KCN Rạch Bắp thuộc huyện Bến Cát - Tỉnh Bình Dương cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 18km, cách TP.HCM khoảng 30km, TP. Biên Hòa khoảng 25km. khu vực có vị trí giao thông về đường bộ ,đường sắt và đường không. Nằm gần trục Quốc lộ 13.
Vị trí KCN nằm trên cửa ngõ phía Bắc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Tiếp giáp Tỉnh Bình Phước,các tỉnh vùng cao nguyên và gần với ranh giới phía Đông Bắc Campuchia, nên rất thuận lợi trong việc cung cấp nguyên liệu sản xuất các ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng từ nông - lâm sản, đặc biệt là các loại cây cao su, cà phê, điều, các loại gỗ và các loại khoáng sản phục vụ sản xuất gốm sứ.
Diện tích xây dựng KCN là 305,6 ha ,giới hạn của khu đất như sau:
- Phía Bắc giáp rừng cao su của nông trường cao su Phan Văn Tiến.
- Phía Nam giáp với đường nhựa 7A đi thị trấn Mỹ phước,Huyện Bết Cát tỉnh Bình Dương và đất trồng cao su.
- Phía Đông giáp với đất rừng cao su và đất vườn của dân.
- Phía Tây giáp với tuyến đường nhựa tỉnh lộ ĐT 744 đoạn từ Thị Xã TDM đi thị trấn Dầu Tiếng.
90 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp rạch bắp tỉnh bình dương công suất 6000m3/ ngày.đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP RẠCH BẮP
Vị trí địa lý,địa hình khu công nghiệp Rạch Bắp:
Vị trí địa lý: KCN Rạch Bắp thuộc huyện Bến Cát - Tỉnh Bình Dương cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 18km, cách TP.HCM khoảng 30km, TP. Biên Hòa khoảng 25km. khu vực có vị trí giao thông về đường bộ ,đường sắt và đường không. Nằm gần trục Quốc lộ 13.
Vị trí KCN nằm trên cửa ngõ phía Bắc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Tiếp giáp Tỉnh Bình Phước,các tỉnh vùng cao nguyên và gần với ranh giới phía Đông Bắc Campuchia, nên rất thuận lợi trong việc cung cấp nguyên liệu sản xuất các ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng từ nông - lâm sản, đặc biệt là các loại cây cao su, cà phê, điều, các loại gỗ và các loại khoáng sản phục vụ sản xuất gốm sứ....
Diện tích xây dựng KCN là 305,6 ha ,giới hạn của khu đất như sau:
Phía Bắc giáp rừng cao su của nông trường cao su Phan Văn Tiến.
Phía Nam giáp với đường nhựa 7A đi thị trấn Mỹ phước,Huyện Bết Cát tỉnh Bình Dương và đất trồng cao su.
- Phía Đông giáp với đất rừng cao su và đất vườn của dân.
- Phía Tây giáp với tuyến đường nhựa tỉnh lộ ĐT 744 đoạn từ Thị Xã TDM đi thị trấn Dầu Tiếng.
1.1.2. Địa hình: Khu đất của KCN Rạch Bắp có độ cao tương đối cao, nhìn chung địa hình toàn khu có dạng đất phẳng, cao độ chênh lệch không đáng kể, dốc về phía tây hướng ra sông Bình Dương. .Độ dốc cục bộ về phía sông Bình Dương tương đối lớn, đảm bảo cho việc tiêu thoát nước mưa,nước thải của KCN được dễ dàng. Các tuyến cống thoát nước sẽ được tính toán thiết kế đảm bảo độ dốc tối thiểu đạt 0,5%, các tuyến đường giao thông phải đạt độ dốc 5-6% tránh ngập úng cục bộ.
1.1.3. Nội dung hoạt động của KCN: KCN Rạch Bắp được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển công nghiệp đang tăng cao tại khu vực, phù hợp với định hướng phát triển của Huyện Bến Cát cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực Phía Bắc của Tỉnh Bình Dương.
