Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, công suất 5000 m 3 /ngày đêm

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam, trong thời gian qua luôn là một trong những tỉnh có tốc độphát triển kinh tếcao, thu hút vốn đầu tưtrong và ngoài nước ngày càng tăng. Hiện nay Bà Rịa vũng Tàu có rất nhiều khu công nghiệp đã và đang hình thành như: khu công nghiệp Phú Mỹ, khu công nghiệp MỹXuân A, khu công nghiệp MỹXuân A2, khu công nghiệp Cái Mép, khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 tuy nhiên trong đó có một sốkhu công nghiệp hoạt động không hiệu quảdù thời gian hoạt động đã tương đối dài. Chủtrương của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là tiếp tục công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa mà cụthểlà tiếp tục xây dựng những khu công nghiệp mới phát triển một cách có hiệu quả đồng bộcác hệthống hạtầng kỹthuật, thay đổi chức năng sửdụng đất từnhững khu sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành khu vực sản xuất công nghiệp có hiệu quảcao, trong đó có khu công nghiệp Châu Đức. Sựra đời của khu công nghiệp Châu Đức thu hút hàng vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động trên công trường xây dựng và các dịch vụkhác, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ trong huyện, tỉnh và cảnước, là nơi thu hút các nhà đầu tưsửdụng các công nghệ sạch và giảm tối đa các tác động gây ô nhiễm cho người dân và môi trường xung quanh. Trong tương lai khu công nghiệp sẽkhông ngừng lớn mạnh kéo theo sựgia tăng các vấn đềmôi trường. Hoạt động theo tôn chỉ: “Tôn trọng và bảo vệmôt trường” các vấn đềmôi trường của khu công nghiệp đều được Ban quản lý khu công nghiệp quan tâm. Nước thải của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp phải xửlý sơbộ đạt tiêu chuẩn loại B (QCVN 24:2009/BTNMT), đểtừ đó nước thải sau xửlý sơbộsẽ được tiếp tục làm sạch hơn trong hệthống xửlý nước thải tập trung của toàn khu công nghiệp, tương tựnhưmô hình đã và đang áp dụng với hang ĐỒÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG2 loạt khu công nghiệp khác ởtỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng nhưcác tỉnh khác của nước ta. Do đó, việc đầu tưxây dựng một trạm xửlý nước thải tập trung cho khu công nghiệp Châu Đức trước khi xảvào hệthống kênh, rạch thoát nước tựnhiên là một yêu cầu cấp thiết, và phải tiến hành đồng thời với quá trình hình thành và hoạt động của khu công nghiệp nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho khu công nghiệp trong tương lai và bảo vệsức khỏe cộng đồng. Chính vì lý do đó đềtài “Tính toán thiết kếtrạm xửlý nước thải tập trung khu công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, công suất 5000 m 3 /ngày đêm” được lựa chọn làm đồán tốt nghiệp trong báo cáo này.

pdf93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, công suất 5000 m 3 /ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong thời gian qua luôn là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng. Hiện nay Bà Rịa vũng Tàu có rất nhiều khu công nghiệp đã và đang hình thành như: khu công nghiệp Phú Mỹ, khu công nghiệp Mỹ Xuân A, khu công nghiệp Mỹ Xuân A2, khu công nghiệp Cái Mép, khu công nghiệp Mỹ Xuân B1… tuy nhiên trong đó có một số khu công nghiệp hoạt động không hiệu quả dù thời gian hoạt động đã tương đối dài. Chủ trương của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là tiếp tục công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa mà cụ thể là tiếp tục xây dựng những khu công nghiệp mới phát triển một cách có hiệu quả đồng bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thay đổi chức năng sử dụng đất từ những khu sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành khu vực sản xuất công nghiệp có hiệu quả cao, trong đó có khu công nghiệp Châu Đức. Sự ra đời của khu công nghiệp Châu Đức thu hút hàng vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động trên công trường xây dựng và các dịch vụ khác, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ trong huyện, tỉnh và cả nước, là nơi thu hút các nhà đầu tư sử dụng các công nghệ sạch và giảm tối đa các tác động gây ô nhiễm cho người dân và môi trường xung quanh. Trong tương lai khu công nghiệp sẽ không ngừng lớn mạnh kéo theo sự gia tăng các vấn đề môi trường. Hoạt động theo tôn chỉ: “Tôn trọng và bảo vệ môt trường” các vấn đề môi trường của khu công nghiệp đều được Ban quản lý khu công nghiệp quan tâm. Nước thải của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn loại B (QCVN 24:2009/BTNMT), để từ đó nước thải sau xử lý sơ bộ sẽ được tiếp tục làm sạch hơn trong hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn khu công nghiệp, tương tự như mô hình đã và đang áp dụng với hang ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 2 loạt khu công nghiệp khác ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng