Đồ án Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường cho quận gò vấp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Quận Gò vấp nằm ở vành đai phía Bắc nội thành, tiếp giáp các quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh. Tổng diện tích tựnhiên toàn quận 1975,83 ha trải dài theo hướng Đông sang Tây với chiều dài khoảng 7,5 km và chiều rộng hướng Bắc nơi rộng nhất khoảng 5,9 km. Địa chất công trình đa dạng, có khu vực địa hình cao thích hợp xây dựng các công trình lớn. Cơcấu chuyển dịch đất đang theo hướng đất chuyên dùng, đất ởvà đất xây dựng công trình giao thông, giảm diện tích đất nông nghiệp. Quá trình đô thịhoá nhanh đã làm cho Gò Vấp trởthành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cao nhất thành phố. Năm 1995 là 223.000 người, năm 2005 là 453.551 người, năm 2006 là 491.122, năm 2007 là 503.139 người và năm 2010 là 560.000 người. Trên địa bàn quận Gò Vấp có 4.111 cơ ởsản xuất công nghiệp, chiếm sốlượng lớn là các ngành may, da, giảvà sản xuất giấy cuộn Hầu hết các cơsởnày chưa thực hiện tốt công tác bảo vệmôi trường vềnước thải, khí thải, chất thải rắn Do đó đây là các nguồn ô nhiễm tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh. Trước những vấn đềcấp bách nhưtrên, xây dựng kếhoạch bảo vệmôi trường Quận Gò Vấp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng cũng nhưxu thếdiễn biến môi trường và từ đó đềxuất các biện pháp bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

pdf57 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường cho quận gò vấp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Quận Gò vấp nằm ở vành đai phía Bắc nội thành, tiếp giáp các quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh. Tổng diện tích tự nhiên toàn quận 1975,83 ha trải dài theo hướng Đông sang Tây với chiều dài khoảng 7,5 km và chiều rộng hướng Bắc nơi rộng nhất khoảng 5,9 km. Địa chất công trình đa dạng, có khu vực địa hình cao thích hợp xây dựng các công trình lớn. Cơ cấu chuyển dịch đất đang theo hướng đất chuyên dùng, đất ở và đất xây dựng công trình giao thông, giảm diện tích đất nông nghiệp. Quá trình đô thị hoá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cao nhất thành phố. Năm 1995 là 223.000 người, năm 2005 là 453.551 người, năm 2006 là 491.122, năm 2007 là 503.139 người và năm 2010 là 560.000 người. Trên địa bàn quận Gò Vấp có 4.111 cơ ở sản xuất công nghiệp, chiếm số lượng lớn là các ngành may, da, giả và sản xuất giấy cuộn … Hầu hết các cơ sở này chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường về nước thải, khí thải, chất thải rắn … Do đó đây là các nguồn ô nhiễm tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh. Trước những vấn đề cấp bách như trên, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường Quận Gò Vấp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng cũng như xu thế diễn biến môi trường và từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 1.2 Mục tiêu của đề tài - Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường với việc phát triển kinh tế xã hội quận Gò Vấp. - Điều chỉnh hoạt động phát triển công nghiệp, nông nghiệp và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường cho quận Gò Vấp. - Cung cấp cơ sở khoa học nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ nhân dân để đạt được sự phát triển bền vững. