Có hệthống kết cấu hạtầng thu gom và xửlý nước thải đạt tiêu chuẩn môi
trường. Trường hợp nước thải được chuyển vềhệthống xửlý nước thải tập
trung thì phải tuân thủcác quy định của tổchức quản lý hệthống xửlý nước
thải tập trung
- Có đủphương tiện, thiết bịthu gom, lưu giữchất thải rắn và phải thực hiện
phân loại chất thải rắn tại nguồn
- Có biện pháp giảm thiểu và xửlý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra
môi trường, bảo đảm không đểrò rỉ, phát tán khí thải, khí độc hại, hơi, khí
độc ra môi trường, hạn chếtiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường xung quanh và người lao động.
- Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khảnăng phòng ngừa và ứng phó
sựcốmôi trường, đặc biệt là đối với cơsởsản xuất có sửdụng hoá chất
phóng xạ, chất dễgây cháy, nổ.
70 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng chương trình đào tạo cho nhân viên ngành thép Việt Nam phục vụ công tác áp dụng iso 14001: 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 64
V.1 Ban lãnh đạo
V.1.1 Mục đích đào tạo
Nâng cao nhận thức về công tác quản lý môi trường trong chiến lược phát triển của
tổ chức
Có được sự cam kết và liên kết với chính sách môi trường của tổ chức
V.1.2 Phạm vi đào tạo
Nhân sự:
Ban Giám đốc của Doanh nghiệp bao gồm Tổng Giám đốc, Giám đốc, phó
Giám đốc
Nhận thức:
Nắm rõ các điều luật, nghị định của Chính phủ
Lý do phải chứng nhận ISO 14001
Trách nhiệm và vai trò của ban lãnh đạo khi thực hiện ISO 14001
- Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện ISO 14001
- Duyệt chính sách môi trường
- Kết hợp các khía cạnh môi trường vào hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế và ra quyết định
- Duyệt hồ sơ đánh giá nội bộ để cải tiến
V.1.3 Nội dung đào tạo
V.1.3.1 Nắm rõ các điều luật, nghị định của chính phủ liên quan đến môi trường
Điều 35, điều 37 trong chương IV (Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ) của luật bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ 02/2006) ghi rõ:
Điều 35: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng
ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường.
- Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động của
mình
- Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 65
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao
động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
- Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ
môi trường
- Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường
- Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường
Điều 37: Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi
trường sau đây:
- Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi
trường. Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập
trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước
thải tập trung
- Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện
phân loại chất thải rắn tại nguồn
- Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra
môi trường, bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, khí độc hại, hơi, khí
độc ra môi trường, hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường xung quanh và người lao động.
- Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó
sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất
phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.
2. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong
khu vực dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
- Có chất dễ cháy, dễ gây nổ
- Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh
- Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm
- Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người
- Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước
- Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 66
Theo chương II trong nghị định số 81/2006/NĐ _ CP quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã ghi rõ:
Điều 8: Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường
Điều 10: Vi phạm các quy định về xả nước thải
Điều 11: Vi phạm các quy định về khí thải, bụi
Điều 12: Vi phạm các quy định về tiếng ồn
Điều 13: Vi phạm các quy định về độ rung
Điều 14: Vi phạm các quy định về chất thải rắn
Điều 15: Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải
Điều 21: Vi phạm các quy định về ô nhiễm đất
Điều 22: Vi phạm các quy định về ô nhiễm môi trường nước
Điều 23: Vi phạm các quy định về ô nhiễm không khí
Điều 25: Vi phạm các quy định về ứng cứu và khắc phục hậu quả sự cố môi trường.
