Đến nay, chặng đường 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới (NTM)giai đoạn 2010-2020 đã gần kết thúc.Mục tiêu của chương
trình này nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giúp các địa
phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững; giảm nghèo bền
vững, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Chương trình
xây dựng NTM đã được triển khai chính thức trên phạm vi gần 9.000 xã của cả Việt
Nam, bằng nguyên tắc phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn. Theo
kế hoạch, đến hết năm 2020, cả nước có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo
bộ tiêu chí quốc gia. TừQuyết định số 899, ngày 10/03/2013,của Thủ tướng Chính phủ
vềviệc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã xây dựng, phê duyệt 6 đề án và 6 giải pháp thực hiện nhằm rà soát và hoàn
thiện cơ chế chính sách, đổi mới và phát triển hình thức tổ chức và tăng cường công
tác khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Đến ngày 17/4/2015, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 508 về việc hỗ trợ cho ngành nông nghiệp để
thực hiện nhanh tiến độ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Suốt thời gian qua, bên cạnh
các cơ chế, chính sách, hướng dẫn từ các Bộ ngành TW thì các tỉnh thành của vùng
Đông Nam Bộ cũng đã chủ động ban hành nhiều văn bản, đề án, kế hoạch hành động
nhằm triển khai thực hiện đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp của địa phương. Do
đó, nội dung chuyên đề này trước hết mô tả kết quả thực hiện tổng quát về Chương
trình xây dựng NTM của vùng Đông Nam Bộ. Sau đó, tập trung phân tích những đổi
mới tổ chức sản xuất nông nghiệp, thực trạng thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp công
nghệ cao trong suốt thời gian xây dựng NTM. Từ đó, chuyên đề sẽ góp phần cung cấp
thông tin, giúp các nhà hoạch định chính sách nhận diện vấn đề trọng tâm, nhằmrút ra
bài học kinh nghiệm cho 10 năm thực hiện xây dựng NTM vừa qua, đồng thời định
hướng chính sách cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTMgiai đoạn tiếp
theo.
40 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới tổ chức sản xuất và thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng NTM ở vùng Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
189
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP HỒ CHÍ MINH
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ THÖC ĐẨY
NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG XÂY DỰNG
NTM Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. Đặt vấn đề
Đến nay, chặng đường 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới (NTM)giai đoạn 2010-2020 đã gần kết thúc.Mục tiêu của chương
trình này nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giúp các địa
phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững; giảm nghèo bền
vững, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Chương trình
xây dựng NTM đã được triển khai chính thức trên phạm vi gần 9.000 xã của cả Việt
Nam, bằng nguyên tắc phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn. Theo
kế hoạch, đến hết năm 2020, cả nước có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo
bộ tiêu chí quốc gia. TừQuyết định số 899, ngày 10/03/2013,của Thủ tướng Chính phủ
vềviệc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã xây dựng, phê duyệt 6 đề án và 6 giải pháp thực hiện nhằm rà soát và hoàn
thiện cơ chế chính sách, đổi mới và phát triển hình thức tổ chức và tăng cường công
tác khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Đến ngày 17/4/2015, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 508 về việc hỗ trợ cho ngành nông nghiệp để
thực hiện nhanh tiến độ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Suốt thời gian qua, bên cạnh
các cơ chế, chính sách, hướng dẫn từ các Bộ ngành TW thì các tỉnh thành của vùng
Đông Nam Bộ cũng đã chủ động ban hành nhiều văn bản, đề án, kế hoạch hành động
nhằm triển khai thực hiện đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp của địa phương. Do
đó, nội dung chuyên đề này trước hết mô tả kết quả thực hiện tổng quát về Chương
trình xây dựng NTM của vùng Đông Nam Bộ. Sau đó, tập trung phân tích những đổi
mới tổ chức sản xuất nông nghiệp, thực trạng thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp công
nghệ cao trong suốt thời gian xây dựng NTM. Từ đó, chuyên đề sẽ góp phần cung cấp
thông tin, giúp các nhà hoạch định chính sách nhận diện vấn đề trọng tâm, nhằmrút ra
bài học kinh nghiệm cho 10 năm thực hiện xây dựng NTM vừa qua, đồng thời định
hướng chính sách cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTMgiai đoạn tiếp
theo.