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 2 1.3 Nội dung của đề tài - Thu thập dữ liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận Gò Vấp. - Đánh giá hiện trạng môi trường và hiện trạng công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Gò Vấp. - Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên của quận Gò Vấp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. - Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường chi tiết trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu đã đề xuất. - Đưa ra các kết luận và kiến nghị của đề tài. 1.4 Ý nghĩa của đề tài - Thiết lập được một kế hoạch bảo vệ môi trường phù hợp cho cấp quản lý cơ sở tại Quận, Huyện. - Đề xuất được các chương trình bảo vệ môi trường chặt chẽ và hợp lý cho quận Gò Vấp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 3 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN GÒ VẤP 2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 2.1.1 Giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh và quận Gò Vấp a. Thành phố Hồ Chí Minh Tp.HCM là thành phố lớn nhất đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, du lịch, văn hoá, giáo dục lớn nhất của Việt Nam với dân số ước tính khoảng 7 triệu dân, diện tích là 2.095,01 km2 gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Tp.HCM co tốc độ phát triển kinh tế khá cao, GDP chiếm 20% cả nước. Các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu: điện, điện tử (bao gồm điện tử kỹ thuật cao), cơ khí, hoá chất, phần mềm, dệt may, giày da, luyện kim, dầu khí, sản xuất ô tô, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, chế biến nông, lâm sản và nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, cho đến thời điểm 2007, công nghệ sản xuất nhìn chung của Thành phố Hồ Chí Minh hiện rất lạc hậu. Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại, trong số đó, có 21/212 cơ sở sản xuất của ngành dệt may; 4/40 cơ sở sản xuất của ngành da giày; 6/68 cơ sở ngành hóa chất; 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Trong thời gian từ năm 1997-2007, ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức bình quân trên 13%. Đến thời điểm 2007, Thành phố Hồ Chí Minh đã có trên 38.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 35,9% so với năm 2000. Từ năm 1995 đến nay, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có có hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học công nghệ cao và có hiệu quả kinh tế. Ngành hóa chất tăng từ 12,9% lên 18,7%, điện tử-tin học từ 2,9% lên 3,2%... Đồng thời, tỷ trọng của các ngành công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động trong tổng sản lượng công nghiệp của thành phố được giảm xuống như ngành dệt may từ 14,3% xuống còn 13,1%, chế biến thực phẩm-đồ uống giảm từ 28,9% xuống còn 17%... Tuy nhiên, giá trị gia tăng của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại Thành phố trên đơn vị sản phẩm vẫn còn rất thấp. Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh là các cơ sở dân doanh có qui mô nhỏ, Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 4 vốn đầu tư vào sản xuất ít, thiết bị lạc hậu... nên việc đầu tư trang thiết bị mới, ứng dụng công nghệ mới ở các ngành công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống giao thông khá đa dạng với nhiều loại hình như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không. Ngoài ra, thành phố còn đang đầu tư vào hệ thống xe buýt, với hỗ trợ hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ UBND TPHCM, xe buýt ở Tp.HCM họat động với mục tiêu giảm thiểu số lượng phương tiện giao thông cá nhân. b. Quận Gò Vấp Quận Gò Vấp nằm ở vành đai phía bắc thành phố, có diện tích 19,74 km 2. Gò Vấp chia thành 2 vùng: một là vùng trũng nằm dọc theo sông Bến cát, gọi là vùng trũng vì nằm trong vùng đất phèn thường bị ngập theo triều, đây là vùng sản xuất nông nghiệp, nhưng năng suất cây trồng không cao, hai là vùng cao chiếm phần lớn diện tích phù hợp với việc xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp. Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cụ thể năm 1995 là 223.000 người, năm 2005 là 453.551 người, năm 2006 là 491.122, năm 2007 là 503.139 người và năm 2010 là 560.000 người. Từ năm 2001 đến nay giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,04%. Đặc biệt sự ra đời của Luật doanh nghiệp tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời quận tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, xuất khẩu. Trong đó, ngành dệt, may, giày da tăng cường khâu nội địa hoá đầu vào, làm chủ khâu thiết kế sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Quận cũng đã quy hoạch khu sản xuất công nghiệp tập trung tại phuờng 12 với diện tích 40,31 ha với 74 doanh nghiệp đang hoạt động, đảm bảo xử lý tốt nhiễm môi trường. 2.1.2 Hiện trạng sản xuất công nghiệp Theo số lượng tổng hợp của phòng kế toán và thống kê quận Gò Vấp năm 2007 toàn quận có 4.111 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang sản xuất với số cơ sở sản xuất năm 2008 đã giải quyết việc làm cho hơn 62.000 lao động. Trong đó thế mạnh của quận là các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, may mặc, dệt nhuộm và ngành tái chế giấy – bao bì. Ngoài các doanh nghiệp nhỏ đóng Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 5 trên địa bàn quận, còn có nhiều doanh nghiệp lớn của Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh trú đóng như: Công ty may 28, Công ty giày 32, Nhà máy thủy tinh, Mercedes – Benz, Liên doanh Isuzu, Công ty may Phương Đông,… Tình hình phát triển các ngành nghề sản xuất tại quận Gò Vấp như sau: + Ngành dệt: Một số đơn vị có vốn mạnh đã mạnh dạn bỏ ra hàng tỷ đồng để nhập các thiết bị hiện đại như máy dệt kiếm, dệt hơi nước, dệt xà, dệt kim, các máy nhuộm cao áp, máy căng kim định hình, in lụa,… Nhờ có hệ thống dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, ngành dệt ở Gò Vấp đã làm ra các mặt hàng vải với chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập và năng suất tăng cao so với dệt thủ công. Số lượng sản phẩm ngành dệt toàn quận năm 2008 đạt 883.000 m, chủ yếu là các cơ sở tư nhân. + Ngành may, giày da: Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây nhưng là ngành có tốc độ CNH – HĐH rất nhanh và hiện là ngành xuất khẩu chủ lực của quận. Hiện nay sản phẩm của ngành may mặc ở Gò Vấp đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đông,… với tổng sản phẩm năm 2007 đạt 23,209 triệu sản phẩm may mặc. Ngành giày da cũng đang từng bước phát triển và hội nhập vào thị trường các nước đến 10,2 triệu đôi năm 2007. + Ngành giấy – bao bì: Ngành giấy – bao bì là thế mạnh của Gò Vấp với khoảng 40 cơ sở sản xuất. Giấy – bao bì tạo ra 5.358 tấn năm 2007, tập trung chủ yếu ở các công ty TNHH Giấy Sài Gòn, Hiệp Phát, Tân Thành Công, Dũng Tiến,… + Ngành lương thực – thực phẩm: Ngành chế biến lương thực chủ yếu là mì ăn liền với 3950 tấn, một số cơ sở nước chấm, dầu ăn, tương chao cũng phát triển mạnh. Riêng ngành sản xuất bia chai, bia tươi, bia hơi đang là thế mạnh của quận và một số cơ sở nước khoáng đóng chai cũng đang phát triển. + Ngành cao su - nhựa: Ngành cao su – nhựa là