Độ bền kháng gãy của răng phục hồi bằng chốt sợi có tái tạo composite

Mục tiêu: : Đánh giá độ bền kháng gãy của cùi răng tái tạo bằng chốt sợi thủy tinh và composite. Phương pháp: Thử nghiệm in-vitro thực hiện trên 20 răng có một ống tủy đã được cắt bỏ phần thân răng. Mẫu được chia làm 2 nhóm để sửa soạn ống tủy, khoan chốt và gắn chốt sợi X-PostTMvới composite lưỡng trùng hợp Core- XTM flow. Nhóm 1 được tái tạo cùi với composite quang trùng hợp Ceram XTMtrám từng lớp và nhóm 2 tái tạo cùi với composite Core- XTM flow (hãng sản xuất Densply). Độ bền kháng gãy được đo khi đặt một tải lực trên mặt răng tạo với trục răng một góc 45o cho đến khi có sự nứt gãy xảy ra. Đồng thời các kiểu nứt gãy của chân răng cũng được ghi nhận. Xử lý số liệu và so sánh sự khác nhau giữa 2 nhóm bằng SPSS phiên bản 16.0. Kết quả: Giá trị lực nén gây nứt gãy đầu tiên của nhóm 1 là 344,24 ± 76,28 N và nhóm 2 là 512,54 ± 45,85 N. Giá trị lực nén gây nứt gãy hoàn toàn của 1 là 272,85 ± 74,26 N và nhóm 2 là 472,77 ± 110,68 N. Sự khác biệt của 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tất cả các răng của hai nhóm đều bị gãy ở khối composite tái tạo cùi. Kết luận: Composite lưỡng trùng hợp vừa dùng làm xi măng gắn chốt sợi, đồng thời cũng là vật liệu tái tạo cùi răng Core- XTM flow có độ bền kháng gãy cao hơn so với composite quang trùng hợp tái tạo cùi răng Ceram XTM.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độ bền kháng gãy của răng phục hồi bằng chốt sợi có tái tạo composite, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 102 ĐỘ BỀN KHÁNG GÃY CỦA RĂNG PHỤC HỒI BẰNG CHỐT SỢI CÓ TÁI TẠO COMPOSITE Phạm Văn Khoa*, Bùi Huỳnh Anh*, Lê Thị Thanh Thảo**, TÓM TẮT Mục tiêu: : Đánh giá độ bền kháng gãy của cùi răng tái tạo bằng chốt sợi thủy tinh và composite. Phương pháp: Thử nghiệm in-vitro thực hiện trên 20 răng có một ống tủy đã được cắt bỏ phần thân răng. Mẫu được chia làm 2 nhóm để sửa soạn ống tủy, khoan chốt và gắn chốt sợi X-PostTM với composite lưỡng trùng hợp Core- XTM flow. Nhóm 1 được tái tạo cùi với composite quang trùng hợp Ceram XTM trám từng lớp và nhóm 2 tái tạo cùi với composite Core- XTM flow (hãng sản xuất Densply). Độ bền kháng gãy được đo khi đặt một tải lực trên mặt răng tạo với trục răng một góc 45o cho đến khi có sự nứt gãy xảy ra. Đồng thời các kiểu nứt gãy của chân răng cũng được ghi nhận. Xử lý số liệu và so sánh sự khác nhau giữa 2 nhóm bằng SPSS phiên bản 16.0. Kết quả: Giá trị lực nén gây nứt gãy đầu tiên của nhóm 1 là 344,24 ± 76,28 N và nhóm 2 là 512,54 ± 45,85 N. Giá trị lực nén gây nứt gãy hoàn toàn của 1 là 272,85 ± 74,26 N và nhóm 2 là 472,77 ± 110,68 N. Sự khác biệt của 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tất cả các răng của hai nhóm đều bị gãy ở khối composite tái tạo cùi. Kết luận: Composite lưỡng trùng hợp vừa dùng làm xi măng gắn chốt sợi, đồng thời cũng là vật liệu tái tạo cùi răng Core- XTM flow có độ bền kháng gãy cao hơn so với composite quang trùng hợp tái tạo cùi răng Ceram XTM. Từ khóa: fiber post, độ bền kháng gãy ABSTRACT FRACTURE RESISTANCE OF ENDODONTICALLY TREATED TEETH RESTORED WITH FIBER POST AND COMPOSITE CORE Pham Van