Đổi mới chính sách đối với trí thức khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

• Với nhà máy đóng tàu Bạch đằng, một doanh nghiệp nhà nước có qui mô tương đối lớn, thì ngay tại nhà máy đã có bộphận chuyên nghiên cứu. Hình thức tổchức lập các nhóm nghiên cứu khi có nhu cầu cũng được nhà máy sửdụng. Tùy theo mức độphức tạp của vấn đề mà hình thức mời chuyên gia phối hợp nghiên cứu hoặc thuê bên ngoài cũng được sửdụng tuy có ít phổbiến hơn. • Công ty Sapho, một doanh nghiệp cổphần, trong công ty không có bộphận chuyên nghiên cứu, khi có vấn đề, doanh nghiệp sẽtổchức lập các nhóm nghiên cứu. Hình thức mời chuyên gia và thuê bên ngoài cũng được áp dụng ởdoanh nghiệp này. • Công ty điện tửvà tin học T.P. HồChí Minh cũng là một doanh nghiệp nhà nước, có qui mô không lớn nên trong công ty cũng không tổchức bộphận chuyên nghiên cứu. Khi có nhu cầu, công ty thường áp dụng hình thức mồchuyen gia phối hợp cùng với cán bộcủa công ty đểgiải quyết vấn đề. • Xí nghiệp dược phẩm Đà nẵng là một doanh nghiệp có qui mô trung bình, trong công ty cũng có bộphậnchuyên nghiên cứu đểgiải quyết các vấn đềkhi xí nghiệp có nhu cầu. Do đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp và do hoàn cảnh địa lý nên các hình thức khác ít được áp dụng ở đơn vịnày.

pdf453 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới chính sách đối với trí thức khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAN KHOA GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC Mã số đề tài: ĐTĐL – 2003/27 Chủ nhiệm: GS. TSKH. Nguyễn Hữu Tăng 6457 08/8/2007 Hà Nội, 4/2007 ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 P. I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRÍ THỨC KHCN 5 1.1. Trí thức, đội ngũ trí thức và trí thức KH&CN 5 1.1.1. Trí thức 5 1.1.2. Đội ngũ trí thức 10 1.1.3. Sản phẩm của đội ngũ trí thức 11 1.1.4. Trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) 13 1.2. Đặc điểm của đội ngũ trí thức và trí thức KH&CN Việt Nam hiện nay 14 1.2.1. Một vài nét chủ yếu về đặc điểm trí tuệ con người Việt nam 15 1.2.2. Đặc điểm xã hội của trí thức 15 1.2.3. Đặc điểm về tôn giáo của trí thức 18 1.2.4. Đặc điểm về truyền thống văn hóa dân tộc của trí thức Việt Nam 21 1.2.5. Đặc điểm chuyên môn và học vấn của trí thức 23 1.2.6. Đặc điểm nghề nghiệp của trí thức 24 1.2.7. Đặc điểm phân bố trí thức theo các vùng lãnh thổ 25 1.2.8. Đặc điểm của các nhóm trí thức khoa học và công nghệ 25 1.3. Chính sách và chu trình chính sách 29 1.3.1. Chính sách 29 1.3.2. Chu trình chính sách 30 1.3.3. Chính sách đối với trí thức 32 1.3.4. Mục tiêu đổi mới chính sách đối với trí thức 34 1.4. Vai trò và trách nhiệm của trí thức KH&CN trong sự nghiệp CNH, HĐH 35 1.4.1. Vai trò và trách nhiệm của trí thức 35 1.4.2. Vai trò trách nhiệm của đội ngũ trí thức KH&CN 38 1.5. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về chính sách đối với trí thức và trí thức KH&CN 41 iii 1.5.1. Kinh nghiệm về chính sách đối với trí thức và trí thức KH&CN của nước ta 41 1.5.2. Kinh nghiệm về chính sách đối với trí thức KH&CN của một số nước trên thế giới 50 1.5.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về chính sách đối với trí thức KH&CN 50 1.5.2.2. Kinh nghiệm của các nước khác về chính sách đối với trí thức KH&CN 59 1.5.3 Một số bài học kinh nghiệm của các nước đối với Việt Nam P. II BỐI CẢNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KH&CN CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 64 2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội 64 2.1.1 Những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội từ đổi mới đến nay 66 2.1.2. Những hạn chế của nền kinh tế hiện nay 72 2.1.3. Cấu trúc lực lượng lao động của Việt Nam 75 2.2. Thực trạng về trí thức KH&CN nước ta hiện nay 79 2.2.1. Cơ cấu của đội ngũ trí thức 82 2.2.2. Cơ cấu đội ngũ trí thức hình thành trong quá trình sử dụng 87 2.2.3. Về năng lực hoạt động nghề nghiệp của trí thức 99 2.3. Những đóng góp của trí thức KH&CN của nước ta trong những năm qua 101 2.3.1. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 102 2.3.2. Trong lĩnh vực giáo dục 103 2.3.3. Trong lĩnh vực KHCN 103 2.3.4. Những hạn chế của trí thức nước ta hiện nay 107 P. III THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRÍ THỨC KH&CN TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 113 3.1. Quan điểm và chủ trương của Đảng đối với đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới 114 3.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về KH&CN đến năm 2010 120 3.2.1. Mục tiêu phát triển KH&CN và đội ngũ trí thức KH&CN 121 3.2.2. Các giải pháp lớn về phát triển KH&CN từ nay đến năm 2010 122 iv 3.3. Thực trạng về các nhóm chính sách đối với trí thức KH&CN 124 3.3.1. Nhóm các chính sách đào tạo 124 3.3.2. Nhóm CS đào tạo lại, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức 137 3.3.3. Nhóm các chính sách sử dụng 142 3.3.4. Nhóm chính sách đãi ngộ, tôn vinh 154 3.3.5. Các chính sách thu hút sự giúp đỡ từ bên ngoài và trí thức người Việt ở nước ngoài 155 3.4. Đánh giá tác động của chính sách đối với trí thức KH&CN 156 3.4.1. Tác động của các chính sách sắp xếp lại, kiện toàn hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 156 3.4.2. Tác động của các chính sách bố trí lại lực lượng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 156 3.4.3. Tác động của các chính sách đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN 163 3.4.4. Đánh giá về đóng góp của trí thức KH&CN 165 3.4.5. Các chính sách mở rộng nguồn vốn đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 176 3.4.6. Các chính sách cải thiện môi trường và điều kiện nghiên cứu 179 3.4.7. Tạo lập thị trường KH&CN 179 3.4.8. Các chính sách tuyển dụng và sử dụng đội ngũ trí thức KH&CN 180 3.4.9. Các chính sách tôn vinh và chế độ đãi ngộ đối với các hoạt động sáng tạo của người trí thức 183 3.4.10. Các chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài 186 3.4.11. Đánh giá về quá trình thực hiện chính sách 186 3.4.12. Kết luận 189 P. IV ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KH&CN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 193 4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2006-2010 198 4.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội trong thời gian tới 194 4.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 194 4.1.3. Mục tiêu phát triển đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu 197 v HĐH, CNH 4.1.4. Huớng tới nền kinh tế trí thức 198 4.1.5. Chính sách đối với trí thức gắn với việc xây dựng nền kinh tế trí thức 201 4.2. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc đề xuất giải pháp đổi mới chính sách đối với trí thức KH&CN trong thời kỳ mới 203 4.2.1. Một số quan điểm đề xuất các giải pháp chính sách 204 4.2.2. Mục tiêu của việc đề xuất các giải pháp chính sách 204 4.2.3. Nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp chính sách 205 4.2.4. Những giải pháp tổng quát về chính sách đối với trí thức KH&CN 206 4.3. Các nhóm giải pháp đổi mới chính sách đối với trí thức KH&CN trong thời kỳ mới 210 4.3.1. Những yêu cầu đặt ra về đổi mới chính sách đối với trí thức KH&CN trong tình hình hiện nay 210 4.3.2. Nhóm các chính sách phát triển đội ngũ trí thức KH&CN 212 4.3.3. Nhóm các giải pháp chính sách cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho đội ngũ trí thức KH&CN 218 4.3.4 Các giải pháp chính sách đãi ngộ, tôn vinh, thu hút trí thức 237 4.4. Những điều kiện thực hiện chính sách đối với trí thức 247 P. V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 248 5.2. Kiến nghị 251 Danh mục tài liệu tham khảo 251+1 Danh mục phụ lục của đề tài 251+5 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐH đại học ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng ĐTN đào tạo nghề ĐT Đào tạo GCCN Giai cấp công nhân GDPT Giáo dục phổ thông GD & ĐT Giáo dục và đào tạo KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KHĐT Kế hoạch đầu tư KHH Kế hoạch hoá KH&CN khoa học và công nghệ KH XH khoa học xã hội KT - XH kinh tế - xã hội KHTC kế hoạch tài chính KTQD Kinh tế quốc dân LĐKT Lao động kỹ thuật NN Nhà nước THCN Trung học chuyên nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông QLGD Quản lý giáo dục XHCN Xã hội chủ nghĩa vii DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI 