Động lực làm việc của người lao động là chủ đề được nghiên cứu rộng rãi nhưng các kết quả
nghiên cứu thường không giống nhau do sự khác biệt trong cách tiếp cận. Nghiên cứu này thực hiện
kiểm định sâu hơn dựa trên cơ sở dữ liệu của nghiên cứu trước để xác định các yếu tố tác động đến
động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Từ mô hình đề
xuất ban đầu gồm 11 yếu tố, thông qua phân tích hồi quy đa biến xác định được hai yếu tố tác động
đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương gồm (1) sự
tự chủ trong công việc và (2) điều kiện làm việc tại độ tin cậy 95%
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Nguyễn Văn Hậu*
TÓM TẮT
Động lực làm việc của người lao động là chủ đề được nghiên cứu rộng rãi nhưng các kết quả
nghiên cứu thường không giống nhau do sự khác biệt trong cách tiếp cận. Nghiên cứu này thực hiện
kiểm định sâu hơn dựa trên cơ sở dữ liệu của nghiên cứu trước để xác định các yếu tố tác động đến
động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Từ mô hình đề
xuất ban đầu gồm 11 yếu tố, thông qua phân tích hồi quy đa biến xác định được hai yếu tố tác động
đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương gồm (1) sự
tự chủ trong công việc và (2) điều kiện làm việc tại độ tin cậy 95%.
Từ khóa: động lực làm việc, người lao động, khu công nghiệp, Bình Dương.
WORK MOTIVATION OF WORKERS IN INDUSTRIAL ZONES
IN BINH DUONG PROVINCE
ABSTRACT
The work motivation of workers is a widely studied topic but the research results are often not
the same due to differences in approach. This study carried out further testing based on previous
research data to identify factors affecting the work motivation of workers in industrial zones in Binh
Duong province. From the initial proposed model consisting of 11 elements, through multivariate
regression analysis identified two factors affecting the work motivation of workers in industrial zones
in Binh Duong province including (1) work autonomy and (2) working conditions at 95% confidence.
Keywords: work motivation, workers, industrial zones, Binh Duong.
* ThS.GV Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM; Email: haunv310783@gmail.com, DĐ: 0989949796
1. GIỚI THIỆU
Động lực là một trong những thành tố
quan trọng nhất của lĩnh vực quản trị nguồn
nhân lực, các tổ chức thiết kế ra hệ thống động
lực làm việc không chỉ để khuyến khích nhân
viên thực hiện tốt nhất công việc của họ mà còn
thu hút các ứng viên tương lai cho các vị trí cụ
thể (Gupta and Subramanian, 2014).
Bình Dương thuộc khu vực Đông Nam
bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là khu
vực động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
Miền Nam và cả nước. Bình Dương là một tỉnh
công nghiệp nên có rất nhiều khu công nghiệp
(KCN). Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Bình
Dương, đến tháng 6-2015, trong số 28 KCN đã
thành lập trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích trên
9.500 héc ta thì có 26 KCN đã đi vào hoạt động.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh quy
hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bình
Dương đến năm 2020 trong đó cho phép thành
lập bốn KCN mới và điều chỉnh một số KCN
khác (Hùng Lê, 2017). Lực lượng lao động trong
KCN gia tăng cùng với sự gia tăng số lượng
KCN và các dự án hoạt động trong KCN. Hàng
năm, các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm
mới cho gần 12.000 lao động, nâng số lao động
đang làm việc trong các KCN lên gần 240.000
lao động, với thu nhập bình quân của lao động
phổ thông năm 2015 đạt trên 4 triệu đồng/người/
tháng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010 (Ban
Quản lý các KCN Bình Dương, 2015).
Lực lượng lao động địa phương nói riêng
Động lực làm việc của người lao động...
14
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
và lực lượng lao động bao gồm cả lao động từ
địa phương khác tới sinh sống và làm việc đang
có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của
Bình Dương những năm qua. Chính vì vậy, bên
cạnh chính sách cho các doanh nghiệp thì việc
quan tâm đến lực lượng lao động là một việc
không thể xem nhẹ của chính quyền địa phương.
