Dự án Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi

Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội có sự quản lý của nhà nước trong những năm gần đây đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các đô thị trong cả nước. Mặt khác sự phát triển của các đô thị lại tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, trong đó lĩnh vực thương mại buôn bán, giao lưu hàng hóa đang có điều kiện và thế mạnh để phát triển. Xuất phát từ sự phát triển trong những năm qua của ngành thương nghiệp tỉnh Kiên Giang nói chung và của thành phố Rạch Giá nói riêng, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang, từ thực trạng của nền kinh tế Kiên Giang trong đó có ngành thương nghiệp, việc xây dựng, quy hoạch lại các khu quy hoạch là rất cần thiết. Từ cơ sở vật chất và hiện trạng của khu chợ Rạch Sỏi như hiện nay cùng tập quán buôn bán, kinh doanh lâu dài của người dân, việc xây dựng, chỉnh trang lại chợ Rạch Sỏi là hết sức cần thiết và cấp bách, sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho người dân trong sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng phát triển manh mún và khó khăn về cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến môi trường sinh thái như hiện nay. Việc đầu tư khu chợ Rạch Sỏi sẽ tạo ra một hướng chuyển biến lớn trong ngành thương nghiệp của tỉnh, với vị trí chiến lược là cửa ngỏ vào thành phố Rạch Giá như hiện nay thì trung tâm thương mại Rạch Sỏi sẽ là đầu mối quan trọng gắn kết các trung tâm thương mại khác trong tỉnh. Dự án đầu tư xây dựng công trình Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi là một trong những bước trong khuôn khổ triển khai dự án Khu thương mại Rạch Sỏi. Góp phần tạo một sắc diện mới cho thành phố Rạch Giá. Khu vực dự án có tổng diện tích 10.675 m2, bao gồm các khu chợ và các hạng mục phụ trợ khác như: sân chợ, nhà xe, bãi lên hàng, trạm xử lý nước thải, Thực hiện Luật bảo vệ Môi Trường, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08 /2006 và nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT và các thông tư khác về mặt môi trường, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306 tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động Môi trường dự án “Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi” để xem xét và lượng hóa toàn bộ các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của dự án để từ đó đẩy mạnh các mặt tích cực và đề xuất các biện pháp thích hợp hạn chế, giảm thiểu các mặt tiêu cực.

doc43 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội có sự quản lý của nhà nước trong những năm gần đây đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các đô thị trong cả nước. Mặt khác sự phát triển của các đô thị lại tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, trong đó lĩnh vực thương mại buôn bán, giao lưu hàng hóa đang có điều kiện và thế mạnh để phát triển. Xuất phát từ sự phát triển trong những năm qua của ngành thương nghiệp tỉnh Kiên Giang nói chung và của thành phố Rạch Giá nói riêng, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang, từ thực trạng của nền kinh tế Kiên Giang trong đó có ngành thương nghiệp, việc xây dựng, quy hoạch lại các khu quy hoạch là rất cần thiết. Từ cơ sở vật chất và hiện trạng của khu chợ Rạch Sỏi như hiện nay cùng tập quán buôn bán, kinh doanh lâu dài của người dân, việc xây dựng, chỉnh trang lại chợ Rạch Sỏi là hết sức cần thiết và cấp bách, sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho người dân trong sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng phát triển manh mún và khó khăn về cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến môi trường sinh thái như hiện nay. Việc đầu tư khu chợ Rạch Sỏi sẽ tạo ra một hướng chuyển biến lớn trong ngành thương nghiệp của tỉnh, với vị trí chiến lược là cửa ngỏ vào thành phố Rạch Giá như hiện nay thì trung tâm thương mại Rạch Sỏi sẽ là đầu mối quan trọng gắn kết các trung tâm thương mại khác trong tỉnh. Dự án đầu tư xây dựng công trình Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi là một trong những bước trong khuôn khổ triển khai dự án Khu thương mại Rạch Sỏi. Góp phần tạo một sắc diện mới cho thành phố Rạch Giá. Khu vực dự án có tổng diện tích 10.675 m2, bao gồm các khu chợ và các hạng mục phụ trợ khác như: sân chợ, nhà xe, bãi lên hàng, trạm xử lý nước thải,… Thực hiện Luật bảo vệ Môi Trường, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08 /2006 và nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT và các thông tư khác về mặt môi trường, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306 tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động Môi trường dự án “Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi” để xem xét và lượng hóa toàn bộ các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của dự án để từ đó đẩy mạnh các mặt tích cực và đề xuất các biện pháp thích hợp hạn chế, giảm thiểu các mặt tiêu cực. 2. Mục đích của báo cáo Đánh giá tác động Môi trường (ĐTM) Báo cáo ĐTM của Dự án “Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi” được thực hiện với các mục đích chủ yếu sau: Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực dự án; Phân tích trên cơ sở khoa học các nguồn tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khi dự án triển khai và đi vào hoạt động; Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu và hạn chế các nguồn tác động tiêu cực; Đề xuất các chương trình giám sát môi trường phù hợp nhằm đảm bảo các thông số về môi trường chính yếu được theo dõi thường xuyên; Cung cấp căn cứ cơ sở khoa học cho cơ quan chức năng thuận lợi trong công tác quản lý, thẩm định, phê duyệt và giám sát về mặt môi trường. 3. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật để lập báo cáo ĐTM Việc lập báo cáo ĐTM của dự án Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi được thực hiện dựa trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý sau: Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006; Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi trường; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về việc việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi Trường; Các Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi Trường hiện hành là: TCVN 2000 và TCVN 2005 ban hành theo quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường nay là Bộ Khoa học và Công Nghệ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường và quyết định 1696/QĐ-BKHCN ngày 28/07/2006 của Bộ Khoa học và Công Nghệ. TCVN 6772 – 2000: Chất lượng nước – nước thải sinh hoạt – giới hạn ô nhiễm cho phép; TCVN 5944 – 2005: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm; TCVN 5942 – 2005: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt; TCVN 5937 – 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; TCVN 5949 – 2005: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư mức ồn tối đa cho phép; Biên bản số 03/BB-UB ngày 24/11/2005 của UBND Tp Rạch Giá về việc hợp thông qua quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại Rạch Sỏi; Thông báo số 93/TB-VP ngày 31/07/2006 của Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang về ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Bùi Ngọc Sương tại cuộc hợp thông qua các đồ án quy hoạch bến xe và khu