Mục đích của dựán là tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở4
thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì,
tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Điều này sẽthành công thông qua
việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong quy hoạch sử
dụng đất, giao đất có sựtham gia, và dịch vụkhuyến nông là phần quan trọng
trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Dựán sẽcung cấp hỗtrợ đểcải thiện đời
sống cho những người nghèo đểhọcó những cơhội tiếp cận công bằng tới đất
rừng, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên của họcũng nhưlợi ích từcác nguồn tài
nguyên này. Phương thức mới sẽtập trung vào việc hỗtrợ đểngăn ngừa sựthoái
hoá đất rừng, hỗtrợphát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Sựphát triển các hệ
thống thông tin, những kinh nghiệm và các phương pháp đào tạo của các thôn điểm
sẽ được chia sẻvới các thôn, xã khác cũng nhưmởrộng ra các vùngkhác phù hợp
trong phạm vi của tỉnh và khu vực miền núi phía bắc thông qua các phương pháp
phổtriển thôngtin.
20 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
1
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hợp tác vì phát triển Nông thôn và Nông nghiệp
Quản lý và Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số
vùng tỷ lệ đói nghèo cao tỉnh Bắc Kạn
(Dự án số: 017/06 VIE)
MỐC SỐ 12
BÁO CÁO HOÀN THÀNH DỰ ÁN
(01/07/2009 – 30/04/ 2010)
Thực hiện bởi
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn, Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên
và tổ chức CSIRO
Tháng 4 năm 2010
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
2
Mục lục
1. Thông tin chung .............................................................................................................................................3
2. Tóm lược dự án ..............................................................................................................................................4
3. Tóm tắt chính..................................................................................................................................................4
4. Giới thiệu và bối cảnh....................................................................................................................................5
5 Tiến độ thực hiện............................................................................................................................................5
5.1 Những điểm chính ..................................................................................................................................5
5.2 Lợi ích cho người dân ............................................................................................................................9
5.3 Nâng cao năng lực .................................................................................................................................9
5.4 Quảng bá ................................................................................................................................................9
5.5 Quản lý dự án .........................................................................................................................................9
6. Các vấn đề đan chéo ....................................................................................................................................10
6.1 Môi trường............................................................................................................................................10
6.2 Giới và vấn đề xã hội ...........................................................................................................................10
7. Thực hiện và vấn đề bền vững ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
Các vấn đề và trở ngại......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Những lựa chọn.................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Sự bền vững.........................................................................................................................................................10
8 Những bước quan trọng tiếp theo ................................................................. Error! Bookmark not defined.
9. Kết luận .........................................................................................................................................................10
Phụ lục I. Khung Logic – Tiến độ dự án so với dự kiến đầu vào, đầu ra, các mục tiêu và hoạt động.........11
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
3
1. Thông tin chung
Tên dự án Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng
đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao Tỉnh Bắc
Kạn.
