Đồ án Vấn đề quy hoạch mạng 3g cho Viêng Chăn

Với sự phát triển nhanh của dịch vụ số liệu, dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao mà trước nhất là IP đã đặt ra các yêu cầu mới đối với công nghiệp viễn thông di động là động lực thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển khai thác các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba nhằm thay thế cho các hệ thống thông tin di động thế hệ hai sử dụng chuyển mạch kênh hiệu suất thấp vốn được phát triển cho các dịch vụ thoại là chủ yếu. Trong số các hệ thống thông tin thế hệ ba, hệ thống UMTS tỏ ra có nhiều ưu điểm nổi bật hơn cả.

doc15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Vấn đề quy hoạch mạng 3g cho Viêng Chăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Tổng quan về hệ thống umts Mở đầu Với sự phát triển nhanh của dịch vụ số liệu, dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao mà trước nhất là IP đã đặt ra các yêu cầu mới đối với công nghiệp viễn thông di động là động lực thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển khai thác các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba nhằm thay thế cho các hệ thống thông tin di động thế hệ hai sử dụng chuyển mạch kênh hiệu suất thấp vốn được phát triển cho các dịch vụ thoại là chủ yếu. Trong số các hệ thống thông tin thế hệ ba, hệ thống UMTS tỏ ra có nhiều ưu điểm nổi bật hơn cả. Hệ thống UMTS được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là cho các nước đang phát triển, đặc biệt là cho các nước hiện đang sử dụng mạng GSM trong khi số thuê bao GSM hiện nay vẫn đang chiếm hơn 60% tổng số thuê bao di động trên thế giới. Đây là một trong những yếu tố quyết định giúp UMTS trở thành hệ thống thông thông tin di động thế hệ ba phổ biến nhất hiện nay và sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới. Chương I sẽ trình bày tổng quan về hệ thống thông tin di động UMTS này. Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin di động. Lịch sử các hệ thống viễn thông có thể tính từ năm 1831 khi Michael Faraday phát mính ra định luật cảm ứng điện từ và năm 1873, James Cler Maxwell chứng tỏ khả năng truyền của sóng điện từ trong không khí. Đó là những phát minh quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của viễn thông nói chung và của thông tin di động sau này. Kỷ nguyên của các hệ thống vô tuyến tế bào sử dụng kỹ thuật Analoge bắt đầu vào năm 1979 với sự kiện mạng điện thoại di động đầu tiên được NTT thương mại hoá ở Nhật Bản. Các hệ thống Analoge tiếp tục phát triển cho đến khi hệ thống thông tin di động sử dụng kỹ thuật số ra đời năm 1991 được đánh dấu bằng việc triển khai mạng GMS đầu tiên tại Phần Lan. Các sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của các hệ thống thông tin di động, đặc biệt của hệ thống thông tin di động UMTS kể từ năm 1991. Sự phát triển nhanh của công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin ngày nay khẳng định một xu thế tất yếu đó là sự hội tụ của viễn thông và tin học. Vậy ta thấy được hệ quả là: dịch vụ viễn thông ngày càng có nhiều thay đổi. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về dịch vụ viễn thông mới, các hệ thống thông tin di động phải được thay đổi sang hệ thống thông tin di động thế hệ ba là hệ thống thông tin di động băng rộng, hệ thống này có khả năng phục vụ ở tốc độ bit lên tới 2 Mbps. ở Lào, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin liên lạc nói chung, thông tin di động nói riêng, trong những năm gần đây thông tin di động ra đời như một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Trong thời kỳ đầu, vào năm 1993, công nghệ AMPS 1800 đã khởi đầu mạng thông tin di động đầu tiên ở Lào do Enterprise of Post and Telecommunication Lao (EPTL nay là LTC) cung cấp, mang tính chất thử nghiệm với vùng phủ chỉ ở thủ đô Viêng Chăn. Sau đó vào năm 1994, mạng điện thoại di động Lao Telecom sử dụng kỹ thuật GSM đã được triển khai và chính thức đưa vào hoạt động ở Lào do công ty Lao Telecommunication Company (LTC) cung cấp dưới vốn đầu tư của chính phủ Lào và Shinawatra International Public Co., Ltd (Thailand) sử dụng thiết bị của hãng ASBELL( ALCATEL-ShanghaiBell) và ERICSSON. Hiện nay LTC là nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất Lào, cho đến nay LTC có hơn 250.000 thuê bao có vùng phủ sóng trên cả nước. Năm 2000, mạng Thông tin di động số thứ hai do Công ty Viễn thông nhà nước Lào (Enterpries Telecommunication Lao - ETL) dựa trên tiêu chuẩn GSM 900/1800 (ETL Mobile) ra đời hoạt động trên cơ sở vốn đầu tư của chính phủ Lào, sử dụng thiết bị của nhà cung cấp là ASBELL( ALCATEL-ShanghaiBell) và ERICSSON. Hiện nay số thuê bao lên đến hơn 150.000. Đến năm 2002 mạng Thông tin di động số thứ ba (LAT Moblie) của Lao Asia Telecommunication State Enterpries dựa trên tiêu chuẩn GSM 900/1800 được đưa vào khai thác, hoạt động trên cơ sở vốn đầu tư của Bộ Quốc phòng, SIEMENS và MOTOROLA là nhà cung cấp thiết bị, hiện nay có khoảng hơn 50.000 thuê bao. Tháng 10 năm 2003, thị trường thông tin di động Lào trở nên hết sức sôi động với sự xuất hiện của Orange-một nhà khai thác mới ngoài 3 nhà khai thác trên. Đó là Millicom Lao Co,.Ltd (liên kết giữa Lào, Hutchison3 của Sweden và Orange của UK) gọi là mạng Tango dựa trên tiêu chuẩn GSM 900/1800 được đưa vào hoạt động với vùng phủ sóng hơn 8 tỉnh TP trên cả nước, cho đến nay có hơn 60.000 thuê bao. Hiện nay, Bộ Bưu điện, Giao thông Vận tải và Xây dựng Lào cùng với Lao Telecom (LTC) và ETL Mobile (ETL) đang nghiên cứu và sẽ triển khai mạng thông tin di động thế hệ thứ 2,5 (2,5 G) là dịch vụ GPRS trong cuối năm nay để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin di động nhằm chuẩn bị cho việc thử nghiệm hệ thống thông tin di động 3G trong những năm tới. Riêng mạng thông tin di động Lao Telecom trong giữa tháng 08/2004 này vừa triển khai thử nghiệm xong hệ thống thông tin di động nội vùng Win-Phone, với mục tiêu nhằm triển khai tại các thành phố lớn như là: Thủ đô VIENTIANE, TP. SAVANNAKHET, LUANGPRABANG và TP. CHAMPASAK và đã được đông đảo ngưòi dân sử dụng. Các đặc trưng cơ bản của hệ thống UMTS Một số đặc trưng cơ bản của hệ thống UMTS như sau: Dải tần : Hệ thống mặt đất: Đường lên: 1920 – 1980MHZ (FDD). 1900 – 1920MHz (TDD). Đường xuống: 2110 – 2170MHz (FDD). 