Điều 27: Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu,
thông tin về môi trường
Điều 29: Vi phạm các quy định về đánh giá hiện trạng môi trường
Điều 31: Vi phạm về việc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi
trường
Điều 32: Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Ở mỗi điều khoảng, nếu vi phạm mức phạt nhẹ nhất là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
400.000 đồng đến 70.000.000 đồng (tùy loại vi phạm nặng hay nhẹ)/ 1 lần vi phạm,
mức phạt nặng nhất là tước giấy phép hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ngoài ra việc đền bù chi phí cho môi trường hàng năm rất lớn, làm giảm hình ảnh
của Doanh nghiệp trong mắt khách hàng, không cạnh tranh được với các Doanh
nghiệp khác. Vì vậy điều quan trọng và cần thiết các Doanh nghiệp nên làm để hạn
chế sự ô nhiễm tới môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhà nước là áp dụng HTQLMT
ISO 14001: 2004. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn tạo
cơ hội cho Doanh nghiệp đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế khi Việt
Nam gia nhập WTO.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 67
V.1.3.2 Lý do phải chứng nhận ISO 14001
ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện với các tổ chức. Để xây dựng một HTQLMT phù
hợp với tiêu chuẩn đòi hỏi những nổ lực và chi phí. Các nổ lực và chi phí sẽ phụ
thuộc vào thực trạng môi trường của công ty. Vậy tại sao một tổ chức lại mong muốn
chứng nhận ISO 14001? Có một số câu trả lời cho câu hỏi này: áp lực từ pháp luật,
áp lực từ khách hàng và thậm chí từ những công ty bảo hiểm, có thể là do nghĩa vụ
pháp lý, có thể là lợi nhuận đạt được từ việc áp dụng hệ thống.
Sau đây là các lý do để áp dụng HTQLMT:
- Dễ dàng hơn trong kinh doanh - một tiêu chuẩn quốc gia chung sẽ làm giảm
rào cản về kinh doanh
- Đáp ứng với yêu cầu pháp luật
- Tăng lòng tin: nếu một tổ chức được chứng nhận ISO 14001 và định kỳ được
đánh giá bởi cơ quan độc lập, các bên hữu quan tin tưởng rằng tổ chức rất
quan tâm đến vấn đề môi trường.
- Rủi ro và trách nhiệm pháp lý
- Tiết kiệm được nhiều hơn thông qua các nổ lực giảm thiểu chất thải và ngăn
ngừa ô nhiễm.
- Có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn
- Cải tiến hiệu suất: việc đáp ứng với các phương pháp của HTQLMT sẽ dẫn
đến việc tăng cường lợi nhuận
- Đáp ứng yêu cầu của bên hữu quan – Bên hữu quan muốn đầu tư vào các công
ty có các hoạt động tích cực bảo vệ môi trường.
- Giảm áp lực về môi trường
- Nâng cao hình ảnh của công ty
- Sẽ có nhiều cơ hội bảo hiểm với phí thấp hơn cho các sự cố ô nhiễm môi
trường tiềm năng đối với các tổ chức có thể chứng tỏ rằng hệ thống của mình
có thể ngăn ngừa ô nhiễm thông qua việc đạt được chứng chỉ ISO.
V.1.3.3 Trách nhiệm và vai trò của Ban lãnh đạo trong việc thực hiện ISO 14001
V.1.3.3.1 Cam kết của Ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo môi trường phải thể hiện cam kết của mình về cung cấp tài chính và
nguồn lực để đạt được các mục tiêu trong chính sách môi trường.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 68
V.1.3.3.2 Đưa ra chính sách môi trường
Một HTQLMT tốt phải đảm bảo có chính sách môi trường do Ban lãnh đạo của tổ
chức thiết lập. Tất cả mọi người trong tổ chức phải hiểu được tầm quan trọng các
cam kết của lãnh đạo nêu trong chính sách này. Đây là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự
thành công của hệ thống. Chính sách môi trường cần phải đáp ứng được các yêu cầu
sau:
- Phù hợp với bản chất, phạm vi và tác động môi trường của các hoạt động, sản
phẩm và dịch vụ của tổ chức
- Bao gồm cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm
- Bao gồm cam kết tuân thủ với yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi
trường mà tổ chức phải tuân thủ
- Đưa ra khung hành động cho việc thiết lập và soát xét các mục tiêu và chỉ tiêu
môi trường
- Được lập thành văn bản, thực hiện và duy trì
- Cần được thông tin đến cho các công nhân, nhân viên
- Sẵn sàng phục vụ cho cộng đồng.