2. Tổng quan về vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là vùng đất tập trung nhiều khu đô thị, là đầu mối giao lưu quan
trọng của các tỉnh phía nam với cả nước và quốc tế. Về vị trí địa lý, phía Tây Bắc của
vùng Đông Nam Bộ giáp với nước Campuchia, đặc biệt có cửa khẩu lớn ở Tây Ninh
tạo mối giao thương với các nước lân cận. Tương tự, phía Nam Tây Nam giáp với vựa
lúa lớn của cả nước là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.Phía Đông Đông Nam giáp
với biển Đông, nơi có tài nguyên hải sản, dầu mỏ, khí đốt và thuận lợi xây dựng các
cảng biển vận chuyển hàng hóa. Cuối cùng, phía Bắc và Đông Bắc của vùng Đông
190
Nam Bộ giáp với tỉnh của vùng Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng này có
tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản.
Bản 1. Diện tích sử dụn đất tại các tỉnh của vùn Đ n Nam Bộ
(tính đến 31/12/2017)
ĐVT: Nghìn ha
Địa điểm
(Tỉnh/thành/vùng)
Tổng diện
tích đất
Đất sản xuất
nông nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất chuyên
dùng
Đất
ở
1.Bình Phước 687,68 445,71 172,78 46,41 6,53
2.Tây Ninh 440,13 270,64 71,95 24,23 9,13
3.Bình Dương 269,46 195,22 10,54 36,88 13,47
4.Đồng Nai 589,78 277,28 181,84 48,42 17,68
5.Bà Rịa - Vũng Tàu 198,10 105,16 33,79 33,12 7,13
6.TP.Hồ Chí Minh 209,54 66,00 35,68 34,49 28,17
Vùng Đông Nam Bộ 2.394,68 1.360,01 506,59 223,54 82,12
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, 2018
Vùng Đông Nam Bộ có 6 đơn vị tỉnh thành, gồm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình
Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Theo tổng cục
thống kê Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2017, toàn vùng Đông Nam Bộ có 5 thành
phố trực thuộc tỉnh, 19 quận, 8 thị xã, 40 huyện, 374 phường, 33 thị trấn và 465 xã.
Đông Nam Bộ nằm trên vùng bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam
Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long.Địa hình thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, công nghiệp đô thị và giao thông vận tải.Về hiện trạng sử dụng đất, theo số
liệu tổng hợp từ niên giám thống kê 2018 của các tỉnh, tính đến ngày 31/12/2017, vùng
Đông Nam Bộ có diện tích tự nhiên 2.394,68 nghìn ha chiếm gần 7% tổng diện tích
đất cả nước. Trong phạm vi của vùng Đông Nam Bộ, đất dành cho sản xuất nông
nghiệp là 1.361,01 nghìn ha (chiếm 56,8%), đất lâm nghiệp là 506,59 nghìn ha (chiếm
21,2%), đất chuyên dùng là 223,54 nghìn ha (chiếm 9,4%) và đất ở là 82,12 nghìn ha
(chiếm 3,4%).Trong vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Phước và Đồng Nai có diện tích
đất tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất chuyên dùng lớn nhất
vùng. Ngược lại, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Mính là hai địa phương
có diện tích đất tự nhiên và đất sản xuất nông nghiệp nhỏ nhất khu vực. Thành phố Hồ
Chí Minh là trung tâm đô thị lớn nên diện tích đất ở là 28,17 nghìn ha, cao nhất khu
vực Đông Nam Bộ, chiếm tỷ lệ 13,4% diện tích toàn thành phố.