dân cư tỉnh Kiên Giang, quy hoạch trung tâm thương mại Rạch Sỏi, phương án chợ 16ha phường Vĩnh Thanh Vân; Quyết định số 801/QĐ-UBND ngày 18/06/2007 của chủ tịch UBND Tp Rạch Giá về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm thương mại Rạch Sỏi, Tp. Rạch Giá, T. Kiên Giang; Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 25/06/2008 của UBND Tp Rạch Giá về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu trung tâm thương mại Rạch Sỏi, P. Rạch Sỏi, Tp. Rạch Giá, T. Kiên Giang; Các tài liệu tham khảo khác như: Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án; Số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại hiện trường. 4. Tổ chức thực hiện ĐTM Tổ chức lập báo cáo ĐTM: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường ……………. Địa chỉ: ĐT: ………………… - Fax: …………………………. Website: ……………………………………………….. Email: …………………………………………………. Danh sách thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án. TT Thành viên Học vị Chức vụ Đơn vị 1 Lê Hồng Sơn - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306 2 Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường ………. 3 P.Giám đốc 4 NV. Dự án 5 NV. Kỹ thuật 6 NV. Dự án Căn cứ theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306 đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường …………….. để hỗ trợ thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; Để thực hiện lập báo cáo ĐTM, Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường ………. đã cho triển khai ngay các hoạt động sau: Khảo sát thu thập các thông tin cần thiết về Dự án và vị trí thực hiện dự án; Tổ chức thu mẫu ngoài hiện trường, phân tích, xử lý, đánh giá các số liệu thu thập; Viết và thông qua nội dung báo cáo với chủ đầu tư, hoàn chỉnh báo cáo và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định. CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Thông tin dự án Tên Dự án: Chợ nông - hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi; Diện tích: 10.675 m2; Hình thức đầu tư: Đầu tư cải tạo, xây dựng theo hình thức cuốn chiếu. Diễn giải nội dung xây dựng cuốn chiếu: Giai đoạn 1: Xây dựng chợ tạm (sử dụng khung tiền chế) phía trước sân chợ. Hạng mục này không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chính của toàn khu chợ vì các nhà lồng chợ hiện tại vẫn còn hoạt động bình thường. Giai đoạn này hiện đã hoàn thành. Giai đoạn 2: Sau khi xây dựng xong chợ tạm thì di dời các hộ kinh doanh trong nhà lồng chợ thương nghiệp ra khu vực mới, tiến hành giải phóng mặt bằng để xây dựng chợ Chạp Phô (đang xây dựng chợ Chạp Phô). Giai đoạn 3: Khi toàn bộ nhà lồng chợ Chạp Phô xây dựng xong thì sắp xếp tất cả các hộ kinh doanh tại chợ tạm vào ổn định buôn bán, đồng thời dời toàn bộ các hộ kinh doanh trong chợ nông – hải sản cũ ra kinh doanh tại khu chợ tạm để giải phóng mặt bằng, tiếp tục xây dựng chợ nông – hải sản mới. Trong quá trình thi công chợ nông – hải sản, các hạng mục phụ trợ khác như chợ tự sản tự tiêu có mái che, bờ kè, bãi lên hàng, cũng tiến hành xây dựng song song. Các hộ kinh doanh sẽ được bố trí vào các nhà lồng chợ khi toàn bộ khu chợ xây dựng xong. Sau cùng khu chợ tạm sẽ được sử dụng làm nhà xe. Qui mô đầu tư: Chợ Chạp Phô : 114 – 124 lô sạp – Diện tích: 1.450 m2 ; Chợ nông - hải sản : 260 – 290 lô sạp – Diện tích: 2.500 m2 ; Chợ tự sản tự tiêu : 90 – 100 lô sạp – Diện tích: 700 m2 ; Và các hạng mục phụ trợ khác như: bãi lên hàng, sân chợ, nhà xe, bờ kè, trạm xử lý nước thải,… Tổng vốn đầu tư: 27.796.216.000 đồng; 1.2 Chủ đầu tư Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Trung - 306; Người đại diện: Ông Lê Hồng Sơn; Chức vụ: Giám đốc điều hành; Trụ sở chính: Số 392, Đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường An Thới, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ; Điện thoại: 0710 3831 696 1.3 Vị trí địa lý của dự án 1.3.1 Mô tả vị trí địa lý Khu chợ được xây dựng tại P. Rạch Sỏi, Tp. Rạch Giá, T. Kiên Giang. Khu quy hoạch dự án có diện tích 10.675 m2. Các mặt tiếp giáp như sau: Phái Đông Bắc: giáp cầu Rạch Sỏi; Phía Tây Bắc: giáp sông Cái Sắn; Phía Tây Nam: giáp đường Hồ Xuân Hương; Phía Đông Nam: giáp đường Hải Thượng Lãn Ông. Toạ độ: 9o57’21’’N 105o07’13’’E 1.3.2 Sơ đồ vị trí minh họa Sơ đồ vị trí minh họa trình bày trong hình 1.1 và 1.2 (Xem chi tiết sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể của dự án tại sơ đồ trang 2, phụ Lục II). Mục tiêu Kinh tế - Xã hội và Chính trị của dự án Tạo môi trường kinh doanh buôn bán tốt cho người dân; Tạo động lực phát triển cho các ngành nghề sản xuất khác như công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản… trong tỉnh cũng như các khu vực xung quanh; Khu trung tâm thương mại Rạch Sỏi phát triển mà điển hình là khu chợ cũ được xây dựng lại sẽ có mối quan hệ gắn kết cũng như sẽ là một đối trọng đối với các trung tâm thương mại khác; Xác định quy mô và cơ cấu thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại của tỉnh; Định hướng phát triển các khu dân cư và dịch vụ công cộng kèm theo; Với vị trí là cửa ngỏ của thành phố Rạch Giá thì việc xây dựng mới chợ Rạch Sỏi sẽ tạo một diện mạo kiến trúc cảnh quan mới, một điểm nhấn về cảnh quan cho thành phố Rạch Giá; Cụ thể hóa chủ chương đầu tư phát triển các khu trung tâm thương mại tập trung của tỉnh Kiên Giang. Vị trí Dự án Hình 1.1 Vị trí dự án trên bản đồ TP Rạch Giá (Sơ đồ chỉ mang tính chất minh họa vị trí thực hiện dự án nên không đúng về tỷ lệ) Đ HỒ XUÂN HƯƠNG Đ HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG SÔNG CÁI SẮN B Vị trí Dự án Hình 1.2 Vị trí dự án trên bản đồ khu vực Phường Rạch Sỏi 1.5 Nội dung chủ yếu của dự án 1.5.1 Qui mô dự án Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi có diện tích 10.675 m2 và tổng số vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng với nhiều hạng mục công trình phục vụ hoạt đông kinh doanh buôn bán của người dân. 1.5.2 Các hạng mục công trình của dự án và bố trí tổng thể mặt bằng 1.5.2.1 Các hạng mục công trình Các hạng mục công trình cụ thể như sau: Bảng 1.1 Các hạng mục công trình của dự án TT Các hạng mục Diện tích (m2) 1 Chợ Chạp Phô 1.450 1.1 Tổng số lô sạp (124 lô) 576 1.1.1 Loại 4m2/lô (104 lô) 416 1.1.2 Loại 8m2/lô (20 lô) 160 1.2 Diện tích hành lang, giao thông, kết cấu 874 2 Chợ nông – hải sản 2.500 2.1 Ban quản lý chợ 46,5 2.2 Khu vệ sinh 50 2.3 Tổng số lô sạp (4m2/lô, 262 lô) 1048 2.4 Diện tích hành lang, giao thông, kết cấu 1355,5 3 Khu chợ tự sản tự tiêu (96 lô, 5m2/lô) 700 4 Các hạng mục phụ trợ khác 4.1 Bãi lên hàng 715 4.2 Chợ tạm (nhà xe) 1.050 4.3 Cây xanh cách ly chân cầu 255 4.4 Sân, đương giao thông quanh chợ 3.484 4.5 Hệ thống cấp thoát nước 4.6 Trạm xử lý nước thải 4.7 Nạo vét khu vực lên hàng (Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng Chợ nông – hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi, 2008) 1.5.2.2 Phương án xây dựng a. Phương án bố trí mặt bằng Căn cứ hiện trạng vốn có và yêu cầu của dự án cũng như các đặc điểm tự nhiên, hướng gió, hướng nắng và các quy chuẩn hiện hành phương án quy hoạch tổng mặt bằng công trình như sau: Chợ nông sản và chợ Chạp Phô bố trí song song trục chính từ cầu Rạch Sỏi đổ xuống. Ngoài ra còn tạo khoảng trống phía trước chợ dùng làm bãi giữ xe có máy che. Riêng khu vực bãi lên hàng sẽ được bố trí bờ kè và chợ tự sản tự tiêu ở khu