1.1.4. Qui mô hoạt động của KCN: KCN Rạch Bắp triển khai xây dựng đầy đủ hệ thống hạ tầng và tiện ích công cộng trên khu đất 305,6 ha, bao gồm:
- Khu hành chính quản lý tập trung và cung cấp dịch vụ tiện ích cho toàn KCN
- Đất đã có đủ hạ tầng kỹ thuật hoặc chưa sang lắp mặt bằng để cho doanh nghiệp thuê xây dựng làm nhà xưởng trong thời gian 50 năm hoặc dài hơn phù hợp với qui định của pháp luật.
- Hệ thống kho bãi để tồn trữ hành hóa,nguyên liệu và vật tư cho các nhà máy
- Hệ thống cấp nước, thoát nước,câp điện,xử lý nước thải, xử lý chất thải, hơi đốt, thông tin liên lạc phục vụ cho nội bộ KCN.
- Các loại hình giải trí,ăn uống sinh hoạt, thể dục thể thao, y tế, trạm kinh doanh nhiên liệu, hơi đốt...
1.1.5.Các khu vực chức năng của khu công nghiệp: bao gồm các khu vực chức năng như sau:
- Trung tâm điều hành và một số công trình dịch vụ KCN đặt tại khu vực trung tâm của toàn khu,liên kết các khu chức năng trong KCN là đầu nối tạo ra mối quan hệ giữa trong và ngoài KCN.
- Các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm, lượng công nhân làm việc đông được bố trí gần tuyến giao thông chính ở phía nam KCN
- Các ngành công nghiệp có nước thải ô nhiễm được bố trí ở phía bắc KCN.
- Nhóm ngành công nghiệp gây ô nhiễm được bố trí vào khu đất cuối hướng gió và cuối dòng nước chảy.
- Các ngành công nghiệp có nhu cầu vận tải lớn, vận chuyển nhiều hàng hóa cồng kềnh được bố trí sát trục đường chính, gần ở cửa ra vào KCN. Các ngành công nghiệp có nhu cầu vận chuyển ít, hàng hóa nguyên liệu gọn nhẹ được bố trí tại các vị trí ở xa trục đường chính.
- Các khu cây xanh vườn hoa trung tâm được bố trí tương đối đồng đều trong KCN, tại các vị trí có tầm nhìn thích hợp, tạo môi trường vì khí hậu và cảnh quan cho toàn khu vực tận dụng giữ lại các cây xanh sinh thái tại các vị trí hợp lý vừa có tác dụng cải tạo môi trường sinh thái trong KCN, vừa là những khu vực cách ly giữa KCN với các khu vực xung quanh.
- Các công trình đầu mối như trạm truyền tải điện và trạm bơm, trạm xử lý nước thải và điểm trung chuyển chất thải đặt ở góc phía Tây Bắc KCN.
1.1.6.Các ngành công nghiệp đầu tư vào KCN: bao gồm các ngành công nghiệp như sau:
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản,đặc biệt là sản phẩm từ cao su.
- Ngành công nghiệp may mặc.
- Ngành công nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng.
- Ngành công nghiệp nhẹ như đồ chơi trẻ em, dệt, da giày(không có công đoạn thuộc da)
- Ngành công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc và thiết bị phụ tùng.
- Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, sữa chữa máy móc và cơ khí xây dựng
- Các sản phẩm nhựa kim khí, dụng cụ gia đình.
1.1.7.Cơ sở hạ tầng KCN
a/ Hệ thống đường giao thông:
Diện tích đất giao thông nội bộ: 38,169 ha
Chiều dài đường giao thông nội bộ: Tổng chiều dài là 18,225km
Gồm đường trục chính trong KCN rộng 40m, 30m, các đường nhánh KCN có chiều rộng từ 10-24 km.
Mật độ đường nội bộ:6,54 km/km2
b/ Cấp nước:
Nguồn cung cấp nước cho KCN là do nhà máy nước Rạch Bắp lấy nước thô từ sông Bình Dương để xử lý cung cấp cho KCN.Với định mức nhu cầu sử dụng nước trung bình là 40m3/ha thì nhu cầu sử dụng nước sạch của KCN Rạch Bắp được ước tính như sau:305,6 ha * 40m3/ha=12224 m3/ha.
c/ Cấp điện:
Nguồn cung cấp điện cho KCN theo qui định là mạng lưới điện cao áp Quốc gia tuyến 240KV chạy từ thị trấn Mỹ Phước-Bến Cát về xã An Tây đến đường 7A vào đầu KCN Rạch Bắp. Lưới điện KCN Rạch Bắp sẽ sử dụng lưới điện nổi nhằm giảm kinh phí đầu tư ban đầu và thuận lợi cho công tác quản lý và vận hành.
d/ Thoát nước mưa:
Hướng thoát: Xã ra sông Bình Dương
Hệ thống thoát:dùng hệ thống cống tách biệt hoàn toàn với nước thải.