2020 – 2025MHz (TDD). Hệ thống vệ tinh: Đường lên : 1980-2010MHz. Đường xuống: 2170-2200MHz. Tốc độ bít và vùng phủ: Tốc độ bít cực đại tới 2 Mbps hoặc cao hơn ở các hệ thống 3.5G Cung cấp vùng phủ toàn cầu nhờ vệ tinh. Tốc độ dữ liệu phụ thuộc vào vùng phủ như trong bảng dưới đây: Bảng 1-1. Tốc độ dữ liệu và vùng phủ Tốc độ Kiểu vùng phủ 2.048Mb/s Pico-cell/micro-cell 384kb/s Medium cell 144kb/s và 64kb/s Large cell 14.4kb/s Ver large cell 9.6kb/s Global cell 4.75kb/s – 12.2kb/s Voice Dịch vụ: Có khả năng cung cấp đồng thời các dịch vụ VBR với yếu cầu chất lượng khác nhau trên một kết nối duy nhất. Các dịch vụ đa phương tiện phong phú mà mạng 3G có thể cung cấp là: Truyền hình hội nghị, quản lý thông tin cá nhân, lập biểu, nhóm làm việc, fax màu…… Truyền thông: Báo, tạp chí, qoảng cáo,…… Mua sắm: Thương mại điện tử, tiền điện tử, ví điện tử, giao dịch tự động, đấu giá…….. Giải trí: Tin tức, thể thao, trò chơi, video, âm nhạc….. Giáo dục: Thư viện trực tuyến, máy tìm kiếm, học từ xa.. Sức khoẻ: Chữa bệnh, theo dõi và chuẩn đoán từ xa….. Tự động hoá: Đo đạc từ xa……….. Truy nhập các thông tin cá nhân: Thời gian biểu, đặt vé từ xa, cảnh báo vị trí…… Chất lượng: Chât lượng cao, có thể đạt tới BER=10-6 Tính bảo mật cao, chống nghe trộm.. Chuyển mạng: Cho phép thực hiện chuyển mạng toàn cầu giữa các nhà khai thác 3G khác nhau. Hỗ trợ chuyển giao giữa các hệ thống khác nhau để cân bằng tải tăng cường vùng phủ. Lộ trình phát triển từ thế hệ hai lên thế hệ ba. Từ những năm đầu của thập niên 80 đã bắt đầu xuất hiện các hệ thống thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G) sử dụng kỹ thuật tương tự như là: NMT, C-Nets, AMPS, TACS,…Một thập kỷ sau, các kỹ thuật số chẳng hạn như GSM, CdmaOne, DAMPS là hệ thống thông tin di động thế hệ hai đã được xuất hiện và được thương mại hoá với bước nhảy vượt bậc thay thế cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất. Với hai kỹ thuật đó điểm chung đều nhằm vào các dịch vụ thoại- dịch vụ mà phổ biến nhất lúc bấy giờ. Hình 1-1. Lộ trình phát triển của hệ thống TTDĐ từ thế hệ thứ hai đến thế hệ thư ba Ngày nay, cùng với sự bủng nổ của Internet và sự gia tăng nhu cầu trong việc sử dụng các kỹ thuật dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ truyền thông số liệu tốc độ cao, các dịch vụ Video-giải trí,… đòi hỏi các nhà khai thác mạng cung cấp rất nhiều tính năng mới cho mạng và các dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở mạng hiện có và buộc phải triển khai mạng lên thế hệ tiếp theo là thế hệ thứ ba (3G-UMTS) mới có thể cung cấp được nhu cầu của khách hàng. Do vậy, để đáp ứng được các dịch vụ mới về truyền thông máy tính và hình ảnh, đồng thời đảm bảo tính kinh tế thì hệ thống thông tin di động thế hệ hai (PDC, GSM,IS136, IS95) sẽ từng bước chuyển đổi sang hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba WCDMA/UMTS, tuỳ theo điều kiện sẵn có của từng nhà khai thác. Hình 1-1 sẽ tổng kết quá trình phát triên của hệ thống thông tin di động từ thế hệ thứ hai đến thế hệ thứ ba sử dụng các công nghệ khác nhau. Phân bổ tần số cho ITM-2000 Phân bổ tần số là một tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng của các nhà khai thác vô tuyến. Việc phân bổ tần số cho các hệ thống thông tin di động là việc làm cần thiết với mục tiêu quan trọng là hạn chế ảnh hưởng lẫn nhau của các hệ thống vô tuyến nói chung và các hệ thống thông tin di động nói riêng. Hình 1-2. Phân bổ phổ tần ở WRC-92 cho IMT-2000 Việc phân