Đồ án Vấn đề môi trường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Trong quá trình sinh sống và phát triển của mình, loài người đã tác động nhiều đến thiên nhiên, làm thay đổi chúng và cũng là làm thay đổi khung cảnh sống của chính mình. Do không nhận biết được các quy luật tự nhiên hoặc do chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt, trong quá trình phát triển xã hội, loài người đã làm cho môi trường sống suy thoái, tài nguyên cạn kiệt. Ngày nay môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Các vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước, suy thoái đất đai, tàn phá rừng, sa mạc hoá, sự suy giảm tính đa dạng sinh học, nguy cơ diệt chủng nhiều loại sinh vật quý hiếm, mất cân bằng sinh thái. Đang trở thành phổ biến và trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt là sự suy giảm tầng ozon. Sự nóng dần lên của khí quyển và do đó nguy cơ nâng cao mực nước biển đang đe doạ sự sinh tồn và phát triển của loài người. Đấu tranh để bảo vệ môi trường, giữ gìn ngôi nhà chung - trái đất chúng ta đang sống là nghĩa vụ của mọi người, vì sự phát triển chung của cả nhân loại. Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ mà gây tổn hại môi trường thì đó chính là hành động ngăn chặn quy trình phát triển của chính mình, nếu không nói là sự tự phá huỷ mình. Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học thấm thía. Nhiều vùng rộng lớn trước kia đã từng có nền văn minh chói lọi nay trở thành xa mạc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển không đi đôi với bảo vệ môi trường, không tuân thủ các quy luật tự nhiên. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt động nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, do chiến tranh và do những chất thải sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung. Ở các nước công nghiệp, đất không chỉ mất lớp phủ thực vật do phá rừng mà còn là “nghĩa địa” chôn cất bã phóng xạ, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Trên đất nông nghiệp, do thâm canh và đốt rừng lấy đất trồng trọt nên đất bị thoái hóa và ô nhiễm hóa học do dùng phân bón và thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Nguồn nước sạch, kể cả nước ngầm cũng bị thu hẹp bởi không những do tốc độ khai thác ngày càng cao mà còn do nước bị ô nhiễm, chẳng hạn hàm lượng nitrat (là một trong những chất độc) trong nước ngầm tăng lên gấp 3 lần so với 20-30 năm trước đây.Biển và đại dương hàng năm nhận trung bình 1,6 triệu tấn dầu do tàu thuyền thải xuống và do tai nạn của các tàu chở dầu. Đại dương còn là bãi chôn cất các chất thải phóng xạ. Không khí bị ô nhiễm, khí hậu bị xáo trộn, do khai thác rừng bừa bãi nên diện tích rừng hàng năm bị thu hẹp dần (mà rừng là bộ máy điều hòa và duy trì tỷ lệ CO2/O2 trong không khí), nền công nông nghiệp hàng năm thải vào khí quyển khoảng 1-2 tỉ tấn CO2 và cứ tăng dần theo tốc độ công nghiệp hóa, lượng oxit lưu huỳnh, CH4, CFC, Chính vì những lẽ đó Thế giới ngày càng phát triển càng gây nên những tác động xấu đến môi trường, làm cho môi trường ngày càng biến đổi sâu sắc, rộng lớn, bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của hành tinh chúng ta. Vì vậy, vấn đề môi trường và phát triển bền vững đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách của chúng ta hiện nay. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc Mục tiêu của công tác quản lý bảo vệ môi trường là “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.