Đối tác Việt Nam Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn
Trưởng ban dự án phía Việt Nam Ông Hoàng Văn Hải
Cơ quan phía Úc Tổ chức CSIRO ( từ 01/07/2008)
Chuyên gia Úc Ông Khongsak Pinyopusarerk (đồng giám đốc) và
ông Brian Gunn
Thời gian bắt đầu thực hiện 01/03/2007
Thời điểm kết thúc (gốc) 31/03/2010
Thời điểm kết thúc (Sửa lại) 30/04/2010. Thời điểm kết thúc được kéo dài thêm
do dự án CARD tổ chức hội thảo Quản lý rừng
cộng đồng tại Na Rì
Giai đoạn báo cáo 01/07/2009 – 30/04/2010
Người liên lạc
Phía Úc: Giám đốc
Tên: Khongsak Pinyopusarerk Điện thoại: 61-2-6246 4851
Chức vụ: Nhà khoa học Fax: 61-2-6246 4564
Cơ quan Tổ chức CSIRO Plant Industry Email: khongsak.pinyopusarerk@c
siro.au
Phía Úc: Liên lạc về hành chính
Tên: Rebecca Wright Điện thoại: 61 2 6242 1544
Chức vụ: Quản lý Fax:
Cơ quan Tổ chức CSIRO Email: Rebecca.wright@csiro.au
Phía Việt Nam
Tên: Ông Trần Văn Điền Điện thoại: +84-280-851822
Chức vụ: Trưởng phòng QLKH và
QHQT
Fax: +84-280-852921
Cơ quan Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên (TUAF)
Email: tranvandientn@gmail.com
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
4
2. Tóm lược dự án
3. Tóm tắt chính
Tất cả các hợp phần liên quan đến dự án đã hoàn thành tốt đẹp vào cuối tháng 03/2010. Báo
cáo này tổng hợp dữ liệu từ 01/07/2009 đến 30/04/2010 trong đó bao gồm một hoạt động cuối
cùng của CARD là tổ chức hội thảo quản lý rừng cộng đồng (CFM) tại huyện Na Rì vào ngày
20-21 tháng 04.
Ông Brian Gunn đã ở Việt Nam một tuần vào tháng 10/2009 đến làm việc với nhóm dự án
của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF) để thu thập thông tin chuẩn bị cho báo
cáo mốc số 09.
Ông Khongsak Pinyopusarerk đã ở Việt Nam để triển khai dự án CARD và dự án khác vào
tháng 10/2009, tháng 3 và tháng 4 năm 2010. Hai lần thăm đầu mục đích là kiểm tra tiến độ
công việc hiện trường tại Na Rì và hỗ trợ thành viên nhóm dự án của TUAF chuẩn bị các báo
cáo của dự án. Ông đã tham dự hội thảo CFM của CARD tổ chức tại Na Rì vào tháng 4 vừa
qua.
Dự án tiếp tục thực hiện kế hoạch CFM tại 04 thôn điểm ( bảo vệ rừng, vườn ươm thôn bản,
chăm sóc rừng trồng,...). Ngoài ra, những nỗ lực đáng kể đã được thực hiện nhằm giới thiệu
các hoạt động và kết quả của dự án tới 18 thôn lân cận, đặc biệt là hỗ trợ hạt giống cho các
thôn có nhu cầu thiết lập vươn ươm. Tiến độ và thành quả của những hoạt động từ tháng
07/2009 được trình bày trong 03 mốc báo cáo ( Báo cáo số 9, 10 và 11). Ngoài ra, 02 báo cáo
chính đã được chuẩn bị, 01 báo cáo về Phân tích hiệu quả kinh tế và 01 báo cáo về Khảo sát
lại hiện trạng kinh tế xã hội tại 04 thôn điểm.
Phối hợp với ban quản lý dự án CARD, một hội thảo quản lý rừng cộng đồng đã được tổ chức
tại Na Rì vào ngày 20-21/04/2010, trong đó 01 ngày dành cho hội thảo và 01 ngày tại hiện
trường dự án. Các ban ngành tỉnh và một số cơ quan tài trợ cùng với rất nhiều người dân từ
những thôn khác nhau của dự án CARD đã tới tham dự. Các thảo luận và trao đổi ý kiến tích
cực giữa những người tham gia CFM đã góp phần làm nên thành công của hội thảo. Những
Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4
thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì,
tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Điều này sẽ thành công thông qua
việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong quy hoạch sử
dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng
trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Dự án sẽ cung cấp hỗ trợ để cải thiện đời
sống cho những người nghèo để họ có những cơ hội tiếp cận công bằng tới đất
rừng, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên của họ cũng như lợi ích từ các nguồn tài
nguyên này. Phương thức mới sẽ tập trung vào việc hỗ trợ để ngăn ngừa sự thoái
hoá đất rừng, hỗ trợ phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Sự phát triển các hệ
thống thông tin, những kinh nghiệm và các phương pháp đào tạo của các thôn điểm
sẽ được chia sẻ với các thôn, xã khác cũng như mở rộng ra các vùng khác phù hợp
trong phạm vi của tỉnh và khu vực miền núi phía bắc thông qua các phương pháp
phổ triển thông tin.