1 Chủ nhiệm đề tài GS. TSKH Nguyễn Hữu Tăng P. chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các hội KHKT Việt nam 2 Thư ký đề tài TS. Phan Tùng Mậu PVT. Vụ KHTN, CN&MT, Ban KGTW 3 Thành viên đề tài 1 TS. Hồ Ngọc Luật VT Vụ KHTN, CN&MT, Ban KGTW 2 TS. Bùi Văn Hưng Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, VPTW Đảng 3 TS. Nguyễn Văn Ba P.Vụ trưởng Vụ KHXH, Ban KGTW 4 Ths. Nguyễn Đông Hanh Viện CL & CTGD, Bộ GD&ĐT 5 KS. Nguyễn Việt Hùng Viện CL & CTGD, Bộ GD&ĐT 6 TS. Nguyễn Quang PVT Vụ KHTN,CN&MT, Ban KGTW 7 TS. Trần Hồng Hà PVT Vụ KHTN,CN&MT,Ban KGTW 8 PGS.TS. Hồ Uy Liêm PCT, kiêm tổng TK Liên hiệp các hội KHKT VN 9 TS. Nguyễn Quân Vụ trưởng Vụ Tổ chức- Cán bộ, Bộ KHCN 10 TS. Lê Đình Tiến Viện trưởng Viện CL&CS KHCN, Bộ KH&CN 11 TS. Nguyễn Đình Minh Vụ trưởng vụ Khoa giáo VPCP 4. Cộng tác viên đề tài 1 GS.TSKH.Phạm Mạnh Hùng PTB, Ban Khoa giáo Trung ương 2 TS. Trần Ngọc Tăng PTB, Ban Khoa giáo Trung ương 3 PGS. TS. Nghiêm Đình Vỳ PTB, Ban Khoa giáo Trung ương 4 TS. Phạm Anh Tuấn Chánh văn phòng Ban KGTW 5 TS. Tạ Nguyên Ngọc Vụ trưởng, Uỷ ban người Việt nan ở nước ngoài 6 TS. Nguyễn Trọng Khanh Chánh văn phòng Liên hiệp hội 7 TS. Nguyễn Thị Anh Thu Trưởng ban, Viện CL&CS KHCN, Bộ KH&CN 8 TS. Hoàng Xuân Long Viện Chiến lược và chính sách KHCN, Bộ KH&CN 9 TS. Nguyễn Văn Thành Trưởng ban, Viện CLPT, Bộ KH & ĐT 10 TS. Nguyễn Văn Bách P. Văn phòng, Ban Khoa giáo Trung ương 11 GS. TS Hoàng Chí Bảo Hội đồng Lý luận Trung ương 1 Tên đề tài: ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC Mã số đề tài: ĐTĐL – 2003/27 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết nghiên cứu: Sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH&CN) trong thời đại ngày nay đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi mặt đời sống xã hội. Trong quá trình đó, nguồn lực con người, đặc biệt là đội ngũ trí thức KH&CN ngày càng trở thành nguồn lực chủ chốt nhất, đóng vai trò quyết định trong phát triển. Vấn đề chính sách đối với trí thức KH&CN đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, vì thực chất đó là chiến lược tăng tốc phát triển. Thực tế cho thấy, một quốc gia muốn có được những bước tiến nhảy vọt về phát triển thì cần phải hội đủ một số yếu tố cơ bản như: tài nguyên thiên nhiên, trình độ khoa học, môi trường chính trị - xã hội. Có tài nguyên thiên nhiên phong phú đó là một lợi thế tiềm năng, nhưng nếu thiếu nguồn nhân lực có trình độ KH&CN cao thì việc sử dụng tài nguyên chỉ ở mức tối giản về hiệu quả (khai thác và sử dụng ở dạng thô, hàng hoá có giá trị thấp, không có tính cạnh tranh trong xuất khẩu); tuy nhiên để có tầm vóc một nền kinh tế giàu tính trí tuệ thì mỗi quốc gia phải tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định, khuyến khích và khơi dậy được tiềm năng con người. Nghĩa là, bằng cơ chế, chính sách nhà nước có thể tạo ra sự giải phóng tối ưu trí tuệ cá nhân, hình thành một đội ngũ trí thức KH&CN ngày càng đông về số lượng, cao về chất lượng làm hạt nhân cho nền kinh tế tri thức, làm thay đổi về chất cho cơ cấu nguồn nhân lực của đất nước. Thực tế cho thấy rằng, để hoàn thành công nghiệp hóa, các nước tư bản phát triển trước đây phải mất hàng trăm năm, trong khi đó các nước công nghiệp mới chỉ mất khoảng một phần ba thế kỷ nhờ tận dụng được lợi thế của các nước đi sau và có chính sách đúng đối với đội ngũ trí thức KH&CN. Đảng và Nhà nước ta luôn coi “con người là trung tâm, vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển”. Trong suốt quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển giáo dục và đào tạo, KH&CN, coi đó là quốc sách hàng đầu, coi “trí thức là tài sản quý” là nền tảng và 2 động lực để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: "Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc"(1), quan điểm đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của cách mạng ở nước ta, liên tiếp được nêu trong Nghị quyết ở các kỳ Đại hội Đảng V, VI, VII, VIII, IX và X. Nước ta đang tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường. Việc đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức KH&CN đang trở thành vấn đề cấp thiết. Nghị quyết TƯ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu rõ: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nói cách khác, muốn thực hiện CNH, HĐH ở nước ta trước hết phải có đội ngũ trí thức KH&CN là lực lượng then chốt trong việc ứng dụng và phát tiển thành tựu KH&CN vào thực tiễn cuộc sống. Từ quan điểm đó, Đảng ta chủ trương tiếp tục xây dựng và ban hành những chính sách nhằm "phát huy trí tuệ và năng lực, mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài. Khuyến khích trí thức, các nhà khoa học phát minh, sáng tạo. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức cho công cuộc phát triển đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các hội khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học, nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội"(1a). Có thể nói, đội ngũ trí thức KH&CN nước ta, về số lượng, có bước phát triển nhanh chóng. Từ năm 1990 đến nay tốc độ phát triển bình quân hàng năm đạt trên 5%. Đến năm 2006 đội ngũ trí thức KH&CN nước ta đã có khoảng trên hai triệu người; phân bố khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH), các địa phương với những nhiệm vụ khác nhau: từ tham mưu cho lãnh đạo, thực hiện nghiên cứu khoa học, cho đến trực tiếp chỉ đạo ứng dụng, chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, khi bước sang cơ chế thị trường việc đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức KH&CN còn chưa gắn với nhu cầu phát triển của các lĩnh vực KT-XH. 1 và 1a. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành TW Đảng khóa X, Mục X. Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới phương hướng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân 3 Hiệu quả sử dụng trí thức KH&CN chưa cao. Các chính sách về sử dụng trí thức KH&CN chậm đổi mới và kém hiệu lực, đặc biệt là khu vực kinh tế quốc doanh. Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức KH&CN ở nước ta, trong đó có vấn đề đào tạo và sử dụng, song các công trình đó mới dừng lại ở việc nghiên cứu lịch sử hình thành đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam thập kỷ 90, với các số liệu thiếu cập nhật và chính xác. Ngay các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về thực trạng trí thức KH&CN, phân tích sự phân bố đội ngũ trí thức KH&CN theo ngành, theo lĩnh vực kinh tế - xã hội, theo địa phương và vùng lãnh thổ; chưa đánh giá hiệu quả của các chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức KH&CN, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Điều đó đẫn đến còn thiếu cơ sở khoa học trong việc phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách hiện hành đối với đội ngũ trí thức KH&CN và tạo cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống chính sách phát triển đội ngũ trí thức KH&CN đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, phân tích sâu sắc, đánh giá toàn diện và chính xác thực trạng đội ngũ và chính sách đối với trí thức KH&CN, cũng như tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước, hình thành hệ thống các quan điểm mới, tạo cơ sở để xây dựng hệ thống chính sách hợp lý, có hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là hết sức cần thiết. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: "Đổi mới chính sách đối với trí thức khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Mục tiêu của đề tài: - Phân tích và đánh giá thực trạng về chính sách đối với đội ngũ trí thức KH&CN nước ta hiện nay (Chính sách đào tạo, sử dụng, đãi ngộ và các chính sách khác). - Đề xuất giải pháp về đổi mới chính sách đối với đội ngũ trí thức KH&CN (Chính sách đào tạo, sử dụng, đãi ngộ và các chính sách khác) đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, góp phần xây dựng một Nghị quyết của Đảng về chính sách đối với trí thức KH&CN trong giai đoạn mới. 3. Phương pháp nghiên cứu: a. Nghiên cứu lý luận: thu thập, phân tích, xử lý các thông tin, tư liệu; nghiên cứu tổng hợp các tài liệu cơ sở lý luận trong và ngoài nước, hình thành các luận cứ khoa học về chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức KH&CN đáp ứng yêu 4 cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta. b. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: tổ chức nghiên cứu, đánh giá tổng kết kinh nghiệm đào tạo, sử dụng và các chính sách khác nhằm phát huy vai trò đội ngũ trí thức KH&CN đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH ở nước ta. c. Áp dụng phương pháp chuyên gia: tiến hành lấy ý kiến chuyên gia; tổ chức hội thảo khoa học, sử dụng các phương pháp “tấn công não”, thảo luận nhóm, v.v . Đề tài đã tọa đàm trực tiếp với lãnh đạo và trí thức của 15 trường ĐH; 8 tỉnh thành phố; 9 viện nghiên cứu, 7 doanh nghiệp và 2 bộ ngành về chính sách đối với trí thức. d. Điều tra - khảo sát bằng phiếu về thực trạng đội ngũ và chính sách đối với trí thức KH&CN nước ta (số lượng, cơ cấu....); thăm dò về các giải pháp chính sách sẽ thực hiện cho các đối tượng, lĩnh vực và vùng lãnh thổ. Đề tài thiết kế 5 loại phiếu điều tra P0, P1, P2, P3, P4 (điều tra cán bộ tham gia xây dựng và tổ chức thực thi chính sách đối trí thức ở bộ, ngành và địa phương; cán bộ quản lý doanh nghiệp; trí thức là giáo viên và cán bộ nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, cán bộ làm công tác khoa giáo từ trung ương đến huyện trong cả nước, với tổng số phiếu của 5 loại phiếu là trên 3.500 phiếu). e. Khảo sát kinh nghiệm của Trung quốc và tài liệu của nhiều nước trên thế giới về chính sách đối với trí thức (cán bộ KH&CN). Nội dung báo cáo tổng hợp đề tài gồm các phần: Phần mở đầu I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối với trí thức KH&CN II. Bối cảnh kinh tế-xã hội và thực trạng đội ngũ trí thức KH&CN của nước ta hiện nay III. Thực trạng các chính sách đối với trí thức KH&CN từ khi đổi mới đến nay IV. Đổi mới chính sách đối với đội ngũ trí thức KH&CN trong giai đoạn mới Kết luận và kiến nghị 5 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. TRÍ THỨC, ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngày nay, cách mạng KH&CN đang phát triển như vũ bão, tạo nên những biến đổi sâu sắc và từng bước làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội. Ở nước ta, đội ngũ trí thức nói chung và trí thức KH&CN nói riêng có vai trò là lực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH. Vì vậy, để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức KH&CN, hệ thống chính sách phát huy vai trò của họ cần phải được quan tâm đúng mức và kịp thời. Đó là cơ sở nâng cao nhận thức để mỗi người phải tự rèn luyện cho mình năng lực trí tuệ sắc bén, có tư duy năng động, linh hoạt, đủ sức giải quyết những vấn đề mà cuộc sống không ngừng đặt ra. Ông cha ta đã từng đánh giá rằng, hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí mạnh thì quốc gia hưng thịnh, nguyên khí yếu thì quốc gia suy vong. Người cầm quyền phải thường xuyên chăm lo phát triển, bồi dưỡng và trọng đãi hiền tài, đó là điều hệ trọng không được sao nhãng. “Phi trí bất hưng” là một tổng kết và cảnh báo có giá trị mãi mãi, gắn liền với tên tuổi của Lê Quý Đôn - nhà bác học nổi tiếng của nước ta từ thế kỷ XVIII. Trong những năm qua, mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng, luôn có những Hội nghị Trung ương dành thời gian để bàn về sự phát triển của KH&CN - động lực cho sự phát triển KT-XH và là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cơ sở cho CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 24/12/1996 đã chỉ rõ: "Muốn tiến hành CNH, HÐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững". Điều này cũng có nghĩa, muốn thực hiện CNH, HÐH thắng lợi cần phát huy tốt tiềm lực trí tuệ của đội ngũ trí thức KH&CN. Đây chính là điều kiện để các thành tựu của KH&CN được đưa vào thực tiễn KT-XH một cách nhanh chóng và vững chắc, làm nền tảng cho sự phát triển đất nước bền vững. 1.1.1. Trí thức Trí thức là gì và thế nào được gọi là trí thức? Câu hỏi này đặt ra trong nhận thức của mọi người, của xã hội, tưởng như bình thường, đơn giản nhưng thật ra lại chứa 6 đựng nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ để đạt tới một nhận thức chung, thống nhất. Hiểu đúng về trí thức và vai trò của trí thức trong đời sống xã hội mới có thể đề ra chính sách và giải pháp đúng để xây dựng đội ngũ và tạo động lực cho họ phát triển. Nói về trí thức
Tài liệu liên quan