Mạng lưới:dùng mạng lưới cống phân tán theo từng địa hình khu vực nhỏ để giảm kích thước cống.
Kết cấu: dùng cống hộp và cống tròn bê tông cốt thép.
e/ Thoát nước thải:
- Nước thải từ các nhà máy trong KCN sẽ được xử lý cục bộ đạt qui chuẩn tương đương loai B-C theo QCVN 5945-2009,sau đó sẽ được thu gom theo các tuyến cống nội bộ bằng ống nhựa PVC kết hợp ống đúc sẵn đến trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt loại A theo QCVN 5949-2009,trước khi thải ra tuyến cống riêng ra sông Bình Dương là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực.
- Để đảm bảo khả năng làm việc có hiệu quả của trạm xử lý nước thải tập trung,toàn bộ nước thải từ các nhà máy trong KCN buộc phải xử lý cục bộ đảm bảo các thông số và nồng độ nhỏ hơn hoặc bằng chỉ số quy định tại cột B-C, QCVN 5945-2009, điều này là cần thiết để tránh hóa chất còn sót lại trong nước thải gây ăn mòn cống hoặc gây ra phản ứng hóa học trong cống thu nước thải hoặc ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải tập trung bằng phương pháp sinh học hiếu khí.
1.1.8.Hiện trạng thoát nước thải KCN:
Hiện tại,KCN đang trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng nên chưa có hệ thống thoát nước chung.nước mưa và nước thải từ các hộ dân chủ yếu là tự thấm và thoát nước tự chảy theo độ dốc tự nhiên về phía Tây và Tây Bắc của KCN ra sông Bình Dương.
1.1.9. Điều kiện khí hậu:
Khu Công Nghiệp Rạch Bắp nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của TP.Hồ Chí Minh.
a/ Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là: 27.0 0C
Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28.9 0C
Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 25.7 0C
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39.3 0C
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 12.0 0C
b/ Chế độ mưa:
Khu Công Nghiệp Rạch Bắp nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của Tp.Hồ Chí Minh gồm hai mùa mưa nắng rõ rệt.
c/ Độ ẩm không khí:
Độ ẩm của khu vực dao động từ 75-85%, cao nhất được ghi nhận vào mùa mưa khoảng 83-87% và thấp nhất vào mùa khô từ 67-69%.
d/ Bức xạ mặt trời:
Theo số liệu điều tra thời gian có năng trung bình trong năm là khoảng từ 2000-2200h/năm. Hàng ngày có từ 10-13 giờ có nắng(vào mùa khô) và cường độ chiếu sáng vào giữa trưa có thể lên tới 100.000lux
Cường độ bứa xạ trực tiếp: vào tháng 2,3 là 0.72-0.79 cal/cm2.phút, tháng 6-12 có thế đạt 0,42-0,46cal/cm3. phút vào giờ giữa trưa.
e/ Chế độ gió:
Hướng gió chủ đạo từ tháng 5-9 là hướng Tây Nam với tần suất 70%, tốc độ khoảng 1,2-1,3m/s. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau là hướng gió Đông Bắc, có tần suất 60%, với tốc độ khoảng 1,18-1,44m/s. Từ tháng 2 đến tháng 5 có gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 1,36m/s.
f/ Thổ nhưỡng:
Gồm hai loại chính:
- Khu vực đồi: là vùng đất đỏ xen lẫn với cuội nhỏ, sức chịu tải tốt(>1kg/cm2)
- Khu vực ruộng, dừa nước và sông rạch: chủ yếu là đất phù sa nhiễm phèn và mặn gồm cát, bùn sét trộn lẫn bã thưc vật. Sức chịu tải yếu, thường <0,7kg/cm2.