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
5
người tham gia nhất trí rằng những hướng dẫn của chính phủ hiện hành về CFM nên được
đơn giản hóa để thực hiện hiệu quả hơn.
4. Giới thiệu và bối cảnh
Cơ sở nền tảng của dự án đã được miêu tả đầy đủ trong những báo cáo tiến độ trước đây, do
vậy mà hầu hết các thông tin đó sẽ không nhắc lại ở báo cáo này. Tuy nhiên, mục tiêu của dự
án được nhắc lại ở đây, đó là: “ Cải thiện một cách bền vững đời sống của những người dân
nghèo sống phụ thuộc vào rừng ở khu vực miền núi phía Bắc thông qua việc tăng cường khả
năng tiếp cận của họ tới nguồn tài nguyên rừng, và ảnh hưởng đến quản lý đất rừng, bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên và phát triển những kỹ năng thích hợp”.
Dự án sẽ triển khai để đạt được mục tiêu bằng việc phát triển phương thức quản lý rừng dựa
vào cộng đồng (CFM) thông qua:
(i) Đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng của những hộ dân sống phụ thuộc vào rừng đối với
rừng chung;
(ii) Nâng cao năng lực cho các nhóm lâm nghiệp cộng đồng để họ hoạt động hiệu quả;
(iii) Củng cố các dịch vụ khuyến nông lâm để đáp ứng các nhu cầu của những người
dân sống phụ thuộc vào rừng
(iv) Cung cấp các kỹ năng cho cộng đồng để họ có khả năng quản lý và phát triển
nguồn tài nguyên rừng được giao trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tăng
cường nhận thức và đào tạo về những vấn đề luật pháp, chính sách rừng và đất
rừng và thể chế trong quản lý rừng của chính phủ;
(v) Tăng cường việc sử dụng tài nguyên rừng bền vững để giảm thiểu vấn đề thiếu
lương thực bằng cách tăng hoạt động nông lâm nghiệp, sản xuất bền vững gỗ và
lâm sản ngoài gỗ (NTFPs) và đào tạo nâng cao các kỹ năng quản lý rừng;
(vi) Đẩy mạnh các hoạt động có sự tham gia của phụ nữ;
Các mục đích này được làm rõ trong phần khung logic, tiến độ thực hiện đối với mỗi mục
trong khung logic được trình bày trong phần cuối của báo cáo này. Tất cả các hoạt động được
liệt kê ở khung phân tích logic của dự án sẽ được thực hiện phù hợp với bối cảnh văn hóa của
địa phương, và một điều tất yếu là sự phát triển thành công các mô hình CFM sẽ phụ thuộc
sâu sắc vào sự phối kết hợp với các kiến thức bản địa của cả nam giới và phụ nữ. Trong suốt
thời gian thực hiện các hoạt động dự án, các thành viên tham gia được khuyến khích phát hiện
lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, và sau đó tham gia vào quá trình nâng cao năng lực, bổ sung
các kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Các nội dung nâng cao năng lực được thiết kế theo một trình
tự phù hợp với nhận thức của người dân.
5 Tiến độ thực hiện
5.1 Những điểm chính
Báo cáo giai đoạn từ 01/07/2009 đến 31/03/2010, giai đoạn 09 tháng.
Chuyến thăm của ông Brian Gunn
Nhà khoa học Brian Gunn của tổ chức CSIRO đã đến Việt Nam vào tháng 10/2009 để làm
việc với nhóm dự án của TUAF tại Thái Nguyên nhằm chuẩn bị cho báo cáo mốc số 9. Mốc
số 9 là một báo cáo tiến độ quan trọng bao gồm nhiều hoạt động và chuyến thăm này được coi
là cần thiết cho việc chuẩn bị một báo cáo toàn diện.