Các nghiên cứu về động lực tại các quốc
gia khác nhau cho thấy sự khác biệt về kết quả
nghiên cứu xét cả về tầm quan trọng và các yếu
tố tác động. Sự khác biệt về cách tiếp cận, văn
hóa, đặc điểm loại hình tổ chức và ngành nghề
đem đến sự khác biệt. Vì vậy nghiên cứu trong
các môi trường khác biệt và đối tượng khảo sát
nghiên cứu khác nhau có thể đưa đến kết quả
khác nhau (ví dụ: Safiullah, 2015; Hosseini,
2014; Akhtar et al., 2014; Njambi, 2014; Fisher
and Yuan, 1998). Tại thị trường Việt Nam có rất
nhiều nghiên cứu về động lực làm việc của nhân
viên được thực hiện cả về dạng nghiên cứu hàn
lâm và ứng dụng. Khảo lược một số nghiên cứu
tại Việt Nam trong thời gian qua được đề cập ở
trên cho thấy rằng, kết quả của các nghiên cứu
không hoàn toàn giống nhau ở các nhân tố cũng
như xếp hạng tầm quan trọng của các nhân tố.
Nghiên cứu của (Trần Kim Dung and Nguyễn
Ngọc Lan Vy, 2011) cho rằng thú vị công việc
là nhân tố quan trọng nhất, thứ hai là lương và
tiếp theo là các yếu tố khác trong khi đó nghiên
cứu của (Nguyễn Thị Phương Dung, 2016) cho
rằng chính sách đãi ngộ là quan trọng nhất, thứ
hai là sự phù hợp công việc. Sự khác nhau trong
kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu cần
phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của
thị trường nghiên cứu khi thị trường có sự khác
biệt và phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Tuy có nhiều nghiên cứu về động lực làm
việc tại Việt Nam nhưng nghiên cứu về động
lực làm việc của người lao động trong các khu
công nghiệp tại Bình Dương lại chưa có nhiều.
Một nghiên cứu gần đây của (Nguyễn Văn Hậu
et al., 2017) về chủ đề “xây dựng thang đo các
yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của
người lao động trong các khu công nghiệp tại
Bình Dương”, tuy nhiên nghiên cứu này chưa đi
sâu vào các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm
việc và chưa so sánh sự khác biệt về động lực
theo nhóm đối tượng ví dụ như giới tính, hay độ
tuổi, hay cấp bậc trong công việc. Chính vì vậy,
nghiên cứu này sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu khảo
sát trong nghiên cứu của (Nguyễn Văn Hậu et
al., 2017) để kiểm định các yếu tố trong mô hình
và kiểm định sự khác biệt động lực theo nhóm
đối tượng.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Trong phần cơ sở lý thuyết cần làm rõ 3
khái niệm chính là động lực, người lao động và
KCN: (1) Thuật ngữ động lực bắt nguồn từ tiếng
Latin “Movere” có nghĩa là di chuyển. Động lực
là những gì di chuyển chúng ta từ nhàm chán
đến thích thú, và nó giống như một bánh lái của
phương tiện định hướng hành động của chúng
ta (Islam & Ismail, 2008). Có thể hiểu động lực
là quá trình mà nỗ lực của một người được tiếp
thêm sức lực, hướng dẫn và duy trì để đạt được
mục tiêu (Robbins & Coulter, 2016). Theo định
nghĩa này có 3 thành phần chính của động lực
gồm sức lực, sự định hướng và tính kiên trì; (2)
Người lao động nhìn dưới góc độ pháp lý là người
từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và
chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao
động (“Bộ Luật Lao Động,” 2013); (3) KCN là
khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp (Luật Đầu tư, 2014).