V.1.3.3.3 Kết hợp các khía cạnh môi trường vào hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế và ra quyết định
Nhiệm vụ của người cao nhất là liên kết nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào kế hoạch
chiến lược của Doanh nghiệp. Điều đó bao gồm lập kế hoạch đầu tư và lập kế hoạch
chi phí, chiến lược tiếp thị, xây dựng tổ chức để thực hiện chỉ đạo Doanh nghiệp có ý
thức môi trường cũng như xây dựng Hệ thống thông tin môi trường cho nội bộ và đối
với bên ngoài. Trong đó, một mặt có sự chuẩn bị về tổ chức để cài đặt định hướng
môi trường vào các tiến trình Doanh nghiệp ở cấp quản lý trung gian và ở cấp thực
hiện, mặt khác xây dựng các đơn vị bảo vệ môi trường có các trang thiết bị cũng như
có phương tiện và các phương tiện quyền hạn tương xứng.
Người làm đề tài xin giới thiệu công cụ SWOT trong tư duy hệ thống nhằm giúp các
Doanh nghiệp sản xuất Thép kết hợp các khía cạnh môi trường vào hoạch định chiến
lược phát triển kinh tế và ra quyết định.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 69
Ý nghĩa công cụ SWOT:
S (strengh): thế mạnh
Nêu thuận lợi, sở trường của Doanh nghiệp mình, đưa ra lợi thế so sánh với các
Doanh nghiệp khác.
W (weak): điểm yếu
Những điểm còn yếu kém, cần được khắc phục của Doanh nghiệp
O (opportunities): Cơ hội
Nêu ra những thuận lợi, cơ hội Doanh nghiệp có được khi đạt được chứng nhận ISO
14001: 2004 hay khi có những thay đổi về kỹ thuật sản xuất, trình độ nhận thức của
nhân viên.
T (threats): Thách thức, trở ngại
Nêu những trở ngại thường gặp khi thực hiện HTQLMT
Lưu ý:
Thế mạnh (S) hay Cơ hội (O): + Điểm yếu (W) hay thách thức (T): -
Vạch chiến lược hành động
S+ W-
O+ Phát huy thế mạnh để giành
lấy cơ hội
Tận dụng cơ hội để khắc
phục điểm yếu
T- Tận dụng thế mạnh để vượt
qua thử thách
Không để thử thách khoét
sâu điểm yếu
Xin đưa ra ví dụ cụ thể: Phân tích thế mạnh, điểm yếu trong nội bộ ngành Thép và
các cơ hội cũng như thách thức mà ngành Thép gặp phải từ bên ngoài.
Những thế mạnh, điểm yếu bên trong nội bộ ngành Thép
S+ (Strengh) thế mạnh
- Các Doanh nghiệp sản xuất Thép được đầu tư xây dựng gần đây sử dụng công
nghệ hiện đại, tiên tiến.
- Đa số có vốn đầu tư nước ngoài nên ít gặp khó khăn về vốn
- Đội ngũ công nhân lành nghề, Ban lãnh đạo có kinh nghiệm lâu năm
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 70
- Số lượng công nhân dồi dào, mức lương chi trả tương đối thấp so với các
nước. Đây là một trong những yếu tố để giá sản phẩm thấp, tạo thế mạnh cạnh
tranh trên thị trường.
W – (Weak) điểm yếu
- Nhận thức về việc bảo vệ môi trường của cán bộ công nhân viên ngành Thép
còn thấp, số lượng Doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14001 còn quá ít.
- Bên cạnh những Dự án đầu tư xây dựng gần đây sử dụng công nghệ hiện đại,
thì vẫn còn tồn tại nhiều nhà máy sản xuất Thép với công nghệ cũ kĩ lạc hậu.
- Ngành Thép là ngành sử dụng nguồn lao động khá nhiều, rất đa dạng về thành
phần và trình độ, đại đa số là những người có học vấn thấp, do đó rất khó
khăn cho việc đào tạo.
- Các khía cạnh môi trường của ngành Thép có tác động đáng kể đến môi
trường, làm giảm hình ảnh của Doanh nghiệp trong cộng đồng.
- Công suất sản xuất phôi Thép quá nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các
nhà máy sản xuất Thép trong nước, việc nhập phôi Thép là rất cần thiết, điều
đó làm cho các Doanh nghiệp Thép phụ thuộc vào rất nhiều ngành Thép của
thế giới, và giá thành phẩm làm ra không mang tính ổn định.
