Đồ án Tổng quan về quản trị mạng trên windows 2000 server

Trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo Phan Đức Chình. Em xin được bày tỏ lòng biết chân thành với sự giúp đỡ quí báu đó. Nhân cơ hội này, em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy, cô giáo, gia đình cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ em cả về tinh thần lẫn vật chất để em có thể học tập tốt trong những ngày tháng qua.

doc164 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổng quan về quản trị mạng trên windows 2000 server, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đ ồ án tốt nghiệp được viết dựa trên nhiều nguồn tài liệu và sự tổng hợp kiến thức của em.Tuy nhiên do trình độ và kiến thức còn hạn chế, báo cáo thực tập của em chắc rằng vẫn còn nhiều sai sót. Em rất mong được sự góp ý từ phía các thầy, cô cũng như các bạn sinh viên. Đồ án tốt nghiệp của em gồm hai phần : Phần 1_Tổng quan chung về mạng máy tính. Chương 1_Tổng quan chung về mạng máy tính Chương 2_Giới thiệu chung về Windows 2000 Server. Phần 2_Tổng quan về quản trị mạng trên Windows 2000 Server. Chương 1_Mở đầu. Chương 2_Active Directory. Chương 3_Quản lý các thiết bị phần cứng. Chương 4_Việc quản lý các phương tiện lưu trữ trong Win2K. Chương 5_Quản lý các tài khoản người dùng. Chương 6_Việc tạo và quản lý các folder dùng chung. Chương 7_Quản trị dịch vụ in ấn trong Win2K. Trong từng phần với các chương em đã cố gắng tổng hợp ngắn gọn và khái quát sơ lược nhất những kiến thức về đề tài tốt nghiệp. Trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo Phan Đức Chình. Em xin được bày tỏ lòng biết chân thành với sự giúp đỡ quí báu đó. Nhân cơ hội này, em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy, cô giáo, gia đình cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ em cả về tinh thần lẫn vật chất để em có thể học tập tốt trong những ngày tháng qua. Phần 1_Tổng quan chung về mạng máy tính Chương 1_Tổng quan chung về mạng máy tính I. Lịch sử phát triển mạng máy tính. Từ những năm 60 đã xuất hiện các mạng xử lý trong đó các trạm cuối (terminal) thụ động được nối vào một máy xử lý trung tâm. Máy xử lý trung tâm làm tất cả mọi việc, từ quản lý các thủ tục truyền dữ liệu, quản lý sự đồng bộ của các trạm cuối, quản lý các hàng đợi…cho đến việc xử lý các ngắt từ các trạm cuối. Để giảm nhẹ nhiệm vụ của máy xử lý trung tâm, người ta thêm vào các bộ tiền xử lý (preprocessor-hay còn gọi là Frontal) để nối thành một mạng truyền tin, trong đó các thiết bị tập trung (concentrator) và dồn kênh (multiplexor) dùng để tập trung trên cùng một đường truyền các tín hiệu gửi tới từ trạm cuối. Sự khác nhau ở hai thiết bị này là ở chỗ: bộ dồn kênh có khả năng chuyển song song các thông tin do các trạm cuối gửi tới, còn bộ tập trung không có khả năng đó nên phải dùng bộ nhớ đệm (buffer) để lưu trữ tạm thời các thông tin. Hình sau là cho ví dụ một sơ đồ mạng xử lý với bộ tiền xử lý. Từ đầu những năm 70, các máy tính đã được nối với nhau trực tiếp để tạo thành một mạng máy tính nhằm phân tán tải của hệ thống và tăng độ tin cậy. Cũng trong những năm 70, bắt đầu xuất hiện khái niệm mạng truyền thông (communication network), trong đó các thành phần chính của nó là các nút mạng, được gọi là các bộ chuyển mạch (switching unit) dùng để hướng thông tin tới đích của nó. Các nút mạng được nối với nhau bằng đường truyền (transmission line) còn các máy tính xử lý thông tin của người sử