bổ tần số cho các hệ thống IMT-2000 được công bố tại các kỳ hội nghị WRC (World Radio Conference). WCR-92 được tổ vào 02/1992 tại Malaga xác định dải tần là 1885 – 2025MHz và 2110 – 2200 MHz dành cho các hệ thống IMT-2000. Phân bổ phổ tần ở WRC-92 cho IMT-2000 được cho ở hình 1-2. WRC-2000 xử lý các vấn đề phổ tần để ứng dụng cho các thông tin di động tiên tiến trong khuôn khổ IMT-2000 với mục tiêu xác định các băng thông bổ xung có thể thoả mãn nhu cầu vào khoảng thời gian 2005-2010. Phân bổ phổ tần ở WRC-99 cho IMT-2000 được cho ở hình 1-3. Hình 1-3. Phân bổ phổ tần ở WRC-2000 cho IMT-2000 Cấu trúc của hệ thống UMTS Hệ thống UMTS được phát triển cho các nước sử dụng hệ thống thông tin di động thế hệ hai là GSM vốn chiếm hớn 65% thị phần thuê bao di động trên thế giới. Mục tiêu ban đầu hệ thống UMTS không phải tương thích với hệ thống GSM nhưng phần mạng lõi của hệ thống UMTS lại được phát triển theo hướng tận dụng lại tối đa thiết bị của hệ thống GSM. UMTS nhận được sự ủng hộ lớn nhất trước hết nhờ tính linh hoạt của lớp vật lý trong việc hỗ trợ các kiểu dịch vụ khác nhau đặc biệt là các dịch vụ tốc độ bit thấp và trung bình. Với những tính năng trên, hệ thống UMTS mang lại những ưu điểm sau: Cải thiện những hệ thống thông tin di động hiện tại: cải thiện dung lượng, cải thiện vùng phủ sóng. Đem lại tính linh hoạt cao trong việc cung cấp dịch vụ. Thực hiện truy nhập gói hiệu và tin cậy Mang lại tính linh hoạt cao trong vận hành: hỗ trợ hoạt động không đồng bộ giữa các trạm gốc nên triển khai thuận lợi trong nhiều môi trường. Hệ thống UMTS được sử dụng hai giải pháp là FDD và TDD. Trong đó FDD sử dụng công nghệ WCDMA, còn TDD sử dụng công nghệ TD/CDMA. Tuy vậy, giải pháp FDD được phát triển rộng rãi hơn vì có nhiều ưu điểm đặc biệt trong việc sử dụng băng tần đối xứng. Còn giải pháp TDD chủ yếu dùng cho các ô quy mô nhỏ như ô micro hay ô picro. Cấu trúc của hệ thống Phần này, sẽ xét tổng quan về cấu trúc của hệ thống UMTS. Cấu trúc của hệ thống UMTS bao gồm các phần mạng logic và các giao diện. Hệ thống này gồm có nhiều phần tử, mỗi phần tử có chức năng khác nhau. Các phần tử của hệ thống UMTS có thể phân chia như chỉ ra ở hình 1-4. Trong các phần tử của mạng UMTS, một số phần tử về cơ bản có chức năng giống như trong hệ thống GSM. Các phần tử còn lại có chức năng như sau: USIM: Môđun nhận dạng thuê bao UMTS, tương tự như thẻ SIM trong mạng GSM. ME: Thiết bị di động, chính là phần máy di động không kể USIM. UE: Thiết bị người sử dụng, tương tự như MS trong mạng GSM. Node B: Trạm gốc trong UMTS, tương tự BTS trong hệ thống GSM. Node B và Iub, nó cũng tham gia vào việc quản lý các tài nguyên vô tuyến. RNC: Bộ điều khiển mạng vô tuyến, chức năng tương tự như BSC trong mạng GSM. SGSN: Nút hỗ trợ dịch vụ GPRS, có chức năng tương tự như MSC/VLR nhưng được sử dụng cho phần dịch vụ chuyển mạch gói. GGSN: Nút hỗ trợ cổng GPRS, có chức năng giống như GMSC nhưng liên quan đến các dịch vụ PS. Hình 1-4. Các phần tử của mạng UMTS mặt đất. 1.5.2.Mạng truy nhập vố tuyến UTRAN Cấu trúc của UTRAN được trình bày như hình vẽ: Hình 1-5. Cấu trúc mạng truy nhập vô tuyến UTRAN Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN bao gồm một hay nhiều hệ thống con mạng vô truyến RNS (Radio