Những cơ hội, thách thức từ bên ngoài mà ngành Thép gặp phải
O+ (Opportunities) cơ hội
- Việc tiêu dùng Thép trên thế giới đã chuyển sang chu kỳ tăng trưởng cao, mặt
bằng giá mới cho các sản phẩm Thép được thiết lập, là cơ hội để các ngành
Thép đẩy mạnh sản xuất, thay thế nhập khẩu.
- Nhu cầu về Thép của Việt Nam cũng tiếp tục tăng cao, đây là cơ hội thuận lợi
để chuẩn bị và triển khai các bước xây dựng nhà máy liên hợp luyện kim khép
kín với quy mô lớn, khả năng thu hút vốn đầu tư của nhiều tập đoàn sản xuất
Thép lớn trên thế giới.
- Nhiều Dự án sản xuất phôi Thép đang được đầu tư và xây dựng, thay thế
nguồn phôi Thép nhập khẩu, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 71
sản xuất Thép trong nước. Đây là cơ hội tốt để sản phẩm Thép trong nước
cạnh tranh với Thép nhập khẩu vì giảm được giá thành.
T – (threats) Thách thức
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường của Chính phủ, của các tổ chức đoàn thể trong
và ngoài nước.
- Các Doanh nghiệp Thép khác đang xúc tiến áp dụng ISO 14001
- Người tiêu dùng bắt đầu lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường
- Ngành Thép sẽ đối mặt với nhiều thách thức do tác động của tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Việc Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ AFTA vào
năm 2006 sẽ đưa thuế suất đối với các sản phẩm Thép từ các nước ASEAN
xuống chỉ còn 0-5%. Bên cạnh đó là việc triển khai thực hiện các cam kết
song phương và đa phương (Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ), các Hiệp định
Thương mại giữa ASEAN và các nước, các tổ chức kinh tế khác như Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… và thách thức hơn cả là việc Việt Nam gia
nhập WTO. Tất cả những điều này sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của nền
kinh tế nói chung và ngành công nghiệp Thép nói riêng, trong đó rõ nhất là
việc các rào cản nhằm bảo hộ ngành công nghiệp trong nước sẽ dần được dỡ
bỏ. Điều này sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với ngành công nghiệp Thép
của nước ta.
Bảng 5.1: Kết hợp các khía cạnh môi trường vào hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế và ra quyết định của ngành sản xuất Thép
S+ W
-
O+
Đội ngũ công nhân lành nghề,
dồi dào, mức lương chi trả thấp
so với các nước để tạo ra sản
phẩm có giá thành thấp và chất
lượng Æ tranh thủ cơ hội đầu tư
của các tập đoàn sản xuất Thép
lớn trên thế giới, giành cơ hội
Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn, công
nghệ sản xuất tiên tiến nên áp dụng
HTQLMT để khắc phục những điểm
yếu của Doanh nghiệp, đó là giảm tác
động của các khía cạnh môi trường của
Doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh, làm giảm hình ảnh
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 72
chiếm lĩnh thị trường.
của Doanh nghiệp trong cộng đồng.
Công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đầu
tư nước ngoài Æ Xây dựng các nhà
máy sản xuất phôi Thép, đáp ứng nhu
cầu phôi trong nước, không còn phụ
thuộc nguồn phôi thế giới Æ tạo giá
thành thấp và ổn định.
T-
Ngành Thép có đội ngũ công
nhân lành nghề, dồi dào, mức
lương chi trả thấp so với các
nước Æ tạo ra sản phẩm có giá
thành thấp Æ có khả năng cạnh
tranh với các sản phẩm nhập
khẩu khác khi mà thuế suất đối
với các sản phẩm Thép từ các
nước ASEAN xuống chỉ còn 0-
5% và việc các rào cản nhằm
bảo hộ ngành công nghiệp trong
nước sẽ dần được dỡ bỏ.
Khi rào cản thuế quan bị dở bỏ, các
sản phẩm Thép nhập khẩu sẽ cạnh
tranh rất mạnh với sản phẩm Thép
trong nước, đây là một thử thách lớn
đối với các Doanh nghiệp sản xuất
Thép lâu năm của nước ta.
Các Doanh nghiệp Thép khác đang xúc
tiến áp dụng ISO 14001.
Người tiêu dùng bắt đầu lựa chọn các
sản phẩm thân thiện với môi trường
Mặt khác, Việt Nam gia nhập WTO,
sản phẩm xuất đi đòi hỏi phải đáp ứng
với yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy
mà các Doanh nghiệp không nên để
thử thách này khoét sâu vào điểm yếu
của Doanh nghiệp mình.