dụng (host) hoặc các trạm cuối (terminal) được nối trực tiếp vào các nút mạng để khi cần thì trao đổi thông tin qua mạng. Bản thân các nút mạng thường cũng là máy tính nên có thể đồng thời đóng cả vai trò máy của người sử dụng. Các máy tính được kết nối thành mạng máy tính nhằm đạt tới các mục tiêu chính sau đây: Làm cho các tài nguyên có giá trị cao ( thiết bị, chương trình, dữ liệu…) trở nên khả dụng đối với bất kì người sử dụng nào trên mạng (không cần quan tâm đến vị trí địa lí của tài nguyên và người sử dụng). Tăng độ tin cậy của hệ thống nhờ khả năng thay thế khi xảy ra sự cố đối với một máy tính nào đó ( rất quan trọng đối với các ứng dụng thời gian thực). Những mục tiêu đó thật hấp dẫn nhưng cũng phải từ thập kỉ 80 trở đi thì việc kết nối mạng mới được thực hiện rộng rãi nhờ tỉ lệ giữa giá thành máy tính và chi phí truyền tin đã giảm đi rõ rệt do sự bùng nổ của các thế hệ máy tính cá nhân. II. Các khái niệm. 1. Định nghĩa mạng máy tính. Mạng máy tính là tập hợp tất cả các máy tính đơn lẻ được kết nối với nhau bằng phương tiện truyền vật lý và theo một kiến trúc xác định. Phương tiện truyền vật lý là dây dẫn, là thiết bị được kết nối. Mạng viễn thông cũng là một mạng máy tính nhưng là mạng chuyên dùng với hệ thống truyền mạch trung tâm là những máy tính lớn được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn và hoạt động truyền thông theo chuẩn của mô hình OSI. 2. Các qui ước sử dụng trong mạng máy tính. Máy tính trong mạng được định nghĩa là một node mạng. Một số được sử dụng để lưu trữ được gọi là hệ phục vụ, một số khác sử dụng chỉ để nhận dữ liệu được gọi là các trạm làm việc. Các nút mạng được nối với nhau bằng các phương tiện truyền vật lý được gọi là các phương tiện truyền hay đường truyền. Các thiết bị được nối vào các nút để người sử dụng khai thác được gọi là các thiết bị đầu cuối. 3. Các thành phần chủ yếu của mạng máy tính. Tập hợp các nút mạng (node). Phương tiện truyền vật lý : có 2 loại đường truyền . *Đường truyền hữu tuyến gồm có: - Cáp đồng trục (coaxial cable). - Cáp đôi xoắn (twisted pair cable) gồm hai loại : + Bọc kim (shielded). + Không bọc kim (unshielded). - Cáp sợi quang (fiber-optic cable). *Đường truyền vô tuyến gồm có : - Radio. - Sóng cực ngắn ( viba) (microwave). - Tia hồng ngoại ( infrared). Kiến trúc mạng: đó là cách đấu nối máy tính lại với nhau theo một kết cấu hình học. Giao thức mạng : khi ta dùng dữ liệu của máy tính này truyền cho máy tính khác ta phải có giao thức mạng bao gồm : địa chỉ đến, thời gian truyền… Các ứng dụng mạng : đó là Web,… Hệ điều hành mạng . 4. Những ưu điểm của mạng máy tính. - Chia xẻ dữ liệu. - Chia xẻ các tài nguyên phần cứng. - Có thể duy trì dữ liệu bằng cách thiết lập một hệ thống dự phòng tự động lưu trữ tới một trung tâm nào đó, khi các máy tính chứa các dữ liệu bị lỗi hoặc mất dữ liệu, hệ thống sẽ lấy từ thiết bị dự phòng để khôi phục lại dữ liệu. - Cung cấp cơ chế bảo mật hay bảo vệ dữ liệu. - Thư điện tử. III. Phân loại mạng máy tính. Có nhiều cách phân loại mạng khác nhau tuỳ thuộc vào yếu tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại như khoảng cách địa lý, kĩ thuật chuyển mạch hay kiến trúc mạng. 1. Phân loại theo khoảng cách địa lí. Mạng cục bộ LAN : Mạng cục bộ LAN: là mạng được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ với khoảng cách giữa các máy tính nút mạng lớn nhất chỉ trong vòng vài chục ki-lô-mét trở lại. Những đặc trưng cơ bản của