191
Bảng 2. Khí hậu và dân số của vùng Đông Nam Bộ (Số liệu thống kê năm 2017)
Tỉnh/thành/
vùng
Nhiệt độ
bình quân
năm (oC)
Số giờ
nắng
(giờ)
Lượng
mưa
(mm)
Độ ẩm
không
khí (%)
Dân số trung
bình (nghìn
người)
Mật độ
dân số
(người/km2)
1.Bình Phước 27,20 2.434 2.537 77,70 969 141
2.Tây Ninh 28,10 2.415 2.140 80,00 1.126 279
3.Bình Dương 27,83 2.206 2.454 88,83 2.071 769
4.Đồng Nai 26,30 2.164 2.263 83,00 3.027 513
5.Bà Rịa -
Vũng Tàu 27,97 2.571 1.738 78,33 1.102 556
6.TP.Hồ Chí
Minh 28,50 2.073 2.738 74,00 8.643 4.126
Vùng Đông
Nam Bộ 27,65 2.311 2.312 80,31 16.938 707
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, 2018
Vùng Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, tổng lượng bức xạ cao và ổn
định, nhiệt độ cao đều quanh năm với mức bình quân là 27,65oC, số giờ nắng là 2.311
giờ/năm, độ ẩm không khí là 80,31% và lượng mưa 2.312 mm/năm. Điểm hạn chế
trong chế độ mưa là lượng mưa phân bố không đều trong năm, các tháng mùa mưa
thường có những cơn mưa tập trung, cường độ lớn gây xói mòn, rửa trôi và bạc màu
đất ở những vùng có địa hình cao và gây ngập úng ở vùng có địa hình thấp. Ngược lại,
vào mùa khô, nguồn nước khan hiếm, gây hạn hán, nếu nơi nào không có thủy lợi thì
sẽ thiếu nước sản xuất nông nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2017, dân số toàn vùng
Đông Nam Bộ gần 16,94 triệu người. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là nơi đông
dân nhất với số lượng là 8,64 triệu người, chiếm 51% tổng dân số cả vùng Đông Nam
Bộ. Tiếp theo, tỉnh Đồng Nai có dân số là 3,03triệu người (chiếm 18% tổng dân số cả
vùng), tỉnh Bình Dương là 2,07 triệu người (chiếm 12% tổng dân số cả vùng), riêng
tỉnh Bình Phước thì có số lượng dân số ít nhất, chỉ chiếm khoảng 6% dân số cả vùng.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đô thị lớn của cả nước nên mật độ dân số lên đến
4.126 người/km2.Mật độ dân số của thành phố Hồ Chí Minh cao hơn từ 5 - 8 lần so với
các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai, cao hơn 15 lần so với Tây Ninh
và cao hơn 29 lần so với tỉnh Bình Phước.
Năm 2002, vùng Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện
hành là 667 nghìn đồng/người/năm. Nếu lấy năm 2002 làm gốc, đến năm 2012, chỉ
tiêu thu nhập bình quân đầu người này của vùng Đông Nam Bộ tăng gần 5 lần và đến
năm 2016 thì tăng gấp 7 lần. Nhìn chung, giai đoạn 2002-2016, thu nhập bình quân
đầu người của vùng Đông Nam Bộ cao hơn 1,6 lần nếu so với cả nước. Vùng Đông
Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2002 là 8,2%, năm 2012
là 1,3% và đến hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,6%. Nếu so sánh với cả nước
thì vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn gần 5 lần.
192
Bảng 3. Thu nhập đầu ngƣời và tỷ lệ hộ nghèo vùng Đông Nam Bộ
(Số liệu tính đến 31/12/2017)
Tiêu chí
Năm
2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
1.Thu nhập (Nghìn đ/người)
+Cả nước 356 484 636 995 1.387 2.000 2.637 3.098
+Đông Nam Bộ 667 893 1.146 1.773 2.304 3.173 4.125 4.662
2.Tỷ lệ hộ ngh o (%)
+Cả nước 28,9 18,1 15,5 13,4 14,2 11,1 8,4 5,8
+Đông Nam Bộ 8,2 4,6 3,1 2,5 2,3 1,3 1,0 0,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 4. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành
tại vùng Đông Nam Bộ, năm 2017
Tiêu chí
Tổng sản
phẩm trên
địa bàn
GRDP
Nông,
lâm,
thủy sản
Công
nghiệp
và XD
Dịch vụ Thuế SP
trừ trợ
cấp SP
a. GRDP (tỷ đồng)
1.Bình Phước 51.405 13.417 18.513 17.866 1.609
2.Tây Ninh 64.043 15.967 24.239 21.249 2.588
3.Bình Dương 247.989 9.293 158.188 58.513 21.995
4.Đồng Nai 279.646 24.793 166.854 63.408 24.591
5.Bà Rịa - Vũng Tàu 274.845 14.161 204.830 38.115 17.739
6.TP.Hồ Chí Minh 1.060.618 8.589 262.772 618.773 170.534
Đông Nam Bộ 1.978.547 86.220 835.396 817.924 239.056
b.Cơ cấu giá trị (%)
1.Bình Phước 100 26,10 36,01 34,75 3,13