doc61 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 4150 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Vấn đề môi trường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU Trong quá trình sinh sống và phát triển của mình, loài người đã tác động nhiều đến thiên nhiên, làm thay đổi chúng và cũng là làm thay đổi khung cảnh sống của chính mình. Do không nhận biết được các quy luật tự nhiên hoặc do chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt, trong quá trình phát triển xã hội, loài người đã làm cho môi trường sống suy thoái, tài nguyên cạn kiệt. Ngày nay môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Các vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước, suy thoái đất đai, tàn phá rừng, sa mạc hoá, sự suy giảm tính đa dạng sinh học, nguy cơ diệt chủng nhiều loại sinh vật quý hiếm, mất cân bằng sinh thái... Đang trở thành phổ biến và trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt là sự suy giảm tầng ozon. Sự nóng dần lên của khí quyển và do đó nguy cơ nâng cao mực nước biển đang đe doạ sự sinh tồn và phát triển của loài người. Đấu tranh để bảo vệ môi trường, giữ gìn ngôi nhà chung - trái đất chúng ta đang sống là nghĩa vụ của mọi người, vì sự phát triển chung của cả nhân loại. Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ mà gây tổn hại môi trường thì đó chính là hành động ngăn chặn quy trình phát triển của chính mình, nếu không nói là sự tự phá huỷ mình. Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học thấm thía. Nhiều vùng rộng lớn trước kia đã từng có nền văn minh chói lọi nay trở thành xa mạc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển không đi đôi với bảo vệ môi trường, không tuân thủ các quy luật tự nhiên. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt động nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, do chiến tranh và do những chất thải sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung. Ở các nước công nghiệp, đất không chỉ mất lớp phủ thực vật do phá rừng mà còn là “nghĩa địa” chôn cất bã phóng xạ, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Trên đất nông nghiệp, do thâm canh và đốt rừng lấy đất trồng trọt nên đất bị thoái hóa và ô nhiễm hóa học do dùng phân bón và thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Nguồn nước sạch, kể cả nước ngầm cũng bị thu hẹp bởi không những do tốc độ khai thác ngày càng cao mà còn do nước bị ô nhiễm, chẳng hạn hàm lượng nitrat (là một trong những chất độc) trong nước ngầm tăng lên gấp 3 lần so với 20-30 năm trước đây.Biển và đại dương hàng năm nhận trung bình 1,6 triệu tấn dầu do tàu thuyền thải xuống và do tai nạn của các tàu chở dầu. Đại dương còn là bãi chôn cất các chất thải phóng xạ. Không khí bị ô nhiễm, khí hậu bị xáo trộn, do khai thác rừng bừa bãi nên diện tích rừng hàng năm bị thu hẹp dần (mà rừng là bộ máy điều hòa và duy trì tỷ lệ CO2/O2 trong không khí), nền công nông nghiệp hàng năm thải vào khí quyển khoảng 1-2 tỉ tấn CO2 và cứ tăng dần theo tốc độ công nghiệp hóa, lượng oxit lưu huỳnh, CH4, CFC, Chính vì những lẽ đó Thế giới ngày càng phát triển càng gây nên những tác động xấu đến môi trường, làm cho môi trường ngày càng biến đổi sâu sắc, rộng lớn, bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của hành tinh chúng ta. Vì vậy, vấn đề môi trường và phát triển bền vững đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách của chúng ta hiện nay. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc Mục tiêu của công tác quản lý bảo vệ môi trường là “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.The UN and World Bank has encouraged adopting a " natural capital " measurement and management framework. [ citation needed ] MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, hiểu rõ các vấn đề môi trường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang phát triển theo chiều hướng nào Hoàn thiện các hệ thống quản lý , công cụ quản lý và quy hoạch môi trường thích hợp hơn. Trang bị một cách nhìn tổng thể vững, quy hoạch môi trường