như các tỉnh khác của nước ta. Do đó, việc đầu tư xây dựng một trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp Châu Đức trước khi xả vào hệ thống kênh, rạch thoát nước tự nhiên là một yêu cầu cấp thiết, và phải tiến hành đồng thời với quá trình hình thành và hoạt động của khu công nghiệp nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho khu công nghiệp trong tương lai và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chính vì lý do đó đề tài “Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, công suất 5000 m3/ngày đêm” được lựa chọn làm đồ án tốt nghiệp trong báo cáo này. 1.2 Mục tiêu đề tài Tính toán thiết kế chi tiết trạm xử lý nước thải cho khu công nghiệp Châu Đức đạt tiêu chuẩn xả thải loại A (QCVN 24:2009/BTNMT) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. 1.3 Đối tượng và phạm quy nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Công nghệ xử lý nước thải cho loại hình Khu Công nghiệp. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho Khu Công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nước thải đầu vào của hệ thống đã được xử lý sơ bộ đạt loại B (QCVN 24:2009/BTNMT) và được tập trung tại họng thu qua hệ thống cống dẫn từ các nhà máy trong khu công nghiệp đến bể tiếp nhận của khu xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Châu Đức.Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của các nhà máy trong khu công nghiệp Châu Đức. Lượng nước mưa phát sinh sẽ được thoát trực tiếp ra sông theo hệ thống cống dẫn riêng biệt. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 3 1.4 Nội dung đề tài Tìm hiểu về khu công nghiệp Châu Đức. Xác định đặc tính nước thải: Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả năng gây ô nhiễm, nguồn xả thải. Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức độ ô nhiễm của nước thải đầu vào. Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải. Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước thải. 1.5 Phương pháp thực hiện  Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.  Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành.  Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.  Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.  Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải. 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải Khu Công nghiệp. Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên cũng như Ban quản lý Khu Công nghiệp. Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp, sinh viên tham quan, học tập. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP CHÂU ĐỨC 2.1 Giới thiệu chung về khu công nghiệp Châu Đức 2.1.1 Vị trí địa lý -Thuộc địa bàn hai xã Nghĩa Thành và Suối Nghệ, huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu -Phía Đông giáp khu dân cư thuộc xã Suối Nghệ và xã Nghĩa Thành - Phía Tây giáp sông Dinh, sông Xoài và ranh giới hành chính Xã Châu Pha (Huyện Tân Thành). - Phía Nam giáp Sông Cầu và ranh giới hành chính của Xã Hoà Long (Thị xã Bà Rịa). - Phía Bắc giáp Hồ Đá Đen thuộc xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức. Diện tích: 2.288 ha 2.1.2 Khoảng cách đường bộ - Cách quốc lộ 56: 06km - Cách quốc lộ 51: 13 km - Cách thành phố Vũng Tàu: 44km - Cách Thành phố Hồ Chí Minh ( IDC Phước Long): 100km 2.1.3 Khoảng cách đường sông - Cách cảng Thị Vải: 16km - Cách cảng Cái Mép: 19km - Cách cảng Gò Dầu: 21 km 2.1.4 Khoảng cách đến sân bay - Cách sân bay quốc tế Long Thành:54 km 2.2 Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Châu Đức 2.2.1 Giao thông - Đường thảm nhựa nóng, tải trong 30 tấn - Đường trục trung tâm của khu gồm 04 làn xe, dải phân cách 02m, lộ giới 50m - các nhánh đường có 2 làn xe, lộ giới 29m ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 5 2.2.2 Cấp điện Hai trạm biến áp 110/22 KV công suất mỗi trạm 2x 63 MVA để cấp điện. Giá điện: theo quy định của giá điện của nhà Việt Nam cho cấp điện áp tu7222KV đến 110 KV. - Giờ cao điểm (18:00 – 22:00): VND 1.830/kWh - Giờ thấp điển: (22:00 – 06:00) VND 510/kWh - Giờ bình thường(06:00 – 18:00): VND 920/kWh 2.2.3 Cấp nước Hợp tác xây dựng nhà máy cấp nước sạch công suất giai đoạn I là 50.000 và m3/ngày và tối đa khoảng 200.000 m3/ngày trong tương lai. Gía nước tính theo đơn giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 2.2.4 Xử lý nước thải Dự kiến đầu tư 03 nhà máy xử lý nước thải tập trung có tổng công suất xử lý dự kiến khoảng 45.000m3/ngày.