Khoa, Bui Huynh Anh, Le Thi Thanh Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 102 - 106 Objectives: The aim of this study was to evaluate the fracture resistance of teeth restored with fiber post and composite core. Methods: In this in vitro study, twenty mandibular premolars with single canal were divided into 2 groups (n=10). All the canals were prepared, then the fiber posts (X-Posts) were cemented with a dual-cure resin cement (Core-XTM flow-Densply). Nextly in group 1, the core foundation was formed with a light-cure composite resin (Ceram XTM) with multi-layer technique; while in group 2, the dual-cure resin Core-XTM flow was used for both post cementation and core foundation. The fracture resistance was recorded when a static load was applied to the buckle surface at a 45 degree inclination to the long axis of the tooth until the failure occurred. The failure paterns were also observed. The data was analyzed with SPSS version 16.0. Results: The fracture strength mean in group 2 (512.54 ± 45.85 N and 472.77 ± 110.68 N) was higher significantly than that in group 1 (344.24 ± 76.28 N and 272.85 ± 74.26 N) (p<0.001). All of the failures were found in the part restored with resin composite material of the core foundation. Conclusion: The dual-cure resin Core-XTM flow that combines both indications of “post-cementation” and * Bộ môn Chữa răng- Nội nha, Khoa Răng Hàm Mặt, đại học Y Dược Tp.HCM ** Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Lê Thị Thanh Thảo ĐT: 0973322041 Email: thanhthaorhm@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 103 “core build-up” has the fracture resistance higher than that of light-cure composite resin Ceram XTM. Key words: fiber post, fracture resistance. ĐẶT VẤN ĐỀ Phục hồi nha khoa mang tính thẩm mỹ và chức năng ngày càng đặt ra yêu cầu cải tiến về cả kỹ thuật lẫn vật liệu. Phục hồi trực tiếp răng sau nội nha bằng chốt sợi thay thế cho chốt kim loại và các loại composite tái tạo khác nhau đang được áp dụng ngày một rộng rãi hơn trong Nha khoa hiện đại. So với composite quang trùng hợp đặt từng lớp để tái tạo cùi, hệ thống composite lưỡng trùng hợp gắn chốt và tái tạo mới ra đời được cho là có độ chịu lực tốt, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận là composite nào tốt nhất để phục hồi tái tạo trực tiếp sau khi nội nha. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu: 1. Đánh giá độ bền kháng gãy của cùi răng tái tạo bằng chốt sợi thủy tinh và composite quang trùng hợp. 2. Đánh giá độ bền kháng gãy của cùi răng tái tạo bằng chốt sợi thủy tinh và composite lưỡng trùng hợp. 3. So sánh độ bền kháng gãy của cùi răng tái tạo bằng chốt sợi thủy tinh và composite quang, lưỡng trùng hợp. 4. Khảo sát các kiểu nứt gãy của cùi răng tái tạo bằng chốt sợi thủy tinh và composite quang, lưỡng trùng hợp. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu gồm 20 răng cối nhỏ hàm dưới kích thước tương đối đều nhau đã nhổ của người trưởng thành có các tiêu chuẩn sau: chân răng đã đóng chóp, không bị sâu, nứt, gãy, ngoại tiêu; ống tủy không cong dạng chữ S hay chữ C, không bị vôi hóa, nội tiêu. Chiều dài chân răng tối thiểu là 10 mm, kích thước vùng cổ răng tối thiểu là 7 mm theo chiều ngoài trong và tối thiểu là 5 mm theo chiều gần xa. Cắt bỏ thân răng bằng đĩa cắt kim cương trên đường nối men-xê măng 2 mm, vuông góc với trục răng (chiều dài chân răng khoảng 15 mm). Chia các răng ngẫu nhiên thành 2 nhóm 1 và 2 (n = 10) như sau: Nhóm Chốt Xi măng gắn chốt Vật liệu tái tạo cùi Nhóm 1 X - Post Core X TM flow Ceram X TM Nhóm 2 X - Post Core X TM flow Core X TM flow Các chân răng được sửa soạn ống tủy với trâm nội nha (trâm dũa K số 40 đi hết chiều dài làm việc và sửa soạn bước lùi tới trâm dũa K số 80 -Dentsply Maillefer) và bơm rửa ống tủy với dung dịch NaOCl 2,5%. Trám bít ống tủy bằng kỹ thuật lèn ngang với côn gutta percha và chất trám bít ống tủy AH 26. Cắt côn, nhồi gutta percha, chụp phim tia X kiểm tra kết quả trám bít ống tủy. Sửa soạn ống mang chốt 24 giờ sau khi trám bít ống tủy với độ sâu tương đương nhau (xấp xỉ 9 mm) bằng các lấy đi phần trám bít tương ứng với đường kính chốt bằng mũi khoan Peeso, sau đó sử dụng mũi khoan ống mang chốt dùng cho chốt X Post số 2 sửa soạn phần ống mang chốt. Chụp phim tia X kiểm tra (Hình 1). Thử chốt X Post số 2 cho tất cả chân răng. Hình 1: phim X quang chân răng đã được trám bít ống tủy (hình a), chân răng sau khi khoan chốt (hình b) Quy trình đặt chốt: xoi mòn thành ống tủy chân răng và cả bề mặt thân răng bằng axit (Detrey Conditioner 36) trong 15 giây; bơm rửa và lau khô ống tủy bằng côn giấy; bôi hỗn hợp keo dán và chất kích hoạt trùng hợp (XP Bond và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 104 Self Cure Activator) vào ống tủy 20 giây, thổi khô nhẹ trong 5 giây; làm ướt toàn bộ chốt với hỗn hợp keo dán và chất kích hoạt trùng hợp trong 5 giây, thổi nhẹ; gắn đầu trộn vào ống composite Core XTM flow và bơm vào ống tủy; đặt chốt sợi vào ống tủy, giữ chốt cố định, lấy bỏ phần xi măng dư và chiếu đèn quang trùng hợp 20 giây. Quy trình tái tạo thân răng có sự khác biệt giữa hai nhóm. Nhóm 1: Thoa keo dán, chờ 15 giây, thổi nhẹ, chiếu đèn 10 giây. Đặt khuôn trám dạng cùi răng, nhồi composite Ceram XTM mỗi lớp không dày quá 2 mm, chiếu đèn 20 giây cho từng lớp. Chiếu đèn 40 giây sau khi đặt lớp cuối cùng. Nhóm 2: Đặt khuôn trám dạng cùi răng, bơm tiếp composite Core XTM flow qua đầu ống trộn để tái tạo phần thân răng, chiếu đèn 20 giây cho mỗi lớp có bề dày khoảng 3 mm. Sau khi hoàn tất, chiếu đèn 40 giây từ mỗi bên. Sau đó, tất cả các mẫu của 2 nhóm đều được sửa soạn lại phần cùi răng với mũi kim cương và nước phun sương. Khối composite thân răng sau khi hoàn tất có chiều cao 4 mm, kích thước ngoài - trong 5 mm, gần - xa 4 mm (Hình 2). Hình 2: Hoàn tất giai đoạn tái tạo phần thân răng (A. nhóm Ceram XTM; B. nhóm Core XTM flow) Độ bền kháng gãy được đo bằng máy đo cơ lý vạn năng (LLOYD LR30K) (Hãng Lloyd – Hoa Kì). Đặt lần lượt từng mẫu vào phần đế của máy đo sao cho mặt phẳng đế tạo một góc 45º với sàn nhà. Cho đầu cây đo lực tiếp xúc với mặt trên cùi răng tại khe tạo sẵn ở múi ngoài. Cây đo lực di chuyển với vận tốc 1,0 mm/phút đến khi cùi răng bắt đầu xuất hiện nứt gãy đầu tiên thì màn hình máy tính sẽ hiển thị giá trị lực nén này (lực I). Cây đo