Bình Thuận là tỉnh Duyên Hải cực Nam Trung Bộ, giáp với vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có các trục giao thông huyết mạch nối liền với các vùng kinh
tếtrọng điểm của đất nước.
Trong chiến lược thực hiện phát triển các khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh
Bình Thuận, KCN Hàm Kiệm II, thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam là
một trong các dựán ưu tiên đểkêu gọi đầu tư. Sau sựthành công của KCN Phan
Thiết và trước nhu cầu ngày càng cấp bách của thịtrường, việc đầu tưvà xây dựng
KCN Hàm Kiệm II càng trởnên cần thiết hơn bao giờhết.
KCN Hàm kiệm II được cấp phép đi vào hoạt động sẽlà động lực lớn thúc
đẩy sựphát triển kinh tếcủa vùng, thu hút nhiều công nghệsạch, tạo ra nhiều công
ăn việc làm tại chỗ, góp phần tăng tỷtrọng công nghiệp, tăng thu nhập cho người
dân và giảm tải dòng người đổvềcác thành phốlớn tìm việc làm, đồng nghĩa giảm
sức ép vềan sinh xã hội, giáo dục, y tế, giao thông, trật tựxã hội cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Tuy nhiên bên cạnh những những lợi ích thiết thực mà KCN Hàm Kiệm II
đem lại nó cũng phát sinh rất nhiều mặt tiêu cực vềvấn đềmôi trường như: khói
bụi, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải
Vì vậy đểgiảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường, em xin chọn và
thực hiện đềtài: “ Tính toán,thiết kếtrạm xửlý nước thải tập trung KCN Hàm Kiệm
II, công suất 5000 m
3
/ngày đêm “ đểthực hiện đồán tốt nghiệp của mình.
126 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán,thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Hàm Kiệm II, công suất 5000 m 3 /ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bình Thuận là tỉnh Duyên Hải cực Nam Trung Bộ, giáp với vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có các trục giao thông huyết mạch nối liền với các vùng kinh
tế trọng điểm của đất nước.
Trong chiến lược thực hiện phát triển các khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh
Bình Thuận, KCN Hàm Kiệm II, thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam là
một trong các dự án ưu tiên để kêu gọi đầu tư. Sau sự thành công của KCN Phan
Thiết và trước nhu cầu ngày càng cấp bách của thị trường, việc đầu tư và xây dựng
KCN Hàm Kiệm II càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
KCN Hàm kiệm II được cấp phép đi vào hoạt động sẽ là động lực lớn thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của vùng, thu hút nhiều công nghệ sạch, tạo ra nhiều công
ăn việc làm tại chỗ, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tăng thu nhập cho người
dân và giảm tải dòng người đổ về các thành phố lớn tìm việc làm, đồng nghĩa giảm
sức ép về an sinh xã hội, giáo dục, y tế, giao thông, trật tự xã hội cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Tuy nhiên bên cạnh những những lợi ích thiết thực mà KCN Hàm Kiệm II
đem lại nó cũng phát sinh rất nhiều mặt tiêu cực về vấn đề môi trường như : khói
bụi, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải…
Vì vậy để giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường, em xin chọn và
thực hiện đề tài: “ Tính toán,thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hàm Kiệm
II, công suất 5000 m3/ngày đêm “ để thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 2
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tính toán thiết kế chi tiết trạm xử lý nước thải cho khu công nghiệp Hàm
Kiệm II đạt tiêu chuẩn xả thải loại A (QCVN 24:2009/BTNMT) trước khi xả ra
nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
• Tìm hiểu về hoạt động của khu công nghiệp Hàm Kiệm II: Cơ sở hạ tầng của
khu công nghiệp.
• Xác định đặc tính nước thải: Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả
năng gây ô nhiễm, nguồn xả thải.
• Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức độ ô nhiễm
của nước thải đầu vào.
• Tính toán,thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
• Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý
nước thải.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng đề tài
Công nghệ xử lý nước thải cho loại hình Khu Công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất.
Phạm vi đề tài
Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung
cho Khu Công nghiệp Hàm Kiệm II
Nước thải đầu vào của trạm xử lý đã được xử lý sơ bộ đạt loại B (QCVN
24:2009/BTNMT) và được tập trung tại 1 (1 số) họng thu qua hệ thống cống dẫn từ
các nhà máy trong khu công nghiệp đến bể tiếp nhận của trạm xử lý nước thải tập
trung khu công nghiệp Hàm Kiệm II.
Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất thuộc khu
công nghiệp Hàm Kiệm II, chưa tính toán đến lượng nước mưa phát sinh có thể sâm
nhập vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN.
Thời gian thực hiện
1/11//2010 – 8/03/2011.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 3
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
• Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm
hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.
• Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước
thải cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành.
• Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có
và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
• Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình
đơn vị cho trạm xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử
lý.
• Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các
công trình đơn vị trong trạm xử lý nước thải.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề xuất phương án xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường
giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải Khu Công nghiệp.
Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên cũng như Ban quản
lý Khu Công nghiệp.
Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp,
sinh viên tham quan, học tập.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP HÀM KIỆM II
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Vị trí địa lý
Khu Công Nghiệp Hàm Kiệm II, định vị trên địa bàn xã Hàm kiệm, huyện
Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Vị trí dự án có tọa độ địa lý UTM,49p
(1208459;0165387) nằm cách quốc lộ 1A khoảng 650m về phía Nam, cách trung
tâm thành phố Phan Thiết khoảng 9 km về hướng Đông - Đông Bắc, cách ga
Mường Mán khoảnh 5 km về phía Bắc, cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 200 km về
phía Tây – Tây Nam.
KCN Hàm Kiệm II có tổng diện tích 433 ha, thuộc xã Hàm Kiệm, khu đất
quy hoạch có giới hạn phạm vi tứ cạnh như sau:
- Phía Nam cách quốc lộ 1 A khoảng 650m
- Phía Đông giáp với đường ĐT 707 từ ngã Hai đi ga Mường Mán khoảng 1300m
- Phía Tây giáp với KCN Hàm Kiệm I
- Phía Bắc giáp với đất sản xuất nông nghiệp, cánh tuyến đường sắt Bắc Nam khoảng
2 km.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 5
• Bản đồ quy quạch sử dụng đất KCN hàm Kiệm II
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 6
• Sơ đồ vị trí dự án KCN Hàm Kiệm II
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 7
1.1.2 Điều kiện tự nhiên của KCN
1.1.2.1 Điều kiện địa lý, địa chất
Bình Thuận là tỉnh tiếp giáp giữa Miền Trung và Miền Đông Nam Bộ và
củng là một tỉnh Duyên Hải cực Nam Trung Bộ, có địa hình dạng đồi núi thấp, đồng
bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài từ hướng Đông Bắc - Tây
Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình chính:
- Vùng đồi núi cát và cồn cát ven biển: chiếm 18,22 % diện tích tự nhiên.
- Vùng đồng bằng phù xa : chiếm 9,43 % diện tích tự nhiên.
- Vùng đồi gò : chiếm 31,66 % diện tích tự nhiên.
- Vùng núi thấp và trung bình : chiếm 40,7 % diện tích tự nhiên.
KCN Hàm Kiệm II định vị trên khu đất thuộc địa bàn xã Hàm Kiệm, huyện Hàm
Thuận Nam, có địa hình cao, cao độ lớn nhất là 22m ở phíaTây Bắc và thấp
nhất14,00m ở phía Đông Nam, hướng dốc chính của địa hình từ Bắc xuống Nam và
từ Tây sang Đông. ( Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật
KCN Hàm Kiệm II).
Thổ nhưỡng: Đất thuộc loại cát pha phát triển trên đất xám và đất feralit phát
triển trên đá grannit, nghèo chất hữu cơ và dinh dưỡng.Khả năng giữa nước của đất
kém, không thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
1.1.2.2 Đặc điểm khí hậu - khí tượng
Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nắng nhiều mưa ít với 2 mùa chủ yếu: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung khí hậu tại Bình Thuận tương đối ôn
hòa và ít biến động.