1.2.Các nguồn gây ô nhiễm môi trường và biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường:
1.2.1.Các nguồn gây ô nhiễm môi trường:
Các nguồn có khả năng gây ra ô nhiễm trong quá trình hoạt động của KCN bao gồm:
a/ Nước thải:
- Nước mưa thu gom trên toàn diện tích dự án
- Nước thải sinh hoạt của toàn bộ số người làm việc và sinh sống trong KCN Rạch Bắp
- Nước thải công nghiệp tạo ra từ quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Rạch Bắp
- Nước thải từ các công trình hạ tầng dịch vụ: KCN xử lý nước cấp, khu nhiên liệu trong KCN Rạch Bắp
b/ Khí thải:
- Khói thải từ quá trình đốt nhiên liệu: máy phát điện, đốt khí gas
- Ô nhiễm không khí từ các dây chuyền sản xuất
- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải
c/ Tiếng ồn:
- Tiếng ồn sản xuất công nghiệp
- Tiếng ồn từ các máy phát điện, quạt gió, compressor,…
- Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải
d/ Nhiệt độ:
Phát ra chủ yếu từ các nhà máy vật liệu mới, các thiết bị gia nhiệt như nồi hơi, thiết bị nung sấy, động cơ,…
e/ Chất thải rắn:
- Từ công nghệ sản xuất của nhà máy ( chất thải rắn công nghiệp)
- Từ trạm xử lý nước thải cục bộ và tập trung
- Chất thải rắn sinh hoạt
1.2.2.Biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường:
1.2.2.1. Môi trường nước:
Hệ thống thoát nước trong KCN được thiết kế theo hai hệ thống riêng
- Hệ thống thoát nước mưa và nứơc thải công nghiệp quy ước sạch
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
Các công trình xử lý cục bộ ở các nhà máy, xí nghiệp trong KCN đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp với nhiệm vụ xử lý đạt tới giá trị nồng độ theo quy chế KCN là nguồn loại C ( QCVN 5945 – 2009)
1.2.2.2. Môi trường khí:
Sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau:
- Hoàn thiện công nghệ, sử dụng công nghệ không có hoặc ít chất thải
- Quản lý và vận hành đúng
- Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm không khí
- Sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí
1.2.2.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại:
Vấn đề xử lý chất thải rắn được giải quyết như sau:
- Thu gom cục bộ tại mỗi nhà máy
- Chuyển chất thải rắn ra khỏi KCN
CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1.Phương pháp xử lý cơ học:
Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý bậc I) nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không tan (rác, cát nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải; điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
Các công trình xử lý cơ học xử lý nước thải thông dụng:
2.1.1.Song chắn rác:
Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác, đồng thời bảo vệ các công trình bơm, tránh ách tắc đường ống, mương dẫn.
Hình 2.1: Song chắn rác cơ giới
Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành 2 loại:
Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ÷100mm.
Song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷25mm.
Lưới lọc:
Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phần quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước mắt lưới từ 0,5÷1,0mm.
Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa.
Bể lắng cát:
Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắng đợt I. Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, kim loại, tro tán, thanh vụn, vỏ trứng… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo. Bể lắng cát gồm 3 loại:
Bể lắng cát ngang
Hình 2.2: Bể lắng cát ngang
Bể lắng cát thổi khí
Bể lắng cát ly tâm
Bể tách dầu mỡ:
Các loại công trình này thường được ứng dụng khi xử lý nước thải công nghiệp, nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Các chất này sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể sinh học…và chúng cũng phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aerotank, gây khó khăn trong quá trình lên men cặn.
Bể điều hòa
Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý ổn định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học. Bể điều hòa có thể được phân loại như sau:
Bể điều hòa lưu lượng
Bể điều hòa nồng độ
Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ.
Bể lắng:
Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc trọng lực. Các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ÷ 95% lượng cặn có trong nước thải. Vì vậy đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu hay sau khi xử lý sinh học. Để có thể tăng cường quá trình lắng ta có thể thêm vào chất đông tụ sinh học.