Chuyến thăm của ông Khongsak Pinyopusarerk
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
6
Ông Khongsak Pinyopusarerk đã sang Việt Nam ba (03) lần vào tháng 10/2009, tháng 03 và
tháng 04/2010. Chuyến thăm vào tháng 3 nhằm kiểm định báo cáo khảo sát lại do nhóm dự án
TUAF chuẩn bị. Ông cũng đến thăm và kiểm tra vườn ươm của một số thôn mới tại huyện Na
Rì và mô hình nông lâm kết hợp trên đất hộ gia đình tại Nà Mực. Chuyến thăm vào tháng 04
là đến tham dự hội thảo CFM tại Na Rì vào ngày 20-21 tháng 04.
5.1.1 Tiếp tục thực hiện Quản lý rừng cộng đồng tại 04 thôn điểm
Vườn ươm thôn bản
Hạt giống keo tai tượng (do tổ chức CSIRO, Úc hỗ trợ) và hạt mỡ của địa phương được cung
cấp cho 04 thôn điểm để sản xuất cây con. Việc phát triển cây con được tiến triển tốt vì người
dân hiện giờ đã có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây con. Một điều không may là
ở cả hai xã Văn Minh và Lạng San đều xảy ra hạn hán nghiêm trọng từ cuối năm 2009. Tình
hình hạn hán ở Lạng San nghiêm trọng hơn tới mức mà người dân không có nước dùng cho
sinh hoạt hộ gia đình, kết quả là vườn ươm tại thôn Bản Sảng và Todooc của xã Lạng San đã
bị bỏ rơi sau khi hoạt động được vài tháng. Tại xã Văn Minh, người dân thôn Nà Mực và
Khuổi Liềng đã có thể duy trì vườn ươm của họ.
Bảng 1. Cây keo và cây mỡ giống của vườn ươm thôn Nà Mực (tháng 03/2010)
Mô hình nông lâm kết hợp
Khu vực này đã được cày và gieo hạt giống cây trồng ngắn ngày ( ngô và đậu tương) sẻ nảy
mầm sau một vài lần mưa.
Tỷ lệ sống của cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp nói chung là tốt nhưng sự tăng
trưởng bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh với cây ngô trồng cuối vụ. Việc chăn thả trâu cũng cần
phải được theo dõi chặt chẽ để tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại.
Dự án tiếp tục hỗ trợ một mô hình nông lâm kết hợp hộ gia đình ở thôn Nà Mực. Khu đất làm
mô hình nông lâm kết hợp cần phải nằm ở đường chính vào thôn và đi lại thuận tiện.
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
7
Bảng 2. Khu đất làm mô hình nông lâm kết hợp hộ gia đình cá nhân tại thôn Nà Mực được hỗ
trợ bởi dự án CARD. Đất đã được làm để gieo hạt cho cây trồng mới
Bảo vệ rừng
Kể từ khi thực hiện dự án, rừng cộng đồng của cả 02 xã đã được bảo vệ tốt hơn, giảm đáng kể
các vụ thu hoạch gỗ trái phép. Thành viên của hộ gia đình tham gia trồng rừng cộng đồng
thường xuyên tuần tra và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương là nhân tố chính góp
phần giảm thiểu khai thác rừng bất hợp pháp.
5.1.2 Khảo sát lại tại 04 thôn điểm
Khảo sát này được thực hiện vào tháng 02/2010 và báo cáo đầy đủ được trình bày trong báo
cáo mốc số 11. Mục tiêu của khảo sát này là xác định những thay đổi trong hiện trạng quản lý
rừng cộng đồng tại vùng dự án. Dựa vào nhiều chỉ số, sự can thiệp của dự án CARD đã góp
phần thay đổi tích cực trong CFM. Qua những buổi phỏng vấn với người dân địa phương thì
tất cả người dân nơi đây đều nhận thấy có sự thay đổi to lớn trong CFM hơn ba năm qua.