mạng cục bộ LAN : - Khoảng cách xa nhất giữa các máy tính không vượt quá vài chục ki-lô-mét. - Các máy tính được nối trực tiếp với nhau, trong quá trình truyền thông không có sự tham gia của mạng viễn thông công cộng. - Tốc độ truyền cao có thể trên 100Mbps hoặc Gbps, sử dụng phương thức truyền gói không liên kết. - Lỗi truyền thấp khoảng 10-8 đến 10-11. - Kiến trúc mạng đa dạng . - Hiệu suất sử dụng đường truyền thấp. Mạng đô thị MAN. Mạng đô thị là mạng được cài đặt trong một đô thị hoặc trong một trung tâm kinh tế xã hội có bán kính khoảng 100 km trở lại. Mạng diện rộng WAN. Mạng diện rộng WAN: phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia và thậm chí cả lục địa. Các đặc trưng của mạng WAN là: - Các nút mạng phân bố trên phạm vi quốc gia hoặc toàn cầu. - Quá trình truyền thông của các thực thể có sự tham gia của mạng viễn thông công cộng. - Tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn so với mạng LAN. - Lỗi truyền cao hơn do truyền đi xa hơn, qua nhiều thiết bị truyền thông. Mạng toàn cầu GAN. Mạng toàn cầu GAN: phạm vi trải rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới. 2. Phân loại theo phương thức chuyển mạch. Mạng chuyển mạch kênh: Khi hai thực thể cần trao đổi thông tin với nhau thì được thiết lập một kênh cố định và được duy trì cho đến khi một trong hai bên ngắt liên tục. Các dữ liệu được truyền theo con đuờng đó. Quá trình truyền dữ liệu của mạng chuyển mạch kênh qua 3 giai đoạn: - Thiết lập kênh truyền. - Truyền dữ liệu. - Giải phóng kênh truyền Phương pháp chuyển mạch kênh có các nhược điểm sau: - Tốn thời gian để thiết lập kênh truyền giữa hai thực thể. - Hiệu suất đường truyền không cao vì có lúc kênh truyền bị bỏ không do cả hai bên đều hết thông tin cần truyền trong khi các thực thể khác không được phép sử dụng kênh truyền này. Ví dụ điển hình của mạng chuyển mạch kênh là mạng điện thoại. - Chi phí xây dựng cao và dư thừa băng thông . Chuyển mạch thông báo: Thông báo là một đơn vị thông tin của người sử dụng có khuôn dạng được qui định trước. Mỗi thông báo đều có chứa vùng thông tin điều khiển trong đó chỉ định rõ đích của thông báo. Căn cứ vào thông tin này mà mỗi nút trung gian có thể chuyển thông báo tới nút kế tiếp theo đường dẫn tới đích của nó .Như vậy mỗi nút cần phải lưu trữ tạm thời để đọc thông tin điều khiển trên thông báo để rồi sau đó chuyển tiếp thông báo đi.Tuỳ thuộc vào điều kiện của mạng, các thông báo khác nhau có thể được gửi đi trên các con đường khác nhau. Phương pháp chuyển mạch thông báo có nhiều ưu điểm so với phương pháp chuyển mạch kênh cụ thể là: Hiệu suất sử dụng đường truyền cao vì không bị chiếm dụng độc quyền mà được phân chia giữa nhiều thực thể. Mỗi nút mạng ( hay nút chuyển mạch thông báo) có thể lưu trữ thông báo cho tới khi kênh truyền rỗi mới gửi thông báo đi do đó giảm được tình trạng tắc ngẽn mạng. Có thể điều khiển việc truyền tin bằng cách sắp xếp độ ưu tiên cho các thông báo. Có thể tăng hiệu suất sử dụng dải thông của mạng bằng cách gán địa chỉ quảng bá thông báo đồng thời tới nhiều đích. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là: Do không hạn chế được kích thước gói tin nên dẫn đến tổn phí lưu trữ tạm thời trong các nút mạng ảnh hưởng đến thời gian phúc đáp và chất lượng truyền tin. Mất nhiều thời gian để xử lí tại các nút. Độ trễ lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng truyền tin. Mạng chuyển mạch gói: Để khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên người ta dùng chuyển mạch gói. Mỗi thông báo đuợc chia thành nhiều phần nhỏ gọi là các gói tin có khuôn dạng qui định trước. Mỗi gói tin cũng chứa các thông tin điều khiển trong đó có địa chỉ nguồn và đích của gói tin. Các gói tin thuộc về một thông báo nào đó có thể gửi đi qua mạng để tới đích bằng nhiều con đường khác nhau. Ưu điểm của mạng chuyển mạch gói là: Dữ liệu được chia thành nhiều gói nhỏ có độ dài qui định nên các nút có thể xử lí ngay tức thời mà không cần phải lưu trữ, độ trễ nhỏ vì vậy tốc độ trao đổi thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn, tối ưu hoá được băng thông. Hiệu suất sử dụng kênh truyền cao vì hạn chế được thời gian kênh truyền chết, luôn gửi đi do đường truyền được phân chia cho nhiều thực thể cùng tham gia truyền thông. Khả năng đụng độ thông tin trên đường truyền ít có khả năng xảy ra, mạng có khả năng kiểm soát lỗi ,sửa chữa và kiểm soát luồng dữ liệu. Nhược điểm của mạng chuyển mạch gói là: Rất khó có khả năng tập hợp các gói tin bị thất lạc hoặc khôi phục lại các gói tin ban đầu bị truyền lỗi. Mạng chưa đáp ứng về nhu cầu truyền thông đa phương tiện tích hợp các loại dữ liệu trên một trang thông tin vì tốc độ truyền dẫn. Do ưu điểm mềm dẻo và hiệu suất cao, ngày nay mạng chuyển mạch gói được dùng phổ biến hơn so với mang chuyển mạch thông báo. Tích hợp mạng chuyển mạch gói với mạng chuyển mạch kênh được gọi là mạng dịch vụ tích hợp số ISDN. IV. Cấu trúc liên kết mạng. Cách thức kết nối các mạng máy tính độc lập với nhau thành một mạng máy tính được gọi là cấu trúc liên kết mạng. Cấu trúc liên kết mạng chỉ cách bố trí lớp vật lý của các nút mạng và cách nối chúng lại với nhau . Có 2 kiểu cấu trúc mạng chính: Kiểu điểm-điểm (point to point): đường truyền nối từng cặp nút mạng lại với nhau theo một kiểu hình học nào đó. Nếu các nút mạng có nhu cầu trao đổi thông tin thì một kênh vật lý sẽ được thiết lập giữa các nút nguồn và nút đích bằng một chuỗi tuần tự các nút. Điển hình là mạng Star, mạng Loop, mạng Complet. Kiểu đa điểm hay còn gọi là quảng bá (broadcast hay point to multipoint): tất cả các nút cùng truy nhập chung trên một đường truyền. Khi một nút gửi dữ liệu lên mạng thì tất cả các nút trên mạng đều nhận dữ liệu và kiểm tra xem gói dữ liệu đó có phải của mình hay không. Điển hình là mạng Bus, mạng Ring, mạng Satellite. Sau đây ta sẽ xét 3 kiểu cấu trúc liên kết mạng chủ yếu là kiểu Star, kiểu Ring, kiểu Bus và một số liên kết mạng khác. 1. Cấu trúc kiểu Bus. Thường được dùng cho các mạng nhỏ đơn giản hoặc tạm thời. Thiết bị truyền dẫn của mạng là một đoạn cáp nhỏ ( là một đường cáp nối đơn ) lúc nào cũng được tham gia dùng bởi một số các nút mạng bao gồm các trạm công tác hay các thiết bị ngoại vi dùng chung và các máy chủ, đường truyền chính này được giới hạn hai đầu bởi hai thiết bị đặc biệt được gọi là Termirator. Thực chất hai thiết bị này là bộ dùng để phản hồi dữ liệu. Các trạm làm việc được đấu nối vào mạng thông qua một đầu nối chữ T gọi là T connector. Khi một trạm trên mạng muốn truyền dữ liệu, tín hiệu được truyền quảng bá trên hai chiều của Bus có nghĩa là mọi trạm còn lại trên mạng đều có thể nhận được dữ liệu trực tiếp. Đối với các Bus một chiều thì tín hiệu chỉ đi về một phía, lúc này các Termirator phải được thiết kế sao cho tín hiệu dội lại phía bên kia. Như vậy trong mạng Bus dữ liệu được truyền dựa trên liên kết điểm-điểm hay quảng bá. Những