Bể lắng được chia làm 3 loại:
Bể lắng ngang (có hoặc không có vách nghiêng):
Hình 2.3: Beå laéng ngang
Bể lắng đứng: mặt bằng là hình tròn hoặc hình vuông. Trong bể lắng hình tròn nước chuyển động theo phương bán kính (radian).
Bể lắng li tâm: mặt bằng là hình tròn. Nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ tâm ra thành bể rồi thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài.
Bể lọc:
Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải với kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ… Bể lọc thường làm việc với hai chế độ lọc và rửa lọc. Quá trình lọc chỉ áp dụng cho các công nghệ xử lý nước thải tái sử dụng và cần thu hồi một số thành phần quí hiếm có trong nước thải. Các loại bể lọc được phân loại như sau:
Lọc qua vách lọc
Bể lọc với lớp vật liệu lọc dạng hạt
Thiết bị lọc chậm
Thiết bị lọc nhanh.
Hình 2.4 : Bể lọc
Phương pháp xử lý hoá học:
Đông tụ và keo tụ:
Phương pháp đông tụ-keo tụ là quá trình thô hóa các hạt phân tán và nhũ tương, độ bền tập hợp bị phá hủy, hiện tượng lắng xảy lắng.
Sử dụng đông tụ hiệu quả khi các hạt keo phân tán có kích thước 1-100µm. Để tạo đông tụ, cần có thêm các chất đông tụ như:
Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O. Độ hòa tan của phèn nhôm trong nước ở 200C là 362 g/l. pH tối ưu từ 4.5-8.
Phèn sắt FeSO4.7H2O.Độ hòa tan của phèn sắt trong nước ở 200C là 265 g/l. Quá trình đông tụ bằng phèn sắt xảy ra tốt nhất ở pH >9.
Các muối FeCl3.6H2O, Fe2(SO4)3.9H2O, MgCl2.6H2O, MgSO4.7H2O, …
Vôi.
Khác với đông tụ, keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các hợp chất cao phân tử vào. Chất keo tụ thường sử dụng như: tinh bột, ester, cellulose, … Chất keo tụ có thể sử dụng độc lập hay dùng với chất đông tụ để tăng nhanh quá trình đông tụ và lắng nhanh các bông cặn. Chất đông tụ có khả năng làm mở rộng phạm vi tối ưu của quá trình đông tụ, làm tăng tính bền và độ chặt của bông cặn, từ đó làm giảm được lượng chất đông tụ, tăng hiệu quả xử lý. Hiện tượng đông tụ xảy ra không chỉ do tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ theo các hạt lơ lửng. Khi hòa tan vào nước thải, chất keo tụ có thể ở trạng thái ion hoặc không ion, từ đó ta có chất keo tụ ion hoặc không ion.
Hình 2.5: Quá trình tạo bông cặn của các hạt keo
Trung hòa:
Nước thải của một số ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất, do các quá trình công nghệ có thể có chứa các acid hoặc bazơ, có khả năng gây ăn mòn vật liệu, phá vỡ các quá trình sinh hóa của các công trình xử lý sinh học, đồng thời gây các tác hại khác, do đó cần thực hiện quá trình trung hòa nước thải.
Các phương pháp trung hòa bao gồm:
Trung hòa lẫn nhau giữa nước thải chứa acid và nước thải chứa kiềm.
Trung hòa dịch thải có tính acid, dùng các loại chất kiềm như: NaOH, KOH, NaCO3, NH4OH, hoặc lọc qua các vật liệu trung hòa như CaCO3, dolomit,…
Đối với dịch thải có tính kiềm thì trung hòa bởi acid hoặc khí acid.
Để lựa chọn tác chất thực hiện phản ứng trung hòa, cần dựa vào các yếu tố:
Loại acid hay bazơ có trong nước thải và nồng độ của chúng.
Độ hòa tan của các muối được hình thành do kết quả phản ứng hóa học.
Oxy hoá khử:
Đa số các chất vô cơ không thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa được, trừ các trường hợp các kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb, Co, Fe, Mn, Cr,…bị hấp phụ vào bùn hoạt tính. Nhiều kim loại như : Hg, As,…là những chất độc, có khả năng gây hại đến sinh vật nên được xử lý bằng phương pháp oxy hóa khử. Có thể dùng các tác nhân oxy hóa như Cl2, H2O2, O2 không khí, O3 hoặc pirozulite ( MnO2). Dưới tác dụng oxy hóa, các chất ô nhiễm độc hại sẽ chuyển hóa thành những chất ít độc hại hơn và được loại ra khỏi nước thải.