và quản lý môi trường, Tìm hiểu sự cần thiết việc tham gia của các nhà hoạt động và công chúng trong quy hoạch môi trường và quản lý môi trường và nhận thức về kế hoạch hoá phát triển và quy hoạch môi trường, Thiết lập một mối liên kết giữa phát triển bền sâu sắc vai trò tương ứng của họ trong quá trình tham gia của cộng đồng. Đưa ra hướng giải quyết mới , tốt hơn cho vấn đề môi trường Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và cả nước . PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các vấn đề môi trường phát sinh từ sinh hoạt , sản xuất của các khu công nghiệp trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Quy hoạch môi trường của tỉnh Tình trạng quản lý Môi Trường của tỉnh Hiện trạng việc sử dụng các loại tài nguyên SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu trước mắt là phải ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra; khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phụchồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái; quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học; từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Ô nhiễm, suy thoái môi trường là một trong những vấn đề mà loài người đang phải đối mặt song song với các vấn đề đói nghèo, đại dịch AIDS vì vậy, bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với bảo vệ môi trường sống, bảo đảm mọi người dân được sống trong môi trường trong lành, sạch đẹp, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, đồng thời là nội dung quan trọng của phát triền bền vững. Nếu công tác phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường được thực hiện khoa học, nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn cho công tác khắc phục, phục hồi môi trường sau này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tham khảo tài liệu về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường Phương pháp khảo sát trực tiếp. Phương pháp thống kê số liệu. Phương pháp điều tra, phỏng, nhân viên có liên vấn các công nhân quan. NỘI DUNG THỰC HIỆN Tìm hiểu về cơ sở lý luận của quản lý môi trường. Thu thập các dữ liệu và khảo sát các khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Thu thập các dữ liệu và khảo sát về ĐDSH trên địa bàn tỉnh Tìm hiểu các văn bản pháp quy có liên quan đến việc quản lý môi trường Tìm hiểu về cơ cấu nhân sự , bộ phận chuyên trách , có liên quan đến quản lý Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại KCN và STNMT Tỉnh . Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến cho công tác quản lý môi trường CHƯƠNG II – TỔNG QUAN 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2.1.1 Lịch sử hình thành Vũng Tàu từng có tên là Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn ( tức Tam Thuyền ). Đây là ba chiếc thuyền do ba viên đội chỉ huy bảo vệ bà con đường thuỷ vào Gia Định chống lại bọn cướp biển. Vào năm 1822 vua Minh mạng ban thưởng phẩm hàm và cấp đất cho họ khai khẩn lập làng làm ăn sinh sống. Đội thuyền thứ nhất do ông Phạm Đăng Dinh chỉ huy lập nên làng Thắng Nhất, đội thuyền thứ hai do ông Lê Văn Lộc chỉ huy lập nên làng Thắng Nhì, đội thuyền thứ ba do ông Ngô văn Huyền chỉ huy lập nên làng Thắng Tam. Để nhớ ơn ông Phạm Văn Dinh là người đã lập ra khu đất này, người ta đã lấy tên ông đặt cho con sông duy nhất ở Vũng Tàu: sông Dinh và tên một dãy núi: núi Dinh ( Ngoài ra còn có một giải thích khác về tên của dãy núi Dinh: núi Dinh là núi Kho, thế kỷ XVIII các tướng lĩnh của chúa Nguyễn ánh xây dựng doanh trại trên núi này và Dinh còn có nghĩa là doanh trại. Dãy núi Dinh gồm các ngọn núi Dinh, ông Trịnh, Thị Vải. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ( thời Tự Đức 1829 - 1883 ) viết: "Vùng đất này xưa thuộc Phước nam Thắng cách Phước Thọ 31 dặm về phía Tây - Nam, là một mũi đất càng nhô ra biển càng lớn.  