ưu điểm của mạng Bus: - Là một mạng đơn giản dễ hiểu dễ sử dụng và tin cậy đối với các mạng đơn giản. - Dễ mở rộng vì chỉ cần một đoạn dây nối và thiết bị kết nối BNC. Hai dây nối có thể được nối vào một dây dài thông qua đầu BNC và T connector cho phép nối nhiều máy tính vào mạng. Nếu sử dụng bộ lặp Repeater cho phép chúng ta mở rộng được mạng Bus vì bộ lặp có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu do đó tín hiệu được truyền đi xa hơn. Những nhược điểm của mạng Bus: - Đối với những mạng lớn có nhiều máy tính mạng Bus chạy rất chậm. - Những rắc nối trần thường làm giảm tín hiệu điện từ và việc nhiều rắc nối có thể làm sai lệch tín hiệu. - Khó khăn trong việc giải quyết sự cố vì khi một đoạn cáp nối bị hỏng thì máy tính sẽ bị cô lập ra khỏi mạng. - Khi một trong hai thiết bị phản hồi dữ liệu bị hỏng thì mạng sẽ bị dừng hoạt động . 2. Cấu trúc Star. Tất cả các máy tính được nối với mạng thông qua một thiết bị trung tâm. Thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các máy tính và chuyển đến các máy tính đích của các tín hiệu. Tuỳ theo yêu cầu truyền thông trong mạng thiết bị có thể là một bộ chuyển mạch Switch hoặc một thiết bị định tuyến Router hoặc đơn giản hơn bộ phân kênh Hub.Vai trò thực chất của thiết bị trung tâm này là thực hiện việc bắt tay giữa các máy tính cho phép trao đổi thông tin với nhau và thiết lập các liên kết điểm-điểm giữa chúng. Có thể mở rộng mạng hình sao bằng cách lập thêm nhiều Hub cho phép nối nhiều máy tính vào mạng. Mạng đó tạo thành mạng Tree của các mạng Star. Những ưu điểm của mạng Star: - Dễ dàng sử dụng, kiểm soát và khắc phục sự cố khi ( một máy tính bị hỏng ) thêm bớt một máy tính vào mạng sẽ không làm xáo trộn các vị trí khác. - Nếu sử dụng các Hub thông minh tức là các Hub có bộ vi xử lí thì chúng có khả năng khuếch đại tín hiệu và có thể có khả năng như giám sát, quản lí mạng. - Tốc độ gấp 10 lần mạng Bus. - Khi một máy tính trong mạng bị hỏng không làm ảnh hưởng đến toàn mạng và các máy tính khác. Nhược điểm của mạng Star: - Nếu thiết bị trung tâm bị hỏng thì toàn bộ máy tính trong mạng sẽ ngừng hoạt động. - Độ dài đường truyền từ một máy đến thiết bị trung tâm bị hạn chế không quá 100 m. - Tốn nhiều dây dẫn hơn so với các mạng khác vì phải nối các máy tính vào thiết bị trung tâm. 3. Cấu trúc Ring. Dưới dạng vòng tín hiệu được lưu chuyển theo một chiều duy nhất. Mỗi máy tính được nối vào mạng thông qua một bộ chuyển tiếp Repeater có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển sang máy kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi các liên kết điểm-điểm giữa các Repeater. Như vậy cần phải có giao thức điều khiển việc cấp phát quyền được truyền dữ liệu cho các máy tính trên vòng. Để tăng độ tin cậy cho mạng tuỳ từng trường hợp ta có thể lắp đặt dư thừa các đường truyền để tạo ra các đường dự phòng. Khi đường truyền chính bị sự cố thì tín hiệu sẽ được chuyển sang đường dự phòng với chiều đi của tín hiệu ngược lại so với vòng chính. * Ưu diểm của kiểu Ring: - Có thể tạo ra đường dự phòng trên đường truyền chính. * Nhược điểm của mạng kiểu Ring: - Giao thức truy nhập cực kì phức tạp. - Nếu có một máy tính trong mạng bị hỏng sẽ làm cho toàn bộ mạng ngừng hoạt động. - Rất khó khăn cho việc xử lí sự cố. - Khi thêm bớt một máy tính vào mạng sẽ làm ảnh hưởng đến toàn mạng. 4. Cấu trúc Star-Bus và Star-Ring. + Cấu trúc Star-Bus: là cấu trúc có sự kết hợp giữa kiểu Star và kiểu