Điện hóa:
Cơ sở của sự điện phân gồm hai quá trình: oxy hóa ở anod và khử ở catod. Xử lý bằng phương pháp điện hóa rất thuận lợi đối với những loại nước thải có lưu lượng nhỏ và ô nhiễm chủ yếu do các chất hữu cơ và vô cơ đậm đặc.
Ưu điểm :
Không cần pha loãng sơ bộ nước thải.
Không cần tăng thành phần muối của chúng.
Có thể tận dụng lại các sản phẩm quý chứa trong nước thải.
Diện tích xử lý nhỏ.
Nhược điểm:
Tốn kém năng lượng.
Phải tẩy sạch bề mặt điện cực khỏi các tạp chất.
Phương pháp xử lý hóa lý:
Trong dây chuyên công nghệ xử lý, công đoạn xử lý hóa lý thường được áp dụng sau công đoạn xử lý cơ học. Phương pháp xử lý hóa lý bao gồm các phương pháp hấp phụ, trao đổi ion, trích ly, chưng cất, cô đặc, lọc ngược,…. Phương pháp hóa lý được sử dụng để loại khỏi dịch thải các hạt lơ lửng phân tán, các chất hữu cơ và vô cơ hòa tan, có một số ưu điểm như:
Loại được các hợp chất hữu cơ không bị oxi hóa sinh học.
Không cần theo dõi các hoạt động của vi sinh vật.
Có thể thu hồi các chất khác nhau.
Hiệu quả xử lý cao và ổn định hơn.
Tuyển nổi:
Là quá trình dính bám phân tử của các hạt chất bẩn đối với bề mặt phân chia của hai pha khí-nước và xảy ra khi có năng lượng tự do trên bề mặt phân chia, đồng thời cũng do các hiện tượng thấm ướt bề mặt xuất hiện theo chu vi thấm ướt ở những nơi tiếp xúc khí-nước
- Tuyển nổi dạng bọt: được sử dụng để tách ra khỏi nước thải các chất không tan và làm giảm một phần nồng độ của một số chất hòa tan.
- Phân ly dạng bọt: được ứng dụng để xử lý các chất hòa tan có trong nước thải, ví dụ như chất hoạt động bề mặt.
Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi là có thể thu cặn với độ ẩm nhỏ, có thể thu tạp chất. Phương pháp tuyển nổi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như: tơ sợi nhân tạo, giấy cellulose, thực phẩm,…
Hình 2.6: Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn
Hấp phụ:
Hấp phụ là thu hút chất bẩn lên bề mặt của chất hấp phụ, phần lớn là chất hấp phụ rắn và có thể thực hiện trong điều kiện tĩnh hoặc động
Quá trình hấp phụ là một quá trình thuận nghịch, nghĩa là chất bị hấp phụ có thể bị giải hấp và chuyển ngược lại vào chất thải. Các chất hấp phụ thường được sử dụng là các loại vật liệu xốp tự nhiên hay nhân tạo như tro, mẫu vụn than cốc, than bùn, silicagen, keo nhôm, đất sét hoạt tính,… và các chất hấp phụ này còn có khả năng tái sinh để tiếp tục sử dụng.
Trích ly:
Phương pháp tách chất bẩn hữu cơ hòa tan chứa trong nước bằng cách trộn lẫn với dung môi nào đó, trong đó, chất hữu cơ hòa tan vào dung môi tốt hơn vào nước.
Trao đổi ion:
Các chất cấu thành pha rắn, mà trên đó xảy ra sự trao đổi ion, gọi là ionit. Các ionit có thể có nguồn gốc nhân tạo hay tự nhiên, là hữu cơ hay vô cơ và có thể được tái sinh để sử dụng liên tục. Được sử dụng để loại các ion kim loại trong nước thải.
Phương pháp xử lý sinh học:
Thực chất của phương pháp sinh học để xử lý nước thải là sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nướ