 47
Hình 4.2 - Sơ đồ công nghệ xử lý phương án II 50
Hình 4.3 - Sơ đồ lắp đặt song chắn rác 55
Hình 4.4 - Sơ đồ cấu tạo bể lắng ly tâm 59
Hình 4.5 - Sơ đồ bể lắng ly tâm đợt II 68
Hình 4.6 - Sơ đồ bể nén bùn đứng 80
Hnh 4.7 - Sơ đồ cấu tạo bể mêtan 81
Hình 4.8 - Sơ đồ sân phơi bùn 86
Hình 4.8 - Sơ đồ sân phơi cát 90
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Tỉnh Kon Tum (tỉnh lỵ là thành phố Kon Tum) là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm thuộc khu vực Tây Nguyên. Trong những năm qua, do công cuộc đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum tăng rất nhanh và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội kéo theo sự gia tăng dân số sẽ phát sinh ô nhiễm môi trường trong đó nước thải sinh hoạt cũng là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
Quá trình hình thành các khu đô thị, khu dân cư và công nghiệp ở thành phố sẽ tạo ra một lượng đáng kể nước thải đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Cũng tương tự như hầu hết các thành phố mới phát triển, thành phố Kon Tum tỉnh Kon Tum cũng chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, do hạn chế về tài chính và hình thức tổ chức quản lý nên việc thu gom và xử lý lượng nước thải sinh hoạt của thành phố chưa thực sự đạt hiệu quả. Việc thải bỏ nước thải một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các đô thị và khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt hằng ngày gây ra đang là vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước, hầu hết các tỉnh và thành phố chưa có quy hoạch quản lý và xử lý nước thải.
Việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Kon Tum, công suất 22.000 m3/ngày là kịp thời và hết sức cần thiết nhằm hình thành hệ thống quản lý nước thải sinh hoạt cho tỉnh trong việc cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho tỉnh Kon Tum hiện tại cũng như trong giai đoạn đến năm 2030.
Mục tiêu của đề tài
Thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Kon Tum, phục vụ cho khu vực nội thành thành phố và một phần khu vực ngoại ô thành phố nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nội dung của đề tài
Tổng quan lý thuyết về các phương pháp xử lý nước thải nói chung và các công nghệ xử lý nước thải đô thị nói riêng.
Thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại thành phố Kon Tum.
Dự báo mức độ phát sinh, khối lượng, thành phần nước thải sinh hoạt cho thành phố Kon Tum đến năm 2030.
Thiết kế, quy hoạch trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố Kon Tum đến năm 2030.
Phân tích, tính toán chi phí xây dựng các công trình.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, sưu tập các tài liệu và số liệu có liên quan;
Tham khảo ý kiến các chuyên gia.
Tham khảo thực địa các công trình xử lý nước thải tương tự …
Sử dụng các công thức toán đã thiết lập sẵn để tính toán kỹ thuật – kinh tế cho hệ thống xử lý nước thải.
Sử dụng phần mềm đồ họa Autocad để thể hiện các công trình trên các bản vẽ kỹ thuật.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từng bước khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước đem lại vẻ mỹ quan, văn minh cho thành phố Kon Tum.
Góp phần cải thiện môi trường đô thị (giảm mùi hôi, ít gây ô nhiễm không khí, giảm nạn ô nhiễm nước ngầm, nước mặt)
Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật do ô nhiễm nguồn nước gây ra, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững.
Kết cấu của đồ án
Đồ án bao gồm 7 chương
Chương I : Mở đầu
Chương II : Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải
Chương III : Giới thiệu tổng quan về thành phố Kon Tum
Chương IV : Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt
Chương V : Khái toán kinh tế và lựa chọn phương án thiết kế
Chương VI : Tính toán cao trình trạm xử lý nước thải sinh hoạt
Chương VII : Kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Các phương pháp xử lý nước thải
Các phương pháp xử lý nước thải được phân loại như sau :
Theo đặc tính của quy trình xử lý, được chia ra :
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học,
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý,
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Theo công đoạn xử lý được chia ra :
Tiền xử lý
Xử lý sơ bộ
Xử lý bậc 2
Tiệt trùng
Xử lý cặn
Xử lý bậc 3
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Xử lý cơ học gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó thì tính chất hóa học, sinh học của nước thải không thay đổi. Quá trình xử lý cơ học loại bỏ các tạp chất không hòa tan có trong nước thải nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xử lý của các bước tiếp theo. Quá trình xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi tiến hành các quá trình xử lý tiếp theo.
Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thường người ta sử dụng các quá trình thuỷ cơ. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào kích thước hạt, tính chất hóa lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Để tăng hiệu suất của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ… Hiệu quả xử lý có thể lên tới 75% chất lơ lửng và 40 ÷ 50% BOD [4].