Lý thuyết về động lực làm việc được phát
triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, Robbins
& Coulter (2016) chia lý thuyết về động lực
thành hai nhóm là lý thuyết động lực cổ điển
và lý thuyết động lực đương đại. Mặc dù nhiều
giải thích về động lực đã được phát triển, các lý
thuyết cổ điển này vẫn quan trọng vì nó đại diện
cho nền tảng mà từ lý thuyết này các lý thuyết
15
động lực được phát triển, thêm nữa nhiều nhà
quản trị thực tiễn vẫn sử dụng chúng. Trong lý
thuyết động lực cổ điển xem xét bốn lý thuyết
gồm thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow; thuyết
X và thuyết Y của McGregor; thuyết hai nhân tố
của Herzberg; thuyết 3 nhu cầu của McClelland.
Các lý thuyết động lực đương đại gồm thuyết
thiết lập mục tiêu; thuyết củng cố; thuyết thiết
kế công việc; thuyết công bằng; thuyết kỳ vọng
và thuyết thực hành công việc có liên quan cao.
Đối với nhóm lý thuyết động lực cổ điển,
thì thuyết động lực nổi tiếng nhất có lẽ là thuyết
phân cấp nhu cầu của Maslow (Robbins &
Coulter, 2016). Theo Maslow (1970), mỗi con
người đều có 5 cấp bậc nhu cầu và đi từ thấp
đến cao gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn,
nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng, nhu cầu tự
hoàn thiện. Xét về bản chất con người, Douglas
McGregor nổi tiếng với đề xuất hai giả định về
bản chất con người: thuyết X và thuyết Y. Theo
McGregor(1966), thuyết X là quan điểm tiêu cực
của con người mà giả định rằng người lao động
có ít tham vọng, không thích làm việc, muốn
tránh trách nhiệm và cần được kiểm soát chặt
chẽ để làm việc hiệu quả. Trong khi thuyết Y là
quan điểm tích cực của con người mà giả định
rằng nhân viên yêu thích công việc, tìm kiếm và
chấp nhận trách nhiệm, thực hành tự định hướng.
Ở một cách tiếp cận khác về động lực làm việc,
thuyết hai nhân tố của Herzberg cho rằng các
yếu tố bên trong liên quan đến thỏa mãn công
việc trong khi các yếu tố bên ngoài liên quan
với sự bất mãn trong công việc (Herzberg et al.,
1959, được trích dẫn trong Robbins & Coulter,
2016). Theo thuyết này, khi con người cảm thấy
tốt về công việc của mình, họ có khuynh hướng
viện dẫn các nhân tố bên trong phát sinh từ
chính công việc như là thành tích, sự thừa nhận
và trách nhiệm. Mặt khác, khi họ bất mãn, họ
có khuynh hướng viện dẫn các yếu tố bên ngoài
phát sinh từ bối cảnh công việc như là chính
sách và quản lý của công ty, sự giám sát, mối
quan hệ giữa các cá nhân và điều kiện làm việc.
Trái ngược với lý thuyết liên quan đến bản chất
con người, thuyết ba nhu cầu cho rằng có ba nhu
cầu (không phải là bẩm sinh) là động lực chính
trong công việc (McClelland et al., 1961, được
trích dẫn trong Robbins & Coulter, 2016). Theo
thuyết này, ba nhu cầu gồm (1) nhu cầu thành
tựu: đây là động lực để thành công và vượt trội
so với bộ tiêu chuẩn, (2) nhu cầu quyền lực: nhu
cầu làm cho người khác hành xử theo cách mà
họ sẽ không hành xử theo cách khác, (3) nhu cầu
liên kết: mong muốn có được mối quan hệ thân
thiết và gần gũi. Trong 3 nhu cầu này thì nhu cầu
thành tựu được nghiên cứu nhiều nhất.
Đối với nhóm lý thuyết đương đại, thuyết
thiết lập mục tiêu đề xuất rằng các mục tiêu cụ
thể tăng hiệu suất thực hiện và các mục tiêu khó
khi được chấp nhận mang lại kết quả cao hơn các
mục tiêu dễ dàng (Robbins & Coulter, 2016).