lực tiếp tục di chuyển với vận tốc không đổi đến khi cùi răng nứt gãy hoàn toàn, ghi nhận lại các giá trị lực nén này (lực II). Cắt lấy răng ra khỏi khối nhựa và quan sát kiểu gãy của từng mẫu. KẾT QUẢ Nhóm răng tái tạo bằng chốt sợi thủy tinh và composite Ceram XTM (nhóm 1): Lực I có giá trị nhỏ nhất là 231,8 N và giá trị lớn nhất là 472,2 N; lực II có giá trị nhỏ nhất là 130,69 N và giá trị lớn nhất là 387,87 N. Nhóm răng tái tạo bằng chốt sợi và composite Core XTM flow (nhóm 2): Lực I có giá trị nhỏ nhất là 442,8 N và giá trị lớn nhất là 571,2 N; lực II có giá trị nhỏ nhất là 200,7 N và giá trị lớn nhất là 571,2 N. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của lực gây nứt gãy đầu tiên (lực I) và lực gây nứt gãy hoàn toàn (lực II) của 2 nhóm nghiên cứu thể hiện trong bảng 1: Bảng 1: Giá trị trung bình của lực I và lực II của 2 nhóm Ceram XTM và Core XTM flow Nhóm Lực I (N) Lực II (N) Lực trung bình Độ lệch chuẩn Lực trung bình Độ lệch chuẩn 1 344,24 76,28 272,85 74,26 2 512,54 45,85 472,77 110,68 Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập (p<0,001) cho thấy giá trị lực trung bình gây nứt gãy đầu tiên trên răng (lực I) và giá trị lực trung bình gây nứt gãy hoàn toàn trên răng (lực II) ở hai nhóm đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tất cả các răng của 2 nhóm nghiên cứu đều bị gãy ở khối composite tái tạo cùi (Hình 3). Không ghi nhận được trường hợp nào gãy chốt hoặc gãy chân răng. Tuy nhiên, kiểu gãy ở khối vật liệu composite tái tạo của 2 nhóm cũng có sự khác nhau. Ở nhóm 1, nứt gãy phần lớn ở bên trong lòng khối vật liệu mà không liên quan đến giao diện giữa chốt và khối composite tái tạo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 105 cùi (90%). Trong khi đó ở nhóm 2 thì sự nứt gãy hầu hết diễn ra dọc theo giao diện giữa chốt và khối composite tái tạo hoặc composite với ngà chân răng (80%). Hình 3: Kiểu gãy ở khối composite tái tạo. BÀN LUẬN Theo kết quả nghiên cứu thu được, răng cối nhỏ hàm dưới được tái tạo bằng chốt sợi thủy tinh và composite Core XTM flow chịu tải lực trung bình làm nứt gãy cao hơn Ceram XTM. Giá trị lực gây nứt gãy của nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu của Kim Young Hoi (2012) so sánh độ bền kháng gãy trên các răng cối nhỏ hàm dưới phục hồi với chốt sợi thạch anh và 2 hệ thống composite quang, lưỡng trùng hợp. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhóm răng phục hồi với chốt sợi thạch anh và composite quang trùng hợp đề kháng gãy với lực nén trung bình là 1420,7 (độ lệch chuẩn 464,1) cao hơn so với nhóm răng được phục hồi tái tạo với chốt sợi thạch anh và composite lưỡng trùng hợp là 1307,6 (độ lệch chuẩn 451,1). Mức đề kháng gãy này cao hơn nhóm răng cối nhỏ hàm dưới được phục hồi với chốt sợi thủy tinh và composite lưỡng trùng hợp là 1050,1 (độ lệch chuẩn 438,8). Đơn vị đo lực là Newtons (N). Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm trong nghiên cứu này là không đáng kể(3). Nghiên cứu của Đinh Thị Khánh Vân (2010), giá trị lực trung bình gây nứt gãy đầu tiên trên răng tái tạo bằng chốt sợi và composite quang trùng hợp là 206,9 ± 57,83 N(2) thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài ra, kết quả quan sát nghiên cứu này cho thấy 100% răng tái tạo bằng chốt sợi thủy tinh và hai hệ thống composite quang, lưỡng trùng hợp đều bị gãy ở khối vật liệu composite, đây là một kiểu gãy thuận lợi vì nó cho phép khả năng sửa chữa. Trong đó có 55% mẫu gãy khối composite, 45% mẫu gãy giao diện dán giữa composite - chốt và giữa composite - ngà chân răng. Không có mẫu nào gãy ở chốt hoặc gãy ở chân răng (kiểu gãy không thuận lợi). So sánh với kết quả của nhiều nghiên cứu khác đo độ bền kháng gãy của răng được phục hồi với các hệ thống chốt ống tủy khác nhau thì kết quả chưa có về kiểu gãy chân răng nào được ghi nhận ở nhóm răng được phục hồi với chốt sợi(1,2). Nứt, gãy chân răng là hậu quả không mong muốn từ bệnh nhân và cả người điều trị. Và đó là kiểu gãy không thuận lợi vì có thể dẫn đến nhổ răng. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Đinh Thị Khánh Vân (2010) có 100% gãy ở khối composite tái tạo cùi và không có nứt gãy chân răng trên răng tái tạo bằng chốt sợi(2). Tất cả các hệ thống chốt ống tủy đều có tỷ lệ thất bại trên lâm sàng. Đa số răng phục hồi với chốt ít cứng chắc (chẳng hạn như chốt sợi) thì có xu hướng có khả năng sửa chữa được(4). Ưu điểm lớn nhất của chốt sợi là có mô đun đàn hồi tương tự với mô đun đàn hồi của ngà răng. Nhờ đó tạo thành phức hợp ngà chân răng - chốt - cùi răng xuyên suốt theo bề mặt dán cho phép sự dẫn truyền lực dọc theo chân răng tốt hơn. Điều đó giải thích vì sao hiếm có kiểu gãy chân răng ở các răng tái tạo trực tiếp với hệ thống chốt sợi và composite(5). KẾT LUẬN Composite loại lưỡng trùng hợp vừa dùng làm xi măng gắn chốt sợi, đồng thời cũng là vật liệu tái tạo cùi răng có độ bền kháng gãy cao hơn so với composite loại quang trùng hợp tái tạo cùi răng trong nghiên cứu. Các nứt gãy trên cùi răng tái tạo bằng chốt sợi thuỷ tinh và composite là kiểu gãy thuận lợi cho phép sự sửa chữa. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adanir N, Belli S. (2008). “Evaluation of different post lengths effect on fracture resistance of a glass fiber posts system”. Eur J Dent. 2(1): 23-8. 2. Đinh Thị Khánh Vân, Nguyễn Thị Minh Hiền (2010), Độ bền kháng gãy của răng được phục hồi bằng chốt kim loại làm sẵn và chốt sợi thủy tinh, Cập nhật nha khoa, Đại học Y-Dược TP.HCM. 3. Kim YH, Lee JH (2012), “Influence of modification in core building procedure on fracture strength and failure patterns of premolars restored with fiber post and composite core”, The Journal of Advanced Prosthodontics, 4(1): 37-42. 4. Torabi K, Farnaz F (2009), ”Fracture resistance of endodontically treated teeth restored by different FRC posts: an in vitro study”, Indian journal of dental research. 20 (3), pp. 282-287. 5. Wahadni AM. , Hamdan S. , Omiri M. , Hammad MM. , Hatamled MM. (2008) “Fracture resistance of teeth restored with different post systems: in vitro study”. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 106 (2): e 77- 83. Ngày nhận bài báo: 09/02/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/03/2015 Người phản biện: TS Trần Hùng Lâm Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Tài liệu liên quan