Phía Bắc mũi đất ôm giếng Ngọc, phía nam nối tiếp tới ghềnh Rái và che chở cho biển Cần Giờ một vịnh lớn được hình thành bởi các dòng sông, chảy ra biển, là chố yên ổn cho tàu thuyền trú ngụ...". Hẳn do địa hình như vậy nên Vũng Tàu còn có một cái tên khác là Thuyền áo ( áo của Thuyền ). Trong bản đồ dinh Trấn Biên của các chúa Nguyễn ( Thế kỷ XVII ) của cuốn Biên Hoà Lược sử toàn biên, Vũng Tàu ngày nay đã được ghi là Thuyền áo.  Đầu thế kỷ XVI trên bản đồ thế giới, Vũng Tàu có tên là : Cinco Chagas Veirdareiras Năm vết thương của chúa cứu thế ), sở dĩ họ gọi như vậy vì nơi đây có năm ngọn núi, người đi biển dễ nhận thấy từ ngoài xa, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Các bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nha đều ghi Vũng Tàu là Cinco Chagas Veirdareiras. Nhưng khi cuốn hải trình nổi tiếng "Biển Phương Đông" (La Neptune Oriental) của một nhà hàng hải Pháp ra đời thì nó lại có tên là Cap Saint Jacques, có người giải thích đó là do cách đọc của các thuỷ thủ Châu Âu nên Cinco Chagas trở thành Silkei Chagas và cuối cùng là Saint Jacques. (Theo nhà văn Nguyễn Tuân, Saint Jacques là tên một loài sò quen thuộc với người Pháp - Coquille Saint Jacques có mặt tại vùng biển này). Trong thời Pháp thuộc Vũng Tàu có một cái tên khác là Ô Cấp hoặc Cấp.  Ô Cấp là phiên âm của tiếng Pháp au Cap trong câu Aller au Cap (đi ra mũi đất). Ô Cấp lúc đầu dùng để chỉ cả vùng đất Vũng Tàu. Khi nói đến Vũng Tàu hay Ô Cấp, nếu để ý đến ngữ nghĩa của các từ sẽ thấy Vũng Tàu không giống như Ô Cấp, bởi Vũng Tàu là vùng nước sâu để cho thuyền đậu, còn Ô Cấp là mũi đất chạy nhô ra biển.  Nhưng chúng đều được dùng chung để chỉ một vùng đất  vùng biển. Ở đây khác nhau chỉ là cách đặt tên thao mũi đất  chỗ lồi hướng ra biển, người phương Đông đặt tên theo vũng chỗ lõm (hướng vào đất liền), thể hiện một tâm lý nào đó về cách nhìn ra thế giới bên ngoài. Vùng đất Bà Rịa được người Việt Nam khai phá từ thế kỷ XVII, lúc đầu Bà Rịa thuộc dinh Trấn Biên, tỉnh Gia Định. Năm 1808 vua Gia Long đổi Trấn Biên thành Biên Hoà. Tên Bà Rịa có hai cách giải thích: Theo các cuốn "Gia Định thành thống chí", "Đại Nam nhất thống chí" và một số bộ sử khác thì Bà Rịa vốn là đất của tiểu vương Bà Lỵ (bị Chân Lạp thôn tính). Năm 1622 theo thoả ước của chúa Nguyễn Phúc Nguyên với vua Chân Lạp Chey Chetta II, những nhóm cư dân Việt đầu tiên được phép khai phá xứ Mô Xoài xứ bà Lỵ. Tên Bà Lỵ được người Việt phát âm chệch thành Bà Rịa. Một cách giải thích khác: Vào khoảng năm 1789 có một người đàn bà tục gọi là Bà Rịa người Bình Định đưa dân nghèo vào khai hoang ở Tam Phước (tên gọi ngày nay). Nhờ uy tín và tài năng tổ chức, bà động viên được nọi người ra sức khẩn hoang, xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới. Về già, Bà Rịa đem hết tài sản của mình làm việc công ích, lập quỹ cứu tế để trợ giúp người nghèo, rước thầy về dạy học cho trẻ... Bà chết năm 1803 được dân lập đền thờ như một vị phúc thần. Tên của bà đã trở thành tên của tỉnh. Vị trí địa lý Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, mặt còn lại giáp biển Đông với hơn 200 km bờ biển trong đó có 40 km là bãi tắm. Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 4 huyện trên đất liền : Châu Đức. Tân Thành, Xuyên Mộc và Long Đất nằm ở kinh độ 107'05" Đông, vĩ độ 10'50" Bắc. Huyện Côn Đảo nằm ở kinh độ 106'35" Đông, vĩ độ 8'42" Bắc có 66 km bờ biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2 Thành phố Vũng Tàu Diện tích : 175,62 Km2 Dân số : 167.529 người Thị xã Bà Rịa  Diện tích : 89,09 Km2 Dân số : 76.820 người Huyện Châu Đức  Diện tích : 436,65 Km2 Dân số : 143.301 người Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Huyện Tân Thành  Diện tích : 304,86 Km2 Dân số : 80.846 người Huyện Xuyên Mộc  Diện tích : 631,54 Km2 Dân số : 116.327 người Huyện Long Đất  Diện tích : 292,95 Km2 Dân số : 132.384 người Huyện Côn Đảo  Hình 2.2 Bãi biển Vũng Tàu Diện tích : 76,00 Km2 Dân số : 1.796 người 2.1.3 Tự Nhiên Dân Cư Tổng diện tích tự nhiên: 2006,7 km2. Diện tích đất tự nhiên: 195,659 ha. Trong đó Đất nông nghiệp: 76.590 ha - 39%. Đất lâm nghiệp: 65.000 ha - 33%. Đất chuyên dùng: 4.153 ha - 2,1%. Thổ cư: 8.949 ha - 4,6%. Chưa khai thác: 38.900 - 21,1%. Dân cư có tổng