Theo lý thuyết thiết lập mục tiêu có hàm ý: (1)
công việc hướng đến mục tiêu là nguồn chính
của động lực làm việc, (2) nhân viên sẽ cố gắng
hơn nữa nếu họ có cơ hội tham gia vào thiết lập
mục tiêu, (3) mọi người sẽ làm tốt hơn nếu họ
nhận được phản hồi về mức độ tiến triển mục
tiêu của họ đến mức nào bởi vì phản hồi giúp
xác định sự khác biệt giữa những gì họ đã làm
và họ muốn là gì. Dưới góc độ hành vi, lý thuyết
củng cố cho rằng hành vi là một chức năng của
chính kết quả đó. Những kết quả đó ngay lập tức
sinh ra một hành vi và tăng xác suất mà hành
vi sẽ được lặp lại được gọi là nhân tố củng cố
(Robbins & Coulter, 2016). Nghiên cứu về sự
công bằng để tạo động lực làm việc cho người
lao động, Adam Stacy cho rằng, nhân viên so
sánh những gì họ có từ công việc (kết quả) trong
mối tương quan với những gì họ bỏ ra (đầu vào),
và sau đó họ so sánh tỷ lệ “đầu vào – kết quả” với
tỷ lệ “đầu vào – kết quả” của những người khác
có liên quan (Robbins & Coulter, 2016). Khi họ
thấy sự bất bình đẳng xảy ra thì họ trở nên bất
mãn. Nghiên cứu kỳ vọng của người lao động để
tạo động lực, thuyết kỳ vọng cho rằng, một cá
nhân có xu hướng hành động theo một cách nào
Động lực làm việc của người lao động...
16
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
đó dựa trên kỳ vọng rằng hành động sẽ được theo
sau bởi một kết quả nhất định và mức hấp dẫn của
kết quả đó đối với cá nhân (Vroom, 1964).
2.2. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất trong nghiên
cứu này dựa vào nghiên cứu 10 yếu tố ảnh hưởng
đến động lực làm việc (Kovach, 1987; Islam &
Ismail, 2008; Wiley, 1997; Silverthorne, 1992;
Fisher & Yuan, 1998) và yếu tố thương hiệu
công ty (Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan
Vy, 2011), theo đó mô hình gồm 11 yếu tố được
xem xét mức độ ảnh hưởng đến động lực làm
việc của người lao động trong các KCN tại Bình
Dương. Các yếu tố này trong các nghiên cứu
trước đây đều cho thấy mối quan hệ thuận chiều
lên động lực làm việc của nhân viên, theo đó các
giả thuyết trong nghiên cứu này thể hiện mối
quan hệ thuận chiều giữa biến độc lập và biến
phụ thuộc động lực làm việc của người lao động
tại KCN tỉnh Bình Dương.
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu động lực làm việc của người lao động trong KCN tại Bình Dương
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này kế thừa dữ liệu được khảo
sát từ nghiên cứu của Nguyễn Văn Hậu et al.
(2017). Do nghiên cứu trước chỉ sử dụng dữ liệu
này để xây dựng thang đo và quá trình xử lý chỉ
tới phân tích EFA trong khi các bước phân tích
phân tích hồi quy đa biến và kiểm định đối với
mẫu độc lập lại chưa thực hiện.
Trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu
để phân tích hồi quy đa biến và kiểm định đối
với mẫu độc lập để xem liệu có khác biệt về
động lực làm việc giữa các nhóm với nhau hay
không. Các bước phân tích dữ liệu như phân
tích độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA; kiểm định hệ số hồi
quy; kiểm tra độ thích hợp của mô hình; kiểm
định hiện tượng phương sai của các phần dư
thay đổi; kiểm định T đối với mẫu độc lập;
phân tích phương sai một yếu tố (Anova)
được thực hiện lại.
