Mục tiêu: Xác định độ chính xác của SpO2 so với SaO2 và tìm các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác này ở
bệnh nhi đang hồi sức sốc sốt xuất huyết Dengue.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát trên tất cả bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue nhập khoa
Hồi sức tích cực BV Nhi Đồng 1 từ tháng 9/2010 đến tháng 1/2011. Độ chính xác được phân tích bằng cả 2
phương pháp thống kê: hệ số tương quan Pearson và phép so sánh Bland – Altman. Sự ảnh hưởng của các yếu tố
sinh lý bệnh trên độ chênh lệch (SpO2 – SaO2) được phân tích so sánh dưới nhóm.
Kết quả: Có mối tương quan khá cao giữa SpO2 và SaO2 với hệ số tương quan Pearson là 0,66 trên tất cả
230 bệnh nhi. Ở nhóm đã ra sốc, mối tương quan giữa 2 phép đo cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chưa
ra sốc. Độ chênh lệch (SpO2 – SaO2) trung bình chung cho toàn bộ mẫu khảo sát là 1,1% (± 2,1%) và giới hạn
tương đồng (-3 ; +5,2%). Kết quả độ chênh lệch (± độ lệch chuẩn) xét riêng ở nhóm đã ra sốc và nhóm chưa ra sốc
lần lượt là 0,9% (± 1,4%) và 1,2% (± 2,3%). Suy hô hấp nặng (SaO2 ≤ 90%) làm tăng sai số của SpO2 có ý nghĩa
thống kê. Độ chênh lệch (SpO2 – SaO2) trung bình là 0,98% ở nhóm không suy hô hấp, và là 5,43% ở nhóm suy
hô hấp nặng (p = 0,004). Khi biên độ nảy đèn thấp sai số sẽ gia tăng. Trong khi đó, các yếu tố khác như chi lạnh,
phù ngoại vi, thiếu máu, tăng lactat máu, toan máu và sử dụng thuốc vận mạch không ảnh hưởng trên độ chính
xác của oxy kế theo mạch đập.
Kết luận: Đây là 1 kỹ thuật học thích hợp. Tại những vùng không trang bị thiết bị khí máu động mạch, các
nhà lâm sàng vẫn có thể tin tưởng độ chính xác của SpO2trong theo dõi tình trạng oxy hóa máu trên bệnh nhân
sốc sốt xuất huyết Dengue, do SpO2 cao hơn SaO2 trung bình là 1,1% (± 2,1%). Tuy nhiên trong trường hợp sốc
SXH-D kèm dấu hiệu suy hô hấp hoặc kèm biên độ nảy đèn thấp cần thận trọng và nên chỉ định thêm khí máu
động mạch
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độ chính xác của độ bão hòa oxy máu (SpO₂) trên bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 55
ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA ĐỘ BÃO HÒA OXY MÁU (SpO2)
TRÊN BỆNH NHI SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Nguyễn Ngọc Huyền Mi*, Bạch Văn Cam*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định độ chính xác của SpO2 so với SaO2 và tìm các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác này ở
bệnh nhi đang hồi sức sốc sốt xuất huyết Dengue.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát trên tất cả bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue nhập khoa
Hồi sức tích cực BV Nhi Đồng 1 từ tháng 9/2010 đến tháng 1/2011. Độ chính xác được phân tích bằng cả 2
phương pháp thống kê: hệ số tương quan Pearson và phép so sánh Bland – Altman. Sự ảnh hưởng của các yếu tố
sinh lý bệnh trên độ chênh lệch (SpO2 – SaO2) được phân tích so sánh dưới nhóm.