2.Tây Ninh 100 24,93 37,85 33,18 4,04
3.Bình Dương 100 3,75 63,79 23,59 8,87
4.Đồng Nai 100 8,87 59,67 22,67 8,79
5.Bà Rịa - Vũng Tàu 100 5,15 74,53 13,87 6,45
6.TP.Hồ Chí Minh 100 0,81 24,78 58,34 16,08
Đông Nam Bộ 100 4,36 42,22 41,34 12,08
Nguồn: Niên giám thống kê
193
Tính đến 31/12/2017, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP31) của cả năm 2017
của vùng Đông Nam Bộ là 1.987.330 tỷ đồng. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là
cao nhất, chiếm 54% tổng giá trị của cả vùng; thấp nhất là tỉnh Bình Phước và Tây
Ninh, lần lượt chiếm tỷ lệ 2,6% và 3,2% tổng giá trị vùng Đông Nam Bộ. Xét về cơ
cấu giá trị tổng sản phẩm, vùng Đông Nam Bộ có sự đóng góp chủ yếu từ ngành công
nghiệp xây dựng và dịch vụ, chiếm tỷ lệ trên 83,5%. Riêng lĩnh vực nông nghiệp,
thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đô thị nên đóng góp của nông, lâm, ngư nghiệp
chỉ 0,81% tổng sản phẩm toàn thành. Còn tỉnh Bình Phước và Tây Ninh, lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp khoảng ¼ tổng sản phẩm trên địa bàn. Nhìn chung,
cơ cấu kinh tế của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp và
trung tâm thương mại đô thị. Ngay cả tỉnh Đồng Nai có ngành nông nghiệp phát triển
hàng đầu của cả nước thì tỷ lệ đóng góp của ngành này cũng chỉ 8,87% tổng sản phẩm
trên địa bàn tỉnh.
Một khía cạnh khác, nếu tính GRDP theo giá so sánh 2010 thì tốc độ tăng tổng
sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2017 của tỉnh Bình Dương tăng 9,15% so với năm
2016, tỉnh Đồng Nai 7,65%, tỉnh Tây Ninh là 7,91%, thành phố Hồ Chí Minh là 8,25%
và Bình Phước là 8,14%. Riêng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì tăng trưởng âm 4,02 (do sự
sụt giảm giá trị tổng sản phẩm công nghiệp và xây dựng).
3. Tổng quan về chính sách và thể chế xây dựng NTM tại Việt Nam và
vùng Đông Nam Bộ
Theo nghiên cứu của Bùi Quang Dũng và cộng sự (2015), Nghị quyết 26 tại
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết 26) ngày 5 tháng 8 năm 2008 được xem là
khởi đầu cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Việt Nam.
Tuy nhiên, quá trình hình thành tư tưởng xây dựng nông thôn mới đã có manh nha ở
nhiều cuộc họp và văn bản chính sách trước đó.Nghị quyết số 41-NQ/TW năm 1981,
tư tưởng về nông thôn mới là cải tạo quan hệ sản xuất cũ, đem quan hệ sản xuất mới
vào nông thôn kết hợp với nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân. Giai
đoạn này, nông thôn mới tuy được nhắc tới nhưng còn chung chung, chưa rõ về nội
hàm khái niệm. Các năm tiếp theo, thuật ngữ về nông thôn mới rất ít được nhắc đến,
thậm chí ngay cả đại hội đổi mới 1986, cụm từ nông thôn mới cũng không thấy xuất
hiện trong các văn kiện. Đến năm 1988, nghị quyết 10-NQ/TW (khoán 10) đã có đề
cập đến xây dựng nông thôn mới. Từ 2001-2005, Ban kinh tế Trung ương và Bộ
NN&PTNT đã chỉ đạo, thí điểm phát triển nông thôn cho 18 xã điểm theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa. Từ năm 2006-2009, Bộ
NN&PTNT đã chỉ đạo, thí điểm xây dựng nông thôn mới cho 19 thôn bản dựa theo
Nghị quyết 26. Giai đoạn 2009-2011, thí điểm cho 11 xã điểm xây dựng nông thôn
mới thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo bộ tiêu chí NTM (QĐ
491/QĐ-TTg). Từ năm 2010-2020, đây là giai đoạn triển khai chính thức xây dựng
nông thôn, triển khai trên phạm vi toàn quốc. Ở giai đoạn đầu khi triển khai chính
thức, việc xây dựng NTM dựa theo Bộ tiêu chí của Quyết định số 800/QĐ-TTg. Đến
tháng 8/2016, Quyết định số 1600/QĐ-TTg được Thủ tướng phê duyệt, theo đó cả
31
GRDP (Gross Regional Domestic Product): Tổng cục Thống kê hướng dẫn và khái niệm như sau: GRDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản
ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm); chỉ tiêu này phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương.