Network Subsystem). Mỗi RNS là một mạng con trong UTRAN bao gồm một bộ điều khiển RNC và các Node B. Các RNC có thể được kết nối qua giao diện Iur, các RNC và Node B được kết nối qua giao diện Iub. Các tính năng chủ yếu của UTRAN gồm: Hỗ trợ các chức năng ở mạng vô tuyến: Hai yêu cầu quan trọng nhất là khả năng hỗ trợ chuyển giao mềm và các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến đặc thù. Xử lý số liệu PS và CS: Sử dụng một ngăn xếp giao thức duy nhất ở giao diện vô tuyến để xử lý cả hai loại số liệu chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Chế độ chuyển tải: Sử dụng ATM là chế độ chuyển tải chính ở UTRAN Còn hai phần tử chính của mạng UTRAN là Node B và RNC có chức năng như sau: Node B: Chức năng chính của Node B là xử lý lớp vật lý (L1) ở giao diện vô tuyến như mã hoa kênh, đan xen, trải phổ, điều chế,…Nó cũng thực hiện một chức năng tài nguyên vô tuyến như điều khiển công suất vòng trong… RNC: Trong trường hợp Node B chỉ có một kết nối với mạng thì RNC chịu trách nhiệm điều khiển Node B được gọi là CRNC (Controlling RNC). Ngược lại, khi Node B có hơn một kết nối mạng thì các RNC được chia thành hai loại khác nhau theo vai trò logic của chúng. RNC phục vụ (Serving RNC): Đây là RNC kết nối cả đường lưu lượng và báo hiệu RANAP với mạng lõi. SRNC cũng kết cuối báo hiệu điều khiển tài nguyên vô tuyến vô tuyến giữa UE và UTRAN, xủ lý số liệu lớp 2 (L2) từ/tới giao diện vô tuyến. SRNC của Node B này cũng có thể lả CRNC của một Node B khác. RNC trôi (Drift RNC): Đây là RNC bất kỳ khác với SRNC, để điều khiển các ô được MS sử dụng. Khi cần, DRNC có thể thực hiện kết hợp và phân chia ở phân tập vĩ mô. DRNC không thực hiện xử lý ở lớp 2 (L2) đối số liệu từ/tới giao diện vô tuyến mà chỉ định tuyến số liệu một cách trong suốt giữa các giao diện Iub và Iur. Một UE có thể không có hoặc có một hay nhiều DRNC. 1.5.3.Mạng lõi và các phát hành của 3GPP. Phát hành của hệ thống UMTS không được phát hành hàng năm như hệ thống GSM. Phát hành đầu tiên của hệ thống UMTS là 3GPP Release 1999, sau đó là phát hành 3GPP Release 2000 được chia thành 3GPP Release 4 và 3GPP Release 5. 3GPP Release 1999: Đây có thể nói là tập tiêu chuẩn đầu tiên cho hệ thống UMTS được đưa ra cuối năm 1999. Mạng lõi trong phát hành này không khác biệt lớn so với mạng lõi ở hệ thống GSM. 3GPP Release 2000: Phát hành này rất khác biết so với phát hành trước vì phát hành này nhằm đề cập đến kiến trúc mạng UMTS hoàn toàn dựa trên nền IP với công nghệ chuyển mạch gói. Có thể nói mạng này đơn giản hơn là mạng All IP. 3GPP Release 2000 gồm hai phát hành: 3GPP Release 4: Đây là tập tiêu chuẩn thứ hai được ra vào tháng 03 năm 2001. Kiến trúc phát hành này là kiến trúc mạng phân bố, xây dựng hoàn toàn trên nền tảng giao thức IP. 3GPP Release 5: Đây là một tập tiêu chuẩn mà được đưa ra vào tháng 03 năm 2002. Tập tiêu chuẩn này là mạng đa phương tiện IP với mạng báo hiệu và điều khiển đều được xây dựng trên giao thức IP. Kiến trúc mạng UMTS ở 3GPP Release 1999 Kiến trúc mạng ở 3GPP Release 99 được thể hiện như hình vẽ: Hình 1-6. Kiến trúc mạng UMTS ở 3GPP Release 1999 Từ hình vẽ 1.6 ta thấy kiến trúc mạng 3G Rel99 cũng không khác gì nhiều so với kiến trúc mạng GSM, nhưng trong kiến trúc mạng