• Nhiệt độ không khí
Trong năm 2005 nhiệt độ trung bình năm là 26 – 27o C, nhiệt độ cao nhất vào
tháng 5 đến tháng 6 : 37,6 o C, nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào tháng 1: 12,4o C
Nhiệt độ trung bình của các năm ở Bình Thuận trong những năm gần đây hầu
như không biến động, nhiệt độ qua 5 năm ( năm 2001 – 2005 )thay đổi: nhiệt độ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 8
trung bình năm chênh lệch 0,8oC, nhiệt độ tối thấp thay đổi khoảng 1,3o C. Diễn
biến nhiệt độ không khí qua các năm được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Diễn biến nhiệt độ không khí qua các năm ( đơn vị o C )
Nhiệt độ
(oC)
2001 2002 2003 2004
2005
PT HT PT HT PT HT PT HT PT HT
Trung
bình
27,1 26,7 26,9 26,7 27,0 26,6 27,0 26,3 27,0 26,8
Thấp nhất 17,8 17,6 17,9 17,0 18,6 17,3 18,6 18,3 18,6 17,4
Cao nhất 38,7 37,7 36,5 35,5 37,0 35,5 36,0 36,6 35,2 33,9
Nguồn: đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Bình Thuận, 2006
Ghi chú:
PT: Trạm Phan Thiết
HT: Trạm Hàm Tân
• Gió và hướng gió
Khu vực dự án có vị trí gần thành phố Phan Thiết nên cũng có 2 hướng gió chủ
đạo là hướng Đông Tây ( gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa) và gió Đông - Đông
Bắc( vào mùa khô ). Tốc độ gió trung bình 2,5 – 2,6m/s.
Các tháng mùa khô ( các tháng 1,2,3) gió thịnh hành chủ yếu hướng Đông Bắc
đến Đông, tốc độ trong đất liền cấp 2- 3, chiều ven biển cấp 4 – 5, ngoài khơi gió
Đông Bắc cấp 4-5, biển tốt đến động nhẹ. Tháng 4 gió chuyển hướng Đông đến
Đông Nam.
Từ giữa tháng 5 đến tháng 9, khu vực tỉnh nằm trong thời kỳ gió mùa Tây và
Tây Nam hoạt động ổn định, trong đất liền gió thịnh hành chủ yếu hướng Tây và
Tây Nam cấp 2-3, ngoài khơi có gió tây Nam cấp 4-5; một số ngày cuối tháng 5,
tháng 7, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh dần, ngoài khơi gió cấp 6, giật cấp 7-8
biển động.
Từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11, gió chuyển hướng Đông Bắc đến Đông,
trong đất liền cấp 2-3, ngoài khơi cấp 4-5, biển tốt đến động nhẹ. Từ tháng 12 gió
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 9
Đông Bắc mạnh dần, ngoài khơi gió Đông Bắc cấp 5-6, có ngày giật trên cấp 7, biển
động.
• Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình 2005 tại 2 trạm Hàm Tân và Trạm Phan Thiết được
thống kê: 1258,8mm(Hàm Tân); 1142,3mm(Phan Thiết). Mùa mưa bắt đầu từ tháng
5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 9, có ngày
mưa 200mm, gây gập úng đồng ruộng và có lũ nhỏ cục bộ. Diễn biến lượng mưa tại
các trạm quan trắc được trình bày trong bảng 2.2
Bảng 2.2: Diễn biến lượng mưa tại các trạm quan trắc qua các năm ( đơn
vị: mm).
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Trạm Phan Thiết 1021,7 1060,6 1110,1 930,2 1142,3
Trạm Hàm Tân 1496,4 1591,5 1710,7 986,4 1258,8
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận, 2006
• Đặc điểm thủy văn:
Huyện Hàm Thuận Nam có các sông suối chảy qua bao gồm: sông Cà Ty, sông
Móng, sông Cabet, sông Cái, các sông này gần khu vực thiết kế KCN.
Về mùa mưa lũ, lưu lượng trên các sông lớn, về mùa khô lưu lượng hạn chế.Trên
sông Móng hiện có đập dâng Ba Bầu tưới 2700 ha, thuộc khu vực xã Hàm Kiệm,
Hàm Mỹ, Hàm Cường, Mường Mán và cung cấp nước cho thành phố Phan Thiết.
Giai đoạn đầu có thể khai thác nguồn nước này cho KCN với quy mô 2000-
2500m3/ngđ. Quy hoạch của tỉnh đến năm 2010 lập thiết kế hồ Cabet cung cấp đủ
nước cho các khu công nghiệp.