194
nước áp dụng theo Bộ tiêu chí mới, thay thế cho Bộ tiêu chí cũ của Quyết định số
800/QĐ-TTg. Các chính sách dành cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn của Việt Nam là thật sự rõ nhưng lại rất nhiều. Về thể chế bộ máy thực hiện, Việt
Nam đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp, từ Trung ương đến tỉnh thành,
cấp huyện và cấp xã. Dưới cấp xã, có Ban phát triển NTM thôn/ấp và sự tham gia của
cộng đồng.
Riêng vùng Đông Nam Bộ, từ khi có chỉ đạo từ Trung ương, các tỉnh/thành
trong vùng đã ban hành nhiều văn bản thực hiện xây dựng NTM. Cụ thể ở thành phố
Hồ Chí Minh, chỉ trong giai đoạn 2010-2015, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã
ban hành 3 Nghị quyết Đảng bộ nhằm đưa chương trình xây dựng NTM là 1 trong 18
chỉ tiêu chủ yếu của thành phố, 1 chỉ thị, 2 chương trình, 6 quyết định và 3 văn bản kết
luận liên quan đến nông thôn mới. Hội đồng nhân dân thành phố HCM đã ban hành 2
nghị quyết. Chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành trên 40
quyết định. Ngoài ra, có trên 37 công văn, thông báo và kế hoạch do thành ủy và
UBND thành phố ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện xây dựng nông thôn mới. Giai
đoạn từ 2016-2020, thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản liên quan,
trong đó đáng chú ý đó là Quyết định 6183/QĐ-UBND về phê duyệt đề án nâng cao
chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn và Quyết định 5039/QĐ-UBND về việc bố
sung bộ tiêu chí theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh. Ở Đồng Nai,
theo báo cáo tổng kết 5 năm NTM, giai đoạn 2010-2015, tỉnh đã ban thành 55 văn bản
về cơ chế chính sách, trên 300 văn bản chỉ đạo và điều hành. Theo đó, tỉnh đã xây
dựng bộ tiêu chí nông thôn mới có 59 chỉ tiêu dành riêng cho Đồng Nai (so với TW có
39 chỉ tiêu), và đồng thời tỉnh cũng đã ban hành bộ tiêu chí nâng cao để các xã đạt
chuẩn nông thôn mới làm cơ sở trong việc tiếp tục thúc đẩy phong trào xây dựng nông
thôn mới. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai còn tổ chức thực hiện việc soạn thảo và biên tập
nhiều chuyên đề tập huấn và đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới. Đến giai đoạn
2016-2020, tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 2962, Quyết định số 4466, Kế
hoạch số 4358, để triển khai thực hiện NTM. Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai còn ban hành
nhiều nghị quyết, văn bản hướng dẫn cho chương trình mục tiêu quốc gia này.
Tương tự, trong các báo cáo tổng kết liên quan đến NTM của các tỉnh còn lại
như Tây Ninh, Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Phước, nhiều văn bản, các
chính sách và thể chế cho việc xây dựng nông thôn mới đã được các địa phương này
ban hành. Do đó, chuyên đề này không liệt kê chi tiết các cơ chế chính sách cụ thể.
Nếu có sự khác biệt đó chính là các cơ chế chính sách đặc thù, ví dụ như thành phố Hồ
Chí Minh có những cơ chế đặc thù, tiên phong trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo nông thôn mới của các tỉnh thành vùng Đông
Nam Bộ đã có sự phân công, quy định rõ trách nhiệm, duy trì các cuộc họp định kỳ
cũng như đột xuất, tổ chức phối hợp nhiệm vụ với các Sở, Ban ngành và với địa
phương. Ngoài ra, tất cả các tỉnh thành đều huy động cả hệ thống chính trị tham gia
xây dựng NTM, tuyên truyền và vận động người dân tham gia.