vực này nhằm tạo một khoảng không vệ sinh giữa chợ nông sản và khu vực lên hàng. Mặt bằng tổng thể của dự án được thể hiện cụ thể tại sơ đồ trang 1, Phụ lục II. b. Kết cấu công trình Công trình được xây dựng với kết cấu BTCT, vì kèo thép, mái lợp tole, sàn chợ nông – hải sản láng xi măng, sàn chợ Chạp Phô lát gạch Ceramic kích thước 450x450, nền chợ tôn cao 0,45m so với sân chợ, móng cọc BTCT được thi công sau khi khảo sát địa chất và tính toán đến khả năng chịu lực công trình. c. Cấp nước công trình Hệ thống cấp nước công trình được lấy từ mạng lưới cấp nước chung của thành phố Rạch Giá, nước cấp chủ yếu cho khu vệ sinh và rửa các sản phẩm tại chợ nông – hải sản. Ngoài ra còn xây dựng bể nước ngầm phục vụ công tác PCCC. d. Thoát nước và vệ sinh môi trường Hệ thống thoát nước công trình được thiết kế riêng với hệ thống đường ống thoát nước sinh hoạt, nước thải từ hoạt động mua bán ở chợ được tập trung tại trạm xử lý nước thải của khu chợ trước khi thải xuống sông Cái Sắn. Nước mưa được thoát trực tiếp xuống sông Cái Sắn thông qua các rãnh thoát nước. Rác thải toàn khu chợ được thu gom tập trung tại hố chứa tạm của khu chợ. Hàng ngày xe của công ty công trình đô thị chở đến bãi rác chung của thành phố Rạch Giá. e. Giải pháp cấp điện công trình Hệ thống cấp điện cho chợ được lấy từ lưới điện quốc gia, dựa trên hệ thống cấp điện cũ hiện có và được chia làm 2 chức năng sau: Điện phục vụ sinh hoạt, buôn bán trong chợ; Điện chiếu sáng, bảo vệ. 1.6 Kế hoạch thực hiện Quý III năm 2008: Chuẩn bị đầu tư; Quý IV năm 2008: Khởi công xây dựng chợ Chạp Phô; Quý II năm 2009: Hoàn thành chợ Chạp Phô và đưa công trình vào sử dụng đồng thời tiếp tục xây dựng chợ nông – hải sản và các hạng mục phụ trợ còn lại; Quý I năm 2010: Hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn bộ công trình. CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 2.1 Khát quát về điều kiện tự nhiên và môi trường tại khu vực dự án 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Rạch Sỏi là phường cửa ngõ khi vào thành phố Rạch Giá đi trên các quốc lộ 80, quốc lộ 63 và quốc lộ 61. Tại Rạch Sỏi còn có sân bay Rạch Giá và bến xe Rạch Sỏi là hai điểm giao thông quan trọng của Rạch Giá. Chợ nhà lồng Rạch Sỏi là chợ lớn thứ hai của thành phố Rạch Giá. Chợ nông - hải sản, chợ Chạp Phô Rạch Sỏi được xây dựng tại vị trí chợ rạch sỏi cũ thuộc phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ khu đất xây dựng chợ nông - hải sản và chợ Chạp Phô rạch sỏi có tổng diện tích 10.675m2 với các phía tiếp giáp như sau: Phái Đông Bắc: giáp cầu Rạch Sỏi; Phía Tây Bắc: giáp sông Cái Sắn; Phía Tây Nam: giáp đường Hồ Xuân Hương; Phía Đông Nam: giáp đường Hải Thượng Lãn Ông. Toạ độ: 9o57’21’’N 105o07’13’’E 2.1.1.2 Địa hình và địa chất khu vực dự án Phường Rạch Sỏi thuộc thành phố Rạch Giá nên có những đặc điểm địa hình tương tự với những đặc điểm chung của tỉnh Kiên Giang. Kiên Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đất đai chủ yếu là đồng bằng, với diện tích 564.464 ha, chiếm trên 90% diện tích toàn tỉnh. Phần đất liền Kiên Giang tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ phía Ðông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m). Ðặc điểm địa hình này cùng với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa và đồng thời bị ảnh hưởng lớn của mặn nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại nhiều tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. 