Những thay đổi tích cực được thể hiện trong một số chỉ tiêu cơ bản như làm giàu rừng cộng
đồng, giảm các trường hợp khai thác rừng trái phép, tuân thủ luật bảo vệ rừng, đặc biệt diện
tích rừng được trồng mới. Trong khi các chỉ số khác thay đổi không rõ ràng như thu nhập từ
rừng cộng đồng, thu nhập của thôn, thu nhập hộ gia đình và hoạt động các nguồn nước. Trong
những năm đầu người dân chưa có thu nhập từ trồng rừng, tuy nhiên họ có thể có nguồn thu
nhập hàng năm từ bán cây giống của vườn ươm
5.1.3 Phổ triển các kết quả và kinh nghiệm
Hỗ trợ các thôn lân cận
Sau buổi hội thảo phổ triển cho 18 thôn lân cận xã Văn Minh và Lạng San trong tháng
06/2009 (tham khảo báo cáo mốc số 08), dự án CARD đã nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ hạt
giống chất lượng cho một số thôn. Đối với mỗi thôn có nhu cầu lập vườn ươm sẽ được phân
phối 500 gam hạt giống mỡ và keo tai tượng thông qua lãnh đạo xã. Tại Nà Ngòa, người dân
đồng ý lập một vườn ươm cộng đồng. Tại Pắc Ban, người dân mong muốn lập vườn ươm cá
nhân hộ gia đình. Trong trường hợp này, hạt giống sẽ được chia đều cho các hộ.
Tại Nà Ngòa, có 29 hộ gia đình tham gia vào lập vườn ươm cộng đồng do ông Tuấn trưởng
thôn chỉ đạo. Người dân đã lập bảng phân công mỗi hộ gia đình chăm sóc vườn ươm hàng
ngày (làm cỏ và tưới nước). Hệ thống vườn ươm này hiện đang hoạt động tốt. ( bảng 03)
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
8
Bảng 3. Bảng phân công chăm sóc vườn ươm hàng ngày của thôn Nà Ngòa
Tại Pắc Ban nơi vườn ươm hộ gia đình được thiết lập, nhiều hộ gia đình đã không có đủ kiến
thức và kinh nghiệm để hạt keo nảy mầm và chăm sóc cây con.
Bảng 4. Một vườn ươm hộ gia đình tại thôn Pắc Ban
Lãnh đạo thôn Nà Ngòa và Pắc Ban đề nghị dự án CARD tổ chức các khóa tập huấn về nhân
rộng mô hình vườn ươm và trồng rừng
Hỗ trợ các dự án tài trợ
Cán bộ của các dự án tài trợ như IFAD, CARE quốc tế và Chương trình Phát triển Vùng cao
(Đức) đã nhiều lần đến thăm điểm dự án CARD tại Na Rì. Họ cũng đã thảo luận với nhóm dự
án TUAF về vấn đề nhân rộng mô hình quản lý rừng cộng đồng của CARD. Nhóm dự án
CARD sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án này.
5.1.4 Biên soạn tài liệu khuyến nông
Sau khi xem xét các nhu cầu, nhóm dự án TUAF của dự án CARD sẽ sớm biên soạn hai tài
liệu khuyến nông: “ Hướng dẫn kỹ thuật cho vườn ươm thôn” và “ Hướng dẫn kỹ thuật thiết
lập và chăm sóc rừng trồng”.
Các tài liệu hướng dẫn này sẽ sử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu với nhiều hình ảnh minh
họa.