số là 719.000 người, trong đó dân ở thành phố, thị trấn là 271.549 người. Mật độ trung bình: 349,8 người/km2, riêng Vũng Tàu là 912,5 người/km2. Dân tộc: Chủ yếu là người Việt, ngoài ra có các dân tộc khác như Hoa, Châu Ro, Mường, Tày. Lực lượng lao động: Chiếm 51,56% số dân. 2.1.4  Khí hậu - Thời tiết Khí hậu nhiệt đới ôn hoà do chịu ảnh hưởng cảu biển. Hàng năm có hai mùa: khô (từ tháng 11 đến tháng 4), mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình từ 25 đến 27 độ C, ít gió bão lớn, lượng mưa trung bình 1300mm - 1750mm. Độ ẩm bình quân cả năm là 80%. Nếu như ở Hà Nội thời tiết còn rất lạnh, mọi người còn phải mặc áo ấm thì ở Vũng Tàu khí hậu vẫn nóng bức, biển Vũng Tàu được gọi là biển nóng, tắm được quanh năm. Bán đảo Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh phía nam bởi ba mặt giáp biển Đông, quanh năm lộng gió, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C, lượng mưa trung bình 1.500mm/năm. Vũng Tàu có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần như ngược nhau, trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Gió thổi mạnh, tốc độ khoảng 35km/giờ. Tháng 4 và tháng 10 là những tháng chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ. Biển Vũng Tàu ít bão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho thuyền bè.  Thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lên xuống. Biên độ triều lớn nhất là 4 - 5 m. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24 - 29 độ C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 27 độ C. Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên nhiên ưu đãi, Vũng Tàu đã và sẽ luôn là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. 2.1.5 Tài nguyên du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và thế giới, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.  Hình 2.3 Du lịch tỉnh BRVT Bên cạnh những tiềm năng to lớn về dầu khí. Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước khẳng định thế mạnh du lịch của mình, nhờ lợi thế về tiềm năng thiên nhiên và nhân văn phong phú. Bà Rịa Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình, có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ...   Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, nói đến Bà Rịa - Vũng Tàu không thể không nhắc đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng: rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu và rừng quốc gia Côn Đảo với những loài động thực vật quý hiếm, môi trường đa dạng tập hợp nhiều kiểu rừng của các vùng sinh thái. Đến với khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, du khách thực sự được thư giãn để tận hưởng bầu không khí ấm áp, làn sương khói la đà len lỏi giữa rừng cây xanh rải rác như giữa chốn thần tiên, đây đó là những khu nhà nghỉ dưỡng, trị bệnh bằng nguồn nước khoáng nóng bổ ích. Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là miền đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời với những khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn tỉnh hiện có 29 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Với những lợi thế và tiềm năng to lớn nói trên, thời gian qua du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí, các tuyến, điểm du lịch với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đôla đang hoạt động hết sức nhộn nhịp. Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 65 khách sạn với trên 2300 phòng trong đó có 1100 phòng được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (1995 - 2010) với 5 trung tâm kinh tế - du lịch, trong tương lai không xa, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển mạnh mẽ, tương xứng với vị thế và tiềm năng của một trung tâm du lịch quan trọng của cả nước.  