Lọc qua song chắn hoặc lưới chắn
Đây là bước xử lý sơ bộ, mục đích của quá trình là khử tất cả các tạp vật có thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Song chắn rác:
Nhằm giữ lại các vật thô ở phía trước. Song chắn được chia làm hai loại di động hoặc cố định, thường được đặt nghiêng một góc 60o – 75o theo hướng dòng chảy, được làm bằng sắt tròn hoặc vuông và cũng có thể là vừa tròn vừa vuông, thanh nọ cách thanh kia một khoảng bằng 60 – 100 mm để chắn vật thô và 10 – 25mm để chắn vật nhỏ hơn [6, tr.26]. Vận tốc dòng chảy qua song chắn khoảng 0,8 – 1m/s. Trước song chắn rác còn có khi lắp thêm máy nghiền rác để nghiền nhỏ các tạp chất [11, tr.6].
Lưới lọc:
Sau song chắn rác, để có thể loại bỏ các tạp chất rắn có kích thước cỡ nhỏ và mịn hơn ta có thể đặt thêm lưới lọc. Lưới có kích thước lỗ từ 0,5 – 1mm. Lưới lọc được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau [2].
Lắng cát
Bể lắng cát thường được thiết kế để tắch các tạp chất rắn vô cơ không tan có kích thước từ 0,2 – 2 mm ra khỏi nước thải [2]. Dựa vào nguyên lý trọng lực, dòng nước thải được cho chảy vào bể lắng theo nhiều cách khác nhau: theo tiếp tuyến, theo dòng ngang, theo dòng từ trên xuống và tỏa ra xung quanh… Nước qua bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực, cát nặng sẽ lắng xuống dưới và kéo theo một phần chất đông tụ. Theo nguyên lý làm việc, người ta chia bể lắng cát thành hai loại: bể lắng cát ngang và bể lắng cát đứng.
Các loại bể lắng
Quá trình lắng chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính sau: lưu lượng nước thải, thời gian lắng, khối lượng riêng và tải lượng tính theo chất rắn lơ lửng, tải lượng thuỷ lực, sự keo tụ các hạt rắn, vận tốc dòng chảy trong bể, sự nén bùn đặc, nhiệt độ của nước thải và kích thước bể lắng.
Bể lắng ngang
Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật. Thông thường bể lắng ngang được sử dụng trong các trạm xử lý có công suất 3.000 m3/ngày đêm đối với trường hợp xử lý nước có dùng phèn và áp dụng công suất bất kỳ cho các trạm xử lý nước không dùng phèn [2].
Trong bể lắng ngang, người ta chia dòng chảy và quá trình lắng thành bốn vùng: Vùng nước thải vào, vùng tách, vùng xả nước ra và vùng bùn. Bể lắng ngang thường có chiều sâu H từ 1,5 ÷ 4 m, chiều dài bằng 8 ÷ 12 lần chiều cao H, chiều rộng kênh từ 3 ÷ 6 m. Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang thường chọn không lớn hơn 0,01 m/s, thời gian lưu 1 ÷ 3 giờ.
Bể lắng đứng
Trong bể lắng đứng nước chuyển động từ dưới lên trên, còn các hạt cặn rơi ngược chiều với chiều chuyển động của dòng nước. Khi xử lý nước không dùng chất keo tụ, các hạt cặn có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ dâng của dòng nước sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Còn khi dùng chất keo tụ, thì còn có thêm một số các hạt cặn có tốc độ rơi nhỏ hơn tốc độ chuyển động của dòng nước cũng được lắng theo. Hiệu quả lắng trong bể lắng đứng phụ thuộc vào chất keo tụ, sự phân bố đều của dòng nước và chiều cao vùng lắng.
Bể lắng đứng thường có dạng hình vuông hoặc hình tròn và được sử dụng cho các trạm xử lý có công suất đến 3.000 m3/ngày đêm. Nước thải đưa vào tâm bể với tốc độ không quá 30 mm/s, thời gian lưu nước trong bể từ 45 ÷ 120 phút [1].
Bể lắng ly tâm
Đường kính bể từ 16 ÷ 60m. chiều sâu phần nước chảy 1,5 ÷ 5m, còn tỷ lệ đường kính và chiều sâu bể từ 6 ÷ 30. Đáy bể có độ dốc i ≥ 0,02 về tâm. Nước thải được dẫn từ tâm ra thành bể và được thu vào máng rồi dẫn ra ngoài. Cặn lắng xuống đáy được tập trung lại và đưa ra ngoài. Thời gian lưu nước thường 85 ÷ 90 phút. [1].