Kết quả: Có mối tương quan khá cao giữa SpO2 và SaO2 với hệ số tương quan Pearson là 0,66 trên tất cả
230 bệnh nhi. Ở nhóm đã ra sốc, mối tương quan giữa 2 phép đo cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chưa
ra sốc. Độ chênh lệch (SpO2 – SaO2) trung bình chung cho toàn bộ mẫu khảo sát là 1,1% (± 2,1%) và giới hạn
tương đồng (-3 ; +5,2%). Kết quả độ chênh lệch (± độ lệch chuẩn) xét riêng ở nhóm đã ra sốc và nhóm chưa ra sốc
lần lượt là 0,9% (± 1,4%) và 1,2% (± 2,3%). Suy hô hấp nặng (SaO2 ≤ 90%) làm tăng sai số của SpO2 có ý nghĩa
thống kê. Độ chênh lệch (SpO2 – SaO2) trung bình là 0,98% ở nhóm không suy hô hấp, và là 5,43% ở nhóm suy
hô hấp nặng (p = 0,004). Khi biên độ nảy đèn thấp sai số sẽ gia tăng. Trong khi đó, các yếu tố khác như chi lạnh,
phù ngoại vi, thiếu máu, tăng lactat máu, toan máu và sử dụng thuốc vận mạch không ảnh hưởng trên độ chính
xác của oxy kế theo mạch đập.
Kết luận: Đây là 1 kỹ thuật học thích hợp. Tại những vùng không trang bị thiết bị khí máu động mạch, các
nhà lâm sàng vẫn có thể tin tưởng độ chính xác của SpO2 trong theo dõi tình trạng oxy hóa máu trên bệnh nhân
sốc sốt xuất huyết Dengue, do SpO2 cao hơn SaO2 trung bình là 1,1% (± 2,1%). Tuy nhiên trong trường hợp sốc
SXH-D kèm dấu hiệu suy hô hấp hoặc kèm biên độ nảy đèn thấp cần thận trọng và nên chỉ định thêm khí máu
động mạch.
Từ khóa: độ bão hòa oxy máu theo mạch đập, độ bão hòa oxy máu động mạch, oxy kế theo mạch đập, sốc sốt
xuất huyết Dengue.
ABSTRACT
THE ACCURACY OF PULSE OXIMETRY IN INTENSIVE CARE UNIT CHILDREN WITH DENGUE
SHOCK SYNDROME
Nguyen Ngoc Huyen Mi, Bach Van Cam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 55 - 61
Objectives: To determine the accuracy of pulse oximetry relative to SaO2 obtained from ABG in ICU
children with Dengue shock syndrome; and to assess the impact of specific pathophysiologic factors on this
accuracy.
Methods: This cross-sectional analysis consisted of consecutive patients who were admitted to pediatric ICU,
Nhi Dong 1 Hospital with Dengue shock syndrome between September 2010 and January 2011. Accuracy was
* Bộ môn Nhi - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Huyền Mi ĐT: 0918222466 Email: huyenmi_1987@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 56
analyzed by both of 2 methods: Pearson’s correlation coefficient and Bland – Altman method. The effects of
pathophysiologic factors on bias were subgroup analysed.
Results: There is a good correlation between SpO2 and SaO2 with Pearson’s correlation coefficient at 0.66 for
all 230 patients. In the group out-of-shock patients, SpO2 and SaO2 have shown to correlate significantly better to
compare with the being-shock children. The mean difference (SpO2 – SaO2) was 1.1% (±2.1%) and limits of
agreement (-3 ; +5.2%). The mean difference (± SD) in specific out-of-shock and being-shock patients were 0.9%
(±1.4) and 1.2% (±2.3), respectively. Severe hypoxemia (SaO2 ≤ 90%) significantly affected pulse oximeter
accuracy. The mean difference was 0.98% in non-hypoxemic patients and 5.43% in hypoxemic patients
(p=0.004). Though pulse oximeter accuracy was not affected by cold extrimities, peripheral edema, anemia,
hyperlactatemia, acidosis and vasoactive drugs.
Conclusions: Pulse oximetry overestimates ABG-determined SaO2 by a mean of 1.1% in ICU children with
Dengue shock syndrome (DSS). This overestimation is exacerbated by the presence of hypoxemia. When SaO2
needs to be determined with a high degree of accuracy in patients with DSS and hypoxemia are recommended.