Thành phố Vũng Tàu Thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 125km và cách thành phố Biên Hoà 90 km. Vũng Tàu giống như một hòn đảo bởi nó được bao bọc ba mặt là biển và sông án ngữ mặt thứ tư. Bờ biển Thành phố có bờ biển trải dài 20km, hầu hết là ghềnh đá nhấp nhô từ chân Núi Lớn và Núi Nhỏ chạy ra biển.Từ rặng Bồng Đào đến mũi Nghinh Phong, bờ biển được tạo bởi những vách đá dựng đứng. có một cửa sông và bờ vịnh kín gió thuận lợi cho tàu bè thả neo. Đất và đồi cát Ngoài hai ngọn núi đá Núi Lớn và Núi Nhỏ, phần đất còn lại vủa Vũng Tàu được cấu tạo bởi những lớp đất cát. Loại đất này thích hợp với các loại cây: xoài, mãng cầu, nhãn được trồng nhiều trong thành phố. Thành phố Vũng Tàu có dãy đồi cát nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp dài khoảng 10km, cao từ 4m đến 12m. Nhờ dãy đồi cát này mà các luồng gió mạnh từ biển thổi vào theo hướng Đông Nam không làm thiệt hại hao màu, cây cối. Núi non Thành phố Vũng Tàu có hai trái núi nằm ở phía Tây Nam thành phố: Núi Lớn (còn gọi là tương kỳ) diện tích khoảng 400ha gồm các đỉnh Núi Lớn (245m), Vũng Mây (220m), Hòn Sụp (215m). Núi Nhỏ (còn gọi là Tao Phùng) cao 138m, diện tích khoảng 180ha Ao hồ Sau dãy đồi cát chạy song song với bãi biển là một hồ sen trải dài từ chân Núi Nhỏ đến khu Thắng Nhất, sau hồ sen là cánh rừng chạy đến rạch Cây Khế hết địa phận thành phố Vũng Tàu. Hồ sen rộng 400ha là một thắng cảnh và là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào. Người ta đánh bắt cá cua, lươn, ếch... và thu hoạch hột sen, ngó sen trong hồ để chế biến các đặc sản cho du khách. Sông rạch Thành phố Vũng Tàu chỉ có một con sông lớn nhất là sông Dinh. Sông bắt nguồn từ núi Dinh, chảy qua Phước Lễ, xuôi theo hướng Tây Bắc Vũng Tàu dài 11 km, chỗ rộng nhất 1000m chỗ hẹp nhất 300m, hơi sâu nhất 25m. Phía Đông Bắc thành phố có rạch Cây Khế dài 6 km. Rạch Bà dài 7,9km nằm chắn ngang, làm ranh giới giữa khu Thắng Nhất và Thắng Nhì. Tại khu Thắng Nhì, phía sau cù lao Bến Đình có rạch Bến Đình dài 5,5km, phía Đông Phước Thắng nơi Cửa Lấp có 3 rạch dẫn nước biển vào thành phố là rạch Ông Nam, rạch Suối Nước và rạch Sông Cái. Sông rạch ở Vũng Tàu cũng là những cảnh quan đẹp. Đường sá Đường vòng Núi Nhỏ (đường Hạ Long) chạy từ Bãi Trước đến mũi Nghinh Phong ra đường Thuỳ Vân (Bãi Sau) dài 6km ôm sát chân núi, chạy lên dốc cao, có đoạn chạy sát biển, có chặng luồn giữa những khu vực cây cối xanh tươi. Đi dạo theo con đường này, du khách được hít thở không khí trong lành, hưởng gió biển, ngắm cảnh biển bao la và những cảnh sắc luôn thay đổi dọc theo bên đường. Đường vòng Núi Lớn (đường Trần Phú) chạy quanh sườn Núi Lớn, từ Bến Đình - Thích Ca - Phật Đài - Bãi Dâu đến Bãi Trước dài 10km, cách mặt biển 40 - 50m một bên là núi, phía dưới là biển, hùng vĩ hơn đường vòng Núi Nhỏ, có nhiều thắng cảnh dọc đường như tượng Đức Mẹ, núi Ghềnh Rái, Bến Đá Điện Bà... Các mũi đá nơi có nhiều gió mà du khách thích đến là mũi Nghinh Phong, ở đây gió thổi quanh năm. Ngoài ra còn có mũi Đá trước toà Bạch Dinh, mũi đá Cao Trang ở đầu đường vòng Núi Lớn, cũng là những nơi buổi chiều du khách thường đến dạo chơi. Trên đường vòng quanh Núi Nhỏ sau khi qua khỏi bãi Vọng Nguyệt, nếu để ý du khách sẽ thấy một hòn đảo nhỏ như một tría núi nhô lên mặt nước. Khi nước ròng hạ thấp người ta có thể đi bộ ra đây, qua một bãi đá lởm chởm làm cầu, đó là hòn Bà. 2.1.6 Thông Tin Về Các Khu Công Nghiệp Theo Quyết định số 742/QĐTTg ngày 06/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê quyệt quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2001-2010, tỉnh BR-VT sẽ phát triển 09 KCN với tổng diện tích 4.460 ha. Đến nay toàn tỉnh đã phát triển được 9 KCN với tổng diện tích trên 3.591 ha, trong đó 2 khu mới thà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬNVĂN.doc
  • jpg8-9-channp-1.jpg
  • jpg13437_Luc_luong_CSMt_thu_giu_dong_vat_hoang_da.jpg
  • jpganh%20da%20dang%20sinh%20hoc%2029.jpg
  • docBẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT.doc
  • jpgba-ria-vung-tau-bao-dong-o-nhiem-2.jpg
  • jpgCASJ8LSP.jpg
  • docDANH MỤC CÁC HÌNH.doc
  • jpgdlvungtau.jpg
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • jpgnha-datoa862.jpg
  • pptQUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.ppt
  • docTÓM TẮT LUẬN VĂN.doc
  • bmpuntitled.bmp
Tài liệu liên quan