ngành có mức phát triển đều đặn trong những năm qua. Nhiều sản phẩm nhựa, cao su của quận như: vỏ xe, nệm mút, tấm trần, bồn chứa nước, đồ nhựa gia dụng,… hiện nay đã cạnh tranh ưu thế với hàng ngoại nhập. + Cơ khí - điện tử: Ngoài các mặt hàng cơ khí tiêu dùng truyền thống của quận như hàng inox gia dụng, sản xuất gia công các loại tôn, thép, xà gồ,… quận Gò Vấp đã sản xuất thêm một số mặt hàng mới có chất lượng cao và xuất khẩu như bàn ghế Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 6 ngoài trời, dù che, tụ điện,…Trước đây, ngành này chỉ giới hạn ở hàng loa - ampli, quạt điện của các cơ sở nhỏ, thì hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn được thành lập như Tiến Đạt, Singer, Tiến Tiến,…Nhiều sản phẩm điện tử gia công trên địa bàn quận được xuất sang các nước. + Ngành nghề còn lại như sản phẩm, vật dụng bằng gỗ, thủ công mỹ nghệ, in,.. cũng có mức phát triển tốt, góp phần làm phong phú và đa dạng hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thu công nghiệp của Gò Vấp. Từ năm 2001 đến nay giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,04%. Đặc biệt sự ra đời của Luật doanh nghiệp tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời Quận tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, xuất khẩu. Trong đó, ngành dệt, may, giày da tăng cường khâu nội địa hoá đầu vào, làm chủ khâu thiết kế sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Đến nay, sản xuất công nghiệp – TTCN quận Gò Vấp có 325 đơn vị hoạt động theo luật doanh nghiệp và 3.200 cơ sở sản xuất nhỏ với 45.000 lao động. Quận cũng đã quy hoạch khu sản xuất công nghiệp tập trung tại phuờng 12 với diện tích 40,31 ha với 74 doanh nghiệp đang hoạt động, đảm bảo xử lý tốt ô nhiễm môi trường. Bảng 2.1: Các cơ sở sản xuất trên địa bàn quận Gò Vấp Cơ sở Cơ sở sản xuất Giá trị sản xuất (triệu đồng) Quốc doanh 0 0 Tập thể 1 3.410 Công ty cổ phần 11 194.419 Công ty TNHH 283 1.566.933 Doanh nghiệp tư nhân 152 336.168 Cá thể 3.377 679.618 Tổng cộng 3.824 2.780.548 Nguồn: Niên giám thống kê quận Gò Vấp năm 2007 2.1.3 Hiện trạng ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn quận hiện nay hầu hết đều nằm xen lẫn trong khu dân cư nên hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã và đang có dấu hiệu ô nhiễm môi trường với mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào ngành Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 7 nghề và số lượng cơ sở. Danh sách các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Gò Vấp được thống kê ở bảng 2.1. Bảng 2.2: Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Gò Vấp STT Ngành nghề Số lượng Nguồn ô nhiễm Ghi chú 1 Xi mạ 08 NT 5 DNTN, 3 cơ sở 2 Dệt nhuộm,giặt tẩy 10 NT, KT 7 DNTN, 3 cơ sở 3 Nhuộm giấy bóng kính 02 NT 2 CƠ SỞ 4 Dệt vải 119 NT, CTR 4 DNTN, 115 cơ sở 5 Xeo giấy 19 NT, KT, CTR 14 DNTN, 5 cơ sở 6 Bao bì giấy 17 KT, CTR 10 DNTN, 7 cơ sở 7 In lụa, bao bì 09 KT, NT 4 DNTN, 5 cơ sở 8 Cán luyện cao su, vỏ xe 40 KT Cơ sở 9 Cơ khí 209 Ồn, KT,CTR 21DNTN,188 cơ sở 10 Nấu đúc thủy tinh 01 KT, CTR DNTN 11 Nấu đúc kim loại 11 KT, CTR 4DNTN,7cơ sở 12 Thuốc BVTV 04 NT, KT 2DNTN,2cơ sở 13 Thuốc thú y 04 NT, KT DNTN 14 Thúc ăn gia súc 03 NT, KT 1 Cty, 2 cơ sở 15 Nhựa PE, PVC 31 KT 11DNTN,20 cơ sở 16 Composite, thạch cao 12 KT,CTR 2 DNTN, 10 cơ sở 17 Giày da 13 KT,CTR 4 DNTN, 9 cơ sở 18 May mặc 137 Bụi, CTR 41 DNTN, 96 cơ sở 19 Giết mổ 01 NT, CTR Cơ sở 20 Gỗ, mây tre đan 55 Bụi, CTR 9 DNTN, 46 cơ sở 21 Chất tẩy rửa, dầu gội 16 NT Cơ sở 22 