Key words: pulse oxygen saturation, arterial oxygen saturation, pulse oximetry, Dengue shock syndrome.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue
(SXH-D) vẫn đang là bệnh có tỷ lệ mắc rất cao
và tỷ lệ tử vong trung bình vào khoảng 2,5%, và
nếu không được điều trị, con số này có thể lên
đến 20%(5). Đánh giá đúng các dấu hiệu nặng và
điều trị tích cực có thể hạn chế tỷ lệ tử vong
xuống dưới 1%. Sốc kéo dài mà trong đó suy hô
hấp là biến chứng thường đi kèm là nguyên
nhân chính gia tăng tỷ lệ tử vong tại các khoa
hồi sức nhi khoa. Hiện nay, các nhà lâm sàng
đánh giá tình trạng oxy hóa máu và đưa ra các
chỉ định phương pháp hỗ trợ hô hấp dựa trên
nhịp thở, dấu rút lõm ngực, và đặc biệt phổ
biến là chỉ số SpO2 đo được từ oxy kế theo mạch
đập.
SpO2 là độ bão hòa oxy máu đo bằng oxy kế
theo mạch đập. Chỉ số này được xem như “dấu
hiệu sinh tồn thứ 5” nhờ tính liên tục, nhanh
chóng, tiện lợi, rẻ tiền và đặc biệt là không xâm
lấn (12). Tuy nhiên, vì dựa vào tín hiệu mạch
ngoại vi nên một số giả thuyết cho rằng nó có
những hạn chế khi tưới máu ngoại vi kém hay
co mạch ngoại vi(6,12).
Ngược lại, SaO2 là độ bão hòa oxy máu qua
phân tích khí máu động mạch. Được xem là tiêu
chuẩn vàng vì không bị ảnh hưởng bởi mức độ
tưới máu và co mạch ngoại vi. Tuy nhiên, vì đây
là một xét nghiệm xâm lấn, dễ có các biến chứng
do tiêm chích động mạch mà cần phải tránh trên
cơ địa dễ xuất huyết như SXH-D nặng nên SpO2
lúc này trở thành phép thay thế trên lâm sàng.
Nhưng trong bệnh cảnh hồi sức sốc SXH-D khi
có nhiều yếu tố ảnh hưởng mức độ tưới máu và
co mạch ngoại vi thì liệu độ chính xác của SpO2
lúc này có còn đảm bảo.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá độ chính xác của thiết bị oxy kế
theo mạch đập trên bệnh nhi sốc SXH-D tại khoa
Hồi sức tích cực, BV Nhi đồng 1, từ tháng 9/2010
đến tháng 1/2011.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định trên bệnh nhi sốc SXH-D:
Mối tương quan giữa SpO2 và SaO2.
Độ chính xác của oxy kế theo mạch đập qua
độ chênh lệch trung bình giữa SpO2 và SaO2.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng lên độ chính
xác này: chi lạnh, phù chi, thiếu máu, toan máu,
tăng nồng độ lactat máu và thuốc vận mạch.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả bệnh nhi sốc SXH-D nhập khoa
HSTC, BV Nhi Đồng 1 và được chỉ định xét
nghiệm khí máu động mạch (KMĐM) từ 9/2010
đến 1/2011.
Nghiên cứu cắt ngang tiền cứu đánh giá sự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 57
tương đồng với cỡ mẫu tối thiểu được tính dựa
theo công thức dùng cho các nghiên cứu đánh
giá độ chính xác bằng hệ số tương quan. Chọn:
Sai lầm α = 0,05 và độ mạnh nghiên cứu 95%. Hệ
số tương quan r=0,36 là chỉ số nhỏ nhất qua các
y văn để đảm bảo nghiên cứu có đủ đối tượng.
Số cỡ mẫu tối thiểu là 96.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các bệnh nhi ≤ 15 tuổi điều trị tại khoa ít
nhất 24 giờ với chẩn đoán sốc SXH-D theo tiêu
chuẩn chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới năm
2009 và được đo SpO2 cùng thời điểm xét
nghiệm khí máu động mạch (KMĐM).
Tiêu chuẩn loại trừ
SaO2 = 100%; các bệnh lý tim, phổi, bất
thường hemoglobin. Phân chia 2 nhóm “chưa ra
sốc” và “đã ra sốc” SXH-D dựa theo các tiêu
chuẩn trên lâm sàng, với định nghĩa “đã ra sốc”
là khi trẻ tỉnh táo, tay chân ấm, mạch và huyết
áp trong giới hạn bình thường và lượng nước
tiểu trên 1ml/kg/giờ.