Dữ liệu gồm 302 quan sát trong đó, chia
theo giới tính có 168 nam và 134 nữ; chia theo
KCN thì Visip 1(97 người), Visip 2 (53 người),
Mỹ Phước III (55 người), Sóng Thần 1 (56
người), Đại Đăng (16 người), Nam Tân Uyên
(8 người), Đất Cuốc (4 người), Việt Hương
(6 người), Đồng An (3 người), Đồng An 2 (1
người), Mỹ Phước II (1 người), Cụm công
nghiệp Uyên Hưng (1 người), KCN Kim Huy
(1 người)người, Nữ: 134 người; chia theo vị trí
17
công tác thì có 248 người là nhân viên, 54 người
là quản lý; chia theo khối làm việc thì có 214
người ở lĩnh vực trực tiếp sản xuất, 88 người ở
lĩnh vực hỗ trợ sản xuất.
Theo (Hair et al., 1998), khi phân tích
nhân tố khám phá (EFA) thì chỉ số Factor
loading >0,3 được xem là đạt được mức tối
thiểu, Factor loading >0.4 được xem là quan
trọng, >0.5 được xem là có ý nghĩa thực
tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn factor loading
>0,3 thì cỡ mẫu của nghiên cứu ít nhất
phải là 350, nếu cỡ mẫu của nghiên cứu
khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor
loading >0,55, nếu cỡ mẫu của nghiên cứu
là khoảng 50 thì factor loading phải >0,75.
Trong nghiên cứu này mẫu là 302 nên chọn
tiêu chuẩn factor loading >0,55. Tất cả các
biến quan sát sẽ được phân tích riêng lẻ và
sau đó là cùng một lượt trong phương pháp
EFA. Như đã đề cập ở trên, thang đo sẽ
được chấp nhận khi tổng phương sai trích
bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố
từ 0,55 trở lên.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích Cronbach’s Alpha và
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả nghiên cứu rút trích được 5 yếu tố
với phương sai trích 69,37%. Nghĩa là các thành
phần thang đo trong mô hình sau khi được trích
giải thích được 69,37% sự thay đổi trong động lực
làm việc của người lao động trong KCN tại BD.
Năm yếu tố gồm là (1) Gắn bó, hỗ trợ, thăng tiến,
công việc thú vị của tổ chức; (2) kỷ luật và công
nhận đầy đủ việc đã làm; (3) điều kiện làm việc;
(4) sự tự chủ trong công việc; (5) thương hiệu công
ty và 1 biến phụ thuộc là động lực làm việc.
Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên
cứu chính thức về động lực làm việc của người
lao động trong các KCN tại Bình Dương gồm 37
biến quan sát trong đó có 34 biến quan sát thuộc
các biến độc lập và 3 biến quan sát thuộc biến
phụ thuộc động lực làm việc.
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu động lực làm việc của người lao động trong KCN tại Bình Dương
sau Cronbach’s Alpha và Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Kiểm định hệ số hồi quy
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đối với
hệ số hồi quy trong bảng 1.1 bên dưới cho thấy
các nhân tố có tương quan ý nghĩa với động lực
làm việc ở độ tin cậy 99%, riêng chỉ có nhân tố
Thuonghieucongty không có tương quan với
động lực làm việc ở độ tin cậy này (vì Sig. >0,05).
Động lực làm việc của người lao động...
18
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 1.1: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy
Biến phụ thuộc: Động lực làm việc
Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hóa
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa
t Sig.
Hệ số Beta
Sai số
chuẩn
Hệ số Beta
Hẳng số -3,041E-16 ,033 ,000 1,000
Ganbo_hotro_thangtien_conviecthuvi ,634 ,033 ,634 19,096 ,000
Kyluatvacongnhan ,319 ,033 ,319 9,610 ,000
Tuchucongviec ,342 ,033 ,342 10,291 ,000
Dieukienlamviec ,229 ,033 ,229 6,900 ,000
Thuonghieucongty ,018 ,033 ,018 ,546 ,585
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R
Square) trong bảng 1.2 bên dưới là 0,668.
Như vậy, 66,8% thay đổi trong động lực làm
việc được giải thích bởi các biến độc lập
trong mô hình.