Bột trét tường, vôi 10 KT, CTR 7DNTN, 3 cơ sở 23 Sản xuất đồng hồ 04 Ồn, CTR 1DNTN, 3 cơ sở 24 Nút áo 01 NT,CTR Cơ sở Nguồn: Niên giám thống kê quận Gò Vấp năm 2007 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 8 Ghi chú: NT: nước thải, KT: khí thải, CTR: Chất thải rắn Theo danh sách trên thì toàn quận có khoảng 736 cơ sở công nghiệp có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường và cần có biện pháp khắc phục. Với nhiều loại hình sản xuất khác nhau nên nguồn ô nhiễm cũng rất đa dạng theo ngành nghề. Tuy nhiên loại hình gây ô nhiễm chính trên địa bàn quận chủ yếu từ các ngành nghề sau: - Dệt, nhuộm, giặt tẩy vải - Xeo giấy, in lụa, bao bì - Chế biến thực phẩm - Nhựa PE, PVC, Composite - Cán luyện cao su, vỏ xe - Giày da - Nấu đúc kim loại, thủy tinh - Gỗ, mây tre mỹ nghệ Nước thải: Nhìn chung qua đợt khảo sát và kiểm tra môi trường kết hợp giữa Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường và UBND Quận Gò Vấp thì hầu hết các cơ sở công nghiệp trên địa bàn quận đều chưa chú trong đến việc xử lý nước thải sản xuất trước khi thải ra môi trường. Nước thải sản xuất tại các cơ sở thường được lắng lọc, tách cặn bằng hố ga rồi sau đó thải thẳng ra cống, các kênh rạch trong địa bàn với nồng độ các chất ô nhiễm thường vượt tiêu chuẩn nguồn loại C TCVN 5945-2005 Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở, Viện Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trườngđã tiến hành lấy mẫu và phân tích 6/11 cơ sở điển hình và cho kết quả ở bảng 2.3. Bảng 2.3: Kết quả phân tích nước thải của một số cơ sở trên địa bàn quận Gò Vấp Kết quả phân tích nước thải Thông số Đơn vị NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 pH mg/l 11,3 7,7 6,5 6,4 2,7 7,4 Cặn lơ lửng mg/l 621 0 51 490 1.200 120 COD mg/l 4.190 38 430 4270 24960 26 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 9 BOD mg/l 1.280 22 180 1310 9700 14 Dầu mỡ mg/l 1,8 0,4 1,2 2,88 0,25 1,8 Tổng P mg/l 3,7 8,4 3,8 2,2 6,0 0,8 Tổng N mg/l 7 2,5 4,5 23 122 3,5 Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường ngày 16/03/2007 Ghi chú: Ký hiệu Lượng nước thải Ngành sản xuất NT1: Công ty TNHH Vĩnh Phú 3m3/ngày Đồ chơi trẻ em NT2: Công ty Cổ phần Tân Tiến 25m3/ngày Dệt may NT3: XN Thái Sơn 15m3/ngày In vải NT4: Công ty TNHH Tân Thành Công 196 m3/ngày Giấy tái sử dụng NT5: Công ty Cổ phần thực phẩm Gò Vấp 20m3/ngày Nước tương NT6: Công ty Cổ phần thủy tinh Nam Phát 15 m3/ngày Nấu thủy tinh Kết quả phân tích 6 cơ sở trên cho thấy nước thải đã vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, chủ yếu là hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD và COD khá cao. Có thể nói nước thải của các ngành dệt nhuộm, thực phẩm, sản xuất giấy tái sinh thì vấn đề ô nhiễm nước thải là đặc biệt nghiêm trọng nếu không được xử lý. Không khí: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng bụi tại 11 cơ sở đo đạc thì có 10 cơ sở đã vượt tiêu chuẩn cho phép trong khu dân cư, trong đó các công ty, xưởng mộc có hàm lượng bụi cao nhất (vượt 7 lần cho phép). Các cơ sở sản xuất có giá trị nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép trong khu dân cư cần có biện pháp khắc phục. Các chất ô nhiễm như: SO2, NO2, CO tại tất cả các điểm đo đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường xung quanh. Do đặc thù của ngành nghề sản xuất nên một số cơ sở đã có dấu hiệu ô nhiễm dung môi. 2.1.4 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 là 19.684 tỷ đồng, giảm 21,06% so với năm 2006. Các hộ sản xuất nông nghiệp đang chuyển hướng dần qua cung cấp dịch vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 10 Diện tích đất nông nghiệp hiện là 279,32 ha. Diện tích gieo trồng giảm, trong đó diện tích trồng rau giảm 16,04%, diện tích trồng hoa kiểng các loại giảm 17,40%. Tổng đàn gia súc giảm do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, chuồng trại chuyển sang phòng cho thuê và các ngành kinh doanh khác có thu nhập cao hơn, không gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. 