Trong vòng 24 giờ nhập khoa, mỗi BN tham
gia nghiên cứu và có 1 cặp số liệu SpO2 và SaO2.
Nghiên cứu không can thiệp trên số lần xét
nghiệm KMĐM cũng như phương cách điều trị
nên không vi phạm y đức. Hai phép đo được
ghi nhận cùng thời điểm. Quy ước cách thu thập
SpO2: đầu dò ngón tay, loại dán, chỉ số SpO2 ổn
định nhất và biên độ nảy đèn tối đa (trên tổng
cộng 10 vạch) trong vòng 1 phút đặt máy. Cách
thu thập SaO2: lấy máu qua catheter động mạch
và được gửi phân tích kết quả ngay.
Phương pháp thống kê
Xử lý thống kê bằng SPSS 16. Hai phương
pháp thống kê chính được sử dụng để đánh giá
độ chính xác của phép đo: (1) hệ số tương quan
để đánh giá độ mạnh của tương quan 2 phép
đo; (2) phương pháp so sánh Bland-Altman
thông qua độ chênh lệch trung bình (và độ lệch
chuẩn) với hiệu số quy ước (SpO2 – SaO2) và
khoảng giới hạn tương đồng là khoảng tin cậy
95% của độ chênh lệch trung bình. Độ chênh
lệch dương nghĩa là SpO2 đo cao hơn SaO2 thực
tế trong máu, và ngược lại. Sự ảnh hưởng của
các yếu tố nghiên cứu được so sánh dưới nhóm.
Do trung bình độ chênh lệch của các nhóm nhỏ
không phân phối chuẩn (kiểm định
Kolmogorov-Smirnov) nên được so sánh bằng
kiểm định Mann-Whitney (2 nhóm) hoặc
Kruskall-Wallis (nhiều nhóm). Ngưỡng ý nghĩa
thống kê p=0,05.
KẾT QUẢ
Tổng cộng 232 bệnh nhi nhập khoa HSTC
BVNĐ1 do sốc SXH-D, trong đó 2 bệnh nhi bị
loại khỏi nghiên cứu vì kết quả xét nghiệm là
khí máu tĩnh mạch. Độ tuổi trung bình là 6,7 (±
2,3) tuổi và số trường hợp sốc còn bù cao gấp 3
lần số sốc mất bù. Đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng của 230 bệnh nhi được trình bày lần
lượt trong bảng 1 và 2.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm n Tỷ lệ %
Giới nam 104 45,3
Sốc còn bù 174 75,7
Huyết áp cao 104 45,2
Huyết áp thấp 36 15,7
Mạch nhanh 117 50,9
Nước tiểu < 1ml/kg/giờ 60 26,1
Dopamin 145 63
Dobutamin 137 59,6
Hỗ trợ hô hấp: Oxy cannula
NCPAP
Thở máy
118
87
23
51,3
37,8
10
Độ bão hòa oxy máu SpO2 và SaO2 trung
bình và độ lệch chuẩn (ĐLC) được trình bày ở
bảng 3.
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng
Chỉ số Trung bình Độ lệch chuẩn
Hb (g/dl) 11,34 (7,7–15,9) 1,46
Lactat (mmol/l) 2,53 (0,55-12,82) 1,86
pH 7,33 (7,10-7,49) 0,61
PaO2 (mmHg) 123,62 (50,2 – 249,1) 46,97
PaCO2 (mmHg) 31,32 (10,7-54,3) 7,46
Không có trường hợp bệnh nhi đang sốc
nặng không bắt được mạch hay huyết áp không
đo được (mạch = 0, huyết áp = 0).
Bảng 3: Độ bão hòa oxy trung bình
SpO2 SaO2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 58
TBa ĐLCb TBa ĐLCb
Chung n=230 97,84 2,39 96,74 2,64
Chưa ra sốc n=162 97,60 2,51 96,41 2,75
Đã ra sốc n=68 98,41 1,96 97,53 2,19
a: trung bình ; b: độ lệch chuẩn
Độ bão hòa oxy máu SpO2 và SaO2 nhìn
chung là cao (>95%) vì trong vòng 24 giờ đầu,
99,1% bệnh nhi đã được điều trị hỗ trợ hô hấp
tích cực.