này ta có thể thấy được là nó có hỗ trợ thêm các node là: SGSN, GGSN và GMSC,…Cụ thể như sau: Mạng lõi gồm các MSC, SGSN,GGSN,GMSC và các phần tử khác chứa các cơ sở dữ liệu cần thiết của mạng thông tin di động như: HLR,AUC, VLR,..Còn mạng truy nhập vô tuyến UTRAN thì ta có thể xem trong hai khía cạnh tức là giai đoạn đầu ta vừa triển khai mạng 3G, còn hệ thống GSM sẽ vẫn còn tồn tại. Vậy ta thấy được cả hai bộ phận bao gồm: RNC và BSC. Các giao diện mạng UTRAN của phát hành này đều xây dựng trên cơ sở ATM, còn giao diện giữa SGSN và GGSN là sử dụng giao thức IP và báo hiệu số 7 (SS7) cũng sử dụng trong của các bộ phận khác. 1.5.3.2.Kiến trúc mạng 3GPP Release 4 Điểm khác biệt chủ yếu của phát hành 3GPP Release 4 so với phát hành 3GPP Release 99 là mạng lõi trong phát hành 3GPP Release 4 sử dụng kiến trúc phân bố. Hình 1-7. Kiến trúc mạng UMTS ở 3GPP Release 4 Trong kiến trúc phân bố ở phát hành này, phần báo hiệu và lưu lượng của chuyển mạch kênh được tách hai tuyến riêng biệt. Phần chuyển mạch kênh giống như trong phân hành 3GPP Release 99. Các phần tử MSC và GMSC được tách thành hai thành phần sau: MSC: Được chia thành các thành phần sau: MSC Server: Chứa tất cả các phần mềm điều khiển cuộc gọi và quản lý di động có ở một MSC tiêu chuẩn. MSC và GMSC kết nối với MGW bằng giao thức MEGACO và với GSMC bằng giao thức BICC. MGW (Cổng đa phương tiện): Chứa ma trận chuyển mạch hoạt động dưới sự diều khiển của phần mềm tại MSC Server (Softswich). Việc tách MSC thành hai thành phần còn cho phép chuyển đổi tốc độ sang 64 Kbps chỉ cần thực hiện ở giao diện MGW với mạng ngoài mà không cần thực hiện trong mạng lõi của UMTS. GMSC: Thành phần này cũng được chia thành hai thành phần là GMSC Server và MGW, GMSC Server có chức năng tương tự như MSC Server Như vậy, ta có thể nói rằng trong phát hành này tồn tại hai đương trục cả chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Ngoài ra trong môi trường mạng lõi thì đều sử dụng giao thức IP và ATM, và trong đó UMTS được sử dụng báo hiệu số 7 (SS7). 1.5.3.3.Kiến trúc mạng ở 3 GPP Release 5. Kiến trúc mạng ở 3GPP Release 5 là kiến trúc mạng đa phương tiện IP. Điểm nổi bật nhất trong kiến trúc này là sự hội tụ toàn diện của tiếng và số liệu: cả tiếng và số liệu được xử lý giống nhau trên toàn bộ đường truyền từ đầu cuối tới đầu cuối. Kiến trúc mạng 3GPP Release 5 như hình vẽ 1.8. Chức năng của một số phần tử như: CSCF: Quản lý việc thiết lập, duy trì và giải phóng các phiên đa phương tiện đến và từ người sử dụng. SGSN/GGSN: Có chức năng hỗ trợ cả dịch vụ dữ liệu chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. MRF: Thực hiện chức năng lập cầu hội nghị nhằm hỗ trợ các chức năng như tổ chức cuộc gọi nhiều phía và dịch vụ hội nghị. MGCF: Điều khiển các cổng đa phương tiện MGW. Hình 1-8. Kiến trúc mạng đa phương tiện IP của 3GPP Release 5 Tài liệu tham khảo [1] Ts. Nguyễn Phạm Anh Dũng.”Thông tin di động thế hệ ba”, Học viện Công nghệ BCVT, 2002, chương 1. [2] Harri Holma and Antti Toskala. ”WCDMA for UMTS”, John Wiley & Sone, Ltđ, 2000. [3] Clint Smith and Daniel Collins. “ 3G Wireless Networks”, McGraw-Hill, 2002. [4] www.nmscommunications.com/3Gtutorial [5] www.umtsworld.com [6] www.laotel.com [7] Một số tài liệu tiếng Lào