Bể lắng này được ứng dụng cho các trạm xử lý có lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm trở lên, dàn quay với tốc độ dòng 2 ÷ 3 vòng/1giờ.
Tách các tạp chất nổi
Dầu, mỡ trong một số nước thải sản xuất, sẽ tạo thành một lớp màng mỏng phủ lên diện tích mặt nước khá lớn, gây khó khăn cho quá trình hấp thụ oxy không khí vào nước, làm cho quá trình tự làm sạch của nguồn nước bị cản trở, và ảnh hưởng tới quá trình sống của sinh vật. Vì vậy, phải xử lý các chất này trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Lọc cơ học
Quá trình lọc cơ học được sử dụng trong xử lý nước thải để tách các tạp chất phân tán nhỏ khỏi nước mà bể lắng không lắng được. Trong các bể lọc cơ học thường dùng vật liệu lọc dạng tấm và dạng hạt. Vật liệu lọc dạng tấm có thể làm bằng tấm thép không gỉ, nhôm, niken, đồng thau… và cả các loại vải khác nhau. Tấm lọc cần có trợ lực nhỏ, đủ bền và dẻo cơ học, không bị trương nở và bị phá huỷ ở điều kiện lọc. Vật liệu lọc dạng hạt là cát thạch anh, than antraxit, than cốc, sỏi, đá, thậm chí cả than nâu, than bùn hay than gỗ.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
Những phương pháp hóa lý thường được sử dụng trong xử lý nước thải là: keo tụ, hấp phụ, trích ly, bay hơi, tuyển nổi… Xử lý hóa lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học khác trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh [8].
Phương pháp đông tụ và keo tụ
Để tách các chất gây nhiễm bẩn ở dạng hạt keo và hòa tan một cách hiệu quả bằng cách lắng, cần tăng kích thước của chúng nhờ sự tác động tương hổ giữa các hạt phân tán, liên kết thành một tập hợp các hạt, nhằm làm tăng tốc độ lắng của chúng. Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng lực đòi hỏi trước hết cặn trung hòa điện tích của chúng, thứ đến là liên kết chúng với nhau. Quá trình trung hòa điện tích thường được gọi là quá trình đông tụ còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ [8].
Phương pháp đông tụ
Việc lựa chọn chất đông tụ phụ thuộc vào thành phần, tính chất hóa lý, giá thành, nồng độ tạp chất trong nước, pH và thành phần muối trong nước. Trong thực tế chất đông tụ được sử dụng rộng rải nhất là Al2(SO4)3 và các muối sắt Fe2(SO4)3.2H2O, Fe2(SO4)3.3H2O, FeSO4.7H2O và FeCl3 [4,7,8].
Phương pháp keo tụ
Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân tử vào nước. Khác với quá trình đông tụ, khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơ lửng. Việc sử dụng chất keo tụ cho phép giảm chất đông tụ, giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng [8]. Cơ chế làm việc của chất keo tụ dựa trên các hiện tượng: hấp phụ phân tử chất keo trên bề mặt hạt keo, tạo thành mạng lưới chất keo tụ. Dưới tác động của chất keo tụ giữa các hạt keo tạo thành cấu trúc 3 chiều, có khả năng tách nhanh và hoàn toàn ra khỏi nước [3,7].
Phương pháp tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất phân tán không tan, khả năng tự lắng kém ra khỏi pha lỏng và cũng được dùng để tách một số tạp chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt [7]. Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi so với phương pháp lắng là có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ và lắng chậm trong một thời gian ngắn [4].
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào trong pha lỏng, các bọt khí đó kết dính với các hạt chất bẩn và kéo chúng nổi lên trên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt. Có hai hình thức tuyển nổi: Sục khí ở áp suất khí quyển và bão hòa không khí ở áp suất khí quyển sau đó thoát khí ra khỏi nước ở áp suất chân không [4].
Phương pháp hấp phụ
Tách các chất hữu cơ và khí hòa tan khỏi nước thải bằng cách tập trung các chất đó trên bề mặt chất rắn hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn.
Phương pháp hấp phụ được dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà một số phương pháp khác không loại bỏ được. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và màu rất khó bị phân hủy sinh học. Các chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp khác hoặc chất thải trong sản xuất như: xỉ tro, xỉ mạt sắt,… Trong số này than hoạt tính được sử dụng nhiều nhất [7].
Phương pháp trao đổi ion
Trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit, chúng hoàn toàn không tan trong nước. Phương pháp trao đổi ion được dùng để làm sạch nước cấp hoặc nước thải khỏi các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn… cũng như các hợp chất của asen, photpho, xyanua. Phương pháp này cho phép thu