Kết quả phân tích tương quan SpO2 và SaO2
cho thấy mối tương quan cao theo chiều thuận
với hệ số tương quan Pearson là 0,66 và sơ đồ
phân tán được trình bày ở hình 1.
86 88 90 92 94 96 98 100
86
88
90
92
94
96
98
100
SaO2
S
p
O
2
Hình 1: Mối tương quan giữa SpO2 và SaO2 chung
Trên cả 2 nhóm bệnh nhi chưa ra sốc và đã
ra sốc, hệ số tương quan lần lượt là 0,61 và 0,78
và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,022).
Bước thứ hai, đánh giá độ chính xác của
SpO2 biểu đồ Bland-Altman biểu diễn độ khác
biệt và khoảng giới hạn tương đồng xét chung
trên toàn bộ mẫu và riêng cho từng nhóm được
trình bày lần lượt ở hình 2, 3 và 4.
88 90 92 94 96 98 100 102
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
Trung bình SpO2 và SaO2
S
p
O
2
-
S
aO
2 Mean
1.1
-1.96 SD
-3.0
+1.96 SD
5.2
Hình 2: đồ thị Bland-Altman toàn bộ mẫu NC.
88 90 92 94 96 98 100 102
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
Trung bình SpO2 và SaO2
S
pO
2
-
S
aO
2 Mean
1.2
-1.96 SD
-3.4
+1.96 SD
5.8
Hình 3: đồ thị Bland-Altman đánh giá ở nhóm chưa
ra sốc
88 90 92 94 96 98 100 102
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
Trung bình SpO2 và SaO2
S
pO
2
-
S
aO
2
Mean
0.9
-1.96 SD
-1.9
+1.96 SD
3.6
Hình 4: đồ thị Bland-Altman ở nhóm đã ra sốc
Xét trên toàn bộ bệnh nhân đang hồi sức sốc
SXH-D, chỉ số SpO2 đo được cao hơn SaO2 trung
bình là 1,1%, khoảng giới hạn tương đồng giữa
2 phép đo từ -3% đến 5,2%. Có một xu hướng
tuyến tính trên đồ thị này cho thấy độ chênh
lệch 2 phép đo bị thay đổi theo giá trị độ bão
hòa oxy máu trung bình. Sự thay đổi này theo
xu hướng gia tăng độ chênh lệch khi độ bão hòa
oxy máu càng thấp gợi ý yếu tố suy hô hấp
nặng ảnh hưởng độ chính xác của SpO2.
Ở nhóm chưa ra sốc, SpO2 cao hơn SaO2
trung bình là 1,2% (±2,3). Ở nhóm đã ra sốc,
các giá trị này lần lượt là 0,9% (±1,4). Độ
chênh lệch 2 phép đo của nhóm này không
khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,3, Mann-
Whitney test). Khoảng giới hạn tương đồng ở
nhóm chưa ra sốc và đã ra sốc lần lượt là (-
3,4% ; 5,8%) và (-1,9% ; 3,6%).
r = 0,66 (0,58-0,72)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 59
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ
chính xác SpO2 được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: Độ chênh lệch (SpO2 - SaO2) trung bình
trong các phân nhóm
Yếu tố Phân nhóm n
Độ chênh
lệch
± độ lệch
chuẩn
p
Nhiệt độ
chi
Chi ấm 193 1,03 ± 2,03
p = 0,69
Chi lạnh 37 1,45 ± 2,41
Phù
Không phù 120 1,14 ± 1,63
p = 0,34
Phù ít 41 1,45 ± 2,33
Phù vừa 32 0,59 ± 2,48
Phù nhiều 37 1,01 ± 2,75
Thiếu máu
Có 138 1,12 ± 2,30
p = 0,74
Không 92 1,06 ± 1,78
Lactat máu
≤ 2 mmol/l 62 1,33 ± 1,95
p = 0,66
> 2 mmol/l 59 1,11 ± 1,83
≤ 4 mmol/l 105 1,25 ± 1,77
p = 0,77
> 4 mmol/l 16 1,05 ± 2,58
pH máu
< 7,35 147 0,70 ± 1,81
p = 0,11
7,35 – 7,45 75 1,34 ± 2,19
SaO2
> 90% 224 0,98 ± 1,94 p =
0,004 ≤ 90% 6 5,43 ± 3,28
Dopamin
Có 145 1,01 ± 2,12
p = 0,36
Không 85 1,25 ± 2,07
Dobutamin
Có 137 1,00 ± 2,19
p = 0,25
Không 93 1,24 ± 1,96
Yếu tố suy hô hấp nặng (SaO2 ≤ 90%) ảnh
hưởng đến độ chênh lệch giữa 2 phép đo theo
xu hướng tuyến tính (hình 5). Với trục tung là
giá trị tuyệt đối của độ chênh lệch giữa SpO2 và
SaO2, khi SaO2 càng cao, độ chênh lệch 2 phép
đo càng ít, và ngược lại. Sự tương quan có ý
nghĩa thống kê (r = -0,61, p<0,0001) cho thấy sự
liên quan khá chặt chẽ theo chiều nghịch. Khi
SaO2 càng thấp, độ sai biệt 2 phép đo càng lớn.