2.1.5 Hiện trạng thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Thương mại và dịch vụ không phải là thế mạnh của một quận vùng ven như Gò Vấp, nhưng sau khi đất nước mở cửa, đã nhanh chóng vượt qua hơn một thập niên trì trệ và có bước phát triển bền vững, năm sau khá hơn năm trước, bình quân tăng 16% /năm. Năm 1991, Gò Vấp bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch gần 6 triệu USD, năm 1995 là 11,5 triệu USD, năm 1998 hơn 31,5 triệu USD, năm 2001 đạt 71 triệu USD, năm 2002 đạt 90 triệu USD, năm 2003 đạt 105 triệu USD và năm 2004 đạt 120 triệu USD. Gò Vấp từng có 2 công ty quốc doanh hoạt động thương mại và dịch vụ là Công ty Dịch vụ và Công ty Thương nghiệp tổng hợp, nhưng cả hai ngừng hoạt động đã lâu vì không có hiệu quả. Ở Gò Vấp không có công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ. Kinh tế tập thể chỉ còn 3 đơn vị, doanh số không đáng kể. Các thành phần kinh tế có “tiếng nói quyết định” trên thị trường thương nghiệp-dịch vụ Gò Vấp gồm: Công ty TNHH: 50 đơn vị năm 1995, 369 đơn vị năm 2003 và năm 2004 có 512 đơn vị, tăng trung bình 28%/năm. Doanh nghiệp tư nhân: Tăng từ 115 đơn vị năm 1995, lên 204 đơn vị năm 2003, tăng bình quân 7%/năm. Năm 2004 có 24 doanh nghiệp hoạt động. Hộ cá thể: Tăng từ 3.409 năm 1995 lên 11.885 năm 2003, tăng bình quân 16%/năm; chiếm tỉ lệ tuyệt đối. Hộ kinh doanh có sạp ở các chợ Gò Vấp (đường Nguyễn Văn Nghi), chợ Hạnh Thông Tây (giao lộ Quang Trung và Thống Nhất), chợ Xóm Mới (giao lộ Lê Đức Thọ và Thống Nhất), chợ An Nhơn (giao lộ Dương Quảng Hàm - Nguyễn Oanh), chợ Tân Sơn Nhất (gần đường Nguyễn Kiệm). Chợ ở Gò Vấp chỉ bán lẻ, nhưng các chợ đều phân bổ trong khu vực dân cư đông đúc nên đã phát huy vai trò của chúng. Các hộ kinh doanh thương mại ở Gò Vấp còn tập trung trên những tuyến đường lớn, đông khách qua lại, vì vậy hiệu quả Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thúy Trang 11 kinh doanh khá cao; nhiều đường đã trở thành “phố chuyên doanh”, như đường Quang Trung kinh doanh hàng kim khí - điện máy; đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Oanh chuyên kinh doanh công nghệ phẩm, hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng; đường Phạm Văn Chiêu, Lê Đức Thọ, Lê Văn Thọ kinh doanh tổng hợp và hàng may mặc. Các dịch vụ ở Gò Vấp chủ yếu là ẩm thực, khách sạn – nhà hàng có doanh số không đáng kể trong cơ cấu của ngành thương mại - dịch vụ. Gò Vấp không có đơn vị hoạt động ngành du lịch. Kinh tế thị trường thúc đẩy hoạt động thương mại - dịch vụ của Quận phát triển mạnh mẽ. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra mỗi năm tăng bình quân 17,35%. Đến cuối năm 1999 có 9.748 cơ sở thương mại, trong đó có 288 đơn vị trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, số lao động toàn ngành gần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTN - hoan chinh IN.pdf
  • pdfbia do an.pdf
  • pdfL_I C_M ON.pdf
  • pdfMUC LUC- 21-7 IN.pdf
  • pdfPHU LUC - 21-7 IN.pdf
Tài liệu liên quan