• Diễn biến lũ: Bình Thuận có đặc điểm chung là các sông nằm trong lãnh thổ của
tỉnh, phần lớn là ngắn, hẹp, độ dốc cao nên mùa mưa nước chảy mạnh, tạo ra lũ
quét. Số trận lũ trong mùa mưa các năm gần đây đa số trên các sông đều tăng và
thường tập trung vào tháng 9 – 10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 10
Bảng 2.3: Số trận lũ trên các sông
Trạm Sông TBNN 2001 2002 2003 2004 2005 ghi
chú
Tà Pao La
Ngà
7 19 16 19 14 4 *Chưa
đủ số
liệu
tính
Z30D Dinh * 15 14 15 12 17
Cầu 37 Phan * 11 6 17 7 11
Mương Mán Cà Ty 4 9 5 11 10 8
Sông Lũy Lũy 4 7 8 9 9 20
Nguồn: Trung tâm dự báo KTTV Bình Thuận
Vào mùa khô đặc biệt là từ tháng 2 đến cuối tháng 4, các sông suối nhỏ hầu hết bị
khô cạn, mực nước trên các sông lớn xuống thấp.
Nhìn chung khí tượng thủy văn tại Bình Thuận qua các năm gần đây diễn biến
không quá phức tạp. Tuy nhiên tình hình không mưa kéo dài trong mùa khô ở nhiều
nơi và các thiên tai do mưa lũ, lốc tố hạn hán…vẫn tiếp tục sẩy ra gây ảnh hưởng
mạnh tới hoạt động sản xuất, cũng như đời sống của cộng đồng(tài sản, tính mạng
của người dân và hệ sinh thái) ở nhiều nơi trong khu vực.
• Chất lượng không khí
Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án được trình bày
trong bảng 2.4.
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại khu vực
dự án
TT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả TCVN
5937-
2005
K1 K2 K3 K4
1 T0 0C 27,5 29,7 31,0 31,1 -
Độ ẩm % 83 74 56 71,3 -
Tốc độ gió m/s 0.5 1,0 1,7 0,8 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 11
2 Độ ồn
Lmax dBA 81,3 74,0 57,8 55,6 -
Lmin dBA 56,8 47,8 32,3 31,1 -
LEQA dBA 66,9 58,6 42,0 41,2
3 Bụi µg/m3 450 320 260 250 300
4 S02 µg/m3 118 93 53 51 350
5 N02 µg/m3 75 56 36 32 200
Nguồn nhiệt đới và BVMT, 1/2007
Ghi chú:
K1: Cổng UBNN xã Hàm Kiệm (tọa độ: UTM 49P 0176565;1209675)
K2: Khu dân cư phía Bắc dự án (tọa độ: UTM 49P 0175932;1210990)
K3: Đường ráp ranh KCN (tọa độ: UTM 49P 0175095;1219366)
K4: Tại cột mốc đầu tiên của KCN (tọa độ: UTM 49P 0175116;1209963)
Theo kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu chất lượng không khí( S02, N02, Bụi)
tại cả 2 vị trí đo đạc đều nằm trong giới hạn cho phép TCVN 5937-2005 (K2, K4 )
hai địa điểm còn lại có chỉ tiêu bụi vượt CTCP, nguyên nhân không đạt tiêu chuẩn
do điểm lấy mẫu nằm trên đường lộ vào thời điểm đo đạc đường có mật độ giao
thông lớn.
• Chất lượng nước:
- Chất lượng nước mặt xung quanh dự án:
Huyện Hàm Thuận Nam có hệ thống kênh rạch, kênh mương bao gồm: sông Cà
Ty,sông Móng, sông Cabet, sông Cái… các sông ,kênh này gần vị trí KCN Hàm
Kiệm II
Để đánh giá chất lượng nước tại khu vưc dự án, tháng 12/2008 viện kỹ thuật nhiệt
đới và BVMT đã tiến hành lấy 5 mẫu nước mặt tại các sông rạch xung quanh KCN
Hàm Kiệm II, kết quả phân tích thể hiện trong bảng 2.5.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 12
Bảng 2.5: Chất lượng nước mặt tại khu vực dự án
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Giá trị giới
hạn(TCVN5942-
1995)
M1 M2 M3 M4 M5 A B
1 pH - 7,0 7,2 6,8 6,8 7,1 6-8,5 5,5-9
2 SS mg/l 36 5 25 23 32 20 80
3 EC µS 82 95 72 72 231 - -
4 DO mg/l 6,2 5,6 5,7 5,8 6,4 6 2
5 N-N03 mg/l 0,72 0,20 0,63 0,60 0,87 10 15
6 N-NH4 mg/l 0,066 0,034 0,061 0,071 0,105 0,05 1
7 P-P04 mg/l 0,053 0,019 0,057 0,049 0,05 - -
8 Tổng Fe mg/l 1,15 0,28 1,73 1,48 1,2 1 2
9 Pb µg/l KPH KPH KPH KPH 4 50 10
10 BOD5 mg/l 4 5 8 6 22 4 25
Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và BVMT, 1/2007
Ghi chú:
M1: Cống sông cái gần đập Đồng Đế chảy ra sông Cái, cách QL 1A khoảng km về
hướng Bắc, (tọa độ: UMT 49P 0173435;1208441)
M2: Đập ba Bầu: (tọa độ: UMT 49P 0184648;1209623)
M3: Cống Mương Cái nằm cạnh QL1 A (tọa độ: UMT 49P 0122784;1297354)
M4: Cống Mương Cái cạnh đường 707(đường đi ga Mương Mán), cách ngã 2
khoảng 1km, (tọa độ: UMT 49P 013946;1227465)
M5: Sông cái ở cầu qua khu du lịch Suối Cát
- Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt (nhưng
phải qua quá trình xử lý theo qui định)
- Cột B áp dụng cho nước mạt dùng cho mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản có qui định riêng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 13
Các mẫu nước này thực chất chỉ từ một nguồn và chảy qua các khu vực khác nhau.