86 88 90 92 94 96 98 100
0
1
2
3
4
5
6
7
8
SaO2 (%)
Hình 5: Mối tương quan giữa SaO2 và độ chênh
lệch tuyệt đối
Thanh đèn tín hiệu trên máy đo SpO2 có biên
độ nảy đèn tối đa là 10 nấc. Khi biên độ nảy đèn
là 4 nấc, 50% (9/18) trường hợp có độ chênh lệch
tuyệt đối (SpO2 - SaO2) >2%. Khi số nấc nảy đèn
từ mức 4 trở xuống, sai lệch càng tăng. Mối
tương quan giữa biên độ nảy đèn tối đa của
thiết bị với độ chênh lệch tuyệt đối của 2 phép
đo được trình bày ở hình 6.
Hình 6 cho thấy hệ số tương quan r = -0,57
(p<0,05) cho thấy giữa biên độ nảy đèn và độ
chênh lệch (giá trị tuyệt đối) tương quan khá cao
theo chiều nghịch có ý nghĩa thống kê.
0 2 4 6 8 10
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Hình 6: Tương quan giữa biên độ nảy đèn và độ
chênh lệch tuyệt đối
BÀN LUẬN
Oxy kế theo mạch đập khá chính xác trong
việc đo lường độ bão hòa oxy trong máu trên
bệnh sốc SXH-D trong cả 2 nhóm chưa ra sốc và
đã ra sốc thể hiện qua kết quả đạt mức khá tốt
của đồ thị Bland–Altman với độ chênh lệch
trung bình nằm trong khoảng chấp nhận được.
SpO2 và SaO2 tương quan khá cao r = 0,66
(KTC 95%: 0,58–0,72) theo chiều thuận, tức là sự
tăng hay giảm SaO2 thực tế trong máu liên quan
khá chặt chẽ với sự thay đổi song hành của SpO2
đo ở ngoại vi. Kết quả này tương tự các nghiên
cứu trước đây trên các đối tượng bệnh nặng khi
chỉ ra rằng tương quan giữa 2 phép đo nằm
trong mức từ khá cao đến cao(8,10). Tuy nhiên, so
với các nghiên cứu trên người tình nguyện khỏe
mạnh bình thường thì hệ số tương quan của
Đ
ộ
ch
ê
n
h
lệ
ch
t
u
yệ
t
đố
i
Biên độ nảy đèn của máy
Đ
ộ
c
h
ê
n
h
l
ệc
h
t
u
yệ
t
đ
ối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 60
nghiên cứu chúng tôi lại thấp hơn, nhưng lại
cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Văn Sinh(9) thực hiện trên bệnh nhân nặng tại
khoa Hồi sức tích cực BV An Giang. Sự khác
nhau giữa các nghiên cứu này có thể do sự khác
nhau về đối tượng chọn mẫu. Tuy nhiên, hệ số
tương quan Pearson trong đánh giá 2 đo lường
không giúp trả lời một cách trọn vẹn sự chính
xác của phép đo, mà chỉ nói lên sự tương quan
(nếu có) giữa chúng(1).