4. Đánh giá kết quảthực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM ở vùng
Đông Nam Bộ
4.1 Kết quả thực hiện ây dựn NTM, iai đoạn 2010-2018
Xây dựng NTM, giai đoạn 2010-2020, là một chương trình phát triển nông thôn
toàn diện, tác động đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau ở khu vực nông thôn, được
triển khai trên phạm vi toàn quốc, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
195
Sau gần 10 năm triển khai, chương trình đã mang lại những chuyển biến mạnh mẽ diện
mạo nông thôn, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở khu
vực nông thôn.Đến thời điểm thực hiện chuyên đề này, ngoại trừ tỉnh Bình Dương
chưa tập hợp xong số liệu thống kê kết quả xây dựng NTM, thì đã có 5/6 tỉnh thành
còn lại của vùng Đông Nam Bộ đã hoàn tất sơ bộ các số liệu tổng kết NTM mới32. Kết
quả được trình bày ở bảng 5 bên dưới được tính đến thời điểm 31/12/2017.
Hình 1.Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM tại các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ,
(31/12/2018)
Nguồn: Tổng hợp số liệu của VPĐPNTM các tỉnh Đông Nam Bộ
Tỉnh Bình Phước có 90 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, số tiêu chí đạt
chuẩn bình quân xã là 14,5, số xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt cả 19 tiêu chí) là 35
xã, 100% số xã đạt được tiêu chí số 1 “Quy hoạch” và tiêu chí số 8 “Thông tin truyền
thông”, trong khi đó, tiêu chí 2 “Giao thông và tiêu chí 5 “Trường học” thì chỉ có
36/90 xã đạt được, chiếm tỷ lệ 40% tổng số xã thực hiện xây dựng nông thôn mới. Các
tỉnh còn lại của vùng Đông Nam Bộ có thể được giải thích tương tự, tuy nhiên có điểm
đặc biệt xếp hạng nhất là tỉnh Đồng Nai, 133/133 xã ở tỉnh Đồng Nai đã đạt chuẩn
nông thôn mới; tiếp đến xếp hạng nhì là thành phố Hồ Chí Minh, vì thành phố này chỉ
còn 2/56 xã là chưa đạt chuẩn.
Bảng 5. Kết quả thực hiện xây dựng NTM vùng Đông Nam Bộ (31/12/2018)
Chỉ tiêu ĐVT
Bình
Phước
Tây
Ninh
Đồng
Nai BRVT
TP.
HCM
1.Tổng số xã Xã 90 80 133 45 56
2.Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã Tiêu chí 14,5 14,9 19 15,7 18,9
3.Số xã đạt theo số lượng tiêu chí
- Số xã đạt 19 tiêu chí (đạt chuẩn
NTM) Xã 35
36
133 27
54
- Số xã đạt 15-18 tiêu chí Xã -na- 8 0 4 2
32 Nhóm thực hiện chuyên đề, Đại học Nông Lâm Tp.HCM, đã liên lạc với VPĐPNTM tỉnh Bình Dương vào thời điểm tháng 04 – 05/2019.
Các số liệu tổng kết thực hiện NTM tại tỉnh Bình Dương đang còn trong giai đoạn tập hợp, chưa hoàn thành xong. Vì vậy, thông tin tổng kết
của tỉnh này còn khuyết, nên chuyên đề chưa phản ánh đầy đủ tất cả 6 tỉnh thành của vùng Đông Nam Bộ.
39%
45%
60%
96% 100%
71%
Bình Phước
(35/90 xã)
Tây Ninh
(36/80 xã)
BRVT
(27/45 xã)
HCM
(54/56 xã)
Đồng Nai
(133/133 xã)
Vùng Đông Nam
Bộ (Không kể
Bình Dương)
196
- Số xã đạt 10-14 tiêu chí Xã -na- 29 0 5 0
- Số xã đạt 5-9 tiêu chí Xã -na- 7 0 9 0
- Số xã đạt dưới 5 tiêu chí Xã -na- 0 0 0 0
4.Số xã đạt theo từng tiêu chí
- Tiêu chí 1: Quy hoạch Xã 90 80 133 45 56
- Tiêu chí 2: Giao thông Xã 36 42 133 30 56
- Tiêu chí 3: Thủy lợi Xã 89 74 133 40 56
- Tiêu chí 4: Điện Xã 76 80 133 33 56
- Tiêu chí 5: Trường học Xã 36 42 133 38 56
- Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa Xã 56 42 133 30 56
- Tiêu chí 7: CSHT thương mại nông
thôn Xã
79 69
133 39
56
- Tiêu chí 8: Thông tin và truyền
thông Xã
90 80
133 42
56
- Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư Xã 60 73 133 38 54
- Tiêu chí 10: Thu nhập Xã 61 66 133 32 56
- Tiêu chí 11: Hộ nghèo Xã 70 65 133 37 56
- Tiêu chí 12: Lao độn