Riêng sông Cái khi qua các lưu vực đã nhận thêm một phần nước thải sinh hoạt khu
vực và nước chảy tràn có hàm lượng hữu cơ cao hơn (BOD tới 9 và hàm lượng Nitơ
amoni trên 0,1).
Nhìn chung, chất lượng nước mặt khu vực còn sạch, hầu hết các thông số đều đạt
TCVN 5942-1995 (loại B), còn loại A vượt không đáng kể. Trong tương lai, nguồn
nước từ hồ Ba Bầu dự kiến là nguồn nước cấp cho sinh hoạt trong khu vực.
• Chất lượng nước dưới đất
Theo tài liệu “ Đánh giá hiện trạng môi trường Bình Thuận, 2005” chất lượng nước
dưới đất tỉnh Bình Thuận được nhận định như sau:
- Chất lượng nước dưới đất vùng ven biển, cửa sông: Phần lớn nước dưới đất ở Bình
Thuận là nước nhạt có nồng độ khoáng nhỏ hơn 0,5g/l. Tại các khu vực cửa sông
nước có tổng độ khoáng hóa thay đổi từ 3-14g/l, tùy thuộc cấu tạo địa chất và xâm
nhập mặn vào các cửa sông, trong đó có 3 lưu vực sông Phan, Cà ty, Lũy bị nhiễm
mặn cao.
Bảng 2.6: Diện tích các lưu vực bị nhiễm mặn
Lưu vực sông Diện tích có tổng độ khoáng hóa
1-3 g/l 3-14 g/l >14 g/l
Sông phan 15,5 km2 2,0 km2 -
Sông Càty, sông Cái 68,4 km2 3.0 km2 0,6 km2
Sông Lũy 52 km2 5,5 km2 3,5 km2
Nguồn: Đánh giá tiềm năng phục vụ chiến lược phát triển KT- XH Bình Thuận.
Trong những năm gần đây, tình trạng khai thác các lớp nước ngọt trên các
cồn cát ven biển để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản gia tăng tại nhiều nơi,
đặt biệt là các địa bàn Phước Thể, Vĩnh Hảo, Chí Công (Tuy Phong), Phan Rí
Thành, Hòa Phú (Bắc Bình)… làm cho nguồn nước dưới đất tại các khu vực này
ngày càng bị nhiễm mặn và suy giảm trữ lượng. Một số đợt khảo sát, quan trắc vào
tháng 5/2003 cho thấy: Khu vực Phước Thể (Tuy Phong) nguồn nước ngầm có độ
mặn từ 0,8% - 1,35% (vượt TCCP) và ranh giới nhiễm mặn đã lấn sâu vào đất liền
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 14
so với ranh giới nhiễm mặn được lập năm 1990; Độ mặn nước giếng khu cấp nước
sinh hoạt Đá Hàn (xã Hòa phú) là 5%0 (vượt TCCP), cao hơn so với số liệu đo
tháng 3/1993 là 0,72 – 0,98%0.