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
9
5.1.5 Hội thảo CARD
Để giới thiệu mô hình CFM tới các dự án khác và thúc đẩy mối liên kết và hợp tác giữa các
dự án và tổ chức trong ngành lâm nghiệp, dự án CARD đã hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo về
CFM tại huyện Na Rì vào ngày 20-21 tháng 04, có 80 người đã tham dự hội thảo trong đó
gồm có nhiều người dân từ vùng dự án CARD, cơ quan cấp tỉnh, AusAID và tổ chức Care
quốc tế. Chương trình hội thảo gồm 01 ngày thuyết trình và thảo luận, 01 ngày thăm mô hình
nông lâm kết hợp và vườn ươm thôn của dự án CARD. Thay mặt ban dự án quản lý rừng
cộng đồng của CARD, ông Trần Văn Điền đã có bài trình bày tại hội thảo, bài trình bày của
ông Điền đã thu hút đông đảo người nghe và thảo luận cởi mở các vấn đề như giao đất rừng
cộng đồng, phát triển rừng và quỹ thôn. Hầu hết các dự án CFM có một hợp phần quan trọng
trong việc giao đất rừng và có chung những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các thủ tục
giao đất phức tạp.
5.2 Lợi ích cho người dân
• Hộ gia đình cá nhân và nhóm hộ gia đình tiếp tục sử dụng đất của mình để trồng cây con.
Người dân chủ động hơn trong việc tự trồng cây lâm nghiệp và nhận thức được cơ hội tạo
thêm thu nhập.
• Người dân cũng hiểu được lợi ích việc mua hạt giống có gen tốt vì điều đó giúp tăng sản
lượng gỗ và mang lại thu nhập cao cho họ.
• Các hộ gia đình tiếp tục tận dụng nguồn quỹ thôn để phát triển kinh tế và mua các vật tư
cần thiết dành cho các hoạt động trồng cây.
5.3 Nâng cao năng lực
Không có các hoạt động tập huấn chính thức nào về nâng cao năng lực trong suốt quá trình
của báo cáo này. Tuy nhiên, khóa tập huấn thực hành được cung cấp như một phần của các
chuyến thăm mô hình vườn ươm thôn và nông lâm kết hợp CFM. Một số tư vấn kỹ thuật về
thiết lập vườn ươm được cung cấp tới thôn lân cận như Nà Ngòa và Pắc Ban tại xã Văn Minh.
5.4 Quảng bá
Các nhà quản lý của Bộ NN&PTNT, các nhà tài trợ quốc tế quan tâm tới CFM và phát triển
nông thôn và các tỉnh lân cận đều biết đến dự án CFM CARD. Các hoạt động của dự án được
phát trên kênh truyền hình Bắc Kạn và trên đài phát thanh địa phương.
5.5 Quản lý dự án
Ông Hoàng Văn Hải, phó giám đốc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn tiếp tục là trưởng ban dự
án phía Việt Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật từ ông Trần Văn Điền và các chuyên gia từ Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Nhìn chung tổng thể dự án được quản lý tốt. Thông tin liên lạc giữa cán bộ đối tác Úc và Việt
Nam thường xuyên được duy trì thông qua email và điện thoại trong suốt quá trình của báo
cáo này. Đại diện nhóm dự án phía Úc, ông Khongsak Pinyopusarerk và Brian Gunn đã tới
thăm hiện trường dự án nhiều lần.
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
10
6. Các vấn đề đan chéo
6.1 Môi trường
Không có vấn đề gì đặc biệt về môi trường nảy sinh trong thời gian này.
6.2 Giới và vấn đề xã hội
Sự cân bằng về giới trong việc tham gia của các thành viên thôn bản vào các cuộc họp cộng
đồng và các khoá đào tạo của dự án được xác định là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong
suốt dự án. Phụ nữ luôn được khuyến khích tham gia vào tất cả các hoạt động dự án.
7. Thực hiện và vấn đề bền vững
Các vấn đề và trở ngại
Không có những trở ngại lớn nào ảnh hưởng tới thực hiện thành công dự án. Tuy nhiên trong
tương lai vấn đề cung cấp hạt giống chất lượng tốt cần được giải quyết. Người dân yêu cầu dự
án hỗ trợ thêm hạt