2.1.1.3 Khí tượng – thủy văn Thành phố Rạch Giá nằm sát biển phía Tây Nam nên mang những đặc tính của khí hậu miền biển Kiên Giang, có nhiều nét đặc biệt so với các vùng khác. a. Nhiệt độ Thành phố Rạch Giá có nền nhiệt độ vào loại cao nhất nước ta, nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 – 27,5oC. Theo bảng số liệu cho thấy nhiệt độ trung bình nhìn chung không thay đổi nhiều qua các năm. Biên độ nhiệt độ dao động không nhiều khoảng 3-4 oC (Tạp chí Khí Tượng Thủy Văn, 2008) Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm Tháng Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC) 2004 2005 2006 2007 2008 1 25,9 26,0 26,3 25,7 25,8 2 26,1 26,7 26,9 25,9 25,9 3 27,9 27,6 27,7 27,6 27,8 4 29,6 29,4 28,5 28,8 28,4 5 29,3 29,3 28,5 28,5 28,3 6 28,2 28,8 28,4 28,7 28,0 7 27,9 28,5 27,5 - 28,0 8 27,6 28,3 27,4 27,5 - 9 27,8 27,9 27,5 27,9 - 10 27,5 28,1 27,6 27,2 - 11 27,5 27,4 28,2 27,2 - 12 26,0 25,9 26,2 27,2 - Trung bình 27,6 27,8 27,5 27,5 - (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2006; Tạp chí Khí Tượng thủy văn, 2007, 2008) b. Mưa Thành phố Rạch Giá là một trong những vùng có lượng mưa lớn nhất Nam bộ. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.068,2mm với số lượng ngày mưa 126 – 170 ngày. Riêng tháng 01 năm 2008 có lượng mưa đo được là 22mm. Trong đó có 5 ngày có mưa. Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm Tháng Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (mm) 2004 2005 2006 2007 2008 1 3,1 - 10,3 30,0 22,0 2 - - 4,6 - 25,8 3 0,1 14,6 66,8 105,0 68,8 4 28,2 15,7 74,3 82,0 133,0 5 66,4 163,4 386,0 298,0 229,0 6 356,8 390,0 381,1 286,0 355,0 7 386,1 541,7 416,0 - 215,0 8 278,6 153,7 278,7 505,0 - 9 183,9 275,8 526,1 268,0 - 10 259,2 396,6 232,5 580,0 - 11 189,3 273,0 69,3 - - 12 4,5 74,2 8,8 49,0 - Trung bình 1.756,2 2.298,7 2.454,5 244,77 - (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2006; Tạp chí Khí Tượng thủy văn, 2007, 2008) c. Độ ẩm Độ ẩm tương đối khoảng 80 – 82 %, trong các mùa khô độ ẩm cao trung bình chỉ đạt mức 76 – 80% và các tháng mùa mưa độ ẩm cao trung bình lên tới 83 – 88%, Theo kết quả đo đạc của trạm khí tượng thủy văn được báo cáo trong niên giám thống kê năm 2006 thì độ ẩm không khí trung bình hàng năm của tỉnh Kiên Giang dao động khoảng 83%. Biên độ cách biệt độ ẩm không khí không lớn, từ 1 - 3%. Theo kết quả đo đạt những tháng đầu năm 2008 cho thấy ẩm độ của thành phố Rạch Giá trung bình đạt 82%, dao động không nhiều so với các tháng tương đương của năm 2007. Bảng 2.3 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%) Tháng Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%) 2004 2005 2006 2007 2008 1 81 81 81 81 83 2 80 80 79 79 82 3 77 75 80 80 79 4 76 75 82 79 79 5 81 82 84 84 84 6 84 84 84 83 85 7 85 86 87 - 83 8 87 84 88 87 - 9 84 86 87 85 - 10 81 84 85 85 - 11 81 83 80 - - 12 79 81 73 78 - Trung bình 81 82 83 82,1 - (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2006; Tạp chí Khí Tượng thủy văn, 2007, 2008) d. Nắng Trung bình hàng năm ở Kiên Giang có khoảng 2.650 giờ nắng/năm, mùa mưa nắng ít đi đáng kể so với mùa khô, vào mùa khô có 7 giờ nắng/ngày, trên đất liền tháng có nhiều nắng nhất là tháng 3, trung bình là 270 giờ, tháng nắng ít nhất là tháng 8, 9 với số giờ nắng trung bình chỉ từ 160 – 170 giờ. e. Gió Hướng gió thịnh hành nhất: đặc điểm nổi bậc là sự thay đổi tần suất hướng gió và gió thịnh hành theo mùa. Mùa nắng: thịnh hành gió Bắc và Đông, đầu mùa (tháng 11, 12) gió Bắc và Đông chiếm ưu thế rỏ rệt, tần suất mỗi hướng đều trên 30%, thậm chí trên 50%, từ giữa mùa thịnh hành hướng gió Đông với tần suất đáng kể. Mùa mưa: thịnh hành hướng gió Tây hoặc Tây Nam, gió Tây Nam chiếm ưu thế (37 – 50%) so với gió Tây (24 – 41%), cả 2 hướng tần suất gió thịnh hành lên đến 60%, thậm chí trên 90%. Vận tốc trung bình: tốc độ
Tài liệu liên quan