Bus tức là liên kết giữa các máy tính của mạng theo hình sao và dùng các Hub giữa đường Bus chính. Nếu một máy tính bị hỏng Hub có thể tìm ra và cô lập máy tính đó ra khỏi mạng Nếu một Hub bị hỏng thì tất cả máy tính nào kết nối với máy tính đó sẽ không trao đổi thông tin được với nhau và mạng sẽ được phân ra thành hai mạng nhỏ không liên lạc được với nhau. + Cấu trúc Star-Ring: các dây nối trong mạng được sắp xếp tương tự như mạng Star và có thiết bị trung tâm. V. Giao thức mạng. Việc trao đổi thông tin, cho dù là đơn giản nhất, cũng đều phải tuân theo những qui tắc nhất định. Việc truyền tín hiệu ở trên mạng cũng vậy cần phải có những qui tắc, qui ước về nhiều mặt, từ khuôn dạng ( cú pháp, ngữ nghĩa ) của dữ liệu cho tới các thủ tục gửi, nhận dữ liệu , kiểm soát hiệu quả và chất lượng truyền tin, xử lí các lỗi và sự cố. Yêu cầu về xử lí và trao đổi thông tin của người sử dụng càng cao thì các qui tắc càng nhiều và phức tạp hơn Tập hợp tất cả các qui tắc, qui ước đó gọi là giao thức (protocol) của mạng. Giao thức phần cứng: được định nghĩa là sự hoạt động của mạng bởi các thiết bị phần cứng liên lạc với nhau. Giao thức phần mềm: các chương trình liên lạc với nhau thông qua một giao thức phần mềm. Các máy Fax và máy chủ trong mạng đều được cài đặt giao thức gói tin để có thể trao đổi thông tin được với nhau. Gói tin bao gồm giao thức mà máy tính có thể truy cập mạng và dịch vụ. Đối với một mạng máy tính cần chú ý: - Phải có thiết bị đầu cuối bao gồm máy tính, máy scan, máy quét, máy in… - Đường truyền vật lý bao gồm hai loại đường truyền đó là đưòng truyền hữu tuyến với các hệ thống cáp: cáp đồng trục, cáp đôi xoắn, cáp sợi quang và đường truyền vô tuyến với sóng radio, sóng cực ngắn, tia hồng ngoại. VI. Các thiết bị truyền dẫn ( Phương tiện truyền dẫn ). Các máy tính gửi tín hiệu điện từ cho nhau sử dụng dòng điện, sóng vô tuyến, viba, năng lượng ánh sáng. Đường truyền vật lý mà các máy tính gửi và nhận các tín hiệu điện từ được gọi là phương tiện truyền dẫn. Có hai loại đường truyền vật lý: 1. Đường truyền hữu tuyến: bao gồm: - Cáp đồng trục. - Cáp đôi xoắn. - Cáp sợi quang. Cáp đồng trục (coaxial cable ): Sở dĩ có tên như vậy là vì hai đường dây dẫn của nó có cùng một trục chung: - Một dây dẫn trung tâm ( thường là dây đồng cứng ). - Mỗi dây dẫn tạo thành một đường ống bao xung quanh dây dẫn trung tâm. Dây dẫn có thể là dây bện hoặc lá kim loại hoặc cả hai. Vì nó cũng có chức năng chống nhiễu nên còn được gọi là lớp bọc kim ( Shield ). Giữa hai dây dẫn trên có một lớp cách li và bên ngoài cùng là lớp vỏ platic để bảo vệ cáp. Hiện nay thường sử dụng các loại cáp đồng trục sau đây cho mạng cục bộ: RG-8 và RG-11 , 50-ohm (trở kháng ) được dùng cho mạng Thick Ethernet. RG-58 , 50-ohm, dùng cho mạng Thin Ethernet. RG-62 , 93-ohm , dùng cho mạng ARCnet. Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục thường có dải thông từ 2,5 Mb/s (ARCnet) tới 10 Mb/s (Ethernet). Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại đồng trục khác ( như cáp xoắn đôi ) . Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục có thể có kích thước trong phạm vi vài ngàn mét. Cáp xoắn đôi (Twisted-pair cable ). Đây là loại gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vào nhau. Mục đích xoắn như thế để làm giảm nhiễu điện từ (EMI) gây ra bởi môi trường xung quanh và bởi bản thân chúng với nhau. Có hai loại cáp xoắn đôi được dùng hiện nay là
Tài liệu liên quan