đêm. Nước thải phải xử lý: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Phí xử lý nước thải sẽ được tính toán trên nguyên tắc không thấp hơn phí xử lý nước thải các khu công nghiệp tương tự của Việt Nam. 2.2.5 Định hướng phát triển của khu công nghiệp Phân khu công nghệ sạch và công nghệ cao phía Bắc sẽ thu hút các ngành đầu tư như: - Lắp ráp linh kiện điện tử, máy tính và chất bán dẫn. - Cáp và vật liệu viễn thông. - Dược phẩm thiết bị y tế. - Lắp ráp ô tô, xe máy , xe đạp. - Cơ khí chính xác. - Thiết bị điện gia dụng. - Các ngành nghề thủ công, chế tác vàng bạc, đá quý, kim cương và kim loại quý. Phân khu công nghiệp đa ngành phía Nam sẽ thu hút những ngành như: - Gia công cơ khí, cấu kiện thép. - Chế biến nông sản, nông dược(không bao gồm chế biến tinh bột sắn). ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 6 - Sản xuất vật liệu xây dựng( không bao gồm sản xuất bê tong thương phẩm và cấu kiện bê tong). - May mặc thời trang cao cấp, dệt, dày da( không bao gồm công đoạn nhuộm và thuộc da). - Sản xuất sản phẩm nhựa. - Chế biến gỗ và đồ gỗ cao cấp. - Các sản phẩm hóa dầu, hóa chất các loại( không bao gồm sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật và sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật có phát sinh nước thải công nghiệp). Các ngành nghề không tiếp nhận và hạn chế trong khu công nghiệp: - Sản xuất bột giấy. - Công nghệ xi mạ. - Sản xuất thủy sản. - Chế biến mủ cao su. - Luyện thép từ nguyên liệu là thép phế liệu sử dụng lò luyện công nghệ không liên tục. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 7 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐANG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải 3.1.1 Các thông số vật lý a) Hàm lượng chất rắn lơ lửng Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS - SS) có thể có bản chất là: - Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét) - Các chất hữu cơ không tan. - Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…). Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý. b) Mùi Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S _ mùi trứng thối. Các hợp chất khác, chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S. c) Độ màu Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co). Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải. 3.1.2 Các thông số hóa học a) Độ pH của nước ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 8 pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước. Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh hưởng đến các quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất có ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường b) Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD) Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh). Về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật. Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20 ngày để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây là ưu điểm nổi bật của thông số này nhằm có được số liệu tương đối về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian rất ngắn. COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. c) Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand - BOD) Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20oC, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Thông số BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Carbonhydrat, protein, lipid..) BOD là một thông số quan trọng: - Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước và nước thải. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 9 - Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên nhiên. - Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ công tác quản lý môi trường. d) Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO) Tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng này hay dạng khác để duy trì các tiến trình trao đổi chất nhằm sinh ra năng lượng phục vụ cho quá trình phát triển và sinh sản của mình. Oxy là yếu tố quan trọng đối với con người cũng như các thủy sinh vật khác. Oxy là chất khí hoạt động hóa học mạnh, tham gia mạnh mẽ vào các quá trình hóa sinh học trong nước: - Oxy hóa các chất khử vô cơ: Fe2+, Mn2+, S2-, NH3.. - Oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, và kết quả của quá trình này là nước nhiễm bẩn trở nên sạch hơn. Quá trình này được gọi là quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên, được thực hiện nhờ vai trò quan trọng của một số vi sinh vật hiếu khí trong nước. - Oxy là chất oxy hóa quan trọng giúp các sinh vật nước tồn tại và phát triển. Các quá trình trên đều tiêu thụ oxy hòa tan. Như đã đề cập, khả năng hòa tan của Oxy vào nước tương đối thấp, do vậy cần phải hiểu rằng khả năng tự làm sạch của các nguồn nước tự nhiên là rất có giới hạn. Cũng vì lý do trên, hàm lượng oxy hòa tan là thông số đặc trưng cho mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nước mặt. e) Nitơ và các hợp chất chứa nitơ Nito là nguyên tố quan trọng trong sự hình thành sự sống trên bề mặt Trái Đất. Nito là thành phần cấu thành nên protein có trong tế bào chất cũng như các acid amin trong nhân tế bào. Xác sinh vật và các bã thải trong quá trình sống của chúng là những tàn tích hữu cơ chứa các protein liên tục được thải vào môi trường với lượng rất lớn. Các protein này dần dần bị vi sinh vật dị dưỡng phân hủy, khoáng hóa trở thành các hợp chất Nito vô cơ như NH4+, NO2-, NO3- và có thể cuối cùng trả lại N2 cho không khí. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 10 Như vậy, trong môi trường đất và nước, luôn tồn tại các thành phần chứa Nito: từ các protein có cấu trúc phức tạp đến các acid amin đơn giản, cũng như các ion Nito vô cơ là sản phẩm quá trình khoáng hóa các chất kể trên: - Các hợp chất hữu cơ thô đang phân hủy thường tồn tại ở dạng lơ lửng trong nước, có thể hiện diện với nồng độ đáng kể trong các loại nước thải và nước tự nhiên giàu protein. - Các hợp chất chứa Nito ở dạng hòa tan bao gồm cả Nito hữu cơ và Nito vô cơ (NH4+, NO2-, NO3-). Thuật ngữ “Nito tổng” là tổng Nito tồn tại ở tất cả các dạng trên. Nito là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh vật. f) Phospho và các hợp chất chứa phospho Nguồn gốc các hợp chất chứa Phospho có liên quan đến sự chuyển hóa các chất thải của người và động vật và sau này là lượng khổng lồ phân lân sử dụng trong nông nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa phosphate sử dụng trong sinh hoạt và một số ngành công nghiệp trôi theo dòng nước. Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphate. Các hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và phosphat hữu cơ. Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh vật. Việc xác định P tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học (tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1). Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển mạnh của tảo và vi khuẩn lam. g) Chất hoạt động bề mặt Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa nước tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong một số ngành công nghiệp. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 11 3.1.3 Các thông số vi sinh vật học Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, virus, giun sán. * Vi khuẩn Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột, như dịch tả (cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn (typhoid) do vi khuẩn Salmonella typhosa... * Virus Virus có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan... Thông thường sự khử trùng bằng các quá trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được virus. * Giun sán Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả. Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm bẩn rác, phân người và động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển. Đây là loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân ra môi trường. Sự có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng lớn tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn. Khả năng tồn tại của vi khuẩn E.coli cao hơn các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó nếu sau xử lý trong nước không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệng của nước qua việc xác định số lượng số lượng E.coli đơn giản và nhanh chóng. Do đó vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. VÕ HỒNG THI SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG 12 3.2 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải 3.2.1 Phương pháp cơ học Mục đích của xử lý cơ học là loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn và đầu ra khỏi nước thải, cân bằng lưu lượng và hàm lượng nước thải đi vào hệ thống xử lý nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý tiếp theo. Phương pháp xử lý cơ học dùng để tách các chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải a) Song chắn rác và lưới lọc rác Nhieäm vuï: nhaèm loaïi boû caùc loaïi raùc coù kích thöôùc lôùn, nhaèm baûo veä caùc coâng trình phía sau, caûn caùc vaät lôùn ñi qua coù theå laøm taéc ngheõn heä thoáng (ñöôøng oáng, möông daãn, maùy bôm) laøm aûnh höôûng ñeán hieäu quaû xöû lyù cuûa caùc coâng trình phía sau Song chắn rác làm bằng sắt tròn hoặc vuông đặt nghiêng theo dòng chảy một góc 60o nhằm giữ lại các vật thô. Lưới lọc giữ lại các cặn rắn nhỏ, mịn có kích thước từ 1mm - 1,5mm. Phải thường xuyên cào rác trên mặt lọc để tránh tắc dòng chảy. b) Bể lắng Các loại bể lắng thường được dùng để xử lý sơ bộ nước thải trước khi xử lý sinh học hoặc như một công trình xứ lý độc lập nếu chỉ yêu cầu tách các loại cặn lắng khỏi nước thải trước khi xả ra nguồn nước mặt. Dùng để xử lý các loại hạt lơ lửng. Nguyên lý làm việc dựa trên cơ sở trọng lực. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn bể lắng là nồng độ chất lơ l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNỘI DUNG.pdf
  • dwgBan ve cong nghe.dwg
  • pdfBia.pdf
  • pdfDANHMUCVIETTAT HUNG.pdf
  • pdfLỜI CAM ĐOAN.pdf
  • pdfLỜI CẢM ƠN.pdf
  • pdfMỤC LUC.pdf
  • pdfPHIẾU GIAO ĐỀ TÀI.pdf
  • pdfPHỤ LỤC.pdf