Bảng 1.2: Mức độ giải thích của mô hình
Model Summaryb
Model R
R
Square
Adjusted
R Square
Std. Error
of the
Estimate
Change Statistics
Durbin-
WatsonR Square
Change
F
Change
df1 df2
Sig. F
Change
1 .821a ,674 ,668 ,57612860 ,674 122,167 5 296 ,000 1,712
Hệ số Sig. trong bảng 1.3 bên dưới nhỏ
hơn 0,01 nên có thể kết luận rằng mô hình đưa
ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Nói một cách
khác, các biến độ lập trong mô hình có tương
quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở mức độ tin
cậy 99%.
Bảng 1.3: Mức độ phù hợp của mô hình
ANOVAa
Model
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
1 Regression 202,750 5 40,550 122,167 .000b
Residual 98,250 296 ,332
Total 301,000 301
Kiểm định phương sai phần dư thay đổi
Trong kiểm định Spearman như trong
bảng 1.4, tại dòng ABSRES cho thấy hai nhân
tố Ganbo_hotro_thangtien_conviecthuvi (Gắn
bó, hỗ trợ, thăng tiến, công việc thú vị của tổ
chức); và Kyluatvacongnhan (nhân tố kỹ luật
và công nhận đầy đủ việc đã làm) có mức ý
nghĩa nhỏ hơn 0,05 nên bị loại. Như vậy qua các
kiểm định hồi quy thì chỉ có hai biến độc là Tự
chủ trong công việc và Điều kiện làm việc có ý
nghĩa thống kê.
19
Bảng 1.4: Kiểm định Spearman
Correlations
ABSRES
Ganbo_
hotro_
thangtien_
conviec
thuvi
Kyluatva
congnhan
Tuchu
congviec
Dieukien
lamviec
Spear-
man’s
rho
ABSRES Correlation
Coefficient 1,000 -,153
** -.186** -,112 -,005
Sig. (2-tailed) ,008 ,001 ,052 ,927
N 302 302 302 302 302
Ganbo_
hotro_
thangtien_
conviecthuvi
Correlation
Coefficient -,153
** 1,000 ,003 ,127* -,049
Sig. (2-tailed) ,008 ,958 ,028 ,400
N 302 302 302 302 302
Kyluatva
congnhan
Correlation
Coefficient -,186
** ,003 1,000 ,169** -,152**
Sig. (2-tailed) ,001 ,958 ,003 ,008
N 302 302 302 302 302
Tuchu
congviec
Correlation
Coefficient -,112 .127
* ,169** 1,000 -,118*
Sig. (2-tailed) ,052 ,028 ,003 ,041
N 302 302 302 302 302
Dieukien
lamviec
Correlation
Coefficient -,005 -,049 -.152
** -,118* 1,000
Sig. (2-tailed) ,927 ,400 ,008 ,041
N 302 302 302 302 302
Tương tự, hệ số Beta chưa chuẩn hóa của
yếu tố điều kiện làm việc là 0,229, điều này có
nghĩa là khi điều kiện làm việc của người lao
động trong các KCN tại Bình Dương tăng thêm
1 điểm thì động lực làm việc của họ tăng thêm
là 0,229.
Trong hai yếu tố ảnh hưởng lên động lực
làm việc của người lao động trong mô hình sau
kiểm định thì yếu tố sự tự chủ trong công việc có
mức độ quan trọng cao hơn so với điều kiện làm
việc vì hệ số Beta chuẩn hóa của yếu tố này cao
hơn yếu tố điều kiện làm việc (bảng 1.1).
Thảo luận kết quả hồi quy và vị trí
quan trọng của mỗi yếu tố trong mô hình sau
kiểm định
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 02 yếu
tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người
lao động trong các KCN tại Bình Dương và cả
hai yếu tố này đều có tác động thuận chiều lên
biến phụ thuộc. Trong bảng 1.1. ở trên thì hệ số
Beta chưa chuẩn hóa của tự chủ trong công việc
là 0,319, nghĩa là khi người lao động trong các
KCN tại Bình Dương tăng thêm một điểm về
tự chủ trong công việc thì động lực của họ tăng
thêm 0,31