Thông qua phương pháp Bland-Altman, độ
chênh lệch trung bình (SpO2 - SaO2) là 1,1 ± 2,1%,
giới hạn tương đồng là từ -3% đến 5,2%. Như
vậy, SpO2 ước lượng cao hơn độ bão hòa oxy
SaO2 thực tế trong máu trung bình là 1,1%, và
95% trường hợp con số SpO2 này sẽ có thể đi từ
thấp hơn 3% đến cao hơn giá trị thực 5,2%. Có 2
xu hướng qua các y văn: Trong khi một số tác
giả chỉ ra rằng SpO2 thấp hơn SaO2 thực tế(2,4,10),
thì một vài nghiên cứu gần đây trên đối tượng
tình nguyện và trên một số bệnh cảnh sốc, bệnh
lý nặng hồi sức (3,13) kết luận ngược lại. Không có
nghiên cứu nào trên đối tượng bệnh nhi sốc
SXH-D, nên kết quả của chúng tôi chưa có giá trị
tham chiếu. Nhìn chung, câu trả lời của chúng
tôi cũng tương tự các tác giả khác ở chỗ độ
chênh lệch trung bình nằm trong khoảng ±2%.
Theo thông số của nhà sản xuất máy SpO2 và
theo phân tích tổng hợp(7) thì khoảng chênh lệch
này là chấp nhận được. Tuy nhiên, đây chỉ là
phép so sánh thống kê mang giá trị tham khảo,
còn kết luận và quyết định là tùy thuộc vào các
bác sĩ thực hành và tình huống lâm sàng.
Để trả lời câu hỏi là tình trạng sốc ảnh
hưởng như thế nào với độ chính xác của SpO2,
nghiên cứu phân thành 2 nhóm: nhóm chưa ra
sốc và đã ra sốc. Nhóm chưa ra sốc có khoảng
giới hạn tương đồng rộng hơn nhóm đã ra sốc,
gợi ý rằng khi tình trạng lâm sàng bệnh nhân
chưa ra sốc thì cần cẩn trọng trong việc tiên
đoán độ bão hòa oxy máu (SaO2) từ chỉ số SpO2
đo được. Sự khác nhau về độ chênh lệch (SpO2 -
SaO2) trung bình của 2 nhóm nghiên cứu không
có ý nghĩa thống kê nên tình trạng sốc trên lâm
sàng không gây ảnh hưởng đến độ chính xác
của SpO2.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng độ chính xác
của SpO2. Về mặt lý thuyết, những yếu tố ảnh
hưởng đến độ tưới máu ngoại vi hay ảnh hưởng
đến kháng lực mạch ngoại vi thì có khả năng
gây sai lầm cho thiết bị đo SpO2, một phương
pháp ước lượng độ bão hòa oxy máu phụ thuộc
tín hiệu mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa
chứng minh được các yếu tố như chi lạnh, phù
chi, thuốc vận mạch ảnh hưởng tới kết quả
SpO2. Tương tự, yếu tố tăng lactat máu và toan
máu dường như không gây sai lệch đo lường
SpO2.
Đã có các bằng chứng cho rằng tình trạng
thiếu máu nặng gây nhiễu trên SpO2(11), nhưng
chúng tôi không tìm ra được điều đó trên BN
sốc SXH-D, có thể do phần lớn bệnh nhân sốc
SXH-D chỉ thiếu máu nhẹ, vừa hoặc không thiếu
máu. Từ kết quả này, chúng tôi gợi ý rằng trên
bệnh nhi SXH-D mà không kèm thiếu máu
nặng, ta có thể tin tưởng ở chỉ số SpO2 đo được,
và khi trẻ kèm một bệnh lý huyết học gây thiếu
máu nặng hoặc kèm xuất huyết nặng thì cần
KMĐM trong đánh giá suy hô hấp.
Tình trạng suy hô hấp là biến số quan trọng
trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến
SpO2 vì mục đích cuối cùng của thiết bị oxy kế
theo mạch đập là nhằm phát hiện sớm tình
trạng thiếu oxy máu. Với phương pháp Bland –
Altman kết quả của chúng tôi cũng ủng hộ kết
luận chung của hầu hết y văn. Khi SaO2 >90 %
sai số giữa 2 phép đo chỉ dưới 1%, ngược lại, độ
sai biệt này gia tăng quá n