Từ phương pháp trên, Ban lãnh đạo đưa ra hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường của Doanh nghiệp mình.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 73
V.1.3.3.4 Duyệt hồ sơ đánh giá nội bộ
Sau một chương trình đánh giá nội bộ định kỳ, trưởng các phòng ban (đánh giá viên)
ghi lại những điểm phù hợp và những lỗi mắc phải của phòng/ ban được đánh giá để
báo cáo cho trưởng đoàn đánh giá và nhân viên, kèm theo kế hoạch hành động khắc
phục để cải tiến.
Bảng báo cáo kết quả đánh giá được Ban lãnh đạo xem xét, ký duyệt và lưu hồ sơ
V.2 Ban quản lý ISO
V.2.1 Mục đích đào tạo
Nâng cao kết quả hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù của Doanh nghiệp
Biết cách thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT
V.2.2 Phạm vi đào tạo
Nhân sự:
Trưởng/ phó các phòng ban (kho), tổ trưởng, tổ phó các phân xưởng
Nhận thức:
Nắm các yêu cầu chung của bộ tiêu chuẩn ISO 14001
Thường xuyên cập nhật luật định
Hướng dẫn viết sổ tay môi trường
Hướng dẫn cách thức thực hiện hệ thống tài liệu môi trường
Nhận dạng các khía cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường có ý
nghĩa
Nhận dạng sự có môi trường và lập ra kế hoạch phòng ngừa/ khắc phục
Lập kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Quản lý chất thải
Tuyên truyền thông tin đến mọi người
Hoạch toán môi trường
Ghi chép hồ sơ - Kiểm toán môi trường (đánh giá nội bộ)
Xây dựng chương trình huấn luyện và đào tạo (phục vụ công tác cải tiến liên
tục)
V.2.3 Nội dung đào tạo
V.2.3.1 Nắm các yêu cầu chung của tiêu chuẩn ISO 14001
4.1 Yêu cầu chung
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 74
4.2 Chính sách môi trường
4.3 Hoạch định
4.3.1 Các khía cạnh môi trường
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình
4.4 Thực hiện và điều hành
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiện và quyền hạn
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức
4.4.3 Thông tin
4.4.4 Tài liệu
4.4.5 Kiểm soát tài liệu
4.4.6 Kiểm soát điều hành
4.4.7 Chuẩn bị và đáp ứng tình trạng khẩn cấp
4.5 Kiểm tra
4.5.1 Theo dõi và đo lường
4.5.2 Đánh giá sự phù hợp
4.5.2.1 Lập thủ tục để định kỳ đánh giá sự phù hợp pháp luật
4.5.2.2 Đánh giá sự phù hợp với những yêu cầu khác liên quan
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ
4.5.5 Đánh giá nội bộ
4.6 Xem xét của lãnh đạo
4.1 Yêu cầu chung
Tổ chức phải thiết lập văn bản cách thực hiện HTQLMT, đồng thời cũng thiết lập
văn bản cách duy trì và cải tiến HTQLMT phù hợp với các yêu cầu chung của bộ tiêu
chuẩn ISO 14001
Tổ chức phải định nghĩa rõ ràng và lập văn bản hoá phạm vi của HTQLMT
4.2 Chính sách môi trường
Chính sách môi trường do Ban lãnh đạo đưa ra và phải đảm bảo rằng liên quan tới
toàn bộ phạm vi của HTQLMT
Chính sách môi trường phải:
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo phục vụ công tác áp dụng ISO 14001: 2004
GVHD: Th.S Thái Văn Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 75
- Thích hợp với bản chất, mức độ và các tác động môi trường mà các hoạt động
sản phẩm và dịch vụ gây ra
- Cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm
- Cam kết phù hợp với quy định luật pháp bắt buộc áp dụng và các yêu cầu
khác mà tổ chức phải chấp hành liên quan tới các yếu tố môi trường
- Đưa ra khuôn khổ để thiết lập và soát xét các mục tiêu và chỉ tiêu
- Lập thành văn bản áp dụng và duy trì
- Được thông tin cho toàn bộ nhân viên đến làm việc/ đạ