1.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
1.2.2 Hệ thống giao thông
Giao thông đối ngoại
- Đường Quốc lộ 1A: là tuyến Quốc lộ từ Bắc vào Nam, sẽ có lộ giới 76m,
mặt cắt ngang bao gồm: Mặt đường rộng 12m x 2 bên =24m; giải ngăn cách ở giữa
là 3 m,; Vỉ hè và dải cây xanh cách ly 2 bên rộng: 20m x 2 bên = 40m và 2 đường
song hành 2 bên, mỗi bên rộng 19m, bao gồm: Mặt đường 8m; Vỉ hè phía Quốc lộ
1A rộng 3m và phía ngoài rộng 8m
- Đường tỉnh lộ DT 707: là tuyến đường liên tỉnh có lộ giới 42 m, bao gồm
mặt đường 12m, vỉa hè và dải cây xanh mỗi bên 15m.
Mạng lưới đường trong khu công nghiệp Hàm Kiệm II
Dựa vào ranh tiếp giáp tứ cạnh khu đất và giao thông đối ngoại, mạng lưới đường
nội vi trong KCN được thiết kế song song và vuông góc với tuyến đường Quốc lộ
1A, tạo trong khu thiết kế nhu7nh4 ô đất vuông vức thuận lợi cho xây dựng. Mạng
lưới đường gồm những tuyến đường sau:
- Đường chính khu công nghiệp lộ giới 43m ( đường chính thứ 1 mặt cắt 1-1:
đường Quốc lộ 1A đi qua): chiều rộng phần xe chạy 12m x 2 bên (24m); giải ngăn
cách giữa rộng 3m và vỉa hè 2 bên, mỗi bên rộng 8m.
- Đường chính khu công nghiệp lộ giới 35m (đường chính thứ 2 mặt cắt 2-2:
đường Đông Tây vuông góc với Quốc lộ 1A đi vào): chiều rộng phần chạy xe 8m x
2 bên (16m); Giải ngăn cách rộng 3m và vỉa hè 2 bên, mỗi bên rộng 8m.
- Đường nội bộ khu công nghiệp lộ giới 24m: Bao gồm các trục ngang Đông
Tây và dọc trục Bắc Nam giao nhau tao thành các ô hình chữ nhật song song với
tuyến đường Quốc lộ 1A (mặt cắt 3-3), bao gồm: chiều rộng phần xe chạy 8m và
vỉa hè 2 bên, mỗi bên rộng 8m.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN CHÍ HIẾU
Trang 15
• Tổng hợp đường dây đường ống và trồng cây xanh ven đường
Theo quy phạm tất cả các đường ống đều phải đặt dưới vỉa hè. Khoảng cách
giữa mép ngoài đường ống với nhau 1,5m, tim cây và tim cột điện 1,5-2m. Vỉa hè
(giải kỷ thuật) có chiều rộng ≥ 8m trên các tuyến đường mới đảm bảo yêu cầu trên.
Tổng chi phí đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trong KCN Hàm Kiệm II
dự toán 26.885,8 triệu đồng. Trong đó, mặt đường là 23.381,75 triệu đồng; đường
đi bộ: 3.504,075 triệu đồng.
• San nền và thoát nước mưa
- San nền: Do đặc điểm địa hình KCN Hàm Kiệm II cao nên không bị ảnh
hưởng của ngập lụt, nhưng do đặc điểm địa hình hiện trạng, có độ dốc không đồng
đều nên đã tạo thành những vệt trũng ở KCN phía Tây Bắc(bầu nước, ruộng trũng)
cần san đắp tạo mặt bằng xây dựng. Do đó phương án san nền được chọn như sau:
+ Đối với các khu vực thấp trũng, đắp nền và san phẳng và tạo độ dốc chung cho
toàn KCN theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, dốc dần xuống
Mương Cái
+ Các khu vực khác tận dụng địa hình thiên nhiên, cân bằng đào đắp tại chỗ, tạo độ
dốc thoát nươc tốt, đảm bảo độ dốc chung cho toàn KCN.
• Thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng mới hoàn toàn bằng cống tròn BTCT và
mương hở kè đá, tách riêng giữa nước mưa và nước thải công nghiệp. Hướng thoát
nước chính cho toàn KCN phù hợp với hướng dốc của địa hình từ Bắc xuống Nam,
từ Tây sang Đông thoát xuống mương hở kè đá bao quanh KCN xuống Mương Cái
thoát ra sông Cái. Để giảm tiết diện đường cống và thoát nhanh cho các lưu vực dự
kiến xây dựng tuyến mương hở kè đá kích thước rộng 4m(B=4m) trên dải cây xanh
bao quanh KCN ở hướng Nam thoát xuống Mư